A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN


IV. Kỹ năng soạn thảo một số loại văn bản thông dụng ở xã



tải về 2.2 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

IV. Kỹ năng soạn thảo một số loại văn bản thông dụng ở xã

1. Nghị quyết (NQ)

Nội dung NQ thường được kết cấu gồm 3 phần: Phần căn cứ ban hành NQ - Phần nội dung NQ - Phần biện pháp tổ chức thực hiện NQ10.

* Phần căn cứ ban hành NQ: cần nêu cơ sở pháp lý và thực tiễn để ban hành văn bản. Yêu cầu kỹ thuật đối với việc nêu căn cứ ban hành văn bản là:

- Nêu đúng và đủ các căn cứ pháp lý có ý nghĩa khẳng định tính hợp pháp, đúng thẩm quyền của việc ban hành NQ.

- Chỉ nêu tên, số và ký hiệu, ngày tháng, tác giả và trích yếu nội dung văn bản, không cần viện dẫn quy phạm cụ thể.

- Mỗi căn cứ pháp lý được trình bày trên những dòng riêng, hết mỗi căn cứ thì kết thúc bằng dấu (;) hết căn cứ cuối cùng thì dùng dấu phảy (,).

Trên thực tế, nhiều NQ của HĐND xã mắc các lỗi khá phổ biến là nêu không đúng hoặc nêu không đủ các căn cứ pháp lý cần thiết để ban hành văn bản.

Ví dụ: Nêu Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ làm căn cứ ban hành pháp luật là không phù hợp, vì văn bản của Đảng không phải là cơ sở pháp lý để ban hành văn bản; hoặc có NQ chỉ nêu duy nhất 01 căn cứ pháp lý là Luật Tổ chức HĐND và UBND là không đủ.

Thông thường, căn cứ pháp lý để ban hành NQ của HĐND xã ít nhất gồm 03 căn cứ sau đây:

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; (căn cứ pháp lý về thẩm quyền nội dung).

- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân này 03 tháng 12 năm 2004; (căn cứ về thẩm quyền ban hành văn bản).

- Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007, phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008 và nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu: (căn cứ thực tế của việc ban hành văn bản).

Phần căn cứ trực tiếp để ban hành NQ của HĐND tùy từng trường hợp có thể thay đổi linh hoạt với những nội dung khác nhau, ví dụ như: "Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tại Tờ trình số….. về việc…"; hoặc nêu mục đích, lý do ban hành văn bản "Để nâng cao hiệu quả của công tác …trên địa bàn xã"

* Phần nội dung nghị quyết (hay phần quy định)

Đây là phần trọng tâm của nghị quyết, thể hiện tập trung ý chí và các quyết định được kỳ họp của HĐND xã thống nhất thông qua. Đồng thời đây cũng là phần chứa đựng các quy phạm pháp luật tạo nên giá trị của NQ HĐND xã với tính chất là một văn bản QPPL.

Hiện nay có thể vận dụng 2 hình thức kết cấu phần nội dung dưới đây:

+ Đối với NQ quy định nhiều nội dung, thì phần nội dung NQ thường được thể hiện thành các điều. Trong từng điều có thể có kết cấu bên trong là các Khoản (đánh số 1, 2, 3…) và Điểm (đánh theo thứ tự chữ cái a, b, c….);

+ Đối với Nghị quyết có nội dung đơn giản hoặc nội dung chủ yếu nêu lên các chủ trương, định hướng, chính sách, đưa ra các đánh giá, kết luận... thì nội dung có thể được thể hiện dưới dạng các mục và tiểu mục.

Tuy nhiên, dù được kết cấu theo hình thức nào thì phần nội dung NQ của HĐND xã cũng phải thể hiện 3 nội dung chủ yếu sau:

+ Khẳng định ý chí thống nhất của tập thể HĐND xã đối vói vấn đề mà UBND xã trình ra HĐND xã để HĐND xã quyết định theo thẩm quyền, bao gồm cả những nhận xét, đánh giá tình hình thật ngắn gọn, đủ ý làm cơ sở cho các quyết định.

+ Nêu rõ những quyết định của HĐND xã về các nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng, giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu đó. Nội dung của mỗi vấn đề nên diễn đạt thành từng đề mục (VD: về kinh tế, về giáo dục…).

* Phần biện pháp tổ chức thực hiện NQ: Phần này cần nêu rõ việc phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết, việc thay thế, hủy bỏ văn bản (nếu có) và ghi rõ thời điểm thông qua NQ. Trong phần này phải nêu rõ các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện, trong đó phải nêu rõ các chủ thể có trách nhiệm chính và các chủ thể có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện. Phần này cần xác định cụ thể nghĩa vụ và quyền hạn của từng cá nhân, tổ chức có liên quan, thuộc sự điều chỉnh của NQ.

- Yêu cầu về ngôn ngữ: từ ngữ được sử dụng trong nghị quyết phải bảo đảm yêu cầu rõ ràng, đủ ý, không trùng lắp, không thừa từ, thừa ý, lặp ý; lập luận phải chặt chẽ, từ ngữ rõ ràng, không được hiểu theo nhiều nghĩa.



2. Quyết định (QĐ)

Nội dung của QĐ đư­ợc cấu trúc thành 2 phần:

* Phần căn cứ ban hành: cũng như Nghị quyết, trong các Quyết định cần nêu đủ 3 loại căn cứ, gồm: căn cứ thẩm quyền (Chứng minh quyền của chủ thể ban hành); căn cứ áp dụng (nêu những văn bản của nhà n­ước, của cấp trên và văn bản của cơ quan có chứa những quy định chung, liên quan đến nội dung của QĐ); căn cứ thực tiễn (nêu nhu cầu của thực tiễn, năng lực của cán bộ hoặc các thông tin thực tiễn đ­ược sử dụng để làm căn cứ ra QĐ).

* Phần quy định: Thông thư­ờng các QĐ tối thiểu có 2 điều, tối đa không nên quá 5 điều (Tr­ường hợp cần QĐ nhiều điều thì chuyển các quy định cụ thể vào một văn bản ban hành kèm theo QĐ như­ Quy chế, Quy định, Nội quy…).

- Điều 1: Nêu quyết định chính, chủ yếu, quan trọng nhất (yêu cầu đủ thông tin cơ bản)

- Điều 2 (hoặc điều 3): Nêu các QĐ bổ sung, làm rõ thêm cho quyết định chính (nếu cần).

- Điều cuối cùng (có thể là Đ2, Đ3, Đ4, Đ5): Xác định và Giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân để thi hành QĐ.

3. Chỉ thị

Chỉ thị dùng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức cấp dưới thực hiện quyết định của cơ quan cấp trên và quyết định của chính cơ quan đã ban hành.

Nội dung chỉ thị thường đi thẳng vào vấn đề cần chỉ thị (có thể nêu rõ văn bản nào của cấp trên đã ban hành có căn cứ để chi thị); có thể mở đầu có nhận xét tình hình một cách vắn tắt hoặc căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của chỉ thị.

Cách viết chỉ thị phải rõ ràng, cụ thể, chỉ thị cho ai? vấn đề gì? thực hiện như thế nào? (phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm thực hiện từng phần việc cụ thể). Không chia chương, mục, điều, khoản như quyết định mà căn cứ vào vấn đề nhiều hay ít để chia ra các điểm cần chỉ thị 1, 2, 3…

Phần cuối, thông thường chỉ thị ít khi có kết luận, chỉ quy định chế độ báo cáo, quy trách nhiệm hoặc động viên tinh thần cấp dưới thi hành.

4. Báo cáo

Thông thường, trong quá trình hoạt động, các cơ quan, tổ chức ở xã thường soạn thảo và ban hành các loại báo cáo như: báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm; các báo cáo chuyên đề về công tác an ninh, quốc phòng, trật tự trị an, văn hóa xã hội, phát triển kinh tế tại địa phương… Tuỳ theo từng loại báo cáo để có bố cục cho phù hợp.

Ví dụ:

Báo cáo tổng kết thông thường có các phần:



- Phần 1. Tình hình đặc điểm.

- Phần 2. Những kết quả đã đạt được.

- Phần 3. Những tồn tại và hạn chế.

- Phần 4. Phương hướng trong thời gian tới.

Báo cáo chuyên đề lại được bố cục theo từng vấn đề của mỗi lĩnh vực khác nhau.

* Một số điểm cần chú ý khi viết Báo cáo:

- Phải thu thập và kiểm tra các thông tin, số liệu.

- Các thông tin, số liệu cần đư­ợc hệ thống theo các vấn đề, theo thời gian, theo vùng…

- Cần khái quát những điểm chung, những trư­ờng hợp tiêu biểu, cá biệt.

- Cần tìm hiểu, lý giải nguyên nhân của kết quả và hạn chế.

- Cần chỉ ra một số biện pháp, phư­ơng h­ướng để phát huy kết quả, khắc phục hạn chế.

5. Công văn (CV)

Trong quá trình hoạt động, HĐND, UBND xã thường soạn thảo và ban hành các loại công văn sau:

- CV đề nghị, yêu cầu.

- CV trả lời (phúc đáp).

- CV giải thích, h­ướng dẫn.

- CV mời họp, mời dự hội nghị.

- CV thăm hỏi, cảm ơn.

Bố cục của công văn thường có 3 phần: Mở đầu, triển khai vấn đề và kết thúc vấn đề.

Dưới đây là cách trình bày một số loại công văn:

* Cách trình bày Công văn đề nghị:

- Mở đầu: Nêu rõ mục đích, cơ sở cuả việc đề nghị.

- Phần triển khai vấn đề: Trình bày lần l­ựợt các đề nghị; Nêu cụ thể các chi tiết có liên quan đến đề nghị để cấp trên có cơ sở giải quyết .

- Phần kết thúc: Thể hiện sự mong muốn đề nghị sẽ đ­ựợc cấp trên quan tâm giải quyết và bày tỏ sự cảm ơn.

* Cách trình bày Công văn trả lời (phúc đáp)

- Phần mở đầu: Ghi rõ trả lời văn bản hoặc đơn của ai? Gửi ngày nào ? Về vấn đề gì ?

- Phần nội dung: Trả lời trực tiếp từng vấn đề hoặc trả lời gộp các vấn đề có liên quan. Cách trả lời: nêu rõ quan điểm chung, các căn cứ đã áp dụng để giải quyết và kết luận cuối cùng. Đối với những vấn đề ch­ưa trả lời cần giải thích rõ lý do.

- Phần kết thúc: Thể hiện sự quan tâm đối với những đề nghị và yêu cầu của các cá nhân hoặc cơ quan; đồng thời bày tỏ thái độ sẵn sàng trả lời tiếp nếu cơ quan hoặc người dân cảm thấy chưa thỏa đáng.

6. Biên bản

Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Thông thường, trong quá trình hoạt động, xã thường có các loại Biên bản như: biên bản các cuộc họp; biên bản tiếp dân; biên bản về các tai nạn và sự cố…

Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng cho các sự kiện thực tế đã xảy ra. Vì vậy, biên bản phải mô tả lại các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, không bình luận, thêm bớt để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác.

Bố cục của Biên bản:

- Ngày… tháng… năm… (ghi cụ thể thời gian lập biên bản).

- Địa điểm.

- Thành phần tham dự (có mặt và vắng mặt…).

- Phần nội dung ( ghi những diễn biến hoặc các chi tiết trong thực tế).

- Phần kết thức (ghi thời gian và chữ ký xác nhận của người ghi biên bản và chủ tọa (cuộc họp) hoặc người làm chứng.

Ví dụ: Biên bản hội nghị

- Thời gian địa điểm khai mạc hội nghị.

- Chương trình làm việc của hội nghị (tóm tắt các nội dung chính của hội nghị).

- Khai mạc: ghi rõ hội nghị do ai khai mạc.

- Phần báo cáo: Ghi tên chức vụ người trình bày báo cáo; Tóm tắt nội dung báo cáo (Xem báo cáo kèm theo ).

- Thảo luận: tùy theo tính chất của hội nghị mà chọn phương pháp ghi thích hợp, tức là ghi chi tiết hay ghi tóm tắt ý chính (ghi tổng hợp); Ghi những vấn đề mà Chủ tịch hội nghị đưa ra, nếu ra thảo luận trước hội nghị.

- Phần quyết nghị: Phần quan trọng nên ghi chi tiết các vấn đề quyết nghị và tỉ lệ đại biểu tán thành (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); Nội dung quyết nghị (nội dung thứ nhất là:…có…% tán thành. Nội dung thứ hai là:…).

- Phần bầu cử nhân sự cho nhiệm kỳ tới: danh sách nhân sự đề cử (ghi đủ họ tên và sắp xếp theo vần ABC); danh sách trúng cử qua bầu cử (giơ tay tán thành hoặc phiếu kín); danh sách bầu cử bổ sung lần hai, ba… (nếu lần đầu chưa đủ số phiếu cần thiết).

- Phần kết luận: tóm tắt báo cáo hoặc lời phát biểu của khách mời dự; tóm tắt báo cáo hoặc lời bế mạc của chủ tọa; ghi ngày, giờ bế mạc hội nghị.

- Phần ký xác nhận: Chủ tịch và thư ký hội nghị ký tên (sau khi đã xét duyệt, bổ sung, sửa chữa nếu cần thì đọc lại trước hội nghị để xác nhận).

*****


Trên đây là những kiến thức và kỹ năng cơ bản về soạn thảo và ban hành văn bản của cán bộ xã. Để công tác soạn thảo và ban hành văn bản đạt kết quả tốt, cán bộ xã phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực; các quy định hiện hành về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; đồng thời phải có trình độ ngôn ngữ và tư duy logic. Với những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tế, cán bộ xã sẽ soạn thảo và ban hành văn bản có chất lượng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, chính quyền xã.
BÀI TẬP

1. So sánh sự giống và khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt? Cho ví dụ minh hoạ?

2. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật? HĐND, UBND xã có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? cho ví dụ?

3. Hãy nêu các yếu tố thể thức văn bản và vị trí, ý nghĩa của các yếu tố thể thức đó?

4. Lấy danh nghĩa UBND xã X, hãy soạn thảo báo cáo tổng kết công tác 6 tháng đầu năm.

5. Lấy danh nghĩa HĐND xã B, hãy soạn thảo dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của HĐND xã nhiệm kỳ 2011 – 2016.

6. Lấy danh nghĩa UBND xã ABC, hãy soạn thảo Biên bản họp thường kỳ UBND xã C.

7. Lấy danh nghĩa UBND xã hãy soạn thảo công văn trả lời ý kiến của nhân dân về việc ….(tự chọn nội dung).


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND – UBND năm 2004.

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

- Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính Phủ về Công tác văn thư.

- Nghị định số: 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Nghị định số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về Công tác văn thư.

- Thông tư 55/2005/TTLT – BNV – VPCP của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính Phủ ban hành ngày 06/5/2005 Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 19/01/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

- Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, Học viện Hành chính Quốc gia, 2005.
Chuyên đề 14:

KỸ NĂNG TIẾP DÂN VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ
I. Kỹ năng tiếp dân

1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc tiếp dân

a) Khái niệm tiếp dân

Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giữa cơ quan nhà nước và người dân cần có sự tiếp xúc nhằm trao đổi những thông tin, tình cảm, hiểu biết, hành vi…Quá trình này chính là quá trình giao tiếp với công dân.



Chính quyền xã là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp giải quyết các công việc của dân theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Hoạt động tiếp dân có thể hiểu là quá trình giao tiếp giữa cơ quan nhà nước và công dân nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa công dân và người tiếp công dân trên cơ sở quy định của pháp luật.

b) Mục đích của việc tiếp dân

- Tiếp nhận các thông tin kiến nghị, phản ánh, góp ý của nhân dân về những vấn đề liên quan đến chủ truơng, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị.

- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được Hiến pháp quy định.

- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo. Nội dung này đặt ra yêu cầu mang tính bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức trong quan hệ với công dân là phải luôn luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ và lắng nghe các ý kiến đóng góp của nhân dân. Mặt khác, điều này cũng khắc phục một số hạn chế trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; góp phần tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng của nhân dân.



c) Ý nghĩa của việc tiếp dân

- Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể của quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta, góp phần phát huy bản chất “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Thông qua công tác tiếp dân, cơ quan nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các nội dung không còn phù hợp.

- Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệ của nhân dân, huy động được sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội; đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nước góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Thông qua công tác tiếp dân tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của mình, từ đó có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời.

- Làm tốt công tác tiếp dân sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, cũng như nhiều bất cập khác của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp dân của chính quyền xã

a) Tiếp dân của Hội đồng nhân dân xã

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, thì Thường trực Hội đồng nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức tiếp dân (Khoản 5, Điều 53 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003). Ngoài ra, trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng quy định: Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất cho việc tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân khi đại biểu yêu cầu. Danh sách, kế hoạch, thời gian tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân được niêm yết tại nơi tiếp công dân. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi kế hoạch tiếp công dân đến Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và mời đại diện các cơ quan này tham dự các buổi tiếp công dân.

- Tiếp dân của đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân: dành ít nhất hai ngày trong một tháng để tiếp công dân.

- Tiếp dân của đại biểu Hội đồng nhân dân: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi đại biểu Hội đồng nhân dân công tác có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu có thời gian tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của công dân; giải thích, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho công dân; hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.



b) Tiếp dân của Ủy ban nhân dân xã

Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, trực tiếp giải quyết các công việc của dân, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp dân. Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền (Khoản 2, điều 117 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003). Trong quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân cũng quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Việc tiếp dân được thực hiện theo các hình thức sau đây: Tiếp dân hàng ngày (theo giờ làm việc của Ủy ban nhân dân) hoặc tiếp dân theo định kỳ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiếp dân mỗi tuần ít nhất là một ngày (không kể các trường hợp phải tiến hành theo yêu cầu khẩn thiết), lịch tiếp dân phải được công bố công khai để nhân dân biết. Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiếp công dân.

Công tác tiếp dân ở xã chủ yếu hướng vào các hoạt động: tổ chức cơ chế tiếp dân, tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất và thời gian để thực hiện việc tiếp dân, tiếp xúc trực tiếp với dân để giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó, những công việc cụ thể phải làm của hoạt động tiếp dân là:

- Tổ chức cơ chế tiếp dân: Cơ chế tiếp dân được hiểu là các nguyên tắc cơ bản, các quy định cụ thể mà các cán bộ của Uỷ ban nhân dân xã cần phải áp dụng và thực hiện để tiến hành hoạt động tiếp dân.

- Tổ chức nhân lực và cơ sở vật chất cho hoạt động tiếp dân.

- Tổ chức phòng tiếp dân với các trang thiết bị cần thiết, phù hợp với yêu cầu của công việc tiếp dân, trong điều kiện tài chính cho phép.

- Tiến hành cuộc tiếp dân

3. Những kỹ năng cần thiết vận dụng trong tiếp dân

a) Kỹ năng tổ chức hoạt động tiếp dân

- Tổ chức cơ chế tiếp dân:



Khi tổ chức cơ chế tiếp dân phải tập hợp các văn bản liên quan đến hoạt động tiếp dân và xây dựng quy chế tiếp dân của Uỷ ban nhân dân xã.

- Tổ chức nhân lực và cơ sở vật chất cho hoạt động tiếp dân:

Phải xác định trách nhiệm tiếp dân cụ thể của mỗi thành viên làm việc cho Uỷ ban nhân dân xã; xác định các hoạt động cụ thể cần tiến hành để giúp từng thành viên nắm vững trách nhiệm của mình, ý thức được sự cần thiết phải có thái độ tích cực trong hoạt động tiếp dân; xác định những điều kiện về cơ sở vật chất nào cần có để tiến hành hiệu quả hoạt động tiếp dân làm cơ sở cho kế hoạch tổ chức phòng tiếp dân; thiết kế các biểu mẫu hướng dẫn thủ tục giải quyết công việc; mua sắm phương tiện, vật dụng phục vụ việc tiếp dân.

- Tổ chức các hoạt động tiếp dân cụ thể:

Phải xác định mục tiêu cụ thể cho hoạt động tiếp dân; xác định kế hoạch cụ thể cho hoạt động tiếp dân (chuẩn bị nội dung, chuẩn bị các nguồn lực: Con người, vật chất, thời gian để tiếp dân); xác định trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện tiếp dân cho những người tham gia; xác định được các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tiếp dân.

- Trực tiếp tiến hành các hoạt động tiếp dân:



+ Tiếp dân trong trường hợp chủ động.

Xác định mục tiêu cho một hoạt động tiếp dân cụ thể; khẳng định sự cần thiết phải trực tiếp tiến hành việc tiếp dân của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã; xác định các nguồn lực cần thiết, hình thành nên kế hoạch cho một cuộc tiếp dân cụ thể của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.

+ Tiếp dân trong trường hợp bị động



Xác định nhu cầu của người dân; xác định cụ thể vấn đề cần giải quyết và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã trong trường hợp này. Chủ động giải quyết vấn đề, đưa ra lời hẹn với người dân về thời gian và địa điểm giải quyết vấn đề.

b) Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động tiếp dân

- Các nghi thức xã giao trong hoạt động tiếp dân



+ Chào hỏi và giới thiệu: Cán bộ tiếp dân phải chào hỏi dân, tự giới thiệu về mình, sau đó hỏi họ tên và công việc người dân cần giải quyết, không để dân phải chờ đợi lâu.

Cách bắt tay (nếu có): Bắt tay là hình thức biểu đạt sự hoan nghênh, thông cảm, sự kính trọng, lúc từ biệt đối với người dân. Cần nắm vững tr­ường hợp chủ động đư­a tay trư­ớc; cần chú ý thái độ khi bắt tay.

+ Trong khi tiếp dân: Ngư­ời tiếp dân phải ngồi ngay ngắn, nghiêm túc. Chú ý lắng nghe người dân trình bày, ghi chép những nội dung cần thiết. Trong mọi tr­ường hợp không đ­ược tỏ thái độ nóng nảy, quát tháo, đập bàn ghế. Không cắt ngang lời ng­ười đang nói. Nếu không thống nhất quan điểm, cách làm việc, nên trao đổi từ tốn, thuyết phục với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự. Tránh mọi biểu hiện hách dịch, cửa quyền hoặc không tôn trọng người dân.

Chú ý: Trong khi tiếp dân phải sử dụng ngôn ngữ hành chính. Phải chú ý thái độ, tác phong, cách ứng xử trong giao tiếp.

- Kỹ năng nghe có hiệu quả



Trong quá trình nghe, các cán bộ tiếp dân cần phải: Có ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ... phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Xác định đâu là điểm mấu chốt, quan trọng và cần được ghi chép lại để ghi nhớ các điểm đó; quan tâm đến điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, khuynh hướng tư duy của người dân; suy nghĩ khách quan và cố gắng phân tích; thể hiện tư thế cởi mở, sẵn sàng lắng nghe, bày tỏ sự quan tâm, cảm thông với người dân, kiềm chế sự nóng nảy của bản thân hoặc những thành kiến ban đầu khi tiếp xúc, tránh rơi vào tình trạng cả giận mất khôn”.

- Kỹ năng nói trong tiếp dân



Kỹ năng nói có vị trí rất quan trọng trong hoạt động tiếp dân, có tính chất quyết định kết quả của buổi tiếp dân. Khi giao tiếp với công dân, cán bộ tiếp dân phải sử dụng lời nói theo chuẩn mực, theo ngôn từ hành chính đồng thời phải nói chính xác, rõ ràng, không mập mờ, lơ lửng, phải sát với nội dung dân nêu ra. Trong quá trình nói có thể lấy thêm thông tin của người dân qua các câu hỏi. Cán bộ tiếp dân phải chú ý vừa nói, vừa quan sát thái độ của người dân để kịp thời điều chỉnh về nội dung và phương pháp nói. Không nên trình bày dài dòng, nói thiếu mạch lạc, không rõ ràng, không quan tâm đến thái độ của người dân.

Каталог: Uploads -> Tai lieu
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương