A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN


II. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục ở xã



tải về 2.2 Mb.
trang10/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   22

II. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục ở xã

Giáo dục là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người.



Giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, phát triển kinh tế - xã hội và đối với lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

Giáo dục có tác dụng vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá, văn học, nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn xã hội.

Trong thời kỳ hiện nay, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục và đào tạo trở thành một nhân tố có ý nghĩa quyết định tốc độ và quy mô của sự phát triển.

1. Quan điểm của Đảng về giáo dục

Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được xác định trong các văn kiện của Đảng VII, VIII, IX, X, XI.

Thứ nhất, Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu về nhận thức, về đầu tư phát triển và về lãnh đạo quản lý.

Thứ hai, Chăm lo cho giáo dục – đào tạo là chăm lo cho con người và xã hội phát triển.

Thứ ba, Về nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo cần giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.

Thứ năm, Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ của khoa học, công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh.

Thứ sáu: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Thứ bảy: Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập song song với đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào tạo.

2. Quản lý Nhà nước về giáo dục ở xã

- Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và trình Hội đồng nhân dân xã kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương khi được phê duyệt; xây dựng quy hoạch về đất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo tiêu chuẩn quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn hoạt động đúng quy định pháp luật.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình giành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục của xã.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Chính quyền xã quan tâm và trực tiếp tham gia các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.

- Hàng năm chính quyền xã dành một tỷ lệ thích đáng trong ngân sách xã để chi cho sự nghiệp giáo dục như tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục cho nhà trẻ, trường tiểu học...

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để bảo đảm phổ cập giáo dục, chống mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời.

- Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.

III. Nội dung quản lý nhà nước về y tế ở xã

Y tế là hệ thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Hoạt động y tế là hoạt động có tính liên ngành: y học, dược học, trang thiết bị y tế, những lý luận về cộng đồng và sức khỏe, về y học cổ truyền, điều dưỡng, xã hội học y tế, kỹ thuật y tế.

Hoạt động y tế ở xã liên quan đến những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội như: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng, môi trường sống, bệnh tật và dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, sản xuất và dịch vụ cung cấp thuốc và các dịch vụ y tế, quản lý khám, chữa bệnh của các tổ chức y tế, các thành phần kinh tế và các cá nhân ở địa phương cơ sở.



1. Quan điểm của Đảng về y tế

Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sức khỏe nhân dân, trước hết bằng hoạt động chăm sóc sức khỏe của ngành Y tế. Cụ thể bao gồm những quan điểm cơ bản sau:



Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em... ”6.

- Nhà nước chủ trương phấn đấu để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ.

- Phải dự phòng, tích cực, chủ động – phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Quan điểm y học dự phòng được hiểu theo những nội dung sau:

+ Nâng cao khả năng của cơ thể chống lại sự tấn công của bệnh tật.

+ Phòng chống các nguy cơ gây bệnh trong môi trường sống.

+ Phòng chống biến chứng và diễn biến nặng của bệnh.



+ Phòng chống diễn biến xấu sau khi chữa bệnh.

+ Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc để phòng chữa bệnh cho nhân dân.

+ Vấn đề chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.

+ Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

2. Quản lý Nhà nước về y tế ở xã

Mạng lưới y tế cơ sở đảm nhiệm các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân do Bộ Y tế quy định và theo những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định, nhằm tạo điều kiện cho cả cộng đồng tham gia vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nội dung quản lý Nhà nước về y tế ở xã bao gồm những nội dung sau:

- Giáo dục sức khỏe: Căn cứ tình hình sức khỏe của nhân dân ở địa phương và những vấn đề ưu tiên để chủ động lập kế hoạch, lựa chọn biện pháp phù hợp cho từng đối tượng được giáo dục. Tổ chức vận động các đoàn thể tham gia giáo dục sức khỏe, xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục sức khỏe.

- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Điều tra tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức phối hợp liên ngành trong việc thực hiện chương trình dinh dưỡng. Kiểm tra, kiểm soát các nguồn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng ở địa phương.

- Cung cấp nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường: điều tra thống kê và có bản đồ theo dõi về nguồn nước sạch, hố xí, nước thải, rác. Tuyên truyền giáo dục về dùng nước sạch, tác dụng của hố xí hợp vệ sinh. Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. Vận động nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh và các phong trào khác của ngành y tế như: Phổ biến cho nhân dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Tổ chức diệt trừ muỗi, ruồi, chuột,… Tuyên truyền người dân tiêm phòng dịch đầy đủ; Nắm vững tình hình và các hoạt động y tế trên địa bàn.

- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình: thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Tiêm chủng mở rộng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá hiệu quả của chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Phòng chống dịch bệnh lưu hành ở địa phương: Nắm tình hình sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn xã, báo cáo kịp thời những dịch bệnh, thực hiện kế hoạch phòng bệnh, phòng dịch tại địa phương.

- Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng: khám và chữa các bệnh thông thường bằng điều trị ngoại trú hoặc nội trú ..., bằng thuốc tây y hoặc đông y, xử lý các vết thương nhẹ như vết thương phần mềm đơn giản; sơ cứu các vết thương nặng trước khi chuyển lên tuyến trên. Vận động nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc nam. Tập hợp bảo vệ và khuyến khích phát triển các môn thuốc và phương pháp chữa bệnh cổ truyền.

- Cung cấp thuốc thiết yếu: Căn cứ vào tình hình bệnh tật của nhân dân tại địa phương để lập kế hoạch, dự trù mua thuốc. Quản lý tốt thuốc và dụng cụ, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo số lượng và chất lượng. Điều trị bằng phương pháp y dược học cổ truyền không dùng thuốc...

- Quản lý sức khỏe: lập hồ sơ sức khỏe cho từng người và từng hộ gia đình, ưu tiên cho các đối tượng là phụ nữ, trẻ em, những người thuộc diện chính sách (thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người tàn tật...) định kỳ khám sức khỏe.



- Có biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật, đặc biệt cương quyết xử lý những trường hợp mê tín dị đoan làm tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân.

Các hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở (trạm y tế xã) diễn ra trên 3 địa bàn chính:

- Hoạt động tại trạm: Khám chữa bệnh cho nhân dân, quản lý sức khỏe, quản lý thai sản; khám phụ khoa, đỡ đẻ, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; kết hợp đông – tây y; giáo dục tư vấn sức khỏe, truyền thông giáo dục sức khỏe và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; tổ chức quầy thuốc phục vụ, tiêm chủng mở rộng.

- Hoạt động tại cộng đồng: Tổ chức thực hiện các chương trình y tế quốc gia như chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống sốt rét, tiêu chảy, bướu cổ, nhiễm vi rút H5N1, H1N1, vệ sinh thực phẩm, tiêm chủng mở rộng...

- Hoạt động tại hộ gia đình: Thăm khám, chữa bệnh tại gia đình, lập sổ theo dõi sức khỏe; hướng dẫn kiểm tra công trình vệ sinh, hướng dẫn kiểm tra về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, về sữa mẹ, chăm sóc theo dõi thai sản, theo dõi cân nặng trẻ em dưới 5 tuổi, thu thập thông tin về sức khỏe, tư vấn sức khỏe tại gia đình.



IV. Nội dung quản lý nhà nước về an sinh xã hội ở xã

 Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ.”

 An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh và không có sự loại trừ. An sinh xã hội có nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và công bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội thông qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung.

 Hệ thống an sinh xã hội hiện nay của Việt Nam gồm có nhiều bộ phận cấu thành khác nhau là bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, trong đó nổi bật hơn cả là bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế xã hội, đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, vấn đề an sinh xã hội cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

1. Quan điểm của Đảng về an sinh xã hội

Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đất nước ta đang đứng trước những thời cơ nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, do vậy để tạo ra những động lực cho sự phát triển từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đưa nước ta sớm trở thành một nước phát triển của khu vực và trên thế giới thì chúng ta cần có quan điểm đúng đắn về vấn đề an sinh xã hội.



Đại hội XI đã chỉ rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”.7

Từ phương hướng cơ bản trên để triển khai thực hiện vấn đề an sinh xã hội mà trực tiếp là các chính sách xã hội thì cần nắm các quan điểm sau:

- Coi chính sách xã hội là hệ thống công cụ tác động một cách toàn diện, bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống xã hội.

- Coi việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các ngành, các cấp và của toàn dân.

- Cần phải tiến hành một cách đồng bộ chính sách xã hội, song không dàn trải mà phải tập trung ưu tiên vào một số những vấn đề xã hội có tính chiến lược cũng như những vấn đề xã hội cấp bách nổi trội lên ở mỗi giai đoạn.

- “Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”8.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Đảng ta nêu định hướng mới về an sinh xã hội trong phát triển toàn diện hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội với phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững: Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công. Mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn.

Trước tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, trong nước thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống, giá cả tăng cao trong những tháng đầu năm 2011, nhằm thực hiện chính sách “bảo đảm an sinh” xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24-2-2011, đưa ra các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, nhằm đưa ra một số chủ trương và giải pháp chủ yếu, xác định tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ngày 16-3-2011, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 02 – KL/TW về tình hình kinh tế, xã hội năm 2011 trong đó nêu rõ: Thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội đã ban hành; đồng thời sâu sát tình hình để hỗ trợ kịp thời các đối tượng khác, kể cả đối tượng cận nghèo, người thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn do tác động của lạm phát và điều chỉnh giá. Tập trung ưu tiên nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và quản lý tốt hoạt động xuất khẩu lương thực, thực phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, đảm bảo an sinh xã hội nông dân.

2. Quản lý nhà nước về an sinh xã hội

Quản lý Nhà nước về an sinh xã hội thực chất là việc chính quyền xã sử dụng quyền lực nhà nước để đảm bảo thực hiện đúng và đủ các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng thụ hưởng.

Nội dung quản lý Nhà nước về an sinh xã hội xã bao gồm:



- Tuyên truyền, giáo dục phổ biến các chính sách cho người dân như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp vầ cứu trợ xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo…

- Quản lý các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội.

- Thực hiện chế độ cho các đối tượng theo quy định.

- Xây dựng và quản lý quỹ bảo trợ xã hội, quỹ nhân đạo.

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Giải quyết kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách xã hội.

Để quản lý tốt an sinh xã hội với những nội dung cơ bản trên, chính quyền xã cần thực hiện một số những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng, thiết kế và triển khai thực hiện những kế hoạch, phong trào tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn về an sinh xã hội.

- Tổ chức đăng ký, theo dõi các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội, đề nghị giải quyết chính sách, chế độ cho những người đủ điều kiện và kiến nghị xử lý những trường hợp không đúng chính sách, chế độ.

- Thực hiện trả lương hưu và các khoản phụ cấp, trợ cấp, cứu trợ cho các đối tượng được hưởng.

- Phối hợp các tổ chức, đoàn thể xây dựng phong trào quần chúng chấp hành chính sách chăm sóc tới các đối tượng chính sách.

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo.

- Quan tâm, giúp đỡ, ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng chính sách.

- Quản lý và tổ chức các hình thức chăm sóc thương binh, bệnh binh, cán bộ lão thành cách mạng, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng, người cô đơn không nơi nương tựa.

- Quản lý sổ sách, tài liệu, vật tư, tài chính liên quan đến công tác thương binh xã hội, thực hiện chế độ thanh quyết toán theo quy định.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác thương binh – xã hội theo quy định.

- Quản lý, giải quyết và xử lý kịp thời những vi phạm.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Trường học A ở xã B mới có một số quán kinh doanh internet mở ra ngay cạnh trường học (cách trường 150m), từ khi mở cửa có một số học sinh bỏ học ra chơi điện tử ảnh hưởng tới kết quả học tập của bản thân. Với cương vị là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã B đồng chí giải quyết sự việc trên như thế nào?



Tình huống 2:

Trong lớp mẫu giáo 4 tuổi của trường mầm non Hoa Mai ở xã A có một cháu là con của một người bị mắc bệnh HIV mới xin vào học. Trước vấn đề trên có một số phụ huynh học sinh vội chuyển con sang lớp khác, một số khác thì chuyển trường cho con, còn một số bậc phụ huynh đề nghị nhà trường không nhận cháu vào lớp, hoặc nếu theo học phải có biện pháp cách ly cháu. Trước sự việc trên nhà trường đã mời gia đình cháu lên làm việc và đề nghị gia đình chuyển trường cho cháu hoặc cho cháu nghỉ học ở nhà.



Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A đồng chí giải quyết vụ việc trên như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

- Luật giáo dục 2005, luật sửa đổi năm 2009.

- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

- Giáo trình văn hóa xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà nội. 2004.

- Giáo trình đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và quản lý của Nhà nước, chính quyền cơ sở trên các lĩnh vực, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.

- Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về quản lý Nhà nước – Chương trình chuyên viên, Hà Nội, 2004.

- Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ chính quyền cơ sở, Hà Nội, 2006.

- Những chính sách của Đảng và Nhà nước về miền núi, khu vực miền núi phía Bắc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.

- Những chính sách của Đảng và Nhà nước về miền núi, khu vực Tây nguyên, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.

- Ban Tổ chức – Cán bộ chính phủ, Hỏi và đáp kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước (dùng cho cán bộ chính quyền có sở khu vực miền núi), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

- Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020 – Bộ giáo dục và đào tạo.

- Dự thảo chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011 – 2020 do Bộ lao động và thương binh xã hội soạn thảo.

Chuyên đề 10:

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG LĨNH VỰC TÔN GIÁO
I. Khái quát về tôn giáo ở Việt Nam

1. Sơ lược các tôn giáo lớn ở Việt Nam

* Quan niệm về tôn giáo ở Việt Nam.

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường..., nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ...

* Sơ lược một số tôn giáo và đặc điểm một số tôn giáo ở Việt Nam

- Đạo Phật

Đạo Phật (phật giáo) ra đời khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên ở Ấn Độ, vào thời kỳ xuất hiện các trường phái triết học khác nhau và sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Triết lý hình thành giáo lý Phật giáo cho rằng: mọi sự vật của vũ trụ đều do “nhân” và “duyên” hợp mà thành, chủ trương của Phật giáo là từ bi, trí tuệ, một phần rất quan trọng trong giáo lý của đạo Phật là “tứ diệu đế”.



+ Đạo Phật ở Việt Nam

Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên địa bàn đầu tiên là ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Thời kỳ đầu, Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ân Độ qua đường biển cùng với các thương nhân. Từ thế kỷ V đến thế kỷ X, do hoàn cảnh lịch sử, Phật giáo Việt Nam dần dần chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Phật giáo Nam Tông truyền vào phía Nam của Việt Nam từ thế kỷ thứ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ-me

Sau năm 1975, đất nước thống nhất các vi giáo phẩm đại diện cho các hệ phái Phật giáo đã họp tại thành phố Hồ Chí Minh (1980). Đến ngày 4/11/1981 Đại hội thống nhất Phật giáo diễn ra tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội thành lập tổ chức chung của Phật giáo cả nước, lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) phê duyệt tại Quyết định số 83/BT ngày 29/12/1981. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 tổ chức Phật giáo có 10.000.000 tín đồ, 42.000 chức sắc, 15.500 cơ sở thờ tự.

+ Đặc điểm của Đạo Phật ở Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam: thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, cùng đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Đưòng hướng hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

- Đạo Công giáo

Đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo) là tôn giáo thuộc Kitô giáo. Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới. Giáo lý của Công giáo cho rằng con người và thế giới là do Chúa sinh ra. Chrismar được Đức Chúa cha cử xuống để chuộc lỗi tổ tông cho loài người và hướng dẫn loài người sống theo lời răn của Thiên Chúa để được cứu rỗi.

+ Đạo Công giáo ở Việt Nam

Nếu tính từ năm 1553, năm có giáo sĩ đầu tiên đến truyền đạo tại Việt Nam, đến nay lịch sử truyền giáo và phát triển Công giáo ở Việt Nam đã trải qua hơn 4 thế kỷ. Ngày 24/11/1960, Giáo Hoàng Gioan XXIII ra sắc chỉ Venerabi Lium Nostrorum về việc thiết lập phẩm trật giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội Công giáo Việt Nam được thiết lập ở 3 giáo tỉnh (Hà Nội, Huế, Sài Gòn – sau năm 1975 đổi thành giáo tỉnh TP. Hồ Chí Minh). Cùng với việc thiết lập 3 giáo tỉnh, ngày 24/2/1976, Tòa thánh La Mã phê chuẩn thành lập Hội đồng Giám mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đây là tổ chức được xem là cơ quan trung ương của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Do điều kiện chiến tranh, đất nước chia làm hai miền nên họat động của Hội đồng Giám mục chỉ thực thi ở miền Nam. Sau năm 1975, Giáo hội Công giáo Việt Nam qui về một mối. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011, tổ chức Công giáo có 6.100.000 tín đồ, 20.000 chức sắc, 6.000 cơ sở thờ tự.

Tháng 4/1980, tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Hội đồng Giám mục Việt Nam đầu tiên nhóm họp. Đại hội đồng ra qui chế, bầu Ban thường vụ. Đại hôi ra Thư chung mục vụ 1980, tỏ rõ đường hướng mục vụ là “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”.Trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đạo Công giáo, cần vận dụng đúng các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo, tín đồ; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo thực hiện “sống tốt đời đẹp đạo”, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn.

+ Đặc điểm Đạo Công giáo ở Việt Nam:

Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam là đi vào tầng lớp nhân dân lao động, tầng lớp bất mãn với nhà nư­ớc phong kiến đang trong thời kỳ suy thoái; họ dễ tin theo một tôn giáo mang lại cho họ một lối thoát tâm linh và hy vọng về cuộc sống trần thế đ­ược cải thiện bởi các quốc gia Ph­ương Tây.

Sự lợi dụng lẫn nhau giữa truyền giáo và thực dân. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã nhận được sự cộng tác đắc lực của các giáo sĩ thừa sai Pháp và một bộ phận giáo dân ngư­ời Việt Nam bị các bề trên lôi kéo tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, một số giáo sĩ sử dụng giáo dân làm tai mắt để do thám tình hình quân đội triều đình, tuyển mộ một lực lư­ợng lính nguỵ và tay sai cho Pháp.

Mâu thuẫn giữa lợi ích tôn giáo và lợi ích thực dân: Khi dựa vào thực dân thì các giáo sĩ biết rằng dân bản xứ sẽ nhìn nhận Công giáo như­ là công cụ của thực dân. Trong khi đó thực dân biết rằng nếu họ nâng đỡ đạo Công giáo thì khó thu phục đ­ược nhân dân bản xứ để củng cố việc đô hộ thuộc địa. Đứng về mặt chính sách thuộc địa các thừa sai đư­ợc coi nh­ư ngư­ời phụ trợ cho văn hoá Phương Tây. Thực dân Pháp ý thức đư­ợc rằng công việc của các thừa sai làm cho dân chúng ghét lây chính quyền thuộc địa. Do đó, các thừa sai và chính quyền thực dân luôn ý thức đư­ợc vấn đề liên minh giữa tôn giáo và chính trị.

Đạo Công giáo ở Việt Nam phụ thuộc và chịu sự chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của Vatican nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều chuyển biến về nhận thức trong đ­ường hư­ớng hoạt động tôn giáo phù hợp với lợi ích dân tộc. Thư­ chung năm 1980 khẳng định đ­ường h­ướng gắn bó dân tộc “Sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

- Đạo Tin lành

Tin lành là một tôn giáo tách ra từ Công giáo vào những năm cải cách trong nội bộ Kitô giáo lần thứ hai (thế kỷ XVI). Tổ chức của Giáo hội Tin Lành không chặt chẽ mà tuỳ thuộc vào từng hệ phái, từng khu vực, từng quốc gia. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của đạo Tin Lành đơn giản, nhẹ nhàng, không rườm rà như đạo Công giáo.

+ Đạo Tin Lành ở Việt Nam

Đạo Tin Lành có mặt ở nước ta từ năm 1911 do tổ chức Hội liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (The Christian and Missionnary Alliance of America – CMA) truyền vào. Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt, đạo Tin Lành ở miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau. Năm 1955 những tín đồ, giáo sĩ còn lại ở miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng, lấy tên gọi là Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) (Confederation Evangelical Church of Vietnam - Northern), gọi tắt là Hội thánh Tin lành miền Bắc, với cơ cấu tổ chức giáo hội hai cấp: Tổng hội và chi hội ở cơ sở. Đại hội đồng năm 1958 quyết định xúc tiến soạn thảo Điều lệ riêng. Đại hội đồng lần thứ 32 của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tổ chức từ ngày 30-11 đến 3-12-2004 và bầu ra Ban Trị sự nhiệm kỳ 2004 - 2008 gồm 13 thành viên. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 tổ chức Tin lành có 1.500.000 tín đồ, 3.000 chức sắc, 500 cơ sở thờ tự.

Tháng 1-2001, Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ 43 đã thông qua bản Hiến chương mới (gọi là Hiến chương năm 2001), xác định tên gọi chính thức là Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và bầu Ban Trị sự Tổng Liên hội gồm 23 mục sư, truyền đạo. Đại hội đồng lần này đã xác định đường hướng hoạt động của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) là: "Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”.  Hiến chương 2001 quy định việc xây dựng giáo hội hai cấp: Tổng Liên hội và chi hội (Hội thánh cơ sở), ở các tỉnh, thành phố có các Ban Đại diện hoặc Đại diện, nhiệm kỳ của Ban Trị sự Tổng Liên hội là 4 năm.

- Đạo Hồi (Islam)

Islam còn gọi là Hồi giáo hay đạo Hồi, xuất hiện khá sớm trên thế giới vào giai đoạn chuyển biến xã hội từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ có giai cấp (khoảng đầu thế kỷ thứ VII – sau công nguyên) ở bán đảo Ả Rập.


Каталог: Uploads -> Tai lieu
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương