A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN


II. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường ở xã



tải về 2.2 Mb.
trang9/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22

II. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường ở xã

Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật sống trên trái đất, vì vậy Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về môi trường. Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan, hiện nay chúng ta đã có hệ thống quản lý môi trường thống nhất đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước thống nhất quản lý nhà nước về môi trường trong cả nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường được nhà nước giao nhiệm vụ tham mưu, trình Chính phủ các dự án, các chiến lược, các quy hoạch và kế hoạch… trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; đồng thời phối hợp các bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố quản lý tài nguyên và môi trường theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta ở cấp trung ương có Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ liên quan; cấp tỉnh, thành phố có Sở Tài nguyên và môi trường; cấp quận, huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường; cấp xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính. Có thể mô tả hệ thống tổ chức và quản lý môi trường ở địa phương bằng sơ đồ 1.



Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở địa phương

UBND


tỉnh, thành phố

Các sở có liên UBND

quan Sở TN&MT quận, huyện

UBND


Phòng TN&MT xã, phường

Cán bộ địa chính Hợp tác xã,

làng nghề
Ghi chú:

Mối quan hệ tương hỗ

Mối quan hệ chuyên môn (chỉ đạo về chuyên môn).

Mối quan hệ hành chính và chỉ đạo trực tiếp.

Như vậy, hệ thống tổ chức về bảo vệ môi trường là một hệ thống đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về môi trường rất phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, rộng, cán bộ tinh thông nghiệp vụ. Vì vậy, trong mỗi ngành, lĩnh vực có những hình thức quản lý và các văn bản pháp luật khác nhau hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc quản lý nhà nước về môi trường trong phạm vi cả nước. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở xã bao gồm các nội dung sau:

1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

a) Tham gia báo cáo đánh giá tác động môi trường và kết quả thực hiện của dự án:

Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của chủ dự án về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại trong thời hạn chậm nhất là mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn của chủ dự án.

Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tổ chức tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức nơi chịu tác động trực tiếp của dự án.

b) Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án thuộc đối tượng phải lập. Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một xã, không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư ( báo cáo nghiên cứu khả thi).

- Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một xã, không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.

Trường hợp bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi chủ dự án, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện mỗi nơi một bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký.

c) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường

- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.

- Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải.

- Quản lý hoạt động của thôn, làng, bản và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.



d) Bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường. Căn cứ nhu cầu công việc, đặc điểm bảo vệ môi trường trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường của công chức Địa chính - Xây dựng.



e) Thu, nộp, sử dụng và quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm xác định và thu phí đối với các tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn.

f) Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.

Trong trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra.



2. Tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường theo thẩm quyền

a) Trong bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên

Ủy ban nhân dân xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển cảnh quan thiên nhiên theo quy định của luật bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.



b) Trách nhiệm trong bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên

Ủy ban nhân dân xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.



c) Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và nơi công cộng

Ủy ban nhân dân xã, đơn vị quản lý trật tự công cộng được áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm quy định về bảo vệ môi trường như: Công trình xây dựng trong khu dân cư không có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép; vận chuyển vật liệu xây dựng không được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác không được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

d) Tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả trên địa bàn địa phương.

3. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

- Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, bản và gia đình văn hóa.

- Triển khai thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể về giữ gìn vệ sinh môi trường đối với các khu dân cư, hộ gia đình và các hoạt động bảo vệ môi trường nơi công cộng trên địa bàn.

- Thống kê, lưu trữ, công bố và cung cấp số liệu về môi trường tại địa phương nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường và có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường.

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm công khai thông tin, số liệu về môi trường trên địa bàn do mình quản lý. Hình thức công khai thông tin, dữ liệu về môi trường được quy định như sau: Phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí, đài phát thanh của xã, báo cáo trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân xã, thông báo trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân dân xã.



  1. Giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân. Nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải.

+ Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

+ Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.

+ Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người.

+ Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.

- Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải.

- Quản lý hoạt động của thôn, làng, bản và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Thực hiện việc đăng ký và kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

- Phạt cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

- Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

- Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.

- Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

- Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường.

- Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Năm 1992, Uỷ ban nhân dân xã X quyết định giao đất ở trong thôn cho ông A; năm 1994, Uỷ ban nhân dân xã X giao đất ở trong thôn cho ông B; năm 2005, ông C được Uỷ ban nhân dân xã X giao đất ở trong thôn.

Nay cả 03 ông xin cấp Giấy chứng nhận, xin cho biết trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã trong trường hợp này?

Tình huống 2:

Năm 1992, hộ ông A được Uỷ ban nhân dân huyện giao 500 m2 đất ở. Đến năm 2001, hộ ông A được cấp GCNQSDĐ, theo hạn mức của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định hộ ông A được cấp giấy chứng nhận 300 m2 đất ở, còn là đất vườn. Năm 2006, Nhà nước thu hồi toàn bộ 500 m2 đất của hộ ông A để làm công viên. Việc bồi thường về đất cho ông A được thực hiện như thế nào?



Tình huống 3:

Giải quyết kiến nghị của người dân đối với việc đầu tư dự án xây dựng nhà máy chế biến bột cá.

Trên địa bàn thôn A thuộc xã B, huyện C có 03 Công ty, cơ sở, gồm:

- Công ty chế biến thủy sản đông lạnh BT.

- Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ HN.

- Công ty sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm.

Từ lâu cả ba công ty, cơ sở nói trên có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải chưa qua xử lý, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng mà lượng nước thải, khí thải, bụi quá lớn còn làm hỏng một số diện tích canh tác lúa nước của bà con xung quanh đó.

Người dân trong xã, đặc biệt là người dân thôn A rất bất bình về vấn đề này, nhưng trong khi vấn đề ô nhiễm do 03 công ty, cơ sở đang tồn tại còn chưa giải quyết được thì dân trong thôn lại biết tin sắp có dự án xây dựng thêm một nhà máy sản xuất chế biến bột cá nữa tại đây với quy mô, công suất thuộc Danh mục phải lập, trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động theo quy định của pháp luật. Trước thông tin này, người dân trong thôn đã có văn bản kiến nghị gửi Uỷ ban nhân dân xã B về việc không tán thành chủ trương tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến bột cá, đồng thời yêu cầu phải có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nặng nề tới đời sống sinh hoạt của bà con. Kiến nghị này của người dân thôn A cần được giải quyết như thế nào và Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã B đối với kiến nghị này như thế nào?



TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật Tài nguyên nước năm 1998.

- Luật Đất đai năm 2003.

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

- Luật Khoáng sản năm 2010.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.



- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 123 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.

- Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ ngày 15/7/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương.

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

- Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.



- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Giáo trình Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Học viện Hành chính quốc gia, 2002.



Chuyên đề 9:

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI
I. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa ở xã

Có nhiều định nghĩa với những góc độ tiếp cận về văn hóa khác nhau nhưng trong phạm vi nếp sống, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng. Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thế giới đưa ra khái niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”4.

Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa phải dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, Nhà nước xây dựng một hệ thống chính sách, pháp luật để điều chỉnh hoạt động văn hóa trên phạm vi cả nước.



1. Quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa

- Phương hướng: Trong các văn kiện, nghị quyết chuyên đề của Đảng sau đại hội XIII, IX, X, XI đều thống nhất xác định phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là: Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Đây là phương hướng cơ bản để từ đó Đảng ta đề ra tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp trong xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta trong các giai đoạn phát triển.

- Những tư tưởng chỉ đạo

Để thực hiện phương hướng trên, trong xây dựng và phát triển văn hóa, trong nhiều văn kiện, nghị quyết Đảng ta đã đề ra các tư tưởng chỉ đạo cơ bản. Nghị quyết trung ương IV khóa VII đã đề ra các quan điểm cơ bản đến nghị quyết trung ương V khóa VIII tiếp tục khẳng định và đề ra những quan điểm chỉ đạo cơ bản là:

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bốn là, Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Năm là, Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Kế thừa những tư tưởng của cương lĩnh năm 1991, các văn kiện, nghị quyết, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đề ra định hướng lớn về phát triển văn hóa: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.5

2. Quản lý nhà nước về văn hóa ở xã

Quản lý Nhà nước về văn hóa là việc thông qua những giải pháp về pháp luật, thể chế, chính sách, kế hoạch của Nhà nước để quản lý các giá trị vật chất và tinh thần; Quản lý những hoạt động văn hóa để tạo thành những giá trị văn hóa mới và quản lý con người – sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo – nhằm đưa văn hóa phát triển đúng hướng theo đường lối chủ trương của Đảng, mặt khác đảm bảo cho quyền tự do dân chủ trong hoạt động và sáng tạo văn hóa, xác lập vai trò của văn hóa trong sự đi lên của dân tộc.

Nói một cách cụ thể thì quản lý lĩnh vực văn hóa là sự tác động có định hướng, đảm bảo cho các hoạt động văn hóa thông tin thể dục thể thao ở cơ sở phát triển lành mạnh, làm cho các chương trình, kế hoạch công tác đặt ra được thực hiện tốt nhất.

Hoạt động văn hóa ở cơ sở vô cùng phong phú và đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là: Hoạt động thông tin tuyên truyền; hoạt động câu lạc bộ, hoạt động thư viện, đọc sách báo; hoạt động giáo dục truyền thống; hoạt động văn nghệ quần chúng; hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

Bản chất của việc quản lý Nhà nước về văn hóa ở xã là việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là để hình thành một nếp sống lành mạnh, tốt đẹp, văn minh, vừa để đáp ứng những nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân, chẳng hạn như: phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, văn hóa lễ hội dân gian, ... Mặt khác, có đời sống văn hóa tốt đẹp cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế và làm cơ sở để chống và xóa bỏ những hiện tượng đi ngược lại những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Quản lý Nhà nước về văn hóa ở xã cần quan tâm tới các nội dung sau:



* Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao

Phụ trách công tác văn hóa thông tin thể dục thể thao ở xã do cán bộ văn hóa – xã hội đảm nhiệm. Tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương có thể giao nhiệm vụ này cho một cán bộ trong số cán bộ chuyên môn của xã đã được Chính phủ quy định hoặc các cộng tác viên để giúp Ủy ban nhân dân xã điều hành công tác văn hóa thông tin thể dục thể thao của xã.

Mỗi xã thành lập một ban văn thể và các tổ, đội thông tin, văn nghệ làm nòng cốt cho phong trào xây dựng đời sống xã hội ở cơ sở. Toàn bộ các hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao của xã đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã.

* Nhiệm vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao

- Chỉ đạo phong trào xây dựng bản làng văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở và các phong trào khác.

- Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở: nhà văn hóa, tủ sách thư viện…

- Tổ chức quản lý các hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động và quảng cáo và các hoạt động diễn ra tại địa phương.

- Tổ chức hướng dẫn hoạt động các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn nghệ quần chúng, thực hiện quy chế về lễ cưới, lễ tang, theo nếp sống mới, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa…

- Ngăn chặn sự truyền bá các loại văn hóa phẩm độc hại, bài trừ mê tín, hủ tục; phòng chống các tệ nạn xã hội, phát động phong trào giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, chữa bệnh bằng phương pháp khoa học.

- Đấu tranh với những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

- Quản lý và phát động các hoạt động thể dục thể thao và các hình thức rèn luyện sức khỏe khác.

- Uỷ ban nhân dân xã giám sát và tham gia cấp giấy phép cho những người hoạt động văn hóa tư nhân, các lớp dạy văn hóa, dạy nghề theo đúng quy định của Nhà nước.

- Uỷ ban nhân dân xã kiểm tra, giám sát và xử phạt theo Pháp lệnh xử phạt hành chính và nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa.

Với sự chỉ đạo, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng văn hóa huyện, quận, thị xã, công tác văn hóa trên địa bàn cơ sở cần hướng vào cả việc xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động văn hóa thông tin một cách thiết thực, phù hợp, đồng thời có biện pháp tổ chức thực hiện tích cực, những nhiệm vụ đề ra đi đôi với quản lý và khai thác tốt cơ sở vật chất và các phương tiện hoạt động, kịp thời phục vụ những nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân.



* Chỉ đạo xây dựng làng bản văn hóa, nhà văn hóa

Căn cứ theo quy chế công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa” ngày 23/06/2006 theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ban hành thì việc xây dựng làng, bản văn hóa, gia đình văn hóa phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Nội dung tiêu chuẩn gia đình văn hóa theo quy định tại Điều 29 Luật Thi đua, khen thưởng.

Danh hiệu “Gia đình văn hóa” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã công nhận

- Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Làng văn hóa” đối với vùng đồng bằng (cận đô thị) thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi đua, khen thưởng.

Việc xây dựng làng văn hóa luôn gắn với việc xây dựng các hương ước, quy ước văn hóa. Hương ước, quy ước là những điều do dân làng tự xây dựng nên nhằm điều chỉnh những quan hệ cộng đồng và cùng tự giác thực hiện. Hương ước, quy ước phù hợp với pháp luật hiện hành và phải có sự thẩm định của ngành văn hóa và tư pháp cấp huyện, thị, thành phố.

Văn hóa giao tiếp, nếp sống và trật tự vệ sinh công cộng cũng là yêu cầu bức xúc, đòi hỏi phải giải quyết. Cần khắc phục sự mất trật tự, thiếu ý thức vệ sinh chung của người đô thị. Trong thời kỳ hội nhập và mở cửa cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

Đối với các khu công nghiệp tập trung có thể tổ chức các cụm văn hóa thể thao với sự điều hành của hội đồng tự quản.



* Hoàn thiện phương pháp công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

- Phương pháp công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là cách thức làm công tác văn hóa thông tin ở cơ sở bao gồm một số nội dung sau:

+ Thực hiện xã hội hóa các phong trào xây dựng văn hóa, đa dạng hoá về hình thức tổ chức và đảm bảo thiết thực về nội dung hoạt động.

+ Chỉ đạo điều tra, đánh giá tình hình, thực trạng nắm nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, căn cứ để có biện pháp giải quyết đúng đắn và tìm cách đáp ứng phù hợp với tinh thần chủ động, tích cực.

+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa tạo phong trào trong nhân dân.

+ Chủ động liên kết phối hợp với các ngành, các cơ quan, các tổ chức, các tổ chức và nhân dân trên địa bàn để huy động, khai thác các nguồn lực để thúc đẩy hoạt động.

+ Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động ngắn hạn, và dài hạn cho hoạt động ở địa phương.

- Để nâng cao hoạt động văn hóa thông tin thể dục thể thao ở xã, cần lưu ý:

+ Phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước cùng với bám sát tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, trước hết là nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn; phát huy năng lực quản lý điều hành; đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện; bám sát cơ sở, phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân ở địa phương.

+ Có chính sách đầu tư hợp lý, đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết cho hoạt động.

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huy động nhiều nguồn lực cho việc phát triển và hoạt động của các thiết chế văn hóa thông tin ở cơ sở.



Каталог: Uploads -> Tai lieu
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương