A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN



tải về 2.2 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Xã A thuộc huyện T.H mấy năm qua vắng bóng người. Vải thiều quá rẻ lại khó tiêu thụ; số lao động trẻ, khoẻ ở đây đều tìm cách đi khỏi làng. Phần lớn trong số đó đi lao động xuất khẩu. Hầu hết những người ra đi đã bán ruộng, bán vườn vải để lấy tiền “chạy” tiêu chuẩn đi lao động. Người mua vườn chủ yếu từ thành phố về, họ chỉ mua để đó đầu cơ, không ở, cũng không làm vườn. Con cái người dân ở đây bỏ bê học hành, sản xuất cầm chừng do trông chờ vào nguồn thu nhập gửi từ nước ngoài về. Song số tiền làm thuê mang từ nước ngoài về không đủ để mua lại vườn vải xưa. Thế là nghèo vẫn hoàn nghèo. Họ lại tìm đường ra đi. Bây giờ trong số người ra đi có cả lớp con cái họ.

- Đồng chí có cho rằng chính quyền xã cũng phải gánh trách nhiệm trong việc này không? Nếu có thì ở khâu nào?

- Giả sử đồng chí được tăng cường về một xã có hoàn cảnh tương tự, đồng chí sẽ có hướng giải quyết thế nào để xóm thôn trở lại trù phú, đời sống nhân dân được cải thiện?



Tình huống 2:

Vụ rét năm 2007 kéo dài đến tận giáp Tết Nguyên đán Mậu Tý. Cây trồng, vật nuôi thiệt hại quá nhiều làm nản lòng nông dân. Không quản khó khăn, bà con ra sức chống rét cho mạ chiêm với hy vọng vụ tới sẽ bù đắp lại một phần. Trời vừa đỡ rét, lại sắp đến Tết, nhiều nơi bà con hối hả xuống đồng cấy lúa. Khẩu hiệu “Chưa cấy xong chưa vui lòng ăn Tết” đã trở thành công thức nằm lòng của bà con từ thời kỳ hợp tác toàn thôn, toàn xã. Nhưng cái vui chưa được bao lâu thì tai hoạ lại kéo đến. Mấy đợt rét liên tiếp sau Tết làm mạ chết trắng đồng. Cả miền Bắc thiệt hại hàng nghìn héc ta lúa.

- Theo đồng chí, để xảy ra tình trạng trên có thiếu sót về phía các cơ quan quản lý nhà nước không? Thiếu sót ở khâu nào? Trách nhiệm của chính quyền xã đến đâu?



- Xã đồng chí có gặp hoàn cảnh này không? Năm tới, đồng chí sẽ chỉ đạo thế nào để tránh thiệt hại cho sản xuất nếu gặp bất lợi về thời tiết nói riêng, các biến động khách quan nói chung?

Tình huống 3:

Nhờ đổi mới trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế, những năm gần đây địa phương được chủ động hơn trong việc thu hút đầu tư. Vì thế, các khu công nghiệp, khu đô thị được mở ra với tốc độ khá nhanh. Nông dân vừa mừng, vừa lo. Mừng vì công nghiệp sẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, con em họ có thể kiếm được việc làm tại quê nhà, các hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho số lao động công nghiệp làm việc trong các khu công nghiệp và dân cư mới của đô thị, và không loại trừ hy vọng giá đất sẽ tăng,… Nhưng cũng lo khi mất ruộng thì sẽ kiếm sống thế nào từ số tiền đền bù hoa lợi, rồi liệu “họ” sản xuất cái gì, có độc hại cho sức khoẻ người dân các vùng lân cận không,…

- Nếu đồng chí là Chủ tịch UBND một xã ở vào tình thế đó, đồng chí sẽ có giải pháp gì để yên dân và chuẩn bị cho một tương lai khả quan của xã?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.

- Học viện Hành chính, Tài liệu Khóa tập huấn giảng viên thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Hà Nội, 2008.

- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Phần Khoa học hành chính, tập 1 và tập 2, Nxb CT-HC, H, 2010.




Chuyên đề 6:

HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
I. Tổng quan về tài chính, ngân sách xã

1. Khái niệm, đặc điểm tài chính,ngân sách xã

Theo quy định tại điều 1 Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 đã được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2002 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Cũng theo Luật Ngân sách nhà nước thì hệ thống Ngân sách nhà nước ở nước ta bao gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương,. ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền Nhà nước ta hiện nay1 ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Cơ cấu tổ chức của hệ thống Ngân sách nhà nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam


Ngân sách nhà nước



Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp tỉnh




Ngân sách xã

Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước. Các khoản thu, chi của ngân sách xã là những khoản thu, chi của Ngân sách nhà nước giao cho Uỷ ban nhân dân xã xây dựng, tổ chức quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của Luật Ngân sách nhà nước quy định. Là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước nên ngân sách xã cũng mang những đặc trưng chung của ngân sách đó là: về bản chất ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa ngân sách xã với các cấp ngân sách khác trong hệ thống Ngân sách nhà nước, đó là: ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách lại vừa như một đơn vị dự toán ngân sách.

2. Nguyên tắc quản lý tài chính - ngân sách xã

- Nguyên tắc một ngân sách duy nhất.

Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các khoản thu, chi của Nhà nước đều phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng trong dự toán, quyết toán Ngân sách nhà nước để Hội đồng nhân dân xã quyết định.

- Nguyên tắc niên độ.

Nguyên tắc này yêu cầu dự toán ngân sách phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho từng năm và việc sử dụng kinh phí đã được duyệt cũng giới hạn trong năm theo dự toán đã được duyệt.

- Nguyên tắc chuyên dụng.

Các khoản chi chỉ được sử dụng cho đối tượng và mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Tính chuyên dụng này được thể hiện qua việc phân bổ chi tiêu theo cách phân loại trong mục lục ngân sách và các đơn vị chi tiêu phải tuân thủ theo đúng dòng, mục đã được ghi trong dự toán ngân sách.

- Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.

Về nguyên tắc, ngân sách xã được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu.

- Nguyên tắc hiệu quả.



Nguồn lực thì có hạn nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt kết quả đầu ra như dự kiến. Cần thực hiện ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch

Quản lý ngân sách đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước. Nội dung công khai theo các mẫu đã được Bộ Tài chính quy định. Hình thức công khai chủ yếu là: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan hữu quan, phát hành ấn phẩm; công khai trên trang thông tin điện tử. Thời gian công khai cũng được quy định rõ đối với từng cấp ngân sách2.

II. Nội dung quản lý tài chính, ngân sách xã

Quản lý ngân sách xã bao gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu-chi của ngân sách trong một năm ngân sách.

Yêu cầu lập dự toán

- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục Ngân sách nhà nước, thời hạn qui định.

- Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

- Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách.

- Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn tránh dàn trải.

Căn cứ lập dự toán

Dự toán ngân sách xã hàng năng được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội xã.

- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: chế độ tiền lương cán bộ công chức xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể…



- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo.

- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm trư­ớc và một số năm liền kề, ước thực hiện ngân sách năm hiện hành.



- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách xã năm kế hoạch.

Quy trình lập dự toán

Hướng dẫn lập dự toán.

Bước (1): Uỷ ban nhân dân huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã.

Bước (2): Uỷ ban nhân dân xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán ngân sách xã và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.

Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã.

Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán ngân sách xã.

Bước (4): Uỷ ban nhân dân xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã.

Bước (5): Uỷ ban nhân dân xã trình Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét cho ý kiến về dự toán ngân sách xã.

Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Bước (7): Phòng Tài chính huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.

Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã.

Bước (8): Uỷ ban nhân dân huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã.

Bước (9): Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách xã gửi đại biểu Hội đồng nhân dân xã trước phiên họp của Hội đồng nhân dân xã về dự toán ngân sách; Hội đồng nhân dân xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.

Bước (10): Uỷ ban nhân dân xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện công khai dự toán ngân sách xã trước ngày 31/12.



1. Quản lý thu ngân sách

a) Lập dự toán thu ngân sách xã

- Xác định các nguồn thu ngân sách xã năm kế hoạch.

Nguồn thu của xã được xác định căn cứ vào việc phân cấp nguồn thu3 trong từng thời kỳ. Nguồn thu ngân sách xã bao gồm:

+ Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%.

+ Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ % phân chia.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Nguồn thu của ngân sách xã ở năm kế hoạch (năm X+1) có thể thay đổi so với năm báo cáo (năm X) trong trường hợp phân cấp ngân sách tại địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định có thay đổi hoặc có các nguồn thu mới hay nguồn thu hiện hành được các cấp có thẩm quyền bãi bỏ trong năm kế hoạch. Ngoài ra, xã có thể thảo luận và quyết định thêm các nguồn thu đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã, các hoạt động tài chính khác của xã, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Xác định dự toán thu ngân sách xã năm kế hoạch

Thu ngân sách xã chịu tác động của hai nhân tố là đối tượng thu và mức thu. Căn cứ xác định số đối tượng thu hay mức thu tính cho một đối tượng thu năm (X+1) dựa vào các văn bản sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới thay thế cho các văn bản đang có hiệu lực thi hành năm báo cáo quy định về các khoản thu (thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp...). Kế toán xã cũng cần phối hợp với các bộ phận thống kê xã, cơ quan thuế, cán bộ ủy nhiệm thu (nếu có) và hội đồng tư vấn thuế xã tính toán các khoản thu ngân sách xã.

Tỷ lệ % ngân sách xã được hưởng từ từng khoản thu ngân sách phân chia theo tỷ lệ % được xác định căn cứ vào quyết định về phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm: Thu bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã. Số bổ sung cân đối ngân sách xã được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm. Số thu bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã được xác định hàng năm và xã phải sử dụng kinh phí theo đúng mục tiêu quy định. Kế toán xã căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan, số kiểm tra dự toán ngân sách theo từng mục tiêu do huyện thông báo để xác định dự toán các khoản thu bổ sung có mục tiêu. Riêng dự toán thu bổ sung để thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành có hiệu lực năm kế hoạch mà chưa được bố trí trong dự toán ngân sách xã của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách thì Kế toán xã căn cứ vào các quy định về đối tượng chi, mức chi, các nguồn bảo đảm cho việc thực hiện các văn bản chính sách chế độ mới đó để xác định.



b) Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách xã

Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào Ngân sách nhà nước.

Về nguyên tắc, các khoản thu Ngân sách nhà nước được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại Kho bạc nhà nước thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc nhà nước. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Uỷ ban nhân dân xã, cũng phải tuân thủ nguyên tắc là phải nộp vào Kho bạc nhà nước theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa Kho bạc nhà nước được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục thu, chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước.

Các khoản thu Ngân sách nhà nước bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu Ngân sách nhà nước.

Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các khoản thu đã tập trung vào Ngân sách nhà nước nhưng được miễn giảm hoặc hoàn trả, thì Kho bạc nhà nước hoàn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo dự toán từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh phí ngân sách xã, xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện đảm bảo nhu cầu chi.



2. Quản lý chi ngân sách

a) Lập dự toán chi ngân sách xã

Lập dự toán chi đầu tư: Có 3 loại danh mục công trình, dự án đầu tư



Loại 1: Các công trình hoặc dự án hoàn thành năm X nhưng chưa thanh toán hết vốn đầu tư; Loại 2: Các công trình hoặc dự án chuyển tiếp từ năm X sang năm X+1 tiếp tục thi công; Loại 3: Xác định danh mục các công trình, dự án khởi công mới năm X+1 đã có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền (hoặc chắc chắn sẽ có) trong năm X.

Đối với loại 1 và 2: Căn cứ vào kế hoạch và ước khối lượng thực hiện các công trình đến 31/12 năm báo cáo X để xác định.

Đối với loại 3: Căn cứ vào quyết định đầu tư đã được Hội đồng nhân dân xã/huyện ban hành (hoặc chắc chắn ban hành) trong năm X+1.

Lập dự toán chi thường xuyên.



          1. Cacác

Tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách xã năm X+1 được xác định bằng cách tổng hợp dự toán chi thường xuyên năm X+1 của từng nội dung chi.

Các đơn vị căn cứ vào chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức chi, biên chế và nhiệm vụ hoạt động của mình quản lý để tính toán dự trù các khoản chi tiêu. Uỷ ban nhân dân xã làm việc cụ thể từng đơn vị, xem xét, thẩm định lại nội dung tính toán từng nội dung chi. Trên cơ sở dự toán chi tiết của các đơn vị đã được kiểm tra kỹ lưỡng, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp dự toán chi theo Mục lục Ngân sách nhà nước (Chương, Loại, Khoản, Mục) và phân bổ theo từng lĩnh vực trình Hội đồng nhân dân xã quyết định.

Khi lập dự toán chi cần lưu ý phân biệt khoản chi cam kết và chi đề xuất mới.

Chi cam kết: Là các khoản chi để thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ, quyết định… của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thực hiện trong năm X+1.

Được dùng để làm gì?

- Giúp phân biệt với chi đề xuất mới.

- Đây là những thông tin rất quan trọng để xã thảo luận khi xem xét ưu tiên trước hết cần gắn với những chính sách/hoạt động đã cam kết, tránh đầu tư dàn trải.

- Xác định trách nhiệm giải trình của người ra quyết định chính sách/hoạt động, tránh tình trạng ra quyết định không dựa trên cơ sở nguồn lực tài chính vững chắc.

Ví dụ về chi cam kết:

Đối với chi đầu tư: Con đường từ một làng đông dân cư tới trường tiểu học của xã trong mùa mưa luôn ở trong tình trạng bị lầy lội, chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã ký quyết định đầu tư nhưng Phòng Tài chính - Kế hoạch vẫn chưa cấp vốn để xây dựng trong năm báo cáo. Năm kế hoạch xã tiếp tục đề nghị huyện cấp vốn xây dựng con đường này và được xếp vào danh mục chi cam kết.

Đối với chi thường xuyên: Phụ cấp cho 1 trưởng thôn là 100.000 đồng/ tháng năm báo cáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có quyết định điều chỉnh số tiền này lên 150.000 đ/tháng có hiệu lực thi hành từ 1/1 năm kế hoạch. Vậy số tiền 150.000 đ/tháng này là chi cam kết.

Chi đề xuất mới: Là các khoản chi để thực hiện các chính sách và hoạt động mà Uỷ ban nhân dân xã đề xuất nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền quyết định.

Được dùng để làm gì?

- Giúp phân biệt với chi cam kết.

- Giúp cho chính quyền xã thấy được tính khả thi của các chính sách, hoạt động mới mà Uỷ ban nhân dân xã đề xuất.

- Đây là những thông tin rất quan trọng để xã thảo luận đưa ra các danh mục dự án/hoạt động ưu tiên gắn với nguồn lực tài chính, tránh tình trạng chính sách, chế độ đưa ra nhưng không có nguồn bảo đảm.

Ví dụ về chi đề xuất mới:

Đối với chi đầu tư: Con đường từ một làng đông dân cư tới trường tiểu học của xã trong mùa mưa luôn ở trong tình trạng bị lầy lội, Uỷ ban nhân dân xã đã đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp vốn để xây dựng đường từ hai năm trước nhưng vẫn chưa được phê duyệt. Năm kế hoạch xã tiếp tục đề nghị huyện cấp vốn xây dựng con đường này và được xếp vào danh mục đề xuất mới.

Đối với chi thường xuyên: Phụ cấp cho 1 trưởng thôn là 100.000 đồng/ tháng năm báo cáo, các xã trong tỉnh đều đề nghị điều chỉnh số tiền này lên 150.000 đ/tháng. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh đều nhất trí với đề nghị này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm lập kế hoạch vẫn chưa có quyết định chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Vậy số tiền 50.000 đ/tháng đề xuất tăng thêm này là chi đề xuất mới.

Để thuyết phục cấp có thẩm quyền chấp nhận phê duyệt cho các khoản chi đề xuất mới đòi hòi xã cần phải sắp xếp các đề xuất mới theo thứ tự ưu tiên, mô tả rõ các đề xuất mới và làm rõ sự cần thiết, cũng như những đóng góp cụ thể của từng đề xuất mới vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm X+1 của xã.

b) Nội dung tổ chức chấp hành dự toán chi ngân sách xã

Chấp hành Ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực. Do đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn.

Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được Ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc nhà nước. Kế toán xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực hiện chi trả cho các hoạt động theo dự toán.

Kế toán xã cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, và trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành các khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm.

Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.

Chi Ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây :

- Đã có trong dự toán Ngân sách nhà nước được giao.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.

- Đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Trường hợp sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc ...cần phải thực hiện đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.



c) Quyết toán ngân sách xã

Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Quyết toán ngân sách xã là việc tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách trong năm theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền xã trong việc huy động và sử dụng ngân sách.

Khi quyết toán ngân sách xã phải đảm bảo: Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo Mục lục Ngân sách nhà nước; Báo cáo quyết toán không được quyết toán chi lớn hơn thu. Báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ. Báo cáo quyết toán ngân sách xã phải được Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn kịp thời để gửi cho phòng tài chính huyện theo đúng thời gian quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Báo cáo quyết toán ngân sách sẽ phải công khai theo quy định của Bộ Tài chính.



3. Quản lý cân đối ngân sách

Về nguyên tắc ngân sách xã buộc phải cân đối, không được phép vay nợ. Vì vậy, ngay từ khâu lập dự toán ngân sách xã phải “lường thu mà chi”.

Khi lập dự toán thu cần rà soát đối tượng và mức thu để bảo đảm dự toán thu có căn cứ khoa học phù hợp với chính sách, chế độ thu cũng như thực tế khách quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chú ý tránh tình trạng ép thu, lạm thu.

Khi lập dự toán chi cần ưu tiên bố trí kinh phí cho các khoản chi cam kết trước khi xem xét các đề xuất mới; Chỉ bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch, đã được quyết định đầu tư và phê duyệt dự toán theo đúng trình tự xây dựng cơ bản; Ưu tiên vốn cho các công trình cấp thiết, tác động trực tiếp đến nhiều người, góp phần giảm nghèo bền vững; Ưu tiên chi cho các hoạt động có đủ nhân lực, vật lực để thực hiện.

Dự toán ngân sách xã cần thuyết minh rõ ràng các căn cứ tính toán các chỉ tiêu thu, chi ngân sách bao gồm:

+ Căn cứ xác định các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán; sự thay đổi thu, chi ngân sách xã dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo; nguyên nhân của sự thay đổi.

+ Danh mục ưu tiên các dự án đầu tư, các công trình và các hoạt động đề xuất trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã năm kế hoạch chưa có nguồn lực tài chính để làm cơ sở cho việc thảo luận lựa chọn có tiếp tục để hay loại bỏ các nhu cầu này trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã năm kế hoạch.

+ Nếu tiếp tục để các nhu cầu chưa có nguồn lực tài chính ở trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã năm kế hoạch thì giải quyết thiếu hụt về nguồn lực tài chính như thế nào? Dân đóng góp hay đề nghị cấp trên tài trợ? Lý do tại sao? các dự án đầu tư, các công trình và các hoạt động đề xuất đó liên hệ gì với các chỉ tiêu, mục tiêu của từng lĩnh vực kinh tế xã hội đã phân tích trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã.

+ Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán ngân sách xã, sử dụng dự phòng ngân sách …

Trong tổ chức thực hiện ngân sách cần phối hợp với cơ quan thuế để tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo dự toán và chế độ, chính sách của Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát.



4. Hoạt động giám sát, kiểm tra thu, chi ngân sách của HĐND và UBND xã

Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003, Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ:

Uỷ ban nhân dân xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Hàng năm, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán thu Ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách xã, phương án phân bổ ngân sách xã và quyết toán thu ngân sách xã, chi ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định, phê chuẩn.

- Tổ chức thực hiện ngân sách xã, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo về Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hội đồng nhân dân xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Quyết định dự toán thu, chi ngân sách xã và phân bổ dự toán ngân sách xã; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách xã và điều chỉnh dự toán ngân sách xã theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

Khi thẩm tra, xem xét, quyết định dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã Hội đồng nhân dân cần chú ý: Thẩm tra, xem xét các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách; thẩm tra, xem xét tính cân đối của ngân sách xã, thẩm tra tính hiệu quả của các khoản chi đầu tư, chi thường xuyên, thẩm tra các điều kiện rải ngân nhằm tránh hiện tượng chi chuyển nguồn gây lãng phí ngân sách ...

Đối với thẩm tra quyết toán ngân sách cần thẩm tra căn cứ pháp lý như: Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua; căn cứ dự toán và giải pháp thực hiện dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân xã quyết định; Số liệu báo cáo quyết toán thu, chi, kết dư đã đối chiếu với báo cáo của Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế chưa? trường hợp có chênh lệch, Uỷ ban nhân dân đã làm rõ và xử lý thế nào? Ý kiến kết luận (nếu có) của Kiểm toán Nhà nước về Báo cáo quyết toán của Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân; Các vấn đề về số liệu quyết toán mà kiểm toán, thanh tra kiến nghị (nếu có) đã được xem xét và xử lý như thế nào?

Thẩm tra việc tổ chức thực hiện các giải pháp và kết quả thực hiện dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Thẩm tra tính đầy đủ của quyết toán ngân sác về phạm vi thu, chi ngân sách; về biểu mẫu, chỉ tiêu báo cáo quyết toán.

Thẩm tra tính chính xác của quyết toán ngân sách: Về thu ngân sách: Đối chiếu, so sánh với số liệu của Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế; Về chi ngân sách: Đối chiếu; số chi đã được Kho bạc nhà nước thanh toán; So sánh số liệu của từng mục trong các biểu của Báo cáo quyết toán với nhau.

Thẩm tra tính hợp pháp của quyết toán ngân sách:

- Chỉ tiêu báo cáo phải phù hợp với nội dung chỉ tiêu dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.


Каталог: Uploads -> Tai lieu
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương