A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN


III. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo



tải về 2.2 Mb.
trang22/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

III. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Quy trình giải quyết khiếu nại

a) Nhận thức chung về quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính

- Thực hiện theo quy trình là biện pháp bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại hành chính được chính xác khách quan

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiêp vụ giải quyết khiếu nại hành chính còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành hệ thống lý luận về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.

- Việc tuân thủ quy trình giải quyết khiếu nại hành chính góp phần kiểm soát được quá trình giải quyết vụ việc.



b) Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính

- Nguyên tắc 1: Giải quyết khiếu nại hành chính phải tuân theo pháp luật

+ Thứ nhất: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính phải tuân theo thủ tục, trình tự, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định.

+ Thứ hai: giải quyết khiếu nại hành chính phải căn cứ vào chính sách, pháp luật, các quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Thứ ba: không một cơ quan, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, trả thù, trù dập, kích động người khiếu nại.

+ Thứ tư: công dân, cơ quan, tổ chức phải chấp hành đầy đủ quyết định khiếu nại đã có hiệu lực.



- Nguyên tắc 2: Giải quyết khiếu nại phải đảmn bảo tính công bằng, dân chủ.

- Nguyên tắc 3: Giải quyết khiếu nại hành chính thể hiện bằng văn bản.

c) Phương châm chủ yếu trong giải quyết khiếu nại hành chính

- Phương châm 1: Kịp thời, khách quan, toàn diện.



- Phương châm 2: Quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể.

- Phương châm 3: Thận trọng, trách nhiệm, cầu thị.



d) Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn..

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.

- Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình.



e) Qui trình các bước giải quyết khiếu nại hành chính

Sau khi xác định thẩm quyền và các điều kiện khiếu nại thoả mãn để thụ lý giải quyết. Việc giải quyết khiếu nại hành chính thực hiện theo quy trình các bước như sau:


QUY TRÌNH

CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI


Bước 1

Chuẩn bị giải quyết

Bước 2

Thẩm tra, xác minh


Bước 3

Ra quyết định và

công bố quyết định


Bước 4

Thi hành,

hoàn chỉnh hồ sơ




Bước 1: Chuẩn bị giải quyết

Nghiên cứu ban đầu vụ việc khiếu nại



Bước 2: Thẩm tra xác minh


Bước 3: Ra quyết định và công bố quyết định


Bước 4: Thi hành và hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ


2. Quy trình giải quyết tố cáo

a) Nguyên tắc giải quyết tố cáo:

- Nguyên tắc 1: Giải quyết kịp thời đúng pháp luật.

- Nguyên tắc 2: Bảo đảm tính khách quan và chính xác.

- Nguyên tắc 3: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật.



b) Thẩm quyền giải quyết tố cáo

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.



c) Quy trình giải quyết tố cáo

Các bước giải quyết tố cáo gồm:

- Chuẩn bị giải quyết.

- Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thụ lý để giải quyết.

- Tiến hành thẩm tra, xác minh.

- Kiểm tra tài liệu, chứng cứ hồ sơ đối chiếu với các chế độ, chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước.

- Dự thảo và hoàn chỉnh kết luận thanh tra, xác minh.

- Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luân về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý theo thẩm quyền.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Anh Phạm Văn T là cán Uỷ ban nhân dân xã X, khi say rượu đã mở máy vi tính để chơi Game trong giờ làm việc nhưng do xỉn quá nên ngủ quên, không tắt nguồn điện. Trời mưa, sấm chớp làm hư máy vi tính mà anh T sử dụng, Uỷ ban nhân dân xã X phải sữa chữa hết 1 triệu đồng. Sau đó Uỷ ban nhân dân xã X đã họp quyết định kỷ luật cảnh cáo công chức Phạm Văn T vì đây là lần thứ 2 anh vi phạm (lần 1 bị khiển trách). Anh T khiếu nại quyết định kỷ luật, cho rằng Uỷ ban nhân dân xã X xử lý như thế là không đúng.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X sẽ giải quyết khiếu nại của anh T như thế nào?

Tình huống 2:

Buổi sáng đi chợ, chị H hỏi chị M

- Chuyện chị khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc đăng ký khai sinh quá hạn cho con chị của Uỷ ban nhân dân xã giải quyết đến đâu rồi?

- Sau khi được Uỷ ban nhân dân xã mời ra đối thoại, trao đổi mấy lần, tôi thấy họ giải quyết cũng có tình có lý nên đang định ra rút lại đơn đây – chị M. trả lời.

- Chị không được rút đơn đâu, luật quy định là nếu xã không giải quyết đơn khiếu nại, chị tiếp tục khiếu nại lên huyện hoặc ra tòa án – chị H. mách nước.

Theo anh (chị), chị H. nói như vậy đúng hay sai? Vì sao?



Tình huống 3:

Năm 2007, anh D và chị G kết hôn với nhau và sinh cháu A vào ngày 1/1/2008. Tháng 5/2008 anh D và chị G bị chết trong một vụ tai nạn giao thông.Tháng 6/2008 ông bà nội cháu A đến Uỷ ban nhân dân xã K đăng ký giám hộ cho cháu A. Uỷ ban nhân dân xã K đã ra quyết định công nhận việc giám hộ này. Cũng trong tháng 6, ông bà ngoại cháu A đến Uỷ ban nhân dân xã Q đăng ký giám hộ cho cháu A và cũng được Uỷ ban nhân dân xã Q ra quyết định công nhận. Khi biết ông bà nội của cháu A đã được Uỷ ban nhân dân xã K ra quyết định công nhận giám hộ thì ông bà ngoại cháu A có đơn gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã K để khiếu nại việc Uỷ ban nhân dân xã K đã ra quyết định cho phép ông bà nội của cháu A được giám hộ cho cháu A.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã K sẽ giải quyết khiếu nại của ông bà ngoại cháu A như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.



- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

- Thanh tra thành phố Hà Nội, Các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản Lao Động, 2008.


Chuyên đề 22:

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI XÃ
I. Khái niệm, ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai ở xã

1. Khái niệm

Để làm rõ khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai, chúng ta cần tìm hiểu tranh chấp là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thì tranh chấp nói chung được hiểu là: “Tranh giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào”. Có rất nhiều mâu thuẫn, xung đột tranh giành giữa các chủ thể với nhau phát sinh trong đời sống xã hội, đó chính là những tranh chấp.

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng tranh chấp nhau về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt về đất đai trong đời sống xã hội. Tuỳ thuộc vào chế độ sở hữu đất đai ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau mà tranh chấp đất đai giữa các chủ thể cũng khác nhau. Trong chế độ sở hữu về đất đai của chúng ta hiện nay, nhà nước là người đại diện cho nhân dân thực hiện quyền sở hữu về đất đai. Trước khi Luật Đất đai được sửa đổi năm 2003, các tranh chấp về đất đai và phương thức, cách thức giải quyết các tranh chấp về đất đai cũng được pháp luật qui định thành văn bản. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai cũng được giao cho từng cơ quan rất cụ thể: Cơ quan quản lý về đất đai các cấp từ xã đến các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương; ngoài ra còn có cơ quan tiến hành tố tụng tư pháp cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai. Tuy nhiên đến khi ban hành Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung năm 2003, lần đầu tiên khái niệm tranh chấp đất đai được qui định tại Điều 4: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” Theo khái niệm này, đối tượng tranh chấp trong tranh chấp đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhưng trong thực tế thì ngoài việc tranh chấp phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất còn có cả các tranh chấp phát sinh từ các tài sản gắn liền với đất, tranh chấp hợp đồng, giao dịch khác về quyền sử dụng đất, tranh chấp về mục đích sử dụng đất, tranh chấp về địa giới hành chính. Do vậy tranh chấp đất đai được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

Các đặc điểm của tranh chấp đất đai:

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu. Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.

- Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.

- Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể cho nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước.

Tranh chấp đất đai xảy ra tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những qui định của pháp luật về đất đai cũng như những chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách triệt để. Giải quyết tranh chấp đất đai, với ý nghĩa là một nội dung của quản lý Nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại. Đồng thời xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.



2. Các loại tranh chấp đất đai ở xã

a) Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp về đất đai.

Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp về đất đai, tranh chấp đất đai được chia thành 3 loại:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất gồm:

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những nơi có trị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, mốc giới không rõ ràng, nơi có nguồn lâm, thổ sản quí…

+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về gianh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do cả hai bên không xác định được gianh giới với nhau.

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ ly hôn; giữa vợ và chồng.

+ Đòi lại đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng này có các loại như sau:

Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất mà đã được chia, cấp cho người khác.

Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp; người không sản xuất nông nghiệp, người chuyển đi nơi khác nay trở về đòi ruộng đất để ở và sản xuất.

Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ. Dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, cho thuê đất, cho ở nhờ.

Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới có nguyên nhân xuất phát từ việc di dân. Đặc biệt là di dân tự do khi đến nơi ở mới người đi xây dựng vùng kinh tế mới không có đất, chính quyền địa phương sở tại cũng chưa cấp đất cho người dân di cư đến. Dẫn đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất đai, tranh chấp với đồng bào dân tộc sở tại.

- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên vi phạm làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình cũng phát sinh tranh chấp. Hình thức thể hiện của tranh chấp này là như sau:

+ Tranh chấp trong quá trình chủ thể thực hiện hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác.

+ Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc người khác hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

+ Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích sử dụng đất nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang sử dụng đất khiếu kiện việc chuyển mục đích sử dụng đất hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất.



b) Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã

+ Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với tranh chấp về đất đai.

+ Trong trường hợp các bên có tranh chấp không tự thương lượng được với nhau, hòa giải ở cơ sở không thành và có đơn gửi đến Ủy ban nhân dân xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.

- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư mà các bên tranh chấp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ qui định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai.

- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Các bên có tranh chấp đất đai đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải quyết nhưng không nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai của UBND cấp huyện, nếu đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đây là quyết định giải quyết cuối cùng.

+ Tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và môi trường.

Bộ Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã có quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết đó, nếu có đơn đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường giải quyết thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và môi trường và đây là quyết định giải quyết cuối cùng.

- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân các cấp. Các bên tranh chấp đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ qui định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai, đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoà giải nhưng không thành, nếu khởi kiện đến Toà án nhân dân thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân.

3. Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai ở xã

Việc xem xét giải quyết tranh chấp về đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, là biện pháp để pháp luật về đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp về đất đai, mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất. Với ý nghĩa đó thì việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm hại đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra. Đó là công việc có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho pháp luật được thi hành, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.



II. Giải quyết tranh chấp đất đai ở xã

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND xã

Theo qui định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; Luật Đất đai năm 2003 thì UBND xã không có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai nhưng có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Như vậy Uỷ ban nhân dân xã có quyền hoà giải tranh chấp đất đai trên địa bàn xã quản lý.

Nhà nước khuyến khích hòa giải các tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó nhằm hạn chế khiếu kiện phát sinh từ cơ sở. Trong trường hợp các bên tranh chấp không tự thương lượng được với nhau, Tổ hoà giải ở cơ sở tiến hành hoà giải tranh chấp đất đai không thành thì các bên tranh chấp đất đai có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp tiến hành hoà giải đối với hai trường hợp sau:

- Thứ nhất: Đối với đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy tờ qui định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003. Nếu hoà giải không thành thì chuyển cho Toà án nhân dân giải quyết theo thẩm quyền.

- Thứ hai: Đối với đất đai chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy tờ qui định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003. Nếu hoà giải không thành thì chuyển cho Uỷ ban nhân dân cấp trên giải quyết theo thẩm quyền.

Những giấy tờ qui định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai bao gồm:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 10/5/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

+ Gấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được UBND xã xác nhận sử dụng đất, nhà trước ngày 15/10/1993.

+ Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo qui định của pháp luật.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ trên nhưng trên giấy tờ đó ghi tên người khác và kèm theo giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật nay được Uỷ ban nhân xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

+ Các hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.



2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

- Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là người đại diện cho chủ sở hữu. Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong giải quyết tranh chấp đất đai, đòi hỏi khi xem xét giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật đất đai đều phải thực hiện trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân, bảo vệ quyền lợi cho người đại diện chủ sở hữu, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng về ruộng đất. Cần quán triệt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước không thừa nhận đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, hoà giải ở cơ sở trong nội bộ quần chúng nhân dân. Thực hiện nguyên tắc này, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới trong quá trình nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Xét cả mặt lý luận và thực tiễn, lợi ích bao giờ cũng là vấn đề cốt lõi trong hầu hết các quan hệ xã hội. Lợi ích có nguồn gốc xuất phát từ đất đai là một trong những lợi ích có giá trị lớn, quan trọng đối với mọi cá nhân vả tổ chức, các tầng lớp trong xã hội. Nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo thì việc sử dụng đất không thể đạt được hiệu quả mong muốn. Đây là giải pháp thuyết phục khi giải quyết các tranh chấp đất đai. Để bảo vệ một cách tốt nhất những lợi ích của các bên có tranh chấp, trước hết các bên có tranh chấp phải gặp nhau để bàn bạc, thảo luận và thương lượng. Đó cũng là cơ sở quan trọng đảm bảo được quyền tự định đoạt cho các đương sự. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chỉ thụ lý đơn khi các bên có tranh chấp đất đai đã tiến hành qua thủ tục này mà không đạt được sự nhất trí cần thiết.

- Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



3. Các bước giải quyết một vụ việc tranh chấp đất đai ở xã

Thực hiện theo quy định tại Điều 159 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, việc hoà giải tranh chấp đất đai được tiến hành như sau: Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự thương lượng với nhau, nếu không tự thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu cả hai hình thức trên các bên tranh chấp không lựa chọn hoặc đã lựa chọn một trong hai hình thức nhưng kết quả không thành thì ít nhất một trong các bên tranh chấp phải gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Các bước thực hiện việc hoà giải tranh chấp đất đai ở xã cụ thể như sau:

- Bước thứ nhất: Chuẩn bị tổ chức thực hiện việc hoà giải.

Quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ hoà giải tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc tranh chấp đất đai để hiểu và nắm rõ ràng nội dung vụ việc tranh chấp, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn tranh chấp về đất đai; thu thập giấy tờ, tài liệu chứng cứ có liên quan, tìm hiểu vận dụng các qui định của pháp luật hiện hành để đưa ra các phương án giải quyết; dự kiến thành viên tham gia hoà giải; chuẩn bị báo cáo với người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ chủ trì cuộc hoà giải tranh chấp đất đai ở xã; thông báo, triệu tập cho thành viên tham gia hoà giải và các bên tranh chấp đất đai có mặt đầy đủ và đúng thời gian để đảm bảo cuộc hoà giải được thực hiện đúng theo luật định. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân được giao nhiệm vụ chủ trì hoà giải tranh chấp đất đai sau khi nghe báo cáo của cán bộ, công chức tham mưu phải kiểm tra các thông tin do cấp dưới báo cáo và đánh giá tài liệu, chứng cứ, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai để chuẩn bị cho cuộc hoà giải thấu tình đạt lý, đạt được kết quả tốt.

- Bước thứ hai: Thực hiện hoà giải.

Trước khi tiến hành hoà giải tranh chấp về đất đai, cán bộ công chức giúp việc cho Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã kiểm tra các thành viên tham gia hoà giải và các bên tranh chấp đất đai phải có mặt đầy đủ trước khi tiến hành hoà giải ở xã. Khi tiến hành hoà giải tranh chấp về đất đai phải được lập thành biên bản. Biên bản phản ánh đầy đủ những nội dung sau: thời gian và địa điểm tiến hành hoà giải; những người tham gia hoà giải và thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ở xã (nếu có); họ tên, địa chỉ của các bên có tranh chấp về đất đai; tóm tắt nội dung tranh chấp và nguyên nhân phát sinh tranh chấp xẩy ra; ghi đầy đủ diễn biến nội dung của cuộc hoà giải tranh chấp về đất đai bao gồm có ý kiến của các bên tranh chấp về đất đai tham gia hoà giải, ý kiến của hội đồng tư vấn tham gia giải quyết tranh chấp đất đai, ý kiến của những người tham gia hoà giải, kết quả thoả thuận giữa các bên có tranh chấp với nhau (nếu có).

- Bước thứ ba: Kết thúc hoà giải tranh chấp đất đai ở xã.

Sau khi kết thúc hoà giải tất cả các bên có tranh chấp đất đai phải ký vào biên bản hoà giải. Tất cả các thành viên tham gia hoà giải và tất cả thành viên hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có tham gia hoà giải đều phải ký vào biên bản hoà giải. Người chủ trì hoà giải phải xác nhận ghi trong biên bản hoà giải thành hoặc không thành. Biên bản hoà giải được gửi cho các bên tranh chấp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và lưu một bản tại UBND xã nơi hoà giải tranh chấp về đất đai.

+ Chủ tịch UBND xã hoà giải tranh chấp đất đai thành trong trường hợp tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì gửi biên bản hoà giải đến Phòng tài nguyên và Môi trường; Đối với các trường hợp tranh chấp khác thì gửi biên bản đến Sở tài nguyên và Môi trường để điều chỉnh ranh giới, chủ sử dụng đất (nếu có).

+ Chủ tịch UBND xã hoà giải tranh chấp đất đai không thành nếu đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ qui định tại Khoản 1,2,5 Điều 50 luật đất đai năm 2003 thì hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân nơi có đất tranh chấp giải quyết theo thẩm quyền hoặc gửi đơn yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết. Đối với những trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác theo qui định của pháp luật để chứng minh quyền sử dụng đất thì hướng dẫn các bên tranh chấp đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai theo thẩm quyền.

+ Thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã nhận được đơn. Quá thời hạn trên mà người có trách nhiệm tổ chức hòa giải không tiến hành hòa giải thì phải bị xem xét, xử lý kỷ luật.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Ông Trịnh Văn Mạnh và bà Đỗ Thị Dịu có 03 người con là Trịnh Văn Nam, Trịnh Thị Bống và Trịnh Thị Cờ. Năm 1970, ông Trịnh Văn Nam lấy bà Phùng Thị Hò về ở chung cùng cha mẹ. Năm 1972, 1977, bà Bống và bà Cờ lần lượt lấy chồng và về sống cùng gia đình nhà chồng. Năm 1989, ông Mạnh và bà Dịu chết không để lại di chúc. Năm 1992, Ủy ban nhân dân huyện K cấp cho vợ chồng ông Nam và bà Hò Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ phần đất thừa hưởng từ ông Mạnh, bà Dịu để lại. Năm 2000 ông Nam chết và đến đầu năm 2006, bà Bống và bà Cờ đề nghị bà Hò chia cho họ một phần đất của cha mẹ để lại. Bà Hò không đồng ý và đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đó ghi tên bà và ông Nam ra để khẳng định rằng tài sản này không có phần của bà Bống và bà Cờ.

Không thể tự giải quyết trong nội bộ gia đình với bà Hò, bà Cờ và bà Bống làm đơn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, nơi có đất giải quyết. Hai bà yêu cầu xã huỷ bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và chia đất cho họ theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H sẽ giải quyết như thế nào?

Tình huống 2:

Năm 1959, ông Hoàng cho gia đình chị gái, anh rể là bà Thị và ông Vương canh tác 03 sào ruộng tại xã X huyện K. Năm 1966, bà Thị chết. Năm 1978, ông Vương lấy bà Hoa đến năm 1980 thì sinh được một người con là Văn. Năm 1999, ông Vương chết. Kể từ khi bà Thị chết, ông Vương vẫn tiếp tục canh tác trên thửa ruộng mà ông Hoàng cho mượn. Sau khi ông Vương chết, bà Hoa và anh Văn tiếp tục canh tác trên toàn bộ diện tích đó. Trong suốt thời gian từ năm 1959 (khi ông Hoàng cho vợ chồng bà Thị, ông Vương mượn đất canh tác) đến năm 2005 không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến thửa đất này. Nhưng đến tháng 7/2005, do đã có đông con nhiều cháu nên ông Hoàng đến yêu cầu mẹ con bà Hoa, anh Văn trả lại diện tích đất mà ông đã cho bà Thị và ông Vương mượn canh tác từ năm 1959. Hiện nay, diện tích đất này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, mẹ con bà Hoa cho rằng đây là tài sản của ông Vương để lại, mẹ con bà không biết việc ông Vương mượn đất của ông Hoàng nên không có nghĩa vụ phải trả lại đất cho ông Hoàng. Không thỏa thuận được, ông Hoàng làm đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị can thiệp, giải quyết quyền lợi cho mình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cần giải quyết đơn của ông Hoàng như thế nào?

Tình huống 3:

Từ năm 1990, gia đình ông Đại sử dụng khoảng 7 ha đất sản xuất lâm nghiệp để trồng cây ăn quả và trồng rừng tại xã V, huyện H. Gia đình ông Kim sử dụng 5 ha đất liền kề với gia đình ông Đại. Do không có sức lao động nên trên thực tế, gia đình ông Đại chỉ sử dụng khoảng 4 ha, còn khoảng 3 ha bị gia đình ông Kim lấn chiếm dần từ năm 1996. Diện tích nói trên gia đình ông Đại khai phá cho nên không có giấy tờ gì và trong hồ sơ địa chính lưu giữ tại UBND xã cũng không thể hiện ai là người sử dụng hợp pháp. Ông Đại làm đơn gửi đến UBND xã xin được đòi lại diện tích đã bị gia đình ông Kim lấn chiếm thì có được không?



TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003.

- Luật đất đai năm 2003.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn việc thi hành Luật đất đai năm 2003.

- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

- Giáo trình Luật Đất đai Trường Đại học luật Hà nội, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2009.





1 Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003

2 Xem Thông tư 03/2005/TT-BTC ngày 6/1/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính.

3 Luật ngân sáchNN năm 2002 cho xã, được cụ thể ở Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 và quyết định phân cấp nguồn thu ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách (ví dụ: thời kỳ 2011-2015).

4 . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, t.4, tr. 431.

5 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, , Nxb Chính trị quốc gia, HN. 2011, tr. 75-76.

6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hn. 2011, tr. 230.

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hn. 2011, tr. 43.

8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hn. 2011, tr. 35

9 Để nắm vững thẩm quyền ban hành văn bản, cán bộ xã cần nghiên cứu kỹ quy định cụ thể trong các văn bản sau:

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, năm 2004



- Nghị định số 110/2004/NĐ - CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư

10 Tham khảo thêm bài viết : Kỹ năng soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã của tác giả Nguyễn Anh Sơn trên KnsoanthaoNQ_AnhSon.doc



Каталог: Uploads -> Tai lieu
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương