BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP



tải về 1.69 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.69 Mb.
#10875
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Phương pháp tiến hành

- Chuẩn bị mẫu:

+ Đối với sản phẩm là tinh bột: bún, bánh các loại.

Cân chính xác khoảng 20g mẫu thực phẩm cùng màu cho vào cốc có mỏ dung tích 250ml, thêm 50ml nước cất, đặt trên nồi cách thuỷ sôi cho tan hết bơ, mỡ...Tiếp tục đun thêm 15 phút nữa cho mầu trong mẫu tan hoàn toàn trong nước rồi làm lạnh trong tủ lạnh và vớt bỏ lớp chất béo đã đông lại. Phần dung dịch có màu đem acid hoá bằng dung dịch CH3COOH 10% đến pH=5.

Cho một sợi len lông cừu nguyên chất màu trắng dài khoảng 50cm vào mẫu thử, tiếp tục đun trên nồi cách thuỷ soi tới khi sợi len hấp thụ hết phẩm màu từ dung dịch thử (dung dịch trong cốc không còn màu nữa, nếu dung dịch còn màu thì cho thêm len nhuộm tiếp). Vớt sợi len ra và rửa sạch dưới vòi nước và tráng lại bằng nước cất, vắt khô sợi len.

Cho sợi len vào cốc thuỷ tinh, thêm 10ml dung dịch amoniăc 1,25% để chiết màu từ sợi len ra. Khi màu đã thôi ra dung dịch amoniăc, chắt dung dịch màu này ra một cốc khác. Làm như vậy cho đến khi sợi len hết màu. Lúc này phẩm đã được thôi hết ra dung dịch amoniăc.

Tập trung tất cả dịch chiết vào một cốc thuỷ tinh, làm bay hơi trên nồi cách thuỷ đến vừa cạn, cặn này dùng để định tính và định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử UV-VIS.

Ghi chú: Khi cho dung dịch amoniăc 1,25% vào, nếu sợi len chuyển thành màu xanh lục xỉn thì sản phẩm đã dùng màu tự nhiên để chế biến.



- Đối với các sản phẩm thịt nướng, thịt quay

Cân chính xác khoảng 20g mẫu thử cho vào cối sứ dung tích 250ml, thêm 10g celite. Nghiền kỹ, thêm 10ml nước cất, tiếp tục nghiền thành bột nhão. Cho thêm 30 ml aceton, nghiền tiếp cho màu trong chất thử thôi ra. Lọc dịch chiết vào bình gạn. Chiết bã còn lại 2 lần nữa với aceton, mỗi lần 30ml. Tập trung tất cả dịch chiết vào bình lắng gạn. Thêm vào bình gạn 30ml nước cất, lắc đều rồi lại thêm 30ml n- hexan để loại bỏ chất béo có trong dịch chiết. Lắc kỹ nhẹ rồi để lắng cho tách thành 2 lớp: Lớp trên là n- hexan có chứa chất béo và Lớp dưới gồm phẩm màu tan trong nước và aceton.

Rút lấy phần dưới ra một bát sứ dung tích 200ml. Để bay hơi dịch chiết trên nồi cách thuỷ sôi cho tới khi hết hơi dung môi rồi acid hoá bằng dung dịch. CH3COOH 10% đến pH=5. Tiếp tục hấp phụ màu vào len và chiết màu từ len ra bằng dung dịch amoniăc 1,25% như trên.

- Phát hiện phẩm mầu hữu cơ tổng hợp có tính kiềm không được phép dùng trong chế biến thực phẩm:

Vì không được phép dùng trong thực phẩm bất kỳ một phẩm màu kiềm nào, cho nên trước hết nên kiểm tra sự có mặt của nhóm này.

Tiến hành: Cho 5ml dung dịch thử vào ống nghiệm, thêm 5 giọt amoniăc 25% và 5ml ether thường. Lắc kỹ, rót lớp ether sang ống nghiệm khác, bỏ phần nước. Dù lớp ether có mầu hay không tiến hành như sau: Rửa lớp ether bằng cách lắc với nước. Lấy lớp ether, bỏ phần nước, lặp lại nhiều lần; sau đó cho thêm 5ml dung dịch acid acetic 10% và lắc.

Đánh giá: dung dịch Acid acetic bên dưới có mầu là phẩm kiềm không được phép sử dụng.



- Định tính phẩm mầu hữu cơ tổng hợp tan trong nước bằng kỹ thuật sắc ký trên giấy:

+ Phương pháp tiến hành:

- Chuẩn bị giấy sắc ký

Chuẩn bị giấy sắc ký Whatman 1 hoặc FN4 có kích thước 20 x 30cm. Dùng bút chì đen kẻ một đường thẳng song song và cách cạnh đáy 2,5cm đồng thời chia thành những đoạn cách nhau 2cm và cách mép giấy 3 cm. Đánh dấu tên mẫu bằng bút chì đen.



- Chuẩn bị bình sắc ký

Bình có chiều cao 25 cm, đường kính 18 cm, đáy bằng. Đổ 1 trong 5 hệ dung môi khai triển vào bình, lớp dung môi có chiều dầy là 1,5 cm, đậy nắp bình.

Để bão hoà trong 30 phút.

- Tiến hành chấm sắc ký

+ Hoà cặn mẫu thử đã chiết bằng 0,5 ml dung dịch cồn: nước (1:1)

+ Trước khi chấm dùng máy sấy, sấy nhẹ giấy sắc ký. Dùng micropipet chấm 10 - 20 microlit mẫu phẩm màu chuẩn trong danh mục cho phép, rồi đến mẫu phân tích. Vết chấm phải gọn, có đường kính khoảng 3mm. Sau mỗi lần chấm, sấy nhẹ để cho vết chấm khỏi loang rộng. Sau đó dùng kim, chỉ trắng khâu tờ giấy lại thành hình trụ, mép giấy cách nhau khoảng 0,5 cm.

- Triển khai sắc ký

Đặt cuộn giấy sắc ký đã chấm ở trên vào bình sắc ký theo chiều thẳng đứng (tránh chạm vào thành bình) đậy nắp bình, để yên cho dung môi thấm trên giấy. Khi tuyến dung môi chạy đến cách mép trên giấy sắc ký khoảng 2,5cm (khoảng 1 - 2 giờ tuỳ theo hệ dung môi). Lấy ra để bay hết hơi dung môi trong tủ hốt tới khô.



- Đánh giá kết quả

So sánh màu sắc và vị trí của vết các phẩm màu thử với vết của các phẩm chuẩn trong danh mục cho phép. Nếu một phẩm mẫu thử có màu sắc và vị trí của vết ngang với vết của một phẩm chuẩn nào trên sắc ký đồ( tức Rf của mẫu thử = Rf củamẫu chuẩn) thì có thể kết luận là phẩm được phép sử dụng.


d. Xét nghiệm acid Benzoic và Natri Benzoat

Acid Benzoic và Natri Benzoat được phân tích ở tất cả các mẫu bánh, bún, nem, chả, thịt quay, thịt nướng... Kỹ thuật phân tích theo tiêu chuẩn châu Âu (European Standards BS EN 12856:1996).



Nguyên lý: Mẫu được chiết và pha loãng bằng nước cất và loại tạp chất bằng dung dịch Carrez. Natri Benzoat được chuyển về acid Benzoic và được xác định bằng HPLC ở bước sóng 227 nm.

Phạm vi áp dụng: Qui trình này áp dụng để xác định hàm lượng chất bảo quản nhóm acid Benzoic và muối Benzoat trong các loại thực phẩm (nước ngọt, nước chấm, giải khát, sản phẩm thịt, cá đóng hộp bánh, mứt…).

Dụng cụ và thiết bị: Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC với detector SPD; Cân phân tích có độ chính xác 0,0001g; Cân kỹ thuật với độ chính xác 0,01g; Ống li tâm dung tích 50ml; Bình định mức 100, 50, ml; Pipet 1, 2, 5, 10 m; Máy lắc Vortex.

Chuẩn bị hoá chất thuốc thử: Tất cả hoá chất sử dụng đều thuộc loại tinh khiết phân tích; Dung dịch chuẩn Acid Sorbic hoặc Kali Sorbat; Nước cất lọc qua màng lọc 0,45µm; Dung dịch Acetolnitrin (ACN): Loại dùng cho HPLC; Dung dịch Carreez I 15%: 15g Kali ferocyanur (K4 (Fe(CN)6).3H2O) pha trong 100ml nước cất; Dung dịch Carreez II 30%: Cân 30g Kẽm sunphat (ZnSO4.7H2O), hoà tan bằng nước cất và định mức 100ml; Dung dịch đệm CH3COONH4 0,01M: cân 0,77g CH3COONH4, thêm 2ml acid acetic hoà tan và định mức 1000ml bằng nước cất; Dung dịch K2HPO4 0,2M: cân 4,56g K2HPO4.3H2O, hoà tan và định mức 100ml bằng nước cất; Dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm: 0,1000g chuẩn acid Benzoic vào bình định mức 100ml hoà tan bằng metanol định mức đến 100 ml bằng nước cất; Dung dịch chuẩn trung gian 100 ppm: hút chính xác 10ml hỗn hợp dung dịch chuẩn gốc vào bình định mức 100ml và định mức bằng nước cất; Dãy dung dịch chuẩn làm việc: lấy chính xác lần lượt 1, 5, 10, 20, 50 ml dung dịch chuẩn trung gian 100ppm vào các bình 100ml, định mức đến vạch bằng nước cất ta được dãy các dung dịch chuẩn có nồng độ: 1ppm, 5ppm, 10pm, 20ppm, 50ppm.
Tiến hành:

+ Xử lí mẫu

Với mẫu dạng lỏng: hút chính xác 5-20 ml mẫu vào ống li tâm 50ml. Thêm 2ml dung dịch Dung dịch Carreez I và 2ml Dung dịch Carreez II.

Với mẫu dạng rắn: cân chính xác 5-10g mẫu vào ống li tâm, thêm 2ml dung dịch dung dịch Carreez I và 2ml dung dịch Carreez II.

Sau đó tất cả đem lắc Vortex và định mức thành 50ml tiếp tục lắc Vortex, lọc mẫu qua giấy lọc thường và lọc qua màng lọc 0,45µm trước khi bơm vào HPLC.



+ Điều kiện chạy máy

- Cột: RP 18.

- Detector: SPD: λ = 227nm.

- Pha động: Dung dịch đệm CH3COONH4 0,01M : ACN (75:25).

- Tốc độ dòng: 1ml/phút.

- Nhiệt độ buồng cột: Nhiệt độ phòng.

- Thể tích tiêm mẫu: 20µL.

- Đo mẫu 3 lần, đo mẫu 2 lần lấy diện tích trung bình.



+ Lập đường chuẩn

Lần lượt tiêm dãy chuẩn vào hệ thống HPLC chạy 2-3 lần lấy giá trị trung bình. Xây dựng đồ thị mối liên hệ giữa nồng độ chuẩn và diện tích peak.

Hàm lượng acid sorbic trong mẫu (mg/kg) được tính theo công thức sau:

Trong đó:

X­ : hàm lượng acid benzoic có trong mẫu (mg/l hoặc mg/kg)

C­ : nồng độ acid benzoic tính theo đường chuẩn

V: thể tích định mức (50ml)

K: hệ số pha loãng

m: khối lượng mẫu (g hoặc ml)

Hàm lượng Kali sorbat trong mẫu (mg/kg) được tính theo công thức sau:



Xi = X.1,18

Trong đó: X­i: Hàm lượng Natri Benzoic có trong mẫu (mg/l hoặc mg/kg).

1,18: Hệ số quy đổi từ acid benzoic sang Natri Benzoic.

e. Xét nghiệm acid Sorbic và Kali sorbat

- Acid Sorbic và Natri Sorbat được phân tích ở tất cả các mẫu bánh, bún, nem, chả, thịt quay, thịt nướng...

- Kỹ thuật phân tích theo tiêu chuẩn châu Âu (European Standards BS EN 12856:1996).

- Nguyên lí: Mẫu được chiết và pha loãng bằng nước cất và loại tạp chất bằng dung dịch Carrez. Kali Sorbat được chuyển về acid Sorbic và được xác định bằng HPLC ở bước sóng 258 nm.

- Phạm vi áp dụng: Qui trình này áp dụng để xác định hàm lượng chất bảo quản nhóm Benzoat và Sorbat cho trong các loại thực phẩm (nước ngọt, nước chấm, giải khát, sản phẩm thịt, cá đóng hộp bánh, mứt…).

- Dụng cụ và thiết bị: Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC với detector SPD; Cân phân tích có độ chính xác 0,0001g; Cân kỹ thuật với độ chính xác 0,01g; Ống li tâm dung tích 50ml; Bình định mức 100, 50ml; Pipet 1, 2, 5, 10 ml; Máy lắc Vortex.

- Chuẩn bị hoá chất thuốc thử

Tất cả hoá chất sử dụng đều thuộc loại tinh khiết phân tích


  • Dung dịch chuẩn Acid Sorbic hoặc Kali Sorbat.

  • Nước cất lọc qua màng lọc 0,45µm.

  • Dung dịch Acetolnitrin (ACN): Loại dùng cho HPLC.

  • Dung dịch Carreez I 15%: 15g Kali ferocyanur (K4 (Fe(CN)6).3H2O) pha trong 100ml nước cất.

  • Dung dịch Carreez II 30%: Cân 30g Kẽm sunphat (ZnSO4.7H2O), hoà tan bằng nước cất và định mức 100ml

  • Dung dịch đệm CH3COONH4 0,01M: cân 0,77g CH3COONH4, thêm 2ml acid acetic hoà tan và định mức 1000ml bằng nước cất.

  • Dung dịch K2HPO4 0,2M: cân 4,56g K2HPO4.3H2O, hoà tan và định mức 100ml bằng nước cất.

  • Dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm: 0,1000g chuẩn acid Sorbic vào bình định mức 100ml và định

  • Dung dịch chuẩn trung gian 100 ppm: hút chính xác 10ml dung dịch chuẩn gốc vào bình định mức 100ml và định mức bằng nước cất.

  • Dãy dung dịch chuẩn làm việc: lấy chính xác lần lượt 1, 5, 10, 20, 50 ml dung dịch chuẩn trung gian 100ppm vào các bình 100ml, định mức đến vạch bằng nước cất ta được dãy các dung dịch chuẩn có nồng độ: 1ppm, 5ppm, 10pm, 20ppm, 50ppm.

- Tiến hành

+ Xử lí mẫu

- Với mẫu dạng lỏng: hút chính xác 5-20 ml mẫu vào ống li tâm 50ml. Thêm 2ml dung dịch Dung dịch Carreez I và 2ml Dung dịch Carreez II.

- Với mẫu dạng rắn: cân chính xác 5-10g mẫu vào ống li tâm, Thêm 2ml dung dịch Dung dịch Carreez I và 2ml Dung dịch Carreez II.

- Sau đó tất cả đem lắc Vortex và định mức thành 50ml tiếp tục lắc Vortex, Lọc mẫu qua giấy lọc thường và lọc qua màng lọc 0,45µm trước khi bơm vào HPLC.



+ Điều kiện chạy máy

- Cột: RP 18

- Detector: SPD : λ = 258nm.

- Pha động: Dung dịch đệm CH3COONH4 0,01M : ACN (75:25)

- Tốc độ dòng: 1ml/phút

- Nhiệt độ buồng cột: Nhiệt độ phòng

- Thể tích tiêm mẫu: 20µL.

- Đo mẫu 3 lần, đo mẫu 2 lần lấy diện tích trung bình.



+ Lập đường chuẩn

Lần lượt tiêm dãy chuẩn vào hệ thống HPLC. Xây dựng đồ thị mối liên hệ giữa nồng độ chuẩn và diện tích peak.

Hàm lượng acid sorbic trong mẫu (mg/kg) được tính theo công thức sau:



Trong đó:

X­ : hàm lượng acid Sorbic có trong mẫu (mg/l hoặc mg/kg)

C­ : nồng độ acid sorbic tính theo đường chuẩn

V: thể tích định mức (50ml)

K: hệ số pha loãng

m: khối lượng mẫu (g hoặc ml)

Hàm lượng Kali sorbat trong mẫu (mg/kg) được tính theo công thức sau:

Xi = X x 1,34

Trong đó:

X­i : hàm lượng Kali sorbat có trong mẫu (mg/l hoặc mg/kg)

1,34: Hệ số quy đổi từ acid Sorbic sang Kali Sorbat.
2.2.5. Đánh giá kết quả

Các chỉ tiêu nghiên cứu được đánh giá trước và sau can thiệp. Chỉ tiêu về KAP được đánh giá trước và sau khi chấm dứt các can thiệp 6 tháng. Các chỉ tiêu về xét nghiệm đánh giá trước can thiệp, sau can thiệp 6 tháng và sau can thiệp 18 tháng.


2.2.5.1. Đánh giá việc sử dụng phẩm màu

Mẫu thực phẩm kiểm nghiệm có phẩm màu kiềm: Không đạt yêu cầu

Mẫu thực phẩm kiểm nghiệm có phẩm màu trong trong danh mục cho phép tại quyết định 3742/2001/QĐ-B YT: Đạt yêu cầu

Mẫu thực phẩm kiểm nghiệm không có phẩm màu kiềm nhưng không định danh được tên: Không phát hiện được.



2.2.5.2. Đánh giá việc sử dụng hàn the

Mẫu thực phẩm phát hiện có hàn the: Không đạt

Mẫu thực phẩm không có hàn the: Đạt yêu cầu

2.2.5.3. Đánh giá việc sử dụng acid Sorbic

Thực phẩm là bún, bánh và các loại khác

Không đạt: >2000mg%; Đạt yêu cầu: ≤2000 mg%.

Thực phẩm là thịt, nem, chả :

Không đạt: >100mg%; Đạt yêu cầu: ≤100mg%.
2.2.5.4. Đánh giá việc sử dụng acid Benzoic

Thực phẩm là bún, bánh:

Không đạt: >2000mg%; Đạt yêu cầu: ≤2000 mg%.

Thực phẩm là thịt, nem chả và các loại khác :

Không đạt: >1000mg%; Đạt yêu cầu: ≤1000 mg%.

2.2.5.5. Đánh giá về KAP của người chế biến, kinh doanh thực phẩm

Phần thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, và sự tiếp cận với nguồn thông tin về ATVSTP: Thống kê theo tỷ lệ % phần kiến thức.

- Kiến thức gồm 37 câu hỏi về kiến thức ATVSTP; tổng điểm là 37 điểm.

Mỗi câu trả lời đúng = 1 điểm; trả lời sai hoặc không biết = 0 điểm,

Những câu có dấu* nếu trả lời:

Đúng hoặc không biết = 0 điểm; trả lời là sai = 1 điểm

- Thái độ gồm 16 câu hỏi về thái độ đối với ATVSTP

Tổng số điểm tối đa là 32 điểm, nếu trả lời:

Rất cần thiết = 2 điểm; cần thiết = 1 điểm; không cần = 0 điểm. Những câu có dấu* nếu trả lời

Rất cần thiết = 0 điểm; cần thiết = 1 điểm; không cần = 2 điểm.

- Thực hành gồm 27 câu hỏi về thực hành ATVSTP.

Tổng số điểm tối đa là 54 điểm, nếu trả lời

Luôn luôn = 2 điểm; thỉnh thoảng = 1 điểm; không bao giờ = 0 điểm.

Những câu có dấu* nếu trả lời

Luôn luôn = 0 điểm; thỉnh thoảng = 1 điểm; không bao giờ = 2 điểm.

Kết quả trả lời sau khi tính điểm được đánh giá theo 2 tiêu chí:



Tiêu chí 1: Tỷ lệ % người đạt yêu cầu về điểm kiến thức, thái độ và thực hành chung và cho mỗi nhóm vấn đề về kiến thức, thái độ và thực hành xếp theo 2 mức để so sánh trước và sau can thiệp:

Đạt yêu cầu về kiến thức khi đạt ≥50% tổng số điểm tối đa

Đạt yêu cầu về thái độ và thực hành khi đạt ≥60 % tổng số điểm tối đa.

Tiêu chí 2: Điểm trung bình về kiến thức, thái độ và thực hành và cho mỗi nhóm vấn đề về kiến thức, thái độ và thực hành để so sánh trước và sau can thiệp
2.2.6. Các hoạt động can thiệp

Các hoạt động can thiệp được xây dựng theo cách phân tích cây vấn đề. Mô hình can thiệp cụ thể như sau:




QUẢN LÝ AN TOÀN

VỆ SINH THỰC PHẨM





VĂN BẢN


QUẢN LÝ

TRUYỀN THÔNG

ATVSTP

THANH TRA,

KIỂM TRA

HỆ THỐNG


XÉT NGHIỆM




Nội dung cụ thể

Tăng tần suât

Phù hơp đối tượng



Tăng cường thanh tra.

Đào tạo tâp huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ



Đào tạo kỹ thuật cho CB

Bổ sung hoá

chất. chất chuẩn

KIẾN THỨC ĐÚNG  THỰC HÀNH ĐÚNG




NGƯỜI CHẾ BIẾN

KINH DOANH

THỰC PHẨM

Mô hình điểm

tư vấn miễn phí, cung ứng PGTP









THỰC PHẨM AN TOÀN

Hình 2.1. Mô hình các hoạt động can thiệp



2.2.6.1. Công tác truyền thông giáo dục ATVSTP gồm

+ Nói chuyện, tư vấn trực tiếp với đối tượng, phát các tờ rơi có nội dung về:

(1) Quy định yêu cầu chung về các điều kiện ATVSTP trong SX-KD TP;

(2) Những điều cần biết về vệ sinh cá nhân trong SX-KD TP;

(3) Những điều cần biết về phụ gia thực phẩm;

(4) Các hành vi bị nghiêm cấm trong SX-KD;

Tờ rơi được phát thông qua cán bộ điều tra khi phỏng vấn bằng phiếu điều tra KAP, nhân viên y tế, nhóm tình nguyện và cán bộ phụ nữ...

+ Mở 9 lớp tập huấn kiến thức cho đối tượng là chủ cơ sở chế biến kinh - doanh thực phẩm trên địa bàn 3 đơn vị được triển khai.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:

- Truyền hình bằng hình ảnh chọn lọc từ các tờ rơi, các tài liệu tuyên truyền với thời lượng:1,5 phút x 4 lần/ tuần x 2 tuần/tháng x 3 tháng.



2.2.6.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đối với ATVSTP, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra ATVSTP

- Thành lập, kiện toàn tổ chức và hoạt động Ban chỉ đạo ATVSTP các cấp. Trưởng ban chỉ đạo là phó Chủ tịch UBND các cấp, cơ quan thường trực là Sở Y tế, Phòng Y tế các huyện, thành phố, trưởng trạm y tế xã, các thành viên là các ngành Công an, Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Quản lý thị trường, Phân công nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm cho các thành viên.

- Phân cấp địa bàn quản lý cho thanh tra kiêm nhiệm và cộng tác viên thanh tra về ATVSTP theo đơn vị hành chính và quy mô các cơ sở chế biến - kinh doanh thực phẩm.

- Mở 2 lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về ATVSTP theo nội dung: Phân cấp QLNN và tham gia quản lý nhà nước về ATVSTP; điều kiện vệ sinh chung đối với các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm; yêu cầu về kiến thức về ATVSTP đối với người sản xuất - kinh doanh thực phẩm; các hành vi bị nghiêm cấm trong sán xuất kinh doanh thực phẩm.




2.2.6.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm ATVSTP

- Mỗi huyện thành lập một đoàn thanh tra kiểm tra theo địa bàn.

- Định kỳ 2 tháng một lần kiểm tra về điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, kiểm tra thực hành vệ sinh cá nhân và kiểm tra việc sử dụng phụ gia thực phẩm bằng test kiểm tra nhanh [19].

- Thực hiện xử lý vi phạm ATVSTP khi phát hiện được theo thẩm quyền.



2.2.6.4. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm cho khoa xét nghiệm thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Quảng Bình.

- Đào tạo kỹ năng thực hành và tập huấn nâng cao chuyên ngành:

+ Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ từ trình độ KTV lên cử nhân

+ Đào tạo liên tục, đào tạo lại, tập huấn kỹ thuật xét nghiệm cơ bản, các kỹ thuật nâng cao, kiến thức về an toàn sinh học, an toàn hóa học.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị

+ Cung cấp đủ bổ sung hóa chất sinh phẩm, môi trường, chất chuẩn màu

+ Áp dụng quy trình kỹ thuật chuẩn trong xét nghiệm

2.2.6.5. Xây dựng 3 mô hình về ATVSTP

- Mô hình điểm về sử dụng chất thay thế hàn the trong chế biến thực phẩm.

- Mô hình điểm về sử dụng phẩm màu trong danh mục quy định.

- Mô hình điểm về cung ứng phụ gia và tư vấn miễn phí.



2.2.7. Nguồn nhân lực và trang thiết bị

2.2.7.1. Nhân lực

- Cán bộ TTYTDP tỉnh, Chi cục ATVSTP, TTYTDP huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Trạch. Cán bộ thanh tra kiêm nhiệm trong ngành Y tế.

- Nguồn nhân lực hỗ trợ trên địa bàn.

2.2.7.2. Vật liệu và trang thiết bị

Sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo độ chính xác, tin cậy và hợp chuẩn theo quy định của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Các môi trường hóa chất sử dụng đều đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích.



2.2.8. Phương pháp xử lý thống kê

Số liệu được nhập trên phần mềm Epidata 3.1 sau đó được xử lý trên phần mềm Stata phiên bản 11.0. So sánh kết quả trước và sau can thiệp bằng χ2-test., T- test Kruskall Walist Test. p<0,05 được coi là có nghĩa thống kê.[85]



2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu

Sự đồng tình tự nguyện: Các cơ sở tham gia nghiên cứu và đối tượng điều tra, can thiệp sẽ được thông báo về mục đích, những nội dung tiến hành trong nghiên cứu; có sự bàn bạc, thảo luận với nghiên cứu sinh chủ đề tài để có sự đồng tình và tự nguyện tham gia thực hiện. Vì lý do đặc biệt đối tượng có thể trao đổi với cán bộ nghiên cứu và từ chối tham gia nghiên cứu.

Sự bình đẳng: Kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo với cơ sở nghiên cứu và cùng bàn bạc biện pháp duy trì, tạo điều kiện phát triển tốt hơn trong thời gian tới.

Đảm bảo sự bí mật: Những vấn đề còn tồn tại của cơ sở và cá nhân tham gia nghiên cứu sẽ được giữ bí mật, chỉ thông báo với cấp có thẩm quyền và chủ cơ sở nghiên cứu để tìm biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, những cơ sở cố tình vi phạm nghiêm trọng về ATVSTP sẽ được thông báo với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHỤ GIA TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

3.1.1. Thực trạng quản lý ATVSTP ở địa phương

3.1.1.1. Hệ thống tổ chức và hoạt động công tác ATVSTP

Hình 3.1. Mạng lưới quản lý ATVSTP thuộc ngành y tế tại Quảng Bình

Hình 3.1. cho thấy tỉnh Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, 159 xã phường. Hoạt động ATVSTP ở mỗi tuyên theo hình thức lồng ghép nhiệm vụ gồm: Sở y tế quản lý và chỉ đạo chung; TTYTDP tỉnh là đơn vị tham mưu, lập kế hoạch tổ chức thực hiện; chỉ đạo các TTYTDP huyện, thành phố phối hợp với phòng y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý ATVSTP trên địa bàn huyện; TTYTDP huyện chỉ đạo các trạm y tế xã triển khai công tác ATVSTP tại tuyến xã. Phòng y tế là đơn vị chuyên môn của UBND huyện trực tiếp quản lý và chỉ đạo các xã.

3.1.1.2. Đội ngũ cán bộ

Bảng 3.1. Đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSTP cấp tỉnh và huyện



Chuyên ngành

Tổng số

Đại học, sau ĐH

(%)


Trung cấp

(%)


n

(%)

Y, Dược

38

77,6

63,2

36,8

Hóa, sinh, CNTP

7

14,3

100

0

Khác

4

8,1

75

1

Chung

49

100

69,4

30,6

Bảng 3.1. cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSTP cấp tỉnh và huyện có trình độ Đại học và sau Đại học chiếm 69,4% trong đó chuyên ngành y, dược chiếm tỷ lệ 77,6%. Các chuyên ngành khác chủ yếu là những ngành kỹ thuật bao gồm: hóa, sinh, công nghệ thực phẩm.

Bảng 3.2. Tình hình đào tạo, tập huấn về ATVSTP và PGTP



Trình độ chuyên môn

Tổng số cán bộ

Tỷ lệ được tập huấn về ATVSTP (%)

Tỷ lệ được tập huấn về PGTP (%)

Đại học, sau ĐH

34

91,2

8,8

Trung cấp

15

100

46,7

Chung

49

93,9

24,5

Cán bộ được phân công làm công tác ATVSTP hầu hết đều đã được tập huấn các kiến thức cơ bản về ATVSTP (93,9%) nhưng chỉ có 24,5% được tập huấn các kiến thức về phụ gia thực phẩm trong đó cán bộ có trình độ trung cấp được tập huấn về PGTP chiếm tỷ lệ cao hơn trong nhóm có trình độ đào tạo đại học và sau đại học Tất cả đều làm việc theo hình thức kiêm nhiệm với các công việc khác.

3.1.1.3. Đánh giá chất lượng và các giải pháp cải thiện quản lý ATVSTP

Phỏng vấn 46 cán bộ y tế về chất lượng công tác ATVSTP có đến đánh giá chưa tốt với các nguyên nhân như sau: Rất tốt 0%; Tốt: 19,6% ; Chưa tốt: 80,4%

Bảng 3.3. Giải pháp để làm tốt công tác ATVSTP

Lĩnh vực

Giải pháp để cải thiện công tác ATVSTP

Tỷ lệ %

Đội ngũ cán bộ

Bổ sung số lượng, cử cán bộ chuyên trách

84,7

Bồi dưỡng kiến thức theo chuyên đề ,về PGTP, Bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ

82,6

Điều kiện làm việc

của cán bộ



Bổ sung hóa chất, chất chuẩn, phương tiện

67,4%

Tăng lương, phụ cấp, chế độ đặc thù

100

Hoạt động

truyền thông



Thiết kê nội dụng phù hợp, cụ thể và thiết thực theo nhóm đối tượng

63,0

Tăng thời lượng, tần suất truyền thông

67,4

Công tác thanh tra

kiểm tra


Bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức thanh tra kiểm tra về PGTP

80,4

Tăng hiệu lực xử phạt vi phạm.

93,5

Đối tượng chịu sự quản lý Chủ cơ sở CB-KD TP, người tiêu dùng

Cung cấp kiến thức về ATVSTP và PGTP

100

Giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp

71,7

Tăng cường tư vấn trực tiếp,

60,9

Hổ trợ thực hành sử dụng PGTP đúng

65,2

Có 5 nhóm giải pháp được đề xuất theo các lĩnh vực để cải thiện tình hình bao gồm: Về đội ngũ cán bộ: Bổ sung số lượng, cử cán bộ chuyên trách (84,7%); Bồi dưỡng kiến thức theo chuyên đề về PGTP, Bồi dưỡng kỹ năng làm việc (82,6%). Về chế độ chính sách, điều kiện, phương tiện làm việc: Bổ sung hóa chất, chất chuẩn, phương tiện (67,4%); tăng lương, phụ cấp, chế độ đặc thù (100%). Về công tác truyền thông: Thiết kế nội dụng phù hợp, cụ thể và thiết thực theo nhóm đối tượng (63,0%), Tăng thời lượng, tần suất truyền thông (67,4%). Về thanh tra, kiểm tra, xét nghiệm: Bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức thanh tra, kiểm tra về PGTP (83,4%), Tăng hiệu lực xử phạt vi phạm (93,5%). Về đối tượng chịu sự quản lý: Cung cấp kiến thức về ATVSTP và PGTP (100%), Giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp (71,7%), Tăng cường tư vấn trực tiếp (60,9% ), Hổ trợ thực hành sử dụng PGTP đúng ( 65,2%).

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương