A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN


II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp ở xã



tải về 2.2 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

II. Nội dung quản lý hành chính tư pháp ở xã

1. Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho nhân dân nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong đời sống xã hội. Do đó thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu quả quản lý. Đối với xã phường thị trấn là cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà nước, phổ biến giáo dục pháp luật càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì chính quyền có điều kiện để nắm vững nhu cầu, ý chí, nguyện vọng của nhân dân nên việc tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp và có hiệu quả cao.

Để thực hiện tốt việc phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ chính quyền xã cần nắm được những vấn đề sau:

a) Yêu cầu đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở xã, phường, thị trấn

- Phổ biến, giáo dục pháp luật phải phù hợp và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Đảm bảo trang bị cho các tầng lớp nhân dân những kiến thức pháp luật cơ bản về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ để họ nắm được và vận dụng vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước và xã hội.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

- Nội dung phổ biến, tuyên truyền pháp luật phải đảm bảo ngắn gọn, chính xác.

- Hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật phải phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội ở địa phương, với đặc thù của từng vùng, miền, từng đối tượng.

- Phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải gắn với việc tổ chức thực hiện pháp luật và các phong trào quần chúng ở địa phương.

b) Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả ở xã, phường, thị trấn

- Tuyên truyền miệng (phổ biến pháp luật qua hội nghị, tập huấn, hội họp).

- Phổ biến giáo dục pháp luật qua hệ thống loa truyền thanh.

- Phổ biến giáo dục pháp luật qua lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá. (chủ yếu được áp dụng ở các vùng nông thôn, vùng cao, vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống).

- Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua công tác hoà giải.

- Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.

- Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua các loại hình câu lạc bộ.

- Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua đấu tranh, phê phán, xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống mới.



c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã, phường, thị trấn

Xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền pháp luật là việc đề ra có hệ thống những công việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật ở xã, phường thị trấn dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự. thời hạn tiến hành cụ thể.

* Qui trình xây dựng kế hoạch

Giai đoạn chuẩn bị

Trong giai đoạn này cần tiến hành một công việc sau:

- Lựa chọn loại kế hoạch cần xây dựng

Theo thời gian, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã, phường, thị trấn được phân thành kế hoạch dài hạn (từ ba đến năm năm), kế hoạch ngắn hạn (hàng năm, hàng quí, hàng tháng), kế hoạch theo từng đợt tập trung tuyên truyền một nội dung pháp luật (về bầu cử, về phòng chống ma tuý, về thuế sử dụng đất nông nghiệp...) hoặc một văn bản cụ thể.

- Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch:

+ Các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.

+ Mức độ hiểu biết và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân địa phương ( xác định bằng cách phát phiếu điều tra, thông qua đề xuất của cán bộ, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, qua giao tiếp với người dân trong giải quyết công việc...).

Giai đoạn xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện

Nội dung cơ bản của kế hoạch

- Mục đích, yêu cầu của kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật: cần nêu rõ mục đích, kết quả cụ thể cần đạt được cũng như các yêu cầu đặt ra khi triển khai kế hoạch.

- Nội dung pháp luật cần phổ biến đến đối tượng: xác định căn cứ vào yêu cầu chung của kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ở xã, phường, thị trấn (không chỉ các luật, pháp lệnh, văn bản của trung ương mà còn cả văn bản của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện và xã).

- Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật; trên thực tế công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền miệng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng lưới truyền thanh ở cơ sở...Tuỳ từng địa phương căn cứ vào đặc thù của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật (trình độ văn hoá, điều kiện sinh sống, nhận thức, phong tục tập quán...), căn cứ vào điều kiện của từng địa phương để lựa chọn hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp và có tính khả thi.

- Tiến độ thực hiện: kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật càn xác định thời gian thực hiện các công việc dể ra. Tiến độ cụ thể cũng là căn cứ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

- Các biện pháp bảo đảm việc thực hiện:

+ Xác định biện pháp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, với địa bàn thực hiện: Có thể tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật độc lập, cũng có thể tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch khác ở địa phương (như phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, các chương trình về xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ và phát triển rừng, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường...).

+ Phân công trách nhiệm hợp lý, rõ ràng cho các chủ thể tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chế độ thông tin, báo cáo thương xuyên, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng kịp thời.



Giai đoạn tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo kế hoạch và hoàn chỉnh nội dung kế hoạch

- Dự thảo kế hoạch được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của các cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân xã, cán bộ Mặt trận tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể (là những người sẽ trực tiếp tham gia triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt).

- Sau khi tổng hợp ý kiến đóng góp, công chức Tư pháp – Hộ tịch hoàn chỉnh nội dung bản kế hoạch để trình phê duyệt.

Giai đoạn lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch

Dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch phải được lập đồng thời với kế hoạch. Một số mức chi kinh phí triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định của Thông tư số 63/2005 ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kính phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và theo hướng dẫn, quy định của Uỷ ban nhân dân cấp trên về mức chi cụ thể trên địa bàn.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật

Sau khi được phê duyệt, cần tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã, phường thị trấn thường theo những bước cơ bản sau:

- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo

Tuỳ theo tình hình cụ thể, tuỳ từng hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mà chuẩn bị các điều kiện (Ví dụ: nếu dùng hình thức tuyên truyền qua loa truyền thanh cần chuẩn bị nội dung pháp luật, loa đài, phát thanh viên...Nếu dùng hình thức cổ động cần chuẩn bị, loa, cờ, trống khẩu hiệu...).

- Thực hiện kế họach: Sau khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, việc thực hiện kế hoạch sẽ thuận lợi, đảm bảo hiệu quả.Trong quá trình thực hiện cần rút kinh nghiệm để bổ khuyết kịp thời, bảo đảm tiến độ, thời gian, chất lượng.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm; đưa ra những giải pháp tiếp theo nếu cần thiết.



2. Thực hiện hoạt động chứng thực trong phạm vi thẩm quyền

Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền và trách nhiệm:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Đối với các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng Việt hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp bằng tiếng Việt, có xen một số từ bằng tiếng nước ngoài (ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn của người Việt Nam và người nước ngoài, trong đó có ghi tên, địa chỉ của người nước ngoài bằng tiếng nước ngoài...) thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Uỷ ban nhân dân xã.

Đối với các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (ví dụ: Hộ chiếu của công dân Việt Nam, chứng chỉ tốt nghiệp của các trường đại học Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài... trong đó có ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) thì người yêu cầu chứng thực được lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân xã.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện chứng thực các việc trên và đóng dấu của Ủy ban nhân dân xã.

3. Thi hành án trong phạm vi thẩm quyền

a) Đối với công tác thi hành án hình sự

Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo. Công an xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010.



b) Đối với công tác thi hành án dân sự

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự trên địa bàn.



4. Tổ chức hoạt động hoà giải ở cơ sở

Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Với phạm vi hoạt động phong phú và đa dạng, hoà giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, phát huy vai trò của nhân dân trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương. Hoà giải ở cơ sở được thực hiện chủ yếu thông qua Tổ hoà giải ở cơ sở ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác.



a) Phạm vi hòa giải

Hoà giải chỉ được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, bao gồm:

- Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau.

- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình

- Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lí bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

Không hoà giải các vụ việc : các tội phạm hình sự ; hành vi vi phạm pháp luật bị xử lí vi phạm hành chính; các vi phạm pháp luật về tranh chấp mà theo qui định của pháp luật không được hoà giải ở cơ sở.

b) Nguyên tắc hoà giải

- Việc hoà giải phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân

- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt, các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải.

- Hoà giải phải khách quan, công minh, có lý, có tình, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp,tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác , không xâm phạm lợi ích của Nhà nước , lợi ích công cộng .

- Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằn ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế các hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.

c) Trách nhiệm của UBND xã trong quản lý công tác hòa giải cơ sở

- Ban hành văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải.

- Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải.

- Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải.

- Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải.

5. Quản lý công tác hộ tịch

Việc đăng ký và quản lý hộ tịch giúp cho chính quyền xã theo dõi thực trạng sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; thống kê, phân tích dân số, thu thập các thông số quan trọng về gia đình và xã hội, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã theo quy định của Nghị định này.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch.

- Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp.

- Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.

- Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.

- Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong lĩnh vực hộ tịch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm.

Để thực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch, cán bộ chính quyền xã cần nắm được những nội dung sau:

a) Thủ tục đăng ký kết hôn:

Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, ngày 27/12/2005 thì UBND xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nơi cư trú, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự, bao gồm: Nơi một người thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc nơi một người tạm trú và có đăng ký tạm trú.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

b) Thủ tục đăng ký khai sinh

- Thẩm quyền đăng ký khai sinh

+ Ủy ban nhân dân xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

+ Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

+ Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

- Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

- Thủ tục đăng ký khai sinh

+ Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

+ Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

c)Thủ tục đăng ký khai tử

- Thẩm quyền đăng ký khai tử.

+ Ủy ban nhân dân xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

+ Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Ủy ban nhân dân xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

- Thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử

+ Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết.

+ Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.

- Thủ tục đăng ký khai tử

+ Người đi khai tử phải nộp giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định của pháp luật.

+ Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.



BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy thường trú thôn 1, xã TP, huyện VL, do cuộc sống quá khó khăn nên sau khi sinh con chỉ lo làm ăn mà không quan tâm đến việc đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu cho con. Sau đó, vợ chồng ông Phi xa quê hương đi làm thuê và gửi con (tên Hiền) lại cho vợ chồng người em ruột là ông Đặng Văn Tý và bà Trần Thị Xê nuôi dưỡng. Cháu Hiền đến tuổi đi học, ông Tý đến Uỷ ban nhân dân xã TP đăng ký khai sinh cho cháu Hiền và “lợi dụng” cán bộ Tư pháp xã TP “không nắm địa bàn” nên ông Tý đã khai vợ chồng ông là cha, mẹ ruột và đề nghị ghi vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh của cháu Hiền. Từ đó, ông Tý, bà Xê từ chú, thím “biến thành” cha mẹ của Hiền và đương nhiên, một số giấy tờ cá nhân (trong đó có bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân,…) của Hiền đều có ghi nhận ông Tý, bà Xê là cha mẹ ruột, vì được Uỷ ban nhân dân xã TP thừa nhận và đã đăng ký trong giấy khai sinh, sổ đăng ký khai sinh hợp pháp

Sau một thời gian đi làm ăn xa, ông Phi, bà Thúy trở lại quê nhà và “xin” vợ chồng ông Tý “trả” cháu Hiền lại cho vợ chồng ông tiếp tục nuôi dưỡng. Khi ông Phi đến Uỷ ban nhân dân xã TP đăng ký khai sinh cho cháu Hiền thì được cán bộ Tư pháp xã TP cho biết Hiền đã được cha mẹ ruột (là ông Đặng Văn Tý và bà Trần Thị Xê) đăng ký khai sinh, hiện Uỷ ban nhân dân xã TP còn lưu sổ đăng ký khai sinh, nếu ông muốn có giấy khai sinh của Hiền thì ở đây chỉ cấp lại bản sao. Đương nhiên,  “cha mẹ” cháu Hiền ghi trong khai sinh không phải là ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy (theo sổ đăng ký khai sinh). Sau khi tranh cãi quyết liệt, ông Tý đã thừa nhận việc “lừa” cán bộ Tư pháp hộ tịch xã TP để đăng ký khai sinh cho Hiền là con của vợ chồng ông. Sự thật là ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy mới đích thực là cha mẹ ruột của Hiền. Ông Phi yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã TP cải chính phần ghi về cha mẹ của cháu Hiền và ghi tên của vợ chồng ông vào giấy khai sinh của con ông đúng sự thật. Tại Uỷ ban nhân dân xã TP, theo hướng dẫn của cán bộ Tư pháp hộ tịch muốn “cải chính” nội dung trên thì giữa vợ chồng ông Phi và vợ chồng ông Tý phải làm “bản cam kết” với nội dung: vợ chồng ông Tý không phải là cha mẹ ruột như trong khai sinh mà vợ chồng ông Phi mới đúng là cha mẹ ruột của cháu Hiền. Từ đó, giấy khai sinh, hộ khẩu của Hiền có ghi tên ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy là cha mẹ ruột.

Theo anh chị, hướng dẫn của cán bộ Tư pháp hộ tịch có đúng không? Tại sao?à ị

Tình huống 2:

Bà Nguyễn Thị L. uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn K. thay mặt bà tham gia tố tụng tại phiên toà và đến Uỷ ban nhân dân xã L.T, huyện L.V, tỉnh X yêu cầu chứng thực giấy uỷ quyền trên nhưng Uỷ ban nhân dân xã L.T từ chối yêu cầu của bà vì cho rằng Uỷ ban nhân dân xã không có thẩm quyền chứng thực giấy uỷ quyền đồng thời hướng dẫn bà L. đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nhưng khi bà L. đến Uỷ ban nhân dân xã T.T thì được giải quyết chứng thực theo yêu cầu vì Uỷ ban nhân dân cho rằng giấy uỷ quyền là một trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực  hiện các giao dịch dân sự trong nước của người dân cụ thể là thực hiện công việc uỷ quyền tham gia tố tụng tại phiên toà nên Uỷ ban nhân dân xã T.T thực hiện việc chứng thực cho bà L. dưới dạng chứng thực chữ ký.

Theo anh, chị, Uỷ ban nhân dân xã nào đã thực hiện đúng thẩm quyền chứng thực?



Tình huống 3:

Ông Hiểu và bà Phương có 3 người con (1con trai và 2 con gái). Năm 1990, ông Hiểu và bà Phương được thừa kế hợp pháp mảnh đất thổ cư rộng 1700m2. Ông, bà cùng con trai làm nhà ở trên mảnh đất đó. Năm 1995,1996, ông Hiểu, bà Phương lần lượt qua đời không để lại di chúc. Trước đó 2 người con gái đã đi lấy chồng ở nơi khác, nay về đòi anh trai mình chia mảnh đất nói trên. Người anh kiên quyết không chia vì cho rằng con gái lấy chồng, theo chồng không có quyền lợi gì ở đây.

Anh, chị cho biết trường hợp trên có được hòa giải không. Tại sao?


Каталог: Uploads -> Tai lieu
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương