BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP


Hiệu quả nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về ATVSTP



tải về 1.69 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.69 Mb.
#10875
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

4.2.3. Hiệu quả nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về ATVSTP.

Bảng 3.31. cho thấy sau can thiệp, điểm trung bình về kiến thức, thái độ và thực hành sau can thiệp cao hơn điểm trung bình trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,001).



4.2.3.1.Hiệu quả nâng cao kiến thức: Từ hiệu quả của các hoạt động can thiệp truyền thông, kiến thức của đối tượng nghiên cứu đã tăng lên rõ rệt cả về điểm trung bình và tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức. Điểm trung bình các kiến thức cho toàn bộ các tiêu chí tăng từ 19,2 lên 28,6 điểm; điểm trung bình của các tiêu chí về kiến thức đều tăng so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p< 0,01).

Tương ứng, tỷ lệ người có kiến thức đạt yêu cầu tăng từ 51,8% lên 93,9% so với trước can thiệp (P< 0,01). Đặc biệt ở đây tỷ lệ đạt yêu cầu kiến thức về acid benzoic và acid sorbic tăng từ 17,1% lên 69,5%; kiến thức về phụ gia thực phẩm tăng từ 37,2% lên 75,0%; kiến thức về hàn the tăng từ 44,5 lên 89,6%. Điều này cho ta thấy rõ hiệu quả của công tác truyền thông với việc cung cấp các thông tin phù hợp, thiết thực, trọng tâm cho đối tượng nghiên cứu đã làm thay đổi rõ kiến thức của họ. Sự thay đổi về kiến thức của đối tượng cũng là do việc tiếp cận với thông tin sau can thiệp đã tăng lên cả tần suất nghe được thông tin và mức độ hiểu được các thông tin, sự thay đổi về kiến thức cũng được thể hiện rõ trong việc cung cấp thông tin và phương thức truyền đạt thông tin có hiệu quả hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi về kiến thức đã đạt được sau các giải pháp can thiệp truyền thông có hiệu quả [28], [42].



4.2.3.2. Hiệu quả nâng cao thái độ về ATVSTP: Kết quả đánh giá sau can thiệp cho thấy, điểm trung bình về thái độ đã tăng từ 18,1 điểm lên 26,3 điểm . mức tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ người đạt yêu cầu về thái độ tăng từ 47,0% lên 92,7% trong đó sự thay đổi về tỷ lệ đạt yêu cầu thái độ đối với phụ gia và thái độ chung cao hơn cả. Sự thay đổi bằng việc có thái độ đúng hơn trong vấn đề ATVSTP, về phụ gia thực phẩm, về hàn the và phẩm màu là do đối tượng đã được cung cấp kiến thức về các nội dung trên một cách đầy đủ và đúng nên đã có thái độ đúng hơn. Tính hiệu quả làm thay đổi thái độ rõ nhất thể hiện trong tỷ lệ trả lời rất cần thiết phải chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh tăng từ 57,3% lên đến 91,5%; Cần phải kiểm tra nhãn, mác, hạn dùng của phẩm màu tăng từ 20,1 lên đến 63,6%, rất cần thiết phải sử dụng chất thay thế hàn the trong chế biến thực phẩm tăng từ 13,7% lên 57,9%.( Phụ lục 3) Để thay đổi thái độ các đối tượng phải được cung cấp kiến thức về ATVSTP, về sử dụng PGTP, về bằng chứng cho thấy hiệu quả của việc sử dụng thực phẩm an toàn, sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm; từ đó đối tượng mới có được niềm tin làm cơ sở cho việc thay đổi thái độ [124], [115], [122]. Đây là cơ sở quan trọng để thay đổi hành vi thực hành. Sự thay đổi này có được từ sự thay đổi về kiến thức thông qua các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức, phương pháp truyền thông thích hợp, nội dung thiết thực, phù hợp với đối tượng được truyền thông, với các hình thức: tập huấn kiến thức về ATVSTP, kiến thức về sử dụng phụ gia thực phẩm, tư vấn cho đối tượng về các nội dung ATVSTP. Nhiều nghiên cứu khác về đánh giá hiệu quả cải thiện KAP cũng cho kết quả tương tự [20], [63], [124].

4.2.3.3 Hiệu quả nâng cao thực hành ATVSTP : Hình 3.6 cho thấy các hoạt động can thiệp cũng đã tác động tích cực và mạnh mẽ tới hành vi thực hành ATVSTP, tỷ lệ người đạt yêu cầu về thực hành tăng từ 56,1% lên 98,2%, trong đó cao nhất là mức độ tăng tỷ lệ đạt yêu cầu về thực hành vệ sinh cơ sở (p<0,001). Riêng đối với thực hành chọn nguyên liệu, sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tương ứng, bảng 3.35cho thấy điểm trung bình về thực hành sau can thiệp đã tăng từ 32,5 lên 44,8 điểm, tăng ở cả 4 tiêu chí p<0,001 riêng mức tăng của tiêu chí thực hành chọn nguyên liệu p>0,05. Điều này được giải thích bởi trước can thiệp, tỷ lệ người đạt yêu cầu về thực hành chọn nguyên liệu đã đạt yêu cầu rất cao (95,1%) nên sự thay đổi sau can thiệp là không đáng kể. Đây là điều khác biệt thấy được trong nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây [63], [73], [115]. Người chế biến - kinh doanh thực phẩm đã biết chọn mua nguyên liệu tươi ngon để chế biến mà không vì lợi nhuận để chọn mua nguyên liệu rẻ tiền. Điều này cũng thể hiện được đạo đức, lương tâm trách nhiệm của người chế biến - kinh doanh thực phẩm ở Quảng Bình, cần được động viên, khuyến khích để duy trì và nâng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các hành vi như khám sức khỏe định kỳ, mang găng tay trong lúc làm việc, đội mũ bảo hộ khi làm việc là hành vi quan trọng để tránh lây chéo, hạn chế ô nhiễm thực phẩm lại ít được quan tâm thực hiện (Phụ lục 3). Để thay đổi hành vi này không khó, tốn kém ít kinh phí, dễ thực hiện nhưng tỷ lệ các cơ sở luôn luôn chấp hành còn thấp. Việc trả lời thỉnh thoảng thực hiện ít có giá trị thực tế và khó đánh giá được. Nguyên nhân vì sao hành vi này khó thay đổi như mong muốn. Những vấn đề nào cản trở quá trình thay đổi hành vi? Có thể đối tượng chưa nhận thức thấu đáo vấn đề, chưa hiểu lợi ích của các hành vi đó, cần tiếp tục tuyên truyền, giải thích vận động và xử phạt đúng mức để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Chính nhờ những hoạt động truyền thông qua đài truyền hình, qua các đợt kiểm tra, lớp tập huấn mà kiến thức, thái độ, thực hành của các đối tượng được nâng lên. Tỷ lệ người đạt yêu cầu về thái độ tăng từ 47,0 lên 92,7%. Tỷ lệ người đạt yêu cầu về thực hành tăng từ 56,1% lên 98,2%. Nhiều nghiên cứu khác về đánh giá hiệu quả cải thiện KAP cũng cho kết quả tương tự [20], [23], [63],[58] Cũng qua kênh truyền thông, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội đã hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình đối với việc quản lý ATVSTP và đã tham gia vào công tác quản lý, chỉ đạo với vai trò là người nòng cốt hoặc tán trợ đắc lực cho công tác này.



Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về ATVSTP cho cộng đồng, cho các nhóm đối tượng, cung cấp kiến thức, tạo điều kiện để họ thực hiện đúng hành vi ATVSTP là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán, thói quen và hành vi liên quan đến ATVSTP, cải thiện tình trạng ATVSTP trong quá trình phát triển kinh tế xã hội [114], [115]. Vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung và ATVSTP nói riêng là cực kỳ quan trọng. Đó là chìa khóa để mở cửa cho các hoạt động nhằm đảm bảo ATVSTP [28], [122].

4.2.4. Hiệu quả can thiệp qua xét nghiệm mẫu thực phẩm

4.2.4.1. Hàn the trong mẫu thực phẩm

Kết quả ở biểu đồ 3.7 chỉ ra rằng, xét nghiệm trước can thiệp phát hiện tỷ lệ 37,1% mẫu có hàn the. Sau can thiệp 6 tháng, tỷ lệ này giảm xuống còn 25,6%, sau 18 tháng tỷ lệ sử dụng hàn the tiếp tục giảm xuống còn 19,7%. Tỷ lệ mẫu thực phẩm có hàn the giảm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê. Phân tích tỷ lệ mẫu thực phẩm có chứa hàn the cho từng loại thực phẩm riêng biệt qua 3 lần xét nghiệm ở biểu đồ 3.8 cho thấy: chỉ có 3 loại thực phẩm là các loại bánh, chả, nem có sử dụng có hàn the. Với thời điểm xét nghiệm như trên, tỷ lệ mẫu chả có chứa hàn the giảm từ 75,6% xuống còn 64,6% và đến 51,3%. Tỷ lệ mẫu nem giảm từ 65,4% đến 32,0% và còn 24,0%; tỷ lệ mẫu bánh giảm từ 18,8% đến 8,8% và còn 4,7%.

Tỷ lệ mẫu thực phẩm có chứa hàn the đã giảm có ý nghĩa (p<0,001) cùng với việc tăng tỷ lệ người có kiến thức, thái độ, thực hành về ATVSTP đạt yêu cầu nói chung và đối với hàn the nói riêng. Phân tích sâu hơn, kết quả ở phụ lục 3 về tỷ lệ người trả lời biết hàn the gây hại cho sức khỏe đã tăng từ 47,6 lên 89,6%; biết có chất thay thế hàn the tăng từ 21,9 lên 66,6% và rất cần phải sử dụng chất thay thế hàn the đã tăng từ 13,4% lên đến 57,9%; không bao giờ chọn hàn the để chế biến thực phẩm tăng từ 54,9% đến 79,3%. Tuy nhiên kết quả sau can thiệp vẫn còn đến 51,3% mẫu chả, 24,0% mẫu nem và 18,8% mẫu bánh còn sử dụng hàn the. Đây là điều bất cập giữa kiến thức, thái độ và hành vi thực tế sử dụng.

Kết quả này cũng tương tự như một số điều tra đã tiến hành trước đây [28], [73]. Điều lưu ý hơn nữa đó là trong 2 năm đã xây dựng được 18 mô hình điểm về sử dụng chất thay thế hàn the. Tuy nhiên khi xét nghiệm mẫu thực phẩm có 5/18 mẫu thực phẩm được lấy từ các cơ sở này có sử dụng hàn the. Phỏng vấn sâu 4 chủ cơ sở chế biến chả, nem có cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, có sử dụng chất thay thế hàn the trong chế biến thực phẩm nhưng kết quả xét nghiệm mẫu chả trong sản phẩm của họ vẫn có hàn the thì được biết sau khi dùng chất thay thế hàn the, khách hàng đánh giá là sản phẩm không ngon, không dai, không giòn như trước đây, thậm chí còn có khách hàng nghi ngờ nguyên liệu đầu là hàng kém chất lượng. do đó lượng tiêu thụ giảm. Mặt khác sản phẩm có hàn the thường bảo quản được lâu hơn sản phẩm sử dụng chất thay thế hàn the nên không sợ sản phẩm bị ôi thiu, nhất là vào mùa hè. Mặc dù đã được đối tượng giải thích nhưng một số khách hàng vẫn đặt hàng yêu cầu đảm bảo độ giòn, dai như trước đây nên đối tượng vẫn còn dùng hàn the để giữ khách. Chủ cơ sở đã phải sản xuất ra 2 loại sản phẩm: Loại có hàn the và loại không có hàn the để vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thích sử dụng thực phẩm có hàn the. Vấn đề thấy được ở nghiên cứu này là bản thân đối tượng tham gia nghiên cứu đã được cung cấp kiến thức, đã có thái độ đúng và thực hành đúng, đã đồng thuận, đã tự nguyện cam kết sản xuất nem - chả không có hàn the và sử dụng chất thay thế hàn the khi chế biến. Thế nhưng có một loại hình là người tiêu dùng trung gian (người kinh doanh) vì mục đích lợi nhuận và một số người tiêu dùng đã quen với khẩu vị có hàn the, chưa biết tác hại của hàn the nên từ chối tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATVSTP. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến thu nhập của chủ chế biến thực phẩm. Đây là rào cản lớn trong quá trình tiếp nhận thông tin đến nâng cao kiến thức để thay đổi thái độ, hình thành và duy trì hành vi thực hành đúng. Vậy yêu cầu đặt ra ở đây là cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với hàn the, làm cho người tiêu dùng hiểu được ảnh hưởng của hàn the trong thực phẩm ăn vào đối với sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình của họ. Họ sẽ từ chối sử dụng thực phẩm có chứa hàn the. Đồng thời vấn đề này cũng đặt ra cho các nhà khoa học, các cơ quan chức năng nghiên cứu chế biến chất phụ gia có tác dụng làm giòn, làm dai thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu và khẩu vị người tiêu dùng và có tác dụng bảo quản sản phẩm được lâu hơn làm cho người chế biến kinh doanh sản phẩm yên tâm với chất lượng sản phẩm thì khi đó tình trạng sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm mới cải thiện và duy trì được. Đây mới là giải pháp can thiệp hiệu quả và mang tính bền vững.

4.2.4.2. Hiệu quả của can thiệp đến tình hình sử dụng phẩm màu

Biểu đồ 3.9 cho thấy kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm có phẩm màu trước can thiệp phát hiện thấy 25,8 % mẫu có phẩm màu kiềm. Sau can thiệp 6 tháng tỉ lệ số mẫu có phẩm màu kiềm giảm còn 15,6%, sau 18 tháng tỉ lệ này tiếp tục giảm còn 9,9% (p<0,01).

Phẩm màu kiềm được phát hiện trong mẫu thực phẩm nghiên cứu hầu hết đều có màu đỏ. Loại thực phẩm thường dùng là nhân bánh bèo (làm từ thịt lợn xay nhỏ cho phẩm màu vào để giả nhân tôm); loại tương ớt tự chế, nước sốt thịt để cho vào thực phẩm nhằm tăng thêm độ hấp dẫn. Hầu hết đây là các gia vị được chế biến để dùng kèm với sản phẩm chính làm ra nên rất ít được chú ý về ATVSTP. Khi được phỏng vấn về lý do đối tượng sử dụng nhóm phẩm màu độc hại này, có ý kiến trả lời là chất màu được mua từ gói nhỏ từ các chợ về do đã được chia ra từ gói lớn (nhưng không rõ có nhãn mác hay không) để thuận tiện trong sử dụng mà không cần phải cân đong. Có một số ý kiến khác trả lời chỉ sử dụng ớt làm gia vị cho nước tương, nước sốt chứ không dùng gì thêm và có thể phẩm màu đó có trong ớt bột. Tất cả đều không biết đó là loại phẩm màu độc hại nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Kết quả này cũng tương tự với một số nghiên cứu đã tiến hành trước đây [28], [73]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích tác hại đối với sức khỏe của loại phẩm màu kiềm mà họ đang dùng đồng thời giới thiệu các phẩm màu trong danh mục thay thế phẩm màu này qua điện thoại điểm tư vấn miễn phí để được hỗ trợ và giúp đỡ, người chế biến kinh doanh có vi phạm đều chấp nhận và sẵn sàng thay thế. Đây là điều khác biệt đối với việc sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm mà nghiên cứu đã đề cập tới, đó là hầu hết các đối tượng có sử dụng phẩm màu không cho phép đều là sử dụng thụ động, người sử dụng không chủ ý cho vào thực phẩm chế biến, phẩm màu kiềm có ở nguồn nguyên liệu mua về nên chủ cơ sở không biết. Chính vì thế điều quan trọng trong can thiệp là phải hỗ trợ, tư vấn cung ứng hoặc giới thiệu địa chỉ nguồn nguyên liệu an toàn để các cơ sở thực hiện tốt. Đồng thời phải tăng cường quản lý, kiểm tra việc kinh doanh, các chất phụ gia trên thị trường để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.



Điều đáng ghi nhận trong nghiên cứu là tất cả các hiệu bánh (bánh sinh nhật, bánh mì) có đăng ký thương hiệu lượng phẩm màu sử dụng rất nhiều và sử dụng rất nhiều loại phẩm màu nhưng chủ cơ sở đã hiểu rất rõ các kiến thức về sử dụng phẩm màu và đều sử dụng phẩm màu có trong danh mục quy định. Họ còn là người tuyên truyền cho mọi người về tác hại đối với sức khỏe của việc sử dụng chất màu bị cấm sử dụng, chất màu không rõ nguồn gốc.

4.2.4.3. Hiệu quả của can thiệp đến sử dụng acid benzoic

Mặc dù acid benzoic là chất bảo quản thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, tuy nhiên việc sử dụng trên địa bàn Quảng Bình là không phổ biến và thay đổi không có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp. Điều này cho thấy, đối với các loại thực phẩm chế biến ăn ngay thì nhu cầu sử dụng phụ gia acid benzoic tại Quảng Bình không cao. Hiện nay còn ít các nghiên cứu về tình hình sử dụng acid benzoic trong thực phẩm, tuy nhiên việc sử dụng quá liều lượng các chất bảo quản này trong một số loại bánh ngọt [41] và gần đây là sự có mặt acid benzoic trong trà sữa trân châu và Natri benzoat - một sản phẩm chuyển hóa của acid benzoic trong cháo dinh dưỡng [22] cũng đã được cảnh báo. Thực trạng tỷ lệ mẫu thực phẩm có hàm lượng acid benzoic cao vượt mức cho phép là điều cần quan tâm. Có mối liên quan giữa sử dụng acid benzoic trong chế độ ăn với tình trạng tăng kích thích ở trẻ nhỏ mà các nghiên cứu trước đó đã đề cập [81]. Biểu đồ 3.10 cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ mẫu thực phẩm không đạt yêu cầu về hàm lượng acid benzoic đã giảm từ 46,4% còn 13,6 % có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Hàm lượng trung bình của acid benzoic trong các loại thực phẩm sau can thiệp đã giảm có ý nghĩa thống kê ở tất cả các sản phẩm sử dụng (p<0,05).

4.2.4.4. Hiệu quả của can thiệp đến sử dụng acid sorbic

Biểu đồ 3.11 cho thấy qua ba lần xét nghiệm trước và sau can thiệp, tỷ lệ mẫu thực phẩm có sử dụng acid sorbic cũng không phổ biến và khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Sau các hoạt động can thiệp, tỷ lệ mẫu thực phẩm có hàm lượng acid sorbic không đạt yêu cầu đã giảm từ 50,0% còn 23,9% sau can thiệp 6 tháng và sau can thiệp 18 tháng giảm còn 18% ;p<0,01. Tương ứng với thời điểm xét nghiệm, bảng 3.39 cho thấy tỷ lệ này cũng giảm ở các loại mẫu thực phẩm. Ở mẫu chả giảm từ 77,8% đến 34,78% và còn 23,3%; Mẫu nem giảm từ 36,4% đến 27,73% và còn 20,0%. Hàm lượng trung bình của acid sorbic trong tất cả các thực phẩm sử dụng đều giảm có ý nghĩa thống kê đều ở mức trong giới hạn cho phép (p<0,01). Tuy nhiên hàm lượng trung bình trong mẫu nem (836,92mg/kg) và mẫu chả (853,96mg/kg) cao gần giới hạn tối đa (1000mg/kg) hơn so với các loại thực phẩm khác. Các nghiên cứu về acid sorbic sử dụng trong thực phẩm chưa nhiều. Nghiên cứu của Trương Đình Định với mẫu thực phẩm trên cùng địa bàn cũng cho thấy tình trạng sử dụng acid sorbic là chưa phổ biến nhưng có sự lạm dụng về liều lượng [32].

Nhóm nghiên cứu rất quan tâm đến một sản phẩm truyền thống của Quảng Bình là bánh đa. Bánh đa được chế biến từ bột gạo, cùng với nguyên liệu làm bánh ướt, quy trình chế biến tương tự như bánh ướt nhưng sau đó có thể cho thêm vừng trắng, vừng đen rồi phơi khô hoặc sấy khô thành sản phẩm khô sử dụng qua nhiều thời gian. Đây là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh lựa chọn. Sản phẩm này thường hay bị mốc do đặc điểm điều kiện môi trường bảo quản ở Quảng Bình có độ ẩm cao. Các cơ sở chế biến mặt hàng này lại không sử dụng chất bảo quản để chống ẩm, mốc cho sản phẩm.

Nguyên nhân của vấn đề có thể do chủ cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm không được cung cấp thông tin về chất bảo quản chống mốc, chống ẩm nên thiếu kiến thức và không biết cách sử dụng. Điều này cũng thấy rõ hơn trong phỏng vấn trước điều tra trước can thiệp, tỷ lệ người đạt yêu cầu về kiến thức đối với acid benzoic và acid sorbic chỉ có 17,1%. Các hoạt động trong can thiệp tập trung nhiều về việc sử dụng phụ gia thực phẩm đúng quy định mà chưa chú ý giới thiệu việc ứng dụng sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm. Chính vì lẽ đó, mặc dù kiến thức về chất bảo quản thực phẩm đã tăng từ 17,1% đến 69,0% nhưng đối tượng chưa áp dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm. Cần tư vấn giới thiệu, thử nghiệm sử dụng chất bảo quản thực phẩm là acid sorbic và acid benzoic trong chế biến thực phẩm để các cơ sở chế biến thực phẩm áp dụng đối với mặt hàng truyền thống này. Nếu xây dựng được quy trình chế biến ổn định, đảm bảo ATVSTP thì sản phẩm bánh đa hạn chế được ẩm mốc, bảo quản lâu hơn, có thương hiệu tăng thêm nguồn thu nhập cho người chế biến kinh doanh sản phẩm truyền thống.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu "Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến TP tại Quảng Bình",luận án có các kết luận sau:



1. Thực trạng quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình:

1.1. Về tổ chức và hoạt động quản lý ATVSTP tại Quảng bình:. Có 49 cán bộ làm công tác ATVSTP ở cả cấp Tỉnh và cấp huyện đều kiêm nhiệm. Tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học trở lên chiếm 69,4% .Trong đó, chuyên ngành y dược chiếm 77,6%. Có 93,9% được tập huấn về ATVSTP trong đó chỉ có 24,5% được tập huấn về PGTP. Có 80,4% cán bộ được phỏng vấn đánh giá công tác ATVSTP chưa tốt. Các bất cập trong quản lý gồm kiến thức, kỹ năng làm việc của cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật, hiệu quả của các hoạt động chưa cao.

1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về ATVSTP của người chế biến - kinh doanh TP chỉ ở mức trung bình: 51,8% đạt yêu cầu về kiến thức; 46,9% đạt yêu cầu về thái độ; 56,1% đạt yêu cầu về thực hành.



1.3. Thực trạng sử dụng phụ gia TP trong chế biến thực phẩm: Tỷ lệ mẫu có PM kiềm là 25,8%; trong đó cao nhất là nhóm thịt quay, thịt nướng (33,3 %) so với các nhóm TP khác (24,2%); tỷ lệ mẫu TP chứa hàn the chiếm 37,1% trong đó 78,5% mẫu chả; 65,4% mẫu nem và 18,4% là các loại bánh; tỷ lệ mẫu TP có sử dụng acid benzoic và acid sorbic lần lượt là 23,7% và 17,5%, trong đó tỷ lệ mẫu có hàm lượng vượt mức cho phép tương ứng đối với acid benzoic là 46,4% và acid sorbic là 50,0%.

2. Hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại tỉnh Quảng Bình.

2.1. Hiệu quả rõ rệt về thay đổi về kiến thức, thái độ, hành vi ATVSTP: Tỷ lệ người có kiến thức đạt yêu cầu tăng từ 51,8% lên 93,9% (p<0,01); Tỷ lệ đạt yêu cầu về thái độ tăng từ 47,0 lên 92,7%, tỷ lệ người đạt yêu cầu về thực hành tăng từ 56,1% lên đến 98,2%; trong đó thực hành chọn nguyên liệu đạt 98% .

2.2. Tình hình sử dụng phụ gia trong chế biến TP đã được cải thiện: Trước can thiệp, sau can thiệp 6 tháng và sau can thiệp 18 tháng :

- Tỷ lệ mẫu TP có hàn the giảm lần lượt từ 37,1%, xuống còn 25,6%, và 19,7% (p<0,001).

- Tỷ lệ mẫu TP có PM kiềm.giảm lần lượt từ 15,6% còn 15,6%, và 9,9 % (p<0,01).

- Tỷ lệ mẫu TP chứa hàm lượng acid benzoic vượt mức cho phép giảm lần lượt từ 46,4%, còn 22,1%; và 13,6%.

- Tỷ lệ mẫu TP chứa hàm lượng acid sorbic vượt mức cho phép giảm lần lượt từ 50,0%, còn 23,9%; và 18,0%.

KIẾN NGHỊ

- Cần mở rộng mô hình tư vấn sử dụng, giới thiệu và cung ứng PGTP tạo tính sẳn có, tính thuận tiện để hỗ trợ người chế biến kinh doanh TP duy trì hành vi thực hành đúng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ATVSTP, đặc biệt kiểm tra việc sử dụng PGTP. Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra đến cấp có thẩm quyền và phương tiện thông tin đại chúng để mọi người cùng thực hiện giám sát và thực hiện.

- Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về ATVSTP cả về nội dung, đối tượng và phương pháp. Tuyên truyền tới tất cả các đối tượng trong cộng đồng bao gồm cả người chế biến kinh doanh TP và cả người tiêu dùng để có tác dụng cộng hưởng.



NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình can thiệp đồng bộ để nâng cao năng lực quản lý nhằm cải thiện việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm ở các cơ sở chế biến - kinh doanh thực phẩm tại Quảng Bình có hiệu quả.

Trong các hoạt động can thiệp, truyền thông được chọn lựa nội dung cụ thể và phương thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Mô hình điểm về ATVSTP tạo được tính sẵn có, hạn chế các rào cản, hỗ trợ đối tượng can thiệp duy trì chế biến thực phẩm an toàn. Cán bộ làm công thanh tra, kiểm tra có kiến thức ATVSTP để hướng dẫn, tư vấn lồng ghép khi thực thi nhiệm vụ.

Mô hình hiệu quả với các hoạt động cụ thể, tiết kiệm nhân lực, chi phí có thể duy trì và nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.

1. Nguyễn Thị Thanh Hương, Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Công Khẩn, Phan Thị Thủy, Nguyễn Thị Hải Hòa (2011)",Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành VSATVSTP và việc sử dụng phụ gia của người chế biến kinh doanh thực phẩm tại Quảng Bình",Tạp chí Dinh dưởng và thực phẩm , tập 7, số 2, tháng 6 năm 2011, tr19-25


2. Nguyễn Thị Thanh Hương, Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Công Khẩn, Trần Khánh Toàn, Phan Thị Thủy, Nguyễn Thị Hải Hòa (2012)"Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về VSATVSTP của người chế biến- kinh doanh thực phẩm tại Quảng Bình năm 2009", Tạp chí Dinh dưởng và thực phẩm, tập8 ,số 1, tháng 3 năm 2012, tr26-32
3. Nguyễn Thị Thanh Hương , Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Hãi Hòa và cs (2012) "Đánh giá thực trạng việc sử dụng phẩm màu , hàn the acid benzoic và acid sorbic trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình năm 2009", Tạp chí Y học thực hành số 826, 6 (2012) ,tr 119 -22.
4. Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào, (2012)"Đánh giá hiệu quả can thiệp đến tình hình sử dụng phẩm màu, hàn the, acid benzoic và acid sorbic trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình".Tạp chí khoa học và phát triển, 2012 tập 10 số 3, tr85 - 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

  1. Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm (2007), Báo cáo đánh giá thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2001-2006 và các biện pháp trọng bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2007-2015, Hà Nội.

  1. Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm (2007), Báo cáo Hội nghị ATVSTP toàn quốc năm 2007, Hà Nội.

  1. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, số 38/BC-BCT ngày 02/4/2009, Hà Nội.

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Báo cáo thực trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm, số 166TY/CV ngày 16/2/2004, Hà Nội.

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Báo cáo về tình hình an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến các sản phẩm nông nghiệp, số 320/BNN-KHCN ngày 27/2/2004, Hà Nội.

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Chỉ thị số 77/2007/CT-BNN ngày 06 tháng 9 năm 2007 về việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm soát hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản thủy sản sau thu hoạch và kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh trong các lô hàng thủy sản xuất nhập khẩu.

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, số 453/BC- BNN-QLCL ngày 02/3/2009, Hà Nội.

  1. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong ngành Y tế".

  1. Bộ Y tế (2005) Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT ngày 20/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định yêu cầu kiến thức về ATVSTP đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

  1. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm".

  1. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT ngày 21/3/2002. Về việc ban hành Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.

  1. Bộ Y tế (2007), Chiến lược hành động quốc gia về dinh dưỡng 2001-2010, Hà Nội, tr. 7-9.

  1. Bộ Y tế (2001), Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 về quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

  1. Bộ Y tế (2008), Tài liệu Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia năm 2007 và triển khai kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia năm 2008 về Vệ sinh an toàn thực phẩm, tr 13-14, Hà Nội.

  1. Bộ Y tế (2009), Báo cáo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, số 213/BC-BYT ngày 30/3/2009, Hà Nội.

  1. Bộ Y tế (2011), Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2009, Hà Nội.

  1. Chính phủ (2007), Quyết định 149/2007/QĐ-TTg ngày10/9/2007 ”Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia 2006 – 2010”

  1. Bộ Y tế (2001), Quyết định số 883/2001/QĐ-BYT về Ban hành Thường quy kỹ thuật xác định phẩm màu dùng trong thực phẩm.

  1. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 343/2006/QĐ-BYT về việc cho phép lưu hành 12 bộ Kit kiểm tra nhanh ATVSTP.

  1. Trần Đình Bình, Đinh Văn Nam, Nguyễn Bá Trí (2006), "Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của người nội trợ về an toàn thực phẩm tại một số phường của Thành phố Huế", Tạp chí Y học thực hành số 568/2007, tr. 760-766.

  1. Chính phủ (1999), Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg về việc “Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

  1. Cục An toàn thực phẩm (2009), Báo cáo giao ban trực tuyến 63 tỉnh, thành về công tác kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP, Hà Nội.

  1. Cục An toàn thực phẩm (2011), Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

  1. Cục Thú y-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Báo cáo về an toàn thực phẩm, số 166TY/CV ngày 16/2/2004, Hà Nội.

  1. Nguyễn Thu Ngọc Diệp và cộng sự (2008), "Đánh giá thực trạng sử dụng hàn the, formol, chất tẩy trắng, phẩm màu trong thực phẩm tại các chợ bán lẻ trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2008", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội.

  1. Trần Đáng (2007), An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 509- 21.

  1. Trần Đáng (2007), Thực trạng và giải pháp ATVSTP, Hội thảo An toàn thực phẩm năm 2007, Hà Nội.

  1. Hà Thị Anh Đào(2001), Nghiên cứu cải thiện tình trạng vệ sinh thực phẩm thông qua giáo dục kiến thức cho người làm dịch vụ thức ăn đường phố, Luận án Tiến sỹ Y học, tr. 87- 92.

  1. Hà Thị Anh Đào, Vũ Thị Hồi, Trần Quang Thủy và cộng sự (2005), "Tình hình ô nhiễm hóa học ở một số thực phẩm thông dụng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 3- 2005, Cục An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 252-257.

  1. Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Ánh Tuyết và cộng sự (2007), "Thực trạng ATVSTP tại các cơ sở chế biến thực phẩm thức ăn đường phố tại Huyện Gia Lâm, Hà Nội", Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ IV, 2007, Cục An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 108-113.

  1. Hoàng Thị Điển, Nông Văn Ngọ (2005), "Bước đầu đánh giá tình hình an toàn thực phẩm tỉnh Tuyên Quang qua 5 năm kiểm nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng", Kỷ yếu Hội nghị khoa học an toàn thực phẩm lần thứ 3 - 2005, tr. 57-59.

  1. Trương Đình Định và cộng sự (2009), "Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng chất phụ gia bảo quản thực phẩm và đề xuất những quản lý tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 332- 39

  1. Lê Văn Giang (2006), “Đánh giá tình hình thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể huyện Gia Lâm sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp truyền thông”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 91-7

  1. Lê Sơn Hà và cộng sự (2008), “Khảo sát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên rau quả tươi và chè năm 2008”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 271- 7

  1. Đào Thị Hà và cộng sự (2005), "Đánh giá tình hình sử dụng hàn the ở Vũng Tàu", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 129-35

  1. Lê Thanh Hải và cộng sự (2005), "Nghiên cứu tình hình sử dụng hàn the tại thành phố Hồ Chí Minh", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, .

  1. Nguyễn Thanh Trúc Hằng (2009), Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện mô hình xã, phường điểm đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại Huyện Long Thành, Đồng Nai 2006-2008. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009,tr 40- 7

  1. Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Thị Tuyến, Nguyễn Trọng Hùng, Nguyễn Khắc Từ (2005), "Khảo sát tình hình sử dụng hàn the trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Bắc Ninh từ tháng 11/2002 - 8/2003", Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ 3.2005, Cục An toàn thực phẩm- Bộ y tế, Nhà xuất bản Y học, tr. 170- 176 .

  1. Trần Thị Hạnh và cộng sự (2009), “Tỉ lệ lưu hành của các Serotype Samonella phân lập từ thân thịt lợn, gà tại một số cơ sở giết mổ khu vực phía Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội,tr 253- 61

  1. Lê Thị Hồng Hảo (2010), “Sử dụng chất bảo quản, phẩm màu trong thực phẩm 2 năm gần đây - Thực trạng & giải pháp”, Báo Thực phẩm và Sức khỏe online.

  1. Đỗ Thị Hòa (2004), “Bệnh do thực phẩm và ngộ độc thực phẩm”, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr 253 – 83.

  1. Lê Thị Hợp (2010), “Những tiếp cận mới về dinh dưỡng và sức khỏe”, Y học dự phòng và y tế công cộng, thực trạng và định hướng ở Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học,tr 89- 97

  1. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), “Một số vấn đề liên quan đến công tác nhập lậu thực phẩm qua biên giới”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 31 – 38

  1. Đoàn Thị Hường và cộng sự (2008), “Đánh giá tình trạng ô nhiễm hóa học trong một số loại rau bán ở cửa hàng rau sạch và thực phẩm khác trên địa bàn Hà Nội năm 2008”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 158 – 63

  1. Nguyễn Công Khẩn (2009), “Đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam- Các thách thức và triển vọng”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội,tr 11- 26

  1. Nguyễn Công Khẩn (2011), “Chiến lược an toàn thực phẩm tại Việt Nam”, Y học dự phòng và y tế công cộng, thực trạng và định hướng ở Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học,tr 527 – 40

  1. Nguyễn Tuấn Khanh và cộng sự (2008), “Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở trong đất và rau tại tỉnh Bắc Ninh”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội, , tr 170 – 75

  1. Hà Huy Khôi và cộng sự (2004), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 353-355.

  1. Hà Huy Khôi (1997) ”Phương pháp dịc tể học dinh dưởng”, Nhà xuất bản y hoc, tr 5-15; tr 32-57

  1. Phạm Thị Kim (2009), "Xã hội hóa các hoạt động đảm bảo ATVSTP", Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ 5/2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 95-98.

  1. Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức, Hà Thị Anh Đào (2002), An toàn thực phẩm-Sức khỏe, đời sống và kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 10-35.

  1. Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức (1997), “Thực trạng an toàn thực phẩm và kiến nghị”, Tình hình dinh dưỡng và chiến lược hành động ở Việt Nam, Công trình Hội nghị khoa học tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia 10/1996, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 43- 47.

  1. Bùi Ngọc Lân (2005), “Nghiên cứu thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại các phường nội thành thành phố Quy Nhơn”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học,tr 114 – 22

  1. Nguyễn Chí Linh (2007), Bài giảng phụ gia thực phẩm, Trường Cao đẳng Công cộng Kiên Giang.

  1. Nguyễn Hùng Long và cộng sự (2007), “Đặc điểm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm năm 2007”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 135 – 44

  1. Trần Thị Mai (2007), “Thực trạng thức ăn đường phố và kiến thức, thực hành của người tiêu dùng tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2007”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 367 – 74

  1. Lý Thành Minh và cộng sự (2006), “Khảo sát sự ô nhiễm vi sinh vật bàn tay người bán thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre năm 2006”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 219-23.

  1. Nguyễn Hải Nam (2010), Nghiên cứu thực trạng kiến thức thái độ thực hành về ATVSTP của người tiêu dùng tại 10 tỉnh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân y, tr. 44- 48.

  1. Trần Việt Nga (2007), "Thực trạng điều kiện vệ sinh và kiến thức thực hành ATVSTP của người chế biến trong các bếp ăn tập thể của các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2007", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 337 – 44

  1. Trịnh Bảo Ngọc và cộng sự (2009), "Thực trạng ô nhiễm thủy sản được nuôi ở một số ao hồ Hà Nội", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội.tr128 – 34

  1. Lê Hoàng Ninh (2009), Các bệnh lây truyền từ thực phẩm: Lâm sàng dịch tể học điều tra bùng phát dịch, Nhà xuất bản Y học, tr 1- 10.

  1. Trần Thị Oanh, Lê Văn Bảo, Hoàng Hải và cộng sự (2009), Đánh giá kiến thức về ATVSTP của 4 nhóm đối tượng tại các vùng sinh thái của Việt nam, Đề tài NCKH cấp Bộ Y tế.

  1. Nguyễn Thanh Phong và cộng sự (2006), “Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm của bốn nhóm đối tượng tại một số đô thị phía Bắc”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, , tr 380 – 93.

  1. Nguyễn Lan Phương và cộng sự (2008), “Thực trạng ô nhiễm vi sinh vật vào chế biến thực phẩm thủy hải sản đông lạnh và chế biến sẵn trên địa bàn Hà Nội năm 2006-2008”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội,tr 176 – 83.

  1. Trần Huy Quang và cộng sự (2007), “Khảo sát tình hình ô nhiễm thức ăn đường phố và yếu tố liên quan tại thành phố Thanh Hóa”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 197 – 203

  1. Đào Tố Quyên và cộng sự (2005), “Đánh giá một số chỉ tiêu an toàn vệ sinh của thịt lợn tại thị trường Hà Nội năm 2005”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 257 – 64

  1. Hoàng Cao Sạ (2011), Thực trạng an toàn thực phẩm và hiệu quả mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng tại một số xã/phường ở Nam Định, Luận án Tiến sỹ Y học.

  1. Sở Y tế Quảng Bình (2008), “Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2008”.

  1. Nguyễn Văn Thể và cộng sự (2008), “Đánh giá kiến thức thực hành của người quản lý, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang năm 2008”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 340 – 46

  1. Nguyễn Duy Thịnh (2004), "Các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm", Bài giảng sử dụng cho học viên cao học ngành công nghiệp thực phẩm. Trường Đại học Bách khoa Hà nội, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm.

  1. Phạm Tiến Thọ và cộng sự (2007), “Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm chế biến sản xuất tại các chợ trung tâm thành phố Thái Nguyên”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội,tr 121 – 27

  1. Phẩm Minh Thu và cộng sự (2006), "Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn kháng sinh trong thịt gà tại một số điểm giết mổ ở thành phố Hồ Chí Minh", Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 230- 35

  1. Nguyễn Đức Thụ (2006), Thực trạng sử dụng hàn the và phẩm màu trong một số sản phẩm thức ăn truyền thống tại thị xã Hà Đông, Sơn Tây và giải pháp can thiệp.Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tể , năm 2006

  1. Tổng cục Thống kê (2008), Báo cáo kinh tế- xã hội năm 2008, Hà Nội.

  1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định (2004), Báo cáo tình hình an toàn thực phẩm, số 271/VSTP-YTDP ngày 16/2/2004.

  1. Bùi Duy Tường và cộng sự (2007), “Tỷ lệ thực phẩm có chứa hàn the và một số yếu tố liên quan tại các chợ huyện, thị tỉnh Tây Ninh năm 2007”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 212 – 20.

  1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, 225/BC-UBTVQH, Hà Nội.

  1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Luật An toàn thực phẩm, số 55/2010/QH12.



Tiếng Anh


  1. Anon (1997), Aspartame ‘may cause brain tumours’. The Food Magazine 36: 5.

  1. AOAC (1997), “Color Additives”, Official Methods of Analysis of AOAC International, 16th Edition 1997, United States of America, Volume II, Chapter 46, pp. 1-25.

  1. Bateman B et al. (2004), The effects of a double blind, placebo controlled, artificial food colourings and benzoate preservative challenge on hyperactivity in a general population sample of preschool children, Archives of Disease in Childhood, 2004, 89, 506-11.

  1. Black R.E, Lanata C.F. (1995), “Epidepiology of diarrhoeal diseases in developing countries”, In Blazer M.J,  Smith P.D, Ravdin J.I, Greenberg H.B, Guerrant R.L, infection of the gastrointestinal tract, New York, Raven Press, pp. 13-36.

  1. Bui Thi Mai Huong (2010), ”Antibiotic reistance in Vietnam”, Food safety aspect and threat of public health, Dept.of Food Safety, National Institute of Nutrition, Vietnam.

  1. Commission to the European Parliament and the Council (2007), “The progress of the re-evaluation of Food Additives”, Report. pp 9; 14

  1. Daniel WW (1998), Biostatistic: A foundation for analysis in the Health Sciences 7th ed; John Wiley & Sons, INC.pp 124 – 50.

  1. DeWaal C S, Robert N (2005), “African Region”, Food Safety Around the World, Washington, D.C., pp. 23-29.

  1. DeWaal C S, Robert N (2005), “Central and South American Region”, Food Safety Around the World, Washington, D.C, pp. 46-50.

  1. DeWaal C S, Robert N (2005), “European Region”, Food Safety Around the World, Washington, D.C, pp. 30-44.

  1. DeWaal C S, Robert N (2005), “North American Region”, Food Safety Around the World, Washington, D.C, pp. 53- 65.

  1. DeWaal C S, Robert N (2005), “South East Asian Region”, Food Safety Around the World, Washington, D.C, pp. 14-16.

  1. DeWaal C S, Robert N (2005), “Western Pacific Region Western Pacific Region”, Food Safety Around the World, Washington, D.C, pp. 7-12.

  1. DeWaal C S, Robert N (2005), Food Safety Around the World, Washington, D.C, pp. 1-6.

  1. DeWaal C S, Robert N, (2005), “Eastern Mediterranean Region”, Food Safety Around the World, Washington, D.C, pp. 17- 22.

  1. Doyle M.P. (1993), Reducing food-borne diseases-What are the priorities, Nutrition reviews (51), pp. 346-347.

  1. EFSA (2003), Minutes of the 2nd Plenary meeting of the Scientific Panel on food additives, flavourings, processing aids and materials in contact with food, Brussels.

  1. EFSA (2007), "Opinion of the Scientific Panel on Food Additives, Flavourings, Processing Aids and Materials in Contact with Food on the food colour Red 2G (E128) based on a request from the Commission related to there-evaluation of all permitted food additives", The EFSA Journal, 515, pp 1-28.

  1. Emerton V, Choi E (2008), Essential guide to food additives, Leatherhead Food International Ltd..

  1. Emerton V. (2008), Ingredients Handbook – Food Colours (2nd Edition). Leatherhead Food International.

  1. European Food Safety Authority (2007), Food Additives.

  1. FAO (2000), “Street Food in Asia: Food safety and nutritional aspects”, Report of a Regional Seminar on Feeding Asian Cities in Bangkok, Thailand, pp. 2-4.

  1. FAO/ WHO (1997), Report of the 29th Session of the Codex Committee on Food Additives and Contaminants, Codex Alimentarius Commission, Rome, pp. 5-10.

  1. FAO/WHO (1998), “Food Safety and Globalization of Trade in Food: A Challenge to the Public Health Sector”, Food Safety Issues. WHO/FSF/FOS/97.8 Rev.

  1. FAO/WHO (1999), “Discussion paper on the use of colour in food”, Codex Alimentarius Commision 32 th session, Beijing, China, pp. 59-64.

  1. FAO/WHO (2003), “Assuring Food Safety and Quality: Guidelines for Strengthening National Food Control System”, FAO Food and Nutrition Paper No. 76. Rome.

  1. FAO/WHO (2003), “Food Hygiene Basic Texts”, Joint FAO/WHO Food Standards Programme, Rome.

  1. FAO/WHO (2004), "Regional Conference on Food safety for Asia and Pacific", Prevention and management system for food poinsion.

  1. FAO/WHO (2004), “Report of the Fifteenth Session of the Codex Committee on Residues of Veterinary Drugs in Foods”, Washington D.C., USA, 26-29 October 2004.

  1. FAO/WHO (2005), “Report of the Fourteenth Session of the Codex Committee on Food Import and Export Inspection and Certification `Systems”, Melbourne, Australia, 28-2 December 2005.

  1. Havelaar A H, Brul S, de Jong A, de Jonge R, Zwietering M H, ter Kuile B H (2009 ), Future challenges to microbial food safety.

  1. Hislop N, Shaw K ( 2009) "Food safety knowledge retention study £, J Food Prot, 72 (2) :431-5

  1. Hobbc B.C, Roberts D. (1992), Food poisoning and food hygiene, A division of Hodder and Stoughton London, pp. 12-15.

  1. J. Steve Crossley and Yasmine Motarjemi (2011), Food safety management tools, WHO express, pp 12-22.

  1. Lawrence WG, Krreuter MW (2000), "Health Promotion Planning- An Educational and Environmental Approach"pp 125-88

  1. Lynch RA, Elledge BL, Griffith CC, Boatright DT (2003), ''A comparision of food safety knowledge among restaurant managers, by source of training and experience, in Oklahoma County, Oklahoma'', J Environ Health, Sep, 66 (2):9-14, 26.

  1. Malhotra R, Lal P, Prakash SK, Duga M.K., Kishore J (2008), "Evaluation of a Health Education Intervention on Knowledge and Attitudes of food handler working in a medical College in Delhi, India@, Asia Pact J Public Health, Volume 20, Issue 4, pp. 277-86.

  1. Marler Clark (2011), Foodborne Illness, Seattle, WA. http://www.prweb.com/releases/2011/7/prweb8645553.htm

  1. McCann D et al. (2007), Food additives and hyperactive behaviour in 3-year old and 8/9-year-old children in the community: a randomised, doubleblinded, placebo-controlled trial. The Lancet, 2007, 370, 1560-7.

  1. Nagaraja T.N.(1993), Efects of chronic consumption of Metanil Yelow by developing and adult rats on brain regional levels of noradrenalin, dopamine and serotonine on acetylcholine esterase activity and on oprand conditioning, National Institute of Mental Health and Neuro Science Bangalore, India, pp. 41-44.

  1. Oriss G.D. (2002), “Food Safety Capacity Building”, GF 01/5, First FAO/WHO Global Forum on Food Safety Regulators, held in Marrakesh, Morocco, 28-30 January 2002.

  1. Report from the Commission to the European Parliament and the Council on the progress of the re-evaluation of Food Additives (July 2007).

  1. Sadiqa Tahera Khanam, Research methodology, Basic concepts, Author publication 2nd 1998.

  1. Strecher VJ, Rosenstock IM (1996), The Health Belief Model in Karen Glanz, Health behavior and Health education .Jossey-Bass Publishers. San Francisco, California . 2 nd edi, pp. 41-55.

  1. Todd E.C.D. (1996), “Worldwide surveillance of food-borne diseases: the need to improve”, Journal of food protection (59). pp. 82-89.

  1. Toh PS, Birchenough A (2007) "Food safety knowledge and attitudes: culture and enviromment impact on hawkers in Malaysia- Knowledge and attitudes are key atributes of concern inhawker food handling practices and outbreaks of food poisoning and their prevention", Food control, Volume 11, Issue 6, pp. 447-452.

  1. UNCTAD/WTO. (2004), Challenges for Developing Countries. Influencing and Meeting International Standards. Volume One – Standards and Quality Management. International Trade Centre. Geneva: UNCTAD/WTO Commonwealth Secretariat.

  1. WHO (1999), “Food Safety – An Essential Public Health Issue for the New Millenium”(WHO/SDE/PHE/FOS/99.4), Food Safety: An Essential Public Health Issue for the New Millenium, pp. 7.

  1. WHO (2002), “WHO Global Strategy for Food Safety”, (ISBN 92 4 154574 7), “WHO Global Strategy for Food Safety, pp. 5.

  1. WHO (2004), “Food Safety in Developing Countries-Building Capacity”, Weekly Epidemiological Record 18,79: 173-180.

  1. WHO/ UNICEF, Management of the child with a serve infection or serve malnutrition. Guideline for care at first referral level in developing country. Geneva . WHO . 2000. pp. 29-39.

  1. WHO/SEARO, (2008), ''Nutrition and Food Safety in the South-East Asia Region'', Report and Documentation of the Technical Discussions, New Delhi.


Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương