A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN


Ai: Những ai sẽ tham gia vào các quá trình của kế hoạch (xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện, giám sát, điều chỉnh, đánh giá, ...)? Cái gì



tải về 2.2 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Ai: Những ai sẽ tham gia vào các quá trình của kế hoạch (xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện, giám sát, điều chỉnh, đánh giá, ...)?

  • Cái gì: Kế hoạch cần phải đạt được điều gì? Chúng ta muốn hoàn thành cái gì?

  • Ở đâu: Xác định rõ ràng vị trí tổ chức thực hiện kế hoạch?

  • Khi nào: Thiết lập khuôn khổ thời gian?

  • Cái nào: Xác định những yêu cầu và những hạn chế?

  • Tại sao: Những lý do cụ thể, mục đích hoặc lợi ích của việc hoàn thành mục tiêu?

    + Tính đo lường được:

    Thiết lập hệ thống tiêu chí chính xác để đo lường sự tiến triển hướng tới đạt được từng mục tiêu cụ thể đã định. Khi đo lường sự tiến triển, cần duy trì đúng hướng, đạt tới mục tiêu hàng ngày, và cần có những khen thưởng cho những thành tích đã đạt được nhằm khích lệ chúng ta tiếp tục những nỗ lực cần thiết nhằm đạt mục tiêu.

    Để xác định mục tiêu có thể đo lường được, cần đặt ra những câu hỏi:


    • Bao nhiêu?

    • Làm thế nào để biết khi nào mục tiêu hoàn thành?

    + Tính khả thi:

    Việc xác định mục tiêu là điều quan trọng nhất, và công việc tiếp theo là tính toán cách thức có thể có để đạt được mục tiêu. Để đạt mục tiêu, chúng ta cẩn phát triển các thái độ, khả năng, kỹ năng, nguồn lực tài chính và cần nhận ra trước những cơ hội bị bỏ qua.

    Chúng ta có thể đạt được hầu hết các mục tiêu đã định nếu chúng ta lập được kế hoạch cho những bước đi một cách rõ ràng và thiết lập một khuôn khổ thời gian cần thiết để thực hiện những bước công việc đó. Các mục tiêu tưởng chừng rất xa vời và vượt ra ngoài tầm với dần dần sẽ tiến gần hơn và trở nên có thể đạt được, không phải do những mục tiêu này bị co lại mà vì chúng ta có thể kéo dài thời gian để đạt được chúng.

    + Tính thực tế:

    Để có tính thực tế, một mục tiêu phải thể hiện được tính khách quan hướng đến cái mà chúng ta sẽ và có khả năng thực hiện. Một mục tiêu có thể vừa cao vừa thực tế; chúng ta cần xác định mục tiêu nên cao đến mức độ nào. Nhưng phải đảm bảo rằng mọi mục tiêu thể hiện được sự tiến triển chắc chắn. Một mục tiêu cao thường dễ đạt được hơn một mục tiêu thấp bởi vì mục tiêu thấp đưa ra nỗ lực thấp hơn, còn mục tiêu cao đưa ra nỗ lực cao hơn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta hoàn thành được những công việc khó khăn bởi vì chúng ta làm nó xuất phát từ niềm say mê chứ không vì lợi lộc.

    Mục tiêu chỉ có khả năng hiện thực nếu chúng ta thực sự tin tưởng rằng nó có thể được hoàn thành. Một phương pháp nữa để nhận biết nếu một mục tiêu được xác dịnh là hiện thực nếu chúng ta đã hoàn thành nó trong quá khứ hoặc tự đặt ra những điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.

    + Khung thời gian:

    Mỗi một mục tiêu được xác định trong một giai đoạn thời gian rõ ràng để hoàn thành. Thông thường, giai đoạn thời gian là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.

    Các khung thời gian này cũng chính là các mốc thời gian để chúng ta xác định các hành động đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tối thiểu hoá những sai lệch.

    Ví dụ: Một mục tiêu chung là: “Đạt sản lượng nông nghiệp quy thóc là 1 triệu tấn/năm”. Trong điều kiện ngành nông nghiệp chỉ có hai ngành trồng trọt và chăn nuôi thì những mục tiêu cụ thể sẽ là: “sản lượng trồng trọt là 700.000 tấn/năm và sản lượng chăn nuôi quy thóc là 300.000 tấn/năm”. Và các mục tiêu cụ thể hơn nữa sẽ là: Về trồng trọt: Diện tích trồng lúa là bao nhiêu? Năng suất bình quân là bao nhiêu? Để đạt năng suất theo dự tính thì giống và phân bón, thuỷ lợi phải đạt những chỉ tiêu gì? Về chăn nuôi: Cơ cấu như thế nào? Bao nhiêu gia súc, bao nhiêu gia cầm,…?



    c) Các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Sau khi đã xác định được mục tiêu cho từng mặt, lĩnh vực, các nhà lập kế hoạch xác định các hoạt động cần tiến hành để đạt các mục tiêu đó - tức là xác định các nhiệm vụ chủ yếu. Nhiệm vụ là một tập hợp các hoạt động cần được tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra.

    Nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã có thể bao gồm những nhiệm vụ sau:

    - Nhiệm vụ phát triển kinh tế: Người thực hiện kế hoạch cần hoạch định và đề ra các giải pháp cụ thể để có thể phát triển kinh tế trên một số mặt như:

    + Về sản xuất nông nghiệp.

    + Về tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

    + Về thu, chi ngân sách.

    + Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương…

    - Nhiệm vụ quản lý nhà nước: được xác định là công việc trung tâm của Chủ tịch xã. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chúng ta cần chú trọng tới việc:

    + Quản lý các dự án đầu tư.

    + Công tác quản lý đất đai, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

    + Công tác hành chính tiếp dân, giải quyết đơn thư…

    - Nhiệm vụ về văn hoá - xã hội:

    + Về văn hoá thông tin.

    + Về y tế.

    + Về giáo dục.

    + Về chính sách xã hội.

    + Về bảo vệ môi trường…

    - Nhiệm vụ về an ninh quốc phòng:

    + Về công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội.

    + Về công tác quân sự địa phương.

    Căn cứ vào điều kiện của địa phương mà việc xác định các nhiệm vụ cụ thể được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý, dựa trên các mục tiêu đã đề ra.

    Việc xác định các nhiệm vụ trên các mảng hoạt động là vấn đề then chốt của quá trình lập kế hoạch. Các nhiệm vụ được trình bày một cách khoa học, có tính hệ thống, liên kết với nhau và sát với tình hình địa phương sẽ làm cho bản kế hoạch có ý nghĩa đối với những bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

    Ví dụ: Xã Thanh Hà (tỉnh Hà Nam) đưa ra mục tiêu năm 2006 là: Phấn đấu tốc độ phát triển kinh tế bình quân tăng từ 9 - 10% so với năm 2005. Tương ứng với mục tiêu như vậy, căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch của năm 2005, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 của xã phải xác định các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, cụ thể như sau:



    STT

    Các nhiệm vụ phát triển kinh tế

    Năm 2005

    Năm 2006

    Mức chênh lệch

    Tổng thu nhập sản phẩm trong xã (đồng)

    Trong dó:

    63,03tỷ

    69,20 tỷ

    Tăng 9,8%

    1

    Thu trồng trọt

    11,6 tỷ

    13 tỷ

    Tăng 12%

    2

    Thu VAC

    5,5 tỷ

    7 tỷ

    Tăng 27,2%

    3

    Thu ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác

    40 tỷ

    43 tỷ

    Tăng 7,5%

    4

    Thu ngân sách

    0,95 tỷ

    1,2 tỷ

    Tăng 20%

    5

    Thu Bảo hiểm xã hội

    5 tỷ

    5 tỷ

    0%


    2. Xác định căn cứ và tính khả thi của việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    a) Căn cứ của việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Như trên đã đề cập, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần xác định mục tiêu toàn diện và cách thức để đạt các mục tiêu đó, vì vậy, việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào những căn cứ nhất định, cụ thể, đó là:

    - Căn cứ vào chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Mỗi một cấp chính quyền được thành lập nhằm thực hiện một mục đích nhất định hay có sứ mệnh nhất định. Chính mục đích hay sứ mệnh này quy định mọi hoạt động của chính quyền đó trong suốt quá trình tồn tại của nó. Mục đích hay sứ mệnh này được cụ thể thành các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Chính những điều đó quy định phạm vi hoạt động của chính quyền địa phương và trở thành những căn cứ trực tiếp khi xây dựng kế hoạch. Đối với chính quyền xã, khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

    - Căn cứ vào tình hình thực tế: Xây dựng kế hoạch là xác định mục tiêu cho tương lai và xác định các phương thức thích hợp để đạt mục tiêu đó. Tính khả thi của các kế hoạch phụ thuộc vào tính thực tiễn của việc xây dựng kế hoạch, các kế hoạch được đưa ra có sát thực hay không. Do đó, khi xây dựng kế hoạch cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của chính quyền và địa phương, đặc biệt căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch của các thời kỳ trước đó. Trong trường hợp các kỳ kế hoạch vừa qua thực hiện không đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra thì có thể cho thấy việc xác định mục tiêu của kỳ kế hoạch đó quá cao, xa với khả năng, hoặc trong trường hợp kỳ kế hoạch trước thực hiện vượt mức rất cao, thì cũng có nghĩa là khi xây dựng kế hoạch cho kỳ đó chúng ta xác định mục tiêu quá thấp, dưới khả năng quá xa. Trong trường hợp như vậy, thì kết quả thực hiện thực tế của kỳ kế hoạch trước lại là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch cho kỳ tiếp theo.

    - Căn cứ vào kết quả dự báo về kinh tế - xã hội: theo tầm dự báo đã xác định. Giữa xây dựng kế hoạch và dự báo có mối quan hệ tiền đề, dự báo cung cấp thông tin về đối tượng để các nhà xây dựng kế hoạch xây dựng mục tiêu, phân tích những điểm mạnh và yếu về nguồn lực, những cơ hội và thách thức trong giai đoạn hoạch định. Dự báo càng chính xác và càng đầy đủ thì chất lượng của các kế hoạch càng cao và việc khai thác các nguồn lực vì sự phát triển càng hiệu quả. Mặt khác, chính các kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch cũng cung cấp các thông tin để đánh giá chất lượng của công tác dự báo, là đầu vào cho các lần dự báo tiếp theo. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã là kế hoạch hàng năm, do đó tầm dự báo của nó cũng cần phải từ 1 năm trở lên.

    - Căn cứ vào khả năng nguồn lực của chính quyền và địa phương: Các kế hoạch chỉ trở thành hiện thực - tức các mục tiêu của nó sẽ đạt được bằng những kết quả thực hiện khi chính quyền và địa phương có các nguồn lực để thực hiện các hoạt động hướng tới đạt mục tiêu đã đề ra. Do đó, trước khi xây dựng kế hoạch, các nhà xây dựng kế hoạch cần đánh giá chính xác các nguồn lực thực tế và nguồn lực tiềm năng (gồm nguồn lực vật chất và con người) và lấy đó làm căn cứ quan trọng để cân đối mục tiêu với khả năng về nguồn lực. Và cũng cần đưa ra các cam kết nguồn lực trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự chắc chắn về nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào khả năng nguồn lực để phát triển sản xuất như: đất đai (đất tự nhiên, đất đã sử dụng vào mục đích trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng); nguồn nhân lực (số và chất lượng lao động, khả năng khai thác vào sử dụng); năng lực sản xuất hiện có, tình trạng sử dụng và huy động công suất của các cơ sở sản xuất, khả năng nâng cao hệ số sử dụng công suất; các nguồn lực tài chính (khả năng thu chi ngân sách, khả năng huy động vốn từ nhân dân cho đầu tư phát triển,…).

    - Căn cứ vào kế hoạch của cấp trên: Trong thực tế, có nhiều cơ quan, tổ chức, cấp chính quyền bị lệ thuộc vào nhiều cấp trên, đặc biệt trong hành chính nhà nước có mức độ phân cấp không triệt để, các cấp dưới được coi là một cấp để triển khai thực hiện các kế hoạch của cấp trên. Để thực hiện kế hoạch của cấp trên triển khai xuống, thì cấp dưới căn cứ vào nội dung của các kế hoạch đó xây dựng các kế hoạch để triển khai. Trong những trường hợp như vậy, các kế hoạch triển khai này là các kế hoạch hoạt động. Những người xây dựng kế hoạch thường không cần phải xác định lại mục tiêu mà căn cứ vào mục tiêu đã ghi trong kế hoạch của cấp trên, cụ thể hoá nó và đưa ra các biện pháp hành động cụ thể để hiện thực hoá các mục tiêu đó.

    - Căn cứ vào các chủ trương của Đảng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Đảng bộ: Khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, bên cạnh việc căn cứ vào định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện, cần dựa vào các chủ trương và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm do Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ và giữa nhiệm kỳ thông qua.



    b) Tính khả thi của xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Những kiến thức và kinh nghiệm cần có để bảo đảm xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là:

    - Kiến thức kinh tế

    Những người tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã cần có những hiểu biết nhất định về kinh tế. Một số kiến thức kinh tế cơ bản mà cán bộ ở xã cần phải biết đó là:

    + Kiến thức về kinh tế thị trường: các quy luật, các đặc trưng, ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường…

    + Kiến thức về quản lý kinh tế: các nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý,… trong quản lý nhà nước về kinh tế.

    + Kiến thức về quản lý ngân sách.

    + Kiến thức về quản lý dự án.

    + Kiến thức về quản lý doanh nghiệp, kinh tế hộ, kinh tế trang trại…

    - Kiến thức xã hội

    + Cần có những hiểu biết cơ bản về văn hoá, phong tục, tập quán địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tham gia xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã.

    + Bên cạnh đó, cần phải hiểu được các đặc tính nhân khẩu học của dân cư địa phương như: tỷ lệ nam - nữ, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu phân khúc theo trình độ học vấn.

    + Một vấn đề quan trọng tại các địa phương Việt Nam mà các nhà quản lý cần biết đó là nhóm người ảnh hưởng (ví dụ: những người cao tuổi, trưởng họ, trưởng tộc,… là những người có ảnh hưởng lớn đến việc tuân thủ các nghị quyết do Đảng bộ và chính quyền địa phương đưa ra trong quá trình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã).

    - Kiến thức pháp luật

    Những luật mới do Quốc hội ban hành có tác động trực tiếp đến các quyết định của các cấp chính quyền. Ngoài ra, các văn bản dưới luật như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các bộ, ngành cũng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Những người tham gia xây dựng kế hoạch phải luôn cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trên cơ sở có sự hiểu biết cơ bản về Hiến pháp và các bộ luật như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Thương Mại …

    - Các kỹ năng quản lý

    + Kỹ năng dự báo: Cần có khả năng tư duy hệ thống, biết thu thập thông tin và xử lý thông tin từ nhiều nguồn để có thể dự báo khái quát về mục tiêu mà kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần đạt được bằng những nguồn lực tại địa phương.

    + Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng thuyết trình: Các thông tin cần phải được truyền tải đến các bên bằng các hình thức, môi trường giao tiếp phù hợp. Cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để khuyến khích các bên liên quan cung cấp đầy đủ thông tin, đồng thời đưa ra phản hồi phù hợp. Thông thường quá trình xây dựng kế hoạch đòi hỏi người xây dựng kế hoạch phải trình bày các quan điểm, quyết định của mình trước nhiều nhóm lợi ích, nhiều bên liên quan khác nhau. Chính vì vậy, kỹ năng thuyết trình sẽ giúp truyền tải được ý kiến cá nhân một cách khách quan nhất.

    + Kỹ năng lãnh đạo: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng. Người lãnh đạo giỏi là người gây được cảm hứng cho người khác, khuyến khích người khác tham gia vào quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực thi quyết định đó. Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả mà nhà quản lý mong muốn.

    Ngoài những kỹ năng cơ bản trên thì những người có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch phải được trang bị các kỹ năng như kỹ năng quản lý thời gian và ngân sách, kỹ năng giải quyết khủng hoảng, kỹ năng làm việc tập thể (làm việc nhóm)…



    3. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    a) Định nghĩa xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    - Xây dựng kế hoạch: là một quá trình nhằm xác định mục tiêu tương lai, các phương thức thích hợp để đạt mục tiêu đó.

    + Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch:


    • Do sự bất định của tương lai. Tương lai càng xa thì việc ra các quyết định càng kém chắc chắn.

    • Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì việc lập kế hoạch vẫn là cần thiết, bởi nhà quản lý cần phải tìm cách tốt nhất để đạt mục tiêu.

    • Nhà quản lý cần phải đưa ra các kế hoạch để mọi bộ phận, các thành viên cơ quan, tổ chức biết để tiến hành công việc.

    + Vai trò của việc xây dựng kế hoạch:

    • Các kế hoạch giúp các nhà quản lý ứng phó với những thay đổi trong tương lai.

    • Các kế hoạch hướng các nỗ lực vào việc hoàn thành các mục tiêu;

    • Các kế hoạch tạo ra khả năng tiết kiệm các nguồn lực.

    • Các kế hoạch là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm soát.

    + Các thành phần của kế hoạch: Quá trình xây dựng kế hoạch là quá trình xác định các thành phần chủ yếu như:

    • Các mục tiêu.

    • Phương hướng và các biện pháp.

    • Nguồn lực.

    • Sự thực hiện dự kiến.

    + Nguyên tắc xây dựng kế hoạch:

    • Nguyên tắc mục tiêu.

    • Nguyên tắc hiệu quả.

    • Nguyên tắc cân đối.

    • Nguyên tắc linh hoạt.

    • Nguyên tắc đảm bảo cam kết.

    • Nguyên tắc phù hợp.

    • Nguyên tắc nhân tố hạn chế.

    • Nguyên tắc khách quan.

    - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: là quá trình xây dựng một kế hoạch tổng thể, nó bao trùm và kết hợp tất cả các mặt hoạt động của địa phương. Đó là quá trình xác định các mục tiêu toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các phương thức thích hợp để đạt các mục tiêu toàn diện đó.

    Khác với xây dựng kế hoạch cho một đối tượng cụ thể, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có phạm vi rộng, mục tiêu mang tính toàn diện, thời gian dài (thường từ 1 năm trở lên), nó mang tính định hướng nhiều hơn là tính cụ thể. Do đó, hệ quả của nó là đưa đến việc lập các kế hoạch tác nghiệp hay kế hoạch hành động để đưa ra những giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.



    b) Nội dung quy trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Quá trình xây dựng một kế hoạch được tiến hành theo những bước công việc với một trình tự nhất định. Những công việc được tiến hành như thế được gọi là quy trình. Quy trình xây dựng kế hoạch là các bước công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định nhằm hình thành một bản kế hoạch. Mỗi một loại kế hoạch có một quy trình riêng. Đây là quy trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của chính quyền xã, quy trình này gồm các bước công viêc cụ thể như sau:



    - Bước 1: Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm hiện tại.

    Để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho năm tiếp theo, trước hết những người xây dựng kế hoạch đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm trước đó. Bởi vì tình hình thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm trước cho các nhà xây dựng kế hoạch biết khả năng thực hiện thực tế của địa phương và phản ánh mức độ sát thực của việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong trường hợp, năm trước địa phương thực hiện vượt mức kế hoạch có thể phản ánh một dấu hiệu tốt cho năm kế hoạch tiếp theo. Trong trường hợp, không đạt có thể phản ánh một dấu hiệu khó khăn trong năm tiếp theo. Tất nhiên, những người xây dựng kế hoạch phải kiểm tra lại xem các chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm trước có quá thấp hoặc quá cao hay không. Cụ thể:

    + Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm. Khi đánh giá cần bám sát các chỉ tiêu chủ yếu đã ghi trong kế hoạch như:


    • Tổng giá trị sản xuất trong toàn địa phương;

    • Các ngành sản xuất như: Nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; giao thông, thuỷ lợi.

    • Thu và chi ngân sách.

    • Cơ cấu kinh tế.

    • Thu nhập bình quân đầu người.

    • Tỷ lệ tăng dân số.

    • Thực hiện các mục tiêu về xã hội như giải quyết chế độ chính sách, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, trật tự an toàn xã hội...

    + Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cả năm.

    • Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của tất cả các ngành, lĩnh vực. Ước tính thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu cả năm.

    • Để ước tính thực hiện kế hoạch phải căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm; các dự báo thuận lợi, khó khăn về sản xuất, thị trường tiêu thụ, xu thế của 6 tháng cuối năm.

    • Việc ước tính thực hiện kế hoạch rất quan trọng, nếu dự báo không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc xác định các chỉ tiêu tăng trưởng của kế hoạch năm sau. Khi dự báo cần dự báo cả định tính và định lượng.

    Bên cạnh việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, cần đi sâu đánh giá cơ chế và công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bởi vì thực tiễn đã chứng minh, cơ chế quản lý không chỉ hỗ trợ mà có thể cản trở việc thực hiện thành công kế hoạch. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch không đúng thì các kế hoạch đề ra cho dù có tốt như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng bị thất bại. Đặc biệt trong trường hợp có nhiều sự thay đổi của môi trường, cơ chế quản lý không linh hoạt và công tác chỉ đạo điều hành không sáng tạo.

    Mặt khác, cần đánh giá việc sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu đã đề ra nhằm xác định mối quan hệ giữa kết quả và nguồn lực, đánh giá chất lượng của việc sử dụng nguồn lực. Kết quả đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và cân đối nguồn lực ở phía sau.

    Khi tổng kết, đánh giá tình hình phải đảm bảo yêu cầu khách quan, trung thực, đánh giá đúng thực tế. Tập trung phân tích, đánh giá sâu về chất lượng tăng trưởng của từng mặt; việc khai thác sử dụng nguồn lực; chất lượng nguồn lao động và sử dụng lao động; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật; ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ; việc huy động và sử dụng các nguồn vốn, bao gồm: nguồn ngân sách, nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước và tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ khu vực dân cư, nguồn tài chính doanh nghiệp...

    Khi phân tích các vấn đề trên, cần làm rõ những kết quả đạt được trong năm kế hoạch, đi sâu vào những tồn tại, yếu kém, khó khăn; xác định nguyên nhân chủ quan và khách quan đối với cả những mặt đã làm được và chưa làm được; chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức để từ đó rút ra những bài học cho việc xác định mục tiêu và biện pháp cụ thể của kỳ kế hoạch tới.

    - Bước 2: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    + Dự báo bối cảnh trong năm kế hoạch.

    Việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong năm trước cho chúng ta những nhận thức, bài học quý giá - làm tiền đề để xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, các kết quả đánh giá đó chưa thể nói lên tất cả, nếu bối cảnh trong năm kế hoạch tới có sự thay đổi lớn hơn so với bối cảnh của năm kế hoạch trước. Do vậy, trong bước này những người lập kế hoạch cần tiến hành dự báo bối cảnh trong năm kế hoạch tới.

    Trong bước này, những người lập kế hoạch cần vận dụng các phương pháp dự báo hoặc kết quả dự báo đã được công bố và sử dụng kỹ thuật phân tích bên trong và môi trường bên ngoài để xác định những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn trong năm kế hoạch tới. Thông thường thuận lợi được hiểu là những mặt mạnh mà chính quyền địa phương có thể tiếp tục phát huy và những cơ hội có thể tận dụng trong thời gian tới. Còn khó khăn được hiểu là những mặt yếu mà chính quyền cần phải khắc phục và những thách thức sẽ phải đối phó.

    Ngoài ra, người xây dựng kế hoạch cần sử dụng công cụ phân tích nguyên nhân nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến từng lĩnh vực xây dựng kế hoạch, để làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp.

    Khi phân tích môi trường cần đi sâu phân tích môi trường chung và môi trường cụ thể. Môi trường cụ thể bao gồm: cấp trên, khách hàng, nhân dân, những người hỗ trợ tài chính...

    Khi phần tích môi trường bên ngoài tức là những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong như: môi trường sinh thái, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học và công nghệ. Khi tiến hành phân tích môi trường bên ngoài, cần kết hợp với những mặt mạnh, mặt yếu để xác định những ảnh hưởng thuận lợi và những ảnh hưởng bất lợi đối với địa phương trong năm kế hoạch tới.

    + Xác định các mục tiêu phát triển trong năm kế hoạch.

    Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu năm kế hoạch trước và kết quả dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó khăn trong năm kế hoạch tới đã đạt được ở trên; tiếp theo, những người xây dựng kế hoạch xác định các mục tiêu kế hoạch cho năm kế hoạch tới. Mục tiêu là các kết quả cần đạt được trong tương lai, nó thể hiện nhu cầu, kỳ vọng của chính quyền hoặc các chủ thể quan tâm.

    Việc xác định mục tiêu của kế hoạch kinh tế - xã hội là một nội dung quan trọng của xây dựng kế hoạch. Khi xác định mục tiêu của kế hoạch, cần xác định tất cả các mục tiêu cho tất cả các mặt, lĩnh vực được đề cập trong kế hoạch. Những mặt, lĩnh vực nào có thể định lượng được thì chúng ta xác định thành các chỉ tiêu kế hoạch, còn những mục tiêu nào không thể định lượng được thì chúng ta mô tả chúng theo những thuật ngữ định tính nhưng dễ hiểu, tránh hiểu nhầm.

    Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của chính quyền địa phương xã cần xác định các mục tiêu sau:

    Về các chỉ tiêu kinh tế, cần chú ý tới:



    • Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

    • Tổng giá trị sản xuất.

    • Cơ cấu kinh tế.

    • Thu nhập bình quân đầu người.

    Về các chỉ tiêu xã hội, cần chú ý tới:

    • Mức giảm tỷ lệ sinh.

    • Tỷ lệ tăng dân số.

    • Tỷ lệ giảm hộ nghèo.

    • Tỷ lệ thất nghiệp.

    • Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.

    • Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.

    • Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi.

    • Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi

    • Tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịnh vụ văn hoá (xem phim và các loại hình nghệ thuật, đọc báo, tạp chí, điện thoại, bưu chính; tỷ lệ hộ gia đình có ti vi).

    Về các chỉ tiêu về môi trường, cần chú ý tới: tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch; gia đình có hố xí vệ sinh, mức độ gây ô nhiễm do hoạt động của con người gây ra...

    Về phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: tỷ lệ đường giao thông được bê tông hoá, nhựa hoá; tỷ lệ hộ gia đình văn hoá; tỷ lệ làng văn hoá hoặc khu phố văn hoá.

    Về ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội: Tỷ lệ tội phạm giảm; không có bạo động và gây rối trật tự trị an trên địa bàn.

    Khi xây dựng kế hoạch, cần xác định các phương án tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kế hoạch. Thường xây dựng từ 2 đến 3 phương án, gồm: phương án cơ bản, phương án cao, phương án thấp. Có phương án phát triển dựa vào khả năng vượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố thuận lợi. Đồng thời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có nhiều khó khăn, để chủ động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện. Tiếp theo lựa chọn phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa trên các dự báo các tình huống phát triển.

    Khi xác định từng mục tiêu cho từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động cần đảm bảo các tiêu chí như: Tính cụ thể, tính có thể đo lường được, có thể đạt được, hiện thực và trong một khuôn khổ thời gian nhất định.

    Một điểm nữa cần lưu ý là: Khi xác định mục tiêu cần đặt nó trong mối quan hệ với nguồn lực và chất lượng sử dụng các nguồn lực mà chúng ta đã xác định ở phần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm trước.

    - Bước 3: Xác định các nhiệm vụ và các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

    + Xác định các nhiệm vụ.

    Sau khi đã xác định được mục tiêu cho từng mặt, lĩnh vực, trong bước này người xây dựng kế hoạch xác định các hoạt động cần tiến hành để đạt các mục tiêu đó - tức là xác định các nhiệm vụ chủ yếu. Nhiệm vụ là một tập hợp các hoạt động cần thiết được tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra.

    Đối với mỗi mục tiêu, cần xác định một hoặc nhiều nhiệm vụ để hoàn thành nó. Các nhiệm vụ này cần được phân thành các nhóm hoạt động tương đồng hay hoạt động chức năng để phân công cho các cá nhân, bộ phận có khả năng đảm nhận. Chỉ khi phân công đúng thì năng suất thực hiện đạt được sẽ cao và ngược lại.

    + Tiếp theo cần xác định các giải pháp về cơ chế, xác định các giải pháp về nguồn lực.

    Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các cá nhân, bộ phận cần được cung cấp các nguồn lực cần thiết. Vì vậy, trong bước này cần xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, gồm: nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực, tài chính, đất đai.

    Khi xác định các giải pháp cần có các giải pháp lâu dài nhằm vào mục tiêu tổng quát, các giải pháp tình thế để tháo gỡ khó khăn trước mắt nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể.

    * Tóm lại, xây dựng kế hoạch là phải trả lời tốt 4 câu hỏi:

    + Phân tích hiện tại chúng ta đang ở đâu ?

    + Chúng ta sẽ tiến đến đâu ?

    + Làm cách nào và bằng cách nào để đạt mục tiêu ?

    + Làm thế nào để biết chúng ta đang đi đúng hướng ?



    4. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    a) Thẩm định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã

    - Mục đích của việc thẩm định:



    + Nhằm làm cho kế hoạch có tính khả thi trong điều kiện nguồn lực có thể có.

    + Nhằm làm cho kế hoạch phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương.

    - Nội dung của công tác thẩm định

    + Thẩm định các chỉ tiêu:



    • Tính hợp lý của các chỉ tiêu (cao hay thấp).

    • Khả năng thực hiện: Có thể thực hiện được các chỉ tiêu đó trên cơ sở các nguồn lực có thể huy động không ?

    Ví dụ: Đối với chỉ tiêu sản lượng hoa màu: Cần xem xét các vấn đề có liên quan đến sản lượng như khả năng áp dụng giống mới như thế nào ? Khả năng tăng diện tích gieo trồng, khả năng tăng vụ, các điều kiện khác có liên quan như thuỷ lợi, kỹ thuật,…có đảm bảo cho việc tăng chỉ tiêu sản lượng hoa màu không?

    + Thẩm định các giải pháp thực hiện:

    Tính hiện thực của các giải pháp (nguồn vốn, nhân lực, sự huy động nội lực, sự hỗ trợ từ bên ngoài, tiến độ thực hiện có phù hợp không,…).

    Chẳng hạn, đối với việc xây dựng các công trình như xây dựng cầu, đường,… thì cần phải thẩm định.

    + Thẩm định tính hiệu quả.

    + Khả năng thực hiện (vốn, kỹ thuật,…).

    Ngoài ra đối với những địa phương có cơ sở sản xuất hàng hoá… thì còn phải thẩm định xem khả năng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường như thế nào?

    - Các bước thẩm định

    + Ở xã, việc thẩm định và thống nhất kế hoạch phải hoàn thành trước ngày 30/8 hàng năm và báo cáo lên UBND huyện bản kế hoạch đã tổng hợp.

    Trước khi lập hồ sơ gửi lên UBND huyện thì bản kế hoạch phải được HĐND xã xem xét, thảo luận, bao gồm: Tính hợp lý, khả năng thực hiện so với năng lực của xã, của từng thôn bản và sự hỗ trợ từ bên ngoài (có thể có).



    • Xem xét thứ tự ưu tiên các hoạt động đã phù hợp chưa?

    • Tiến độ thực hiện và các giải pháp thực hiện dã hợp lý chưa?

    • Văn phong, ngôn ngữ và cách thức trình bày văn bản đã đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và khoa học chưa?

    + Cấp huyện: Việc thẩm định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã phải hoàn thành trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 25/9, bao gồm các nội dung sau:

    • Bản kế hoạch có phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển chung của huyện không?

    • Khả năng hỗ trợ của huyện đáp ứng những yêu cầu của xã như thế nào?

    • Trong khi thẩm định kế hoạch, nếu phát hiện những điểm không phù hợp, UBND huyện có thể yêu cầu xã chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài (huyện, tỉnh, các dự án nếu có). Sau đó, UBND xem xét lại lần nữa rồi ra quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.

    b) Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    - Nguyên tắc phê duyệt kế hoạch

    Cấp tỉnh duyệt cho cấp huyện, cấp huyện phê duyệt cho xã. Hồ sơ được gửi đến phòng tài chính - kế hoạch huyện để thẩm định trước khi trình UBND huyện phê duyệt. Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng tài chính - kế hoạch huyện có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt.

    - Thủ tục trình duyệt

    Bản kế hoạch khi trình duyệt phải có hồ sơ trình duyệt, hồ sơ trình duyệt bao gồm:

    + Tờ trình của UBND xã trình UBND cấp huyện.

    + Bản kế hoạch đã được chỉnh lý và được Chủ tịch HĐND xã chấp thuận hoặc đã có chữ ký.

    + Các giấy tờ khác nếu có (Ví dụ: báo cáo thẩm định).

    - Thủ tục ký văn bản

    Bộ phận thẩm định xem xét trước các yêu cầu về nội dung, thể thức, ngôn ngữ,…trước khi trình UBND ký.

    Người ký văn bản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung, thể thức và các yêu cầu khác của văn bản, do đó trước khi trình ký văn bản cần phải xem xét kỹ cả về nội dung lẫn hình thức văn bản rồi mới ký.

    - Lưu hồ sơ (văn bản)

    Hồ sơ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã sau khi được xét duyệt, được lưu lại UBND xã 01 bộ, UBND cấp huyện 01 bộ, phòng tài chính - kế hoạch huyện 01 bộ.

    II. Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình đảm bảo các mục tiêu của kế hoạch được hoàn thành thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong bản kế hoạch.



    1. Xác định nguồn lực thực hiện

    Để đạt được những mục tiêu đặt ra thì việc xác định nguồn lực thực hiện của chính quyền địa phương là một khâu quan trọng. Nếu không xác định được hoặc xác định không chính xác thì việc thực hiện kế hoạch sẽ khó khăn hơn và có thể không thực hiện được do thiếu những nguồn lực cần thiết. Các nguồn lực mà chính quyền địa phương cần xác định rõ trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã là:



    a) Nguồn lực tự nhiên và xã hội

    - Nguồn lực về tự nhiên:

    + Vị trí địa lý: Dựa vào đặc thù vị trí của từng địa phương (đồng bằng, miền núi, trung du) mà kế hoạch của địa phương được xây dựng sao cho phù hợp.

    + Tài nguyên thiên nhiên: Đất đai, khoáng sản, nước, … là những nguồn lực có sẵn có thể khai thác, sử dụng. Các nguồn lực này cần phải được tính toán, xác định nhằm xây dựng kế hoạch sao cho có thể khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nhất, tránh lãng phí, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Việc xác định các nguồn lực về đất đai (đất tự nhiên, đất đã sử dụng vào mục đích trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng,…) cần phải thông qua việc phân loại, đo đạc, lập bản đồ địa chính….

    - Nguồn lực về xã hội: Quy mô và chất lượng dân số, tập quán, phong tục, bản sắc văn hoá địa phương, ngành nghề truyền thống,… là những yếu tố nguồn lực về xã hội cần tính đến khi xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Tuỳ theo xã đồng bằng hay xã miền núi, những địa phương có nguồn lực xã hội tốt thì có thể trong kế hoạch sẽ tập trung nhiều vào việc phát triển các nguồn lực này. Đây là cơ sở đề xác định các chỉ tiêu xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã.



    b) Nguồn nhân lực

    Xác định nguồn nhân lực tức là xác định số lượng và chất lượng lao động (con người) cũng như khả năng khai thác và sử dụng, khả năng tham gia vào việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra thì nguồn nhân lực cần sử dụng, huy động tham gia là yếu tố không thể không tính đến vì mọi kế hoạch đều được xây dựng và thực hiện bởi con người.

    Quá trình xác định nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã cần chú ý:

    - Chất lượng nguồn nhân lực: Có sự khác nhau về chất lượng nguồn nhân lực giữa các xã đồng bằng và xã miền núi. Cần đánh giá chính xác kiến thức (có thể phân tích thông qua trình độ học vấn), các kỹ năng và thái độ của những người tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.

    - Số lượng nguồn nhân lực: Cần phân loại rõ số lượng nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu nhân khẩu học như về độ tuổi, giới tính cho từng nhóm….

    c) Nguồn lực tài chính

    Xác định nguồn lực tài chính là việc xác định khả năng thu, chi ngân sách; khả năng huy động vốn từ nhân dân, của các tổ chức (các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm) cho đầu tư phát triển. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng phải được tính toán đến các khả năng, tiềm lực về tài chính ngắn, trung và dài hạn. Vì những yếu tố này ảnh hưởng đến tính khả thi của mục tiêu trong kế hoạch. Sự phân bổ nguồn ngân sách, nguồn vốn cho từng mục tiêu trong kế hoạch theo khung thời gian càng chính xác bao nhiêu sẽ giúp cho các mục tiêu trong kế hoạch mang tính khả thi cao bấy nhiêu.



    d) Các nguồn lực khác

    Ngoài những nguồn lực về tự nhiên và xã hội, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, các nguồn lực khác cũng cần xác định như: năng lực sản xuất hiện có, tình trạng sử dụng và huy động công suất của cơ sở sản xuất, khả năng nâng cao hệ số sử dụng công suất của thiết bị, máy móc…



    2. Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với cá nhân, tổ chức

    Sau khi đã truyền đạt kế hoạch đến cá nhân, tổ chức có trách nhiệm và những đối tượng có liên quan. Các cá nhân, tổ chức được phân công tiến hành thực hiện theo sự phân công đã được ghi trong kế hoạch.

    Trong phân công thực hiện kế hoạch cần phải tuân thủ nguyên tắc, phân cho cá nhân thì theo năng lực, phân cho tổ chức thì theo chức năng với tinh thần hợp lý. Việc phân công cần ghi rõ những công việc cần phải hoàn thành, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức.

    Phương pháp thực hiện có thể triển khai điểm, có thể triển khai trên diện rộng. Tuỳ từng loại kế hoạch cụ thể mà chúng ta lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Nếu những kế hoạch quan trọng đến mức mà một sự sai sót của nó có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chung hoặc của các cá nhân có liên quan và chúng ta chưa khẳng định được tính đúng đắn của các giải pháp, thì cách tốt nhất là triển khai điểm và trong quá trình tổ chức thực hiện cần giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời những sai lệch để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Sau một thời gian thực hiện nhất định, chúng ta đánh giá sơ bộ việc thực hiện, nếu kết quả xấu thì đình chỉ ngay việc thực hiện, nếu kết quả tốt thì đúc rút kinh nghiệm và triển khai trên diện rộng.

    Phương pháp thứ hai là triển khai trên diện rộng, tức là triển khai đến tất cả các đối tượng, nội dung đã ghi trong kế hoạch. Phương pháp này áp dụng cho những kế hoạch được coi là thuận lợi và chắc chắn mang lại kết quả tốt.

    Một nội dung nữa rất quan trọng là đảm bảo các cam kết về nguồn lực đã ghi trong kế hoạch. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch ngoài sự nhiệt tình, các nỗ lực của các cá nhân, tổ chức, thì các điều kiện vật chất, tài chính và các điều kiện pháp lý là cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành công của các kế hoạch. Vì vậy, việc thực hiện đúng, kịp thời các cam kết đã ghi trong kế hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức hoàn thành kế hoạch được giao.



    3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

    a) Kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch theo giai đoạn

    - Mọi kế hoạch sau khi được triển khai đều cần được kiểm tra nhằm đánh giá và có sự điều chỉnh khi cần thiết.

    - Nội dung kiểm tra gồm:

    + Kiểm tra mục tiêu đặt ra.

    + Kiểm tra các bước thực hiện

    + Kiểm tra kết quả thực tế.

    + Kiểm tra trách nhiệm tập thể và cá nhân được giao nhiệm vụ triển khai.

    b) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn

    Đánh giá là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh nó với tiêu chuẩn đã đề ra, và thực hiện những hành động quản lý cần thiết để điều chỉnh những sai lệch hoặc tiêu chuẩn không phù hợp.

    - Các loại đánh giá:

    + Đánh giá trước quá trình thực hiện kế hoạch:

    Loại đánh giá mong muốn nhất là đánh giá trước - nhằm ngăn chặn những sai lệch hoặc vấn đề được tiên đoán. Nó được gọi là đánh giá trước bởi vì nó tiến hành trước hoạt động thực tế. Nó là đánh giá định hướng tương lai. Chẳng hạn, nhà quản lý có thể thuê nhân sự thêm ngay khi đến vụ mùa; hay chúng ta có thể chuẩn bị đá, cọc, bao đất trước để khi có lụt bão để chống lũ. Việc thuê nhân sự trước nhằm ngăn chặn sự chậm trễ tiềm năng hoặc việc chuẩn bị trước đá, cọc, bao đất để dự phòng vỡ đê. Do đó, điểm chính đối với đánh giá trước là tiến hành hành động quản lý trước vấn đề, sai lệch xuất hiện.

    Đánh giá trước là mong muốn bởi vì chúng cho phép quản lý ngăn chặn những vấn đề thay vì khắc phục nó sau đó. Đáng tiếc thay, đánh giá trước, loại này đòi hỏi thông tin kịp thời và chính xác, mà điều này thì khó đạt được. Vì vậy, nhà quản lý thường xuyên phải sử dụng một trong hai loại đánh giá còn lại.

    + Đánh giá trong quá trình thực hiện kế hoạch:

    Đánh giá trong quá trình thực hiện kế hoạch, như cái tên của nó đã hàm ý, nó tiến hành trong khi hoạt động đang diễn ra. Khi việc đánh giá diễn ra trong khi công việc đang thực hiện, quản lý có thể điều chỉnh các vấn đề trước khi chúng quá muộn (ví dụ: hao tốn tiền của…).

    Hình thức phổ biến nhất của đánh giá trong quá trình thực hiện là giám sát trực tiếp. Khi một nhà quản lý giám sát trực tiếp các hành động của cấp dưới, thì nhà quản lý có thể đồng thời theo dõi các hành động của cấp dưới và điều chỉnh các vấn đề khi chúng xuất hiện. Trong khi có một số chậm trễ, rõ ràng giữa hoạt động và phản ứng điều chỉnh của nhà quản lý, thì sự chậm trễ được tối thiểu.

    + Đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch:

    Loại đánh giá phổ biến nhất dựa vào thông tin phản hồi. Đánh giá được tiến hành sau khi hành động đã được tiến hành.

    Nhược điểm chính của loại đánh giá này là thời gian mà nhà quản lý có thông tin về sự thiệt hại đã xảy ra. Nhưng đối với nhiều hoạt động, đánh giá thông tin phản hồi chỉ là loại đánh giá quan trọng.

    Đánh giá sau khi thực hiện có hai ưu điểm so với hai loại đánh giá còn lại. Thứ nhất, đánh giá sau cung cấp cho nhà quản lý thông tin có ý nghĩa về hiệu lực của các nỗ lực lập kế hoạch. Nếu đánh giá sau cho thấy có sự sai lệch nhỏ giữa kết quả thực hiện và tiêu chuẩn, thì điều này chứng minh rằng lập kế hoạch nhìn chung đã trúng mục tiêu. Nếu sai lệch là lớn, thì nhà quản lý có thể sử dụng thông tin này khi thiết lập các kế hoạch mới để làm cho nó trở nên hiệu lực hơn. Thứ hai, đánh giá sau có thể thúc đẩy động cơ của cấp dưới. Cấp dưới muốn thông tin về cách thức mà họ đã tiến hành và đánh giá sau cung cấp thông tin đó.

    - Quy trình đánh giá:

    Quá trình đánh giá việc thực hiện kế hoạch bao gồm 3 bước:

    + Đo lường kết quả đạt được.

    + So sánh kết quả đạt được với tiêu chuẩn đã đề ra.

    + Tiến hành những hành động quản lý để điều chỉnh những sai lệch hoặc các tiêu chuẩn không phù hợp.

    * Như vậy, muốn tổ chức thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã thì cần phải có những điều kiện nhất định. Các điều kiện chủ yếu đó là:

    - Kế hoạch được xây dựng khoa học, phù hợp với thực tế của xã và với chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND xã.

    - Có đủ cơ sở vật chất, cán bộ để triển khai thực hiện. Sự phân công thực hiện phải rõ ràng.

    - Vận động được mọi người dân tham gia tích cực.

    - Có sự kiểm tra theo dõi thường xuyên để nắm được những điều cần bổ sung, sửa đổi khi cần thiết và nhắc nhở mọi người liên quan đến kế hoạch thực hiện chúng một cách nghiêm túc.

    - Có chế độ khen thưởng, kỷ luật thích hợp. Những người hoàn thành tốt nhiệm vụ của kế hoạch được giao cần được khen thưởng kịp thời. Những cán bộ, tổ chức không hoàn thành cần phải chịu trách nhiệm cụ thể.



    III. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    UBND xã với đại diện là Chủ tịch UBND có chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở địa phương do mình phụ trách. Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, UBND xã cần phải xây dựng được kế hoạch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình. Trong đó, bản kế hoạch phải đưa ra được các mục tiêu cụ thể trong kỳ kế hoạch, các biện pháp, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó. Việc xây dựng kế hoạch cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương là một chức năng thiết yếu đối với các nhà quản lý cấp cơ sở.

    Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà cấp trên đã định ra trên địa bàn xã, thống nhất trong UBND, trình HĐND xã quyết định và trình UBND cấp trên phê chuẩn.

    2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân xã trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Sau khi đã xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, UBND xã phải có chức năng tổ chức thực hiện bản kế hoạch đó. Đó là việc Chủ tịch UBND xã đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, phòng ban thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực hiện từng mục tiêu kế hoạch đặt ra. Cụ thể là:

    - Xây dựng các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được quyết định không trái với pháp luật, chủ trương và biện pháp do cấp trên đề ra; khai thác tốt các nguồn lực tiềm tàng ở cơ sở để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong từng giai đoạn cụ thể.

    - Xây dựng các chủ trương, biện pháp quản lý sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (nguồn nước, ao, hồ, đầm,…) của xã để đưa vào kế hoạch sử dụng có hiệu quả.

    - Có nhiệm vụ để ra các biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn công sản khác đã được cấp trên giao cho chính quyền xã quản lý và sử dụng như hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương do xã quản lý.

    - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân lập nghiệp vì sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

    - Có biện pháp sử dụng tốt nguồn lực tại chỗ, tạo nghề, việc làm cho nhân dân địa phương.

    - Có biện pháp khả thi để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, chú ý phát triển các ngành nghề truyền thống ở cơ sở.

    - Có biện pháp xây dựng nguồn nhân lực, phát triển nhân tài để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở một cách tốt nhất.

    - Kiên quyết chống mọi thủ đoạn làm ăn phi pháp, trốn thuế, lậu thuế, hàng nhái, hàng giả,… trên địa bàn xã.


    BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

    Tình huống 1:

    Xã A và xã B nằm vị trí hai bên bờ một con sông nhỏ chảy qua. Chỗ dòng sông đi qua phía cuối địa phận 2 xã tạo thành một bãi cát bồi khá đẹp. Kinh tế mở mang, xã A đồng ý cho người dân và những ai có nhu cầu đều được khai thác cát, sỏi hoặc bán cho các công trình. Trong khi đó, xã B lại muốn theo gợi ý của một nhóm tư vấn, dự kiến bãi cát ven sông thành một vùng du lịch sinh thái và cấm không cho khai thác cát. Hai xã nảy sinh tranh chấp. Có nhiều cuộc họp giữa hai bên nhưng chưa đưa ra được giải pháp chung.

    Hãy đặt mình vào vị trí của chủ tịch 2 xã A và B để tìm giải pháp cho địa phương mình và xã bên để cả 2 đều có lợi. Kế hoạch dự kiến của đồng chí sẽ như thế nào và đồng chí sẽ thuyết phục xã bên ra sao để được ủng hộ?

    - Vấn đề gì đặt ra trong việc quản lý bãi cát bồi ở 2 xã A và B?

    - Cách sử dụng bãi cát ở 2 xã trên có điều gì hợp lý? Điều gì chưa? Vì sao?

    - Nếu đưa ra một kế hoạch khai thác bãi cát bồi, đồng chí sẽ đưa ra ý tưởng gì trong đó về nội dung, các bước thực hiện và giải pháp của mình?



    Tình huống 2:

    Những vạt rừng của xã N lâu nay chỉ có cây dại mọc kín. Cây to đã bị hạ từ lâu rồi, cây con chưa kịp lớn đủ tầm cũng bị chặt mất. Thấy huyện bên người ta trồng cam thành rừng, mùa nào cũng cho mỗi nhà thu nhập mấy trăm triệu đồng, ông chủ tịch xã phát động bà con trồng cam để phát triển kinh tế. Thế nhưng nhiều người nghi ngờ lắm. Từ trước đến nay, làm theo phong trào thì nhiều rồi. Nào là nuôi cá trê phi, nuôi chim cút, trồng vải thiều, trồng dứa,.v.v. lần nào cũng chỉ ăn thua đợt đầu. Ai đi theo sau đều thất bại cả, chỉ vì thị trường nông sản rất khó tính, khi thị trường đã có nhiều thứ sản phẩm đó rồi thì dù ngon đến mấy cũng trở thành rẻ mạt. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và cả thời tiết nữa chứ. Được sự ủng hộ từ huyện nhà, sự động viên từ đồng nghiệp, ông chủ tịch quyết tâm vận động bà con trồng cam phát triển kinh tế, nhưng còn lo lắng lắm.

    - Theo đồng chí, có thể phát triển kinh tế địa phương bằng trồng cam được không? Để kế hoạch đó trở thành hiện thực thì Uỷ ban nhân dân xã phải làm gì?



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    - Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.

    - Học viện Hành chính, Tài liệu Khóa tập huấn giảng viên thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Hà Nội, 2008.

    - Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Phần Khoa học hành chính, tập 1 và tập 2, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010.

    Chuyên đề 21:
    KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
    I. Khái niệm, ý nghĩa của khiếu nại, tố cáo

    1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo

    - Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    - Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

    - Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.

    - Đối tượng khiếu nại:

    + Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.

    + Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

    + Quyết định kỷ luật: là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    - Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.

    - Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    - Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.

    - Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

    - Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.

    2.Ý nghĩa của khiếu nại, tố cáo

    - Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân.

    Khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 ( sửa đổi năm 2001). Đây là một quyền có tính chính trị pháp lý của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo có liên quan chặt chẽ đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân. Việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Nó chính là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.



    - Khiếu nại, tố cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của nền dân chủ XHCN.

    Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là một hình thức trực tiếp và chủ yếu để nhân dân thông qua đó tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phát huy dân chủ XHCN.

    - Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức giám sát của nhân dân đối với nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước.

    Tính chất giám sát của nhân dân đối với nhà nước trong khiếu nại và tố cáo được biểu hiện ở chỗ khi khiếu nại, tố cáo, nhân dân đã chuyển đến cho cơ quan nhà nước những thông tin, phát hiện về những việc làm vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên cơ sở đó, nhà nước kiểm tra lại hoạt động, hành vi của các cơ quan, cán bộ, công chức của mình thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó, nhà nước phát hiện được những hành vi tham nhũng, quan liêu, tiêu cực cũng như các biểu hiện vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức để kịp thời giáo dục, xử lý, loại trừ ra khỏi bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.



    II. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

    1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết khiếu nại

    a) Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

    - Người khiếu nại có các quyền sau đây:

    + Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại.

    + Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại.

    + Biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó.

    + Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tài liệu của việc giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại.

    + Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    + Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.

    + Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại.

    - Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

    + Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.

    + Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.

    + Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

    b) Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

    - Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

    + Biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

    + Nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc bản án, quyết định của Toà án đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

    - Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

    + Tiếp nhận, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

    + Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi người giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu.

    + Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

    + Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

    2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết tố cáo

    a) Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

    - Quyền của người tố cáo.



    + Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

    + Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình.

    + Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

    + Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.

    - Nghĩa vụ của người tố cáo:

    + Trình bày trung thực về nội dung tố cáo.

    + Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình.

    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

    b) Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

    - Quyền của người bị tố cáo

    + Được thông báo về nội dung tố cáo.

    + Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.

    + Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra.

    + Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

    - Nghĩa vụ của người bị tố cáo

    + Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.

    + Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

    + Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

    b) Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo

    Người giải quyết tố cáo phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh và kết luận về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

    Trong quá trình xác minh việc tố cáo, người giải quyết tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    - Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.

    - Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

    - Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo.

    - Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

    - Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.


    Каталог: Uploads -> Tai lieu
    Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
    Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
    Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
    Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
    Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
    Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
    Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
    Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
    Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

    tải về 2.2 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương