BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP


Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chế biến - kinh doanh thực phẩm



tải về 1.69 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.69 Mb.
#10875
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3.1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chế biến - kinh doanh thực phẩm

3.1.2.1. Thông tin chung

- Tuổi và giới:

Bảng 3.4. Phân bố độ tuổi



Độ tuổi

Số lượng

Giới nữ

Tỷ lệ

20 –29

17

17

10,4

30-39

46

46

28,0

40-49

57

57

34,8

50-59

33

33

20,1

> 60

11

11

6,7

Tổng

164

164

100

Bảng 3.4. cho thấy toàn bộ 164 người tham gia nghiên cứu đều là nữ, tuổi trung bình là 42,9; thấp nhất là 20, cao nhất là 69. Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 40-49 (chiếm 34,8%), tiếp theo là 30-39 (28,1%) và 50-59 (20,1%).
- Trình độ học vấn

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của chủ cơ sở CB-KD thực phẩm.

Biểu đồ 3.1. cho thấy trong số chủ cơ sở chế biến - kinh doanh thực phẩm, có hơn 90% đối tượng đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên trong đó 51,2% tốt nghiệp trung học cơ sở và 40,2% tốt nghiệp trung học phổ thông. Chỉ có 2 người không biết chữ chiếm tỷ lệ 1,2 %

Bảng 3.5. Trình độ học vấn theo độ tuổi



Độ tuổi

Học vấn (%)

Tiểu học

THCS

PTTH

20-29 (n=17)

0

29,4

70,6

30-39 (n=46)

4,4

45,4

50,2

40-49 (n=57)

8,8

59,6

31,6

50-59 (n=33)

12,1

57,6

30,3

60 (n=11)

27,3

45,4

27,3

Bảng 3.5. cho thấy tỷ lệ có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT tăng dần theo xu hướng tuổi trẻ dần trong khi tỷ lệ có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở xuống lại tăng dần thuận chiều theo nhóm tuổi cao.



- Tiếp cận với thông tin về ATVSTP

Tất cả các đối tượng đều đã từng nghe thông tin về ATVSTP,

Bảng 3.6. Sự tiếp cận và tính hiệu quả từ các nguồn thông tin về ATVSTP

Nguồn thông tin

Sự tiếp cận

Mức độ hiệu quả

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Ti vi

156

95,1

100

61,0

Đài

85

51,8

29

17,7

Báo

18

11,0

0

0

Tờ rơi

35

21,3

14

8,5

Loa TT

123

75,0

23

14,0

Nhân viên Y tế

40

24,4

31

18,9

Bạn bè

42

25,6

2

1,2

Các đoàn kiểm tra

124

75,6

78

47,6

Khác

5

6,8

0

0

Bảng 3.6. cho thấy các nguồn thông tin về ATVSTP mà các đối tượng được tiếp cận là: Ti vi (95,1%), qua các đoàn kiểm tra (76,1%) và loa truyền thanh (75%). Tỷ lệ tiếp cận với thông tin qua báo và tờ rơi khá thấp (11,0% và 21,3%). Nguồn thông tin mang lại hiệu quả nhất theo đánh giá là từ ti vi 61,0%; từ các đoàn kiểm tra 47,6%. Từ nhân viên y tế, từ loa truyền thanh và từ đài là khá thấp và lần lượt là 18,9%; 17,7% và 14,0%.

Bảng 3.7. Tần suất nghe và mức độ hiểu các thông tin về ATVSTP



Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ

Tần suất nghe thông tin

1- 2 lần

3

1,8

3-5 lần

118

72,0

Trên 5 lần

43

26,2

Mức độ hiểu thông tin

Hiểu đầy đủ

30

18,3

Hiểu không đầy đủ

133

81,1

Không hiểu

1

0,6

Bảng 3.7. cho thấy đa số đối tượng (72,0%) được nghe thông tin về ATVSTP 3-5 lần/năm; 26,2% số đối tượng nghe trên 5 lần và vẫn còn 1,8% chỉ nghe dưới 3 lần/năm. Mặc dù tần suất được nghe thông tin về ATVSTP hàng năm là khá cao, tuy nhiên chỉ có 18,3% chủ cơ sở sản xuất cho rằng có thể hiểu được đầy đủ các thông tin. Có đến 81,1% số đối tượng được phỏng vấn tự nhận là hiểu không đầy đủ và 0,6% không hiểu nội dung các thông tin.



3.1.2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành ATVSTP

Bảng 3.8. Điểm trung bình và tỷ lệ đạt yêu cầu về KAP



Tiêu chí

Điểm kiến thức

Tỷ lệ đạt yêu cầu

Tối đa

Điểm TB

95%CI

Số lượng

Tỷ lệ %

Tổng hợp kiến thức

37

19,1

18,1-22,2

85

51,8

Tổng hợp thái độ

32

18,1

17,1-18,9

77

46,9

Tổng hợp thực hành

54

32,5

31,3-33,6

92

56,1

Kết quả từ bảng 3.8. cho thấy tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức, thái độ, thực hành của người chế biến - kinh doanh thực phẩm chỉ ở mức trung bình. Trong đó tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức chỉ 51,8%, tỷ lệ đạt yêu cầu về thực hành chỉ 46,9% và tỷ lệ đạt yêu cầu về thái độ chỉ đạt 56,1%

- Thực trạng kiến thức ATVSTP

Bảng 3.9. Kiến thức về ATVSTP của các chủ cơ sở



Nhóm kiến thức

Điểm kiến thức

Tỷ lệ đạt yêu cầu

Tối đa

Điểm TB

95%CI

Số lượng

Tỷ lệ %

Kiến thức chung về ATVSTP

12

8,5

8,2-8,9

135

82,3

Kiến thức chung về phụ gia

8

3,8

3,5-4,1

61

37,2

Kiến thức về hàn the

7

3,1

2,7-3,4

73

44,5

Kiến thức về phẩm màu

5

2,7

2,5-2,9

98

59,8

KT về a.Sorbic và a.Benzoic

5

1,0

0,8-1,3

28

17,1

Tổng hợp kiến thức

37

19,1

18,1-22,2

85

51,8

Bảng 3.9. cho thấy điểm trung bình kiến thức tổng hợp về ATVSTP của đối tượng nghiên cứu là 19,1 điểm/37 điểm. Đặc biệt điểm trung bình cho kiến thức về acid sorbic và Benzoic chỉ đạt 1 điểm trên 5 điểm tối đa. Có 51,8% đối tượng đạt yêu cầu về kiến thức (từ 50% số điểm tối đa trở lên). Tỷ lệ đạt yêu cầu cao nhất trong kiến thức chung (82,3%) và thấp nhất là kiến thức về acid sorbic và acid benzoic (17,1%). Tỷ lệ đạt yêu cầu kiến thức về sử dụng hàn the và chất phụ gia đều dưới 50%. .

- Thực trạng thái độ ATVSTP

Bảng 3.10. Thái độ của các chủ cơ sở về ATVSTP



Thái độ

Điểm thái độ

Tỷ lệ đạt yêu cầu

Tối đa

Điểm TB

95%CI

N

%

TĐ chung về ATVSTP

6

4,3

4,2-4,4

107

65,2

TĐ về sử dụng hàn the

8

4,0

3,7-4,3

84

51,2

TĐ về sử dụng PGTP

18

9,8

9,2-10,4

75

45,7

Tổng hợp thái độ

32

18,1

17,1-18,9

77

46,9

Bảng 3.10. cho thấy điểm trung bình về thái độ là 18,1 trên 32 điểm tối đa; cao nhất là điểm thái độ chung (4,3/6 điểm), thấp nhất là điểm về sử dụng hàn the (4,0/8 điểm). Chỉ có 46,9% đối tượng đạt 50% số điểm tối đa trở lên, trong đó cao nhất là phần thái độ chung (65,2%) và thấp nhất là thái độ sử dụng phẩm màu (45,7%). Tỷ lệ đạt yêu cầu về thái độ chung về ATVSTP là 65,2%. Tỷ lệ đạt yêu cầu về thái độ đối với hàn the và phẩm màu là khá thấp chỉ có 51,2% và 45,7%.

- Thực trạng thực hành ATVSTP

Bảng 3.11. Thực hành về ATVSTP theo khai báo của các chủ cơ sở



Thực hành

Điểm thực hành

Tỷ lệ đạt yêu

Tối đa

Điểm TB

95%CI

N

%

Thực hành vệ sinh cơ sở

28

15.2

14,5-15,9

62

37,8

Thực hành chọn nguyên liệu

6

5,0

4,9-5,1

156

95,1

Thực hành chọn phụ gia

12

7,2

6,7-7,7

82

50,0

Thực hành sử dụng phụ gia

8

5,1

4,8-5,4

93

56,7

Tổng hợp thực hành

54

32,5

31,3-33,6

92

56,1

Bảng 3.11. cho thấy điểm trung bình thực hành theo khai báo là 32,5/54 điểm với 56,1% đạt yêu cầu (từ 60% điểm tối đa trở lên). Thực hành chọn nguyên liệu đạt kết quả cao nhất cả về điểm trung bình (5/6 điểm) lẫn tỷ lệ đạt yêu cầu (95,1%). Kết quả thấp nhất gặp trong thực hành vệ sinh cơ sở chế biến với 15,2/28 điểm tối đa và 37,8% đạt yêu cầu. Tỷ lệ đạt yêu cầu thực hành lựa chọn phụ gia và sử dụng phụ gia lần lượt là 50,0% và 56,7%.



Hệ số tương quan = 0,74; p=0,000



Hệ số tương quan = 0,66; p=0,000



Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa điểm thái độ và điểm thực hành với điểm kiến thức

Biểu đồ 3.2. cho thấy: Có mối quan hệ thuận chiều giữa điểm số về kiến thức với điểm số về thái độ và điểm số về kiến thức với điểm số về thực hành ATVSTP. Những người có điểm kiến thức cao thì có điểm thái độ và thực hành cao hơn so với người có điểm kiến thức thấp (p<0,05). Điểm thái độ liên quan với điểm kiến thức chặt chẽ hơn so với điểm thực hành với hệ số tương quan lần lượt là 0,74 và 0,66.



3.1. 3. Thực trạng sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm.

3.1.3.1. Kết quả xét nghiệm hàn the

Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm hàn the theo loại thực phẩm



Loại thực phẩm

Tổng số mẫu XN

Số mẫu có hàn the

Tỉ lệ %

Bánh

87

16

18,4

Bún

44

0

0,0

Chả

79

62

78,5

Nem

26

17

65,4

Thịt quay - nướng

9

0

0,0

Khác

11

0

0,0

Tổng số

256

95

37,1

Bảng 3.12. cho thấy kết quả xét nghiệm trước can thiệp phát hiện 37,1% mẫu có hàn the, trong đó chả và nem có chứa hàn the chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 78,5% và 65,4%, tỉ lệ này ở các loại bánh là 18,4%. Các loại thực phẩm bún, thịt quay - nướng và một số loại khác xét nghiệm không phát hiện chứa hàn the.

Bảng 3.13. Hàm lượng hàn the trong từng loại thực phẩm (mg%)



Hàm lượng hàn

the (mg%)

Thực phẩm

0,1- 0,5

> 0,5 – 1

> 1

n

%

n

%

n

%

Bánh

13

81,3

3

18,8

0

0

Chả

36

58,1

23

37,1

3

4,8

Nem

14

82,4

3

17,6

0

0

Tổng số

63

66,3

29

30,5

3

3,2

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương