A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN



tải về 2.2 Mb.
trang11/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22

+ Đạo Hồi ở Việt Nam chủ yếu có trong cộng đồng người Chăm, thuộc các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai v.v...Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ  các thế kỷ thứ X, XI ở Chiêm Thành. Năm 1991, những người theo đạo Hồi ở Thành phố Hồ Chí Minh lập ra Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ là 4 năm. Từ năm 1992 đến nay, Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh đã qua ba nhiệm kỳ: nhiệm kỳ I (1992-1996), nhiệm kỳ II (1996-2000), nhiệm kỳ III (2000-2006). Đầu năm 2004, đạo Hồi ở An Giang cũng lập Ban Vận động và đã tổ chức Đại hội Đại biểu vào cuối năm 2004, thành lập Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 tổ chức Hồi giáo có 72.732 tín đồ, 700 chức sắc, 77 cơ sở thờ tự.

- Đạo Cao đài

Đạo Cao Đài thành lập vào đêm Noel 1925 tại Sài Gòn và nó được chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 1926 tại Tây Ninh. Đạo Cao Đài chủ yếu có ở một số tỉnh miền Nam và miền Trung, với số lượng tín đồ tương đối đông. Lễ nghi của đạo Cao đài khá cầu kì, phức tạp thể hiện tính đa thần của người Việt. Từ năm 1995 đến năm 2000, lần lượt 9 hệ phái Cao đài ra đời và xác định đường hướng hành đạo "Nước vinh, Đạo sáng". Hiện nay có các Hội thánh sau: Hội thánh Cao đài Tiên Thiên, Hội thánh Cao đài Minh Chơn đạo, Hội thánh Cao đài Chiếu Minh Long Châu, Hội thánh Truyền giáo Cao đài, Hội thánh Cao đài Tây Ninh, Hội thánh Cao đài Ban Chỉnh đạo, Hội thánh Cao đài Bạch y, Hội thánh Cao đài Chơn lý và Hội thánh Cao đài Cầu Kho Tam Quan. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 tổ chức Đạo Cao Đài có 2.471.000 tín đồ, 12.722 chức sắc, 1.331 cơ sở thờ tự.

- Đạo Hòa hảo

Đạo Hoà Hảo hay Phật giáo Hoà Hảo xuất hiện 1939 ở làng Hoà Hảo thuộc tỉnh Châu Đốc (nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)gắn với tên tuổi của ông Huỳnh Phú Sổ, quê tại làng Hoà Hảo. Giáo lý của đạo Hoà Hảo đơn giản, bình dân, dễ hiểu lấy cơ sở từ giáo lý Phật giáo người tại gia có thể theo được.

Tháng 4/1999, Nhà nước cho phép Phật giáo Hoà Hảo lập Ban vận động Đại hội đại biểu Phật giáo Hoà Hảo và tiến hành Đại hội Phật giáo Hoà Hảo lần thứ nhất vào ngày 25, 26/5/1999 và cử ra Ban đại diện Phật giáo Hoà Hảo có đường hướng hành đạo tiến bộ và gắn bó với dân tộc: "Vì đạo pháp, vì dân tộc”. Đặc điểm chung của sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo là tại gia. Việc tín đồ đến nơi công cộng (thờ tự chung) không phải là bắt buộc mà chỉ là thể hiện nhu cầu tình cảm tôn giáo của mình đối với những nơi mang tính "kỷ niệm lịch sử" của tôn giáo mình. Hiện tại, những địa điểm thăm viếng này là: Tổ đình, An Hoà Tự, các chùa Phật giáo Hoà Hảo rải rác ơ một số tỉnh Tây Nam bộ, trong đó chủ yếu vẫn là Tổ đình An Hoà Tự. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 tổ chức Đạo Hòa hảo có 1.260.000 tín đồ, 2.579 chức sắc, 39 cơ sở thờ tự.

Ngoài 6 tôn giáo trên có số lượng tín đồ đông đảo hoạt động ổn định, gần đây Nhà nước ta đã công nhận thêm một số tôn giáo và tổ chức tôn giáo như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ cư sĩ phật hội, Bà-la-môn, Bàhai, Giáo hội Phật đường Minh sư đạo; Minh Lý đạo Tam tông miếu; và các giáo phái Tin lành...

2. Quan điểm của Đảng về vấn dề tôn giáo

- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị: Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Cốt lõi của công tác tôn giáo là dân vận.

3. Tình hình tôn giáo tại địa phương

Tôn giáo là một thành tố văn hoá do đó tuy cùng một tôn giáo những khi xâm nhập hay phát sinh ở vùng nào thường mang dấu ấn về đặc điểm địa lý, lịch sử, không gian văn hoá ở đó. Ở Việt Nam với địa hình hình chữ “S” không gian địa lý văn hoá được chia làm ba miền rõ rệt: Miền Bắc, miền Trung, Miền Miền Nam. Ở Miền Bắc Phật giáo chủ yếu là Phật giáo Bắc tông hay còn gọi là Phật giáo Đại thừa, Tăng sĩ vừa có sư tăng vừa có sư ni, y phục thường màu nâu, chùa bài trí nhiều tượng, dáng hình cổ kính, kinh sách chịu ảnh hưởng của Hán tạng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ cư dân chủ yếu theo đạo Phật, đạo Công giáo và sống đan xen với nhau. Công giáo được tập trung ở một số tỉnh như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội. đạo Tin lành mới phát triển rộng rãi mấy năm gần đây, chủ yếu vùng đô thị như Hà Nội, Hải Phòng, và ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong cộng đồng dân tộc thiểu số như Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn . Ở miền Trung Phật giáo, Công giáo, Tin Lành đều hiện diện và có thêm các tôn giáo khác như đạo Cao Đài, đạo Bhaii... ở Đà Nẵng, Đặc biệt ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình thuận không gian văn hoá người Chăm có sự hoà nhập giữa Hồi Giáo với văn hoá bản địa để tạo thành Hồi giáo Bà Ni. Ở miền Nam vùng đồng bằng Nam Bộ, một không gian văn hoá trẻ phóng khoáng ngoài những tôn giáo truyền thống còn xuất hiện một loạt các tôn giáo nội sinh như: đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, Tịnh độ Cư Sĩ Phật Hội, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu. Đạo Phật ở miền Nam cũng có nhiều nét khác biệt: chủ yếu là Phật giáo Nam Tông với kinh sách Pali, y phục màu vàng, chùa chỉ một pho tượng Thích Ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Nam Tông có Phật giáo Nam Tông Kher me ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang... Phật giáo Nam tông Kher me gắn bố chặt chẽ với đời sống cộng đồng người Kher me Nam Bộ. Mỗi vùng miền với những nét sinh hoạt tôn giáo riêng biệt, cán bộ quản lý về tôn giáo cần có sự hiểu biết để có biện pháp quản lý và ứng xử cho phù hợp.



II. Nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo

a) Khái niệm: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa như sau: Theo nghĩa rộng: Là quá trình các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý. Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.

Đối tượng quản lý: Tín đồ tôn giáo, Chức sắc, Nhà tu hành, Chức việc, Nơi thờ tự, Cơ sở vật chất khác của tôn giáo, Đồ dùng việc đạo, Sinh hoạt tôn giáo.

Mục tiêu quản lý: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trước hết phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật. Đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải phát huy được những mặt tích cực, khắc phục được những hạn chế tiêu cực của tôn giáo đối với sự phát triển của xã hội. Tăng cường được vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Phương thức Quản lý: Quản lý bằng pháp luật; Quản lý bằng chính sách, Quản lý bằng tổ chức bộ máy và cán bộ; Quản lý bằng thanh tra, kiểm tra; Quản lý bằng tuyên truyền giáo dục thuyết phục; Quản lý bằng tổ chức bộ máy và cán bộ.



Nội dung quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo gồm những công việc sau:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền đối với hoạt động tôn giáo. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

- UBND xã phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan khi giải quyết các công việc liên quan đến các hoạt động tôn giáo. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.

1. Quản lý hoạt động truyền giáo.

Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến Ủy ban nhân dân xã. Nội dung bản đăng ký nêu rõ người tổ chức, chủ trì hoạt động, dự kiến thành phần, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động. Đối với các sinh hoạt tôn giáo bất thường (không có trong lịch đăng ký) thì phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (với trường hợp có tín đồ ngoài tỉnh tham dự), Ủy ban nhân dân cấp huyện (trường hợp có sự tham gia của các tín đồ trong quận, huyện, thị xã) nơi diễn ra hoạt động tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo chỉ được diễn ra trong khuôn viên của các cơ sở tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, UBND xã có trách nhiệm tạo điều kiện cũng như thực hiện giữ gìn an ninh trật tự đảm bảo cho hoạt động tôn giáo đó diễn ra bình thường.



2. Quản lý việc tổ chức lễ hội tôn giáo

Cộng đồng tín đồ là một bộ phận của khối đoàn kết toàn dân, họ vừa là tín đồ vừa là công dân dó đó chính quyền xã phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân, bảo vệ chính sách đoàn kết. Tạo điều kiện xây dựng phát triển kinh tế văn hoá cho đồng bào theo đạo. Đồng thời xử lý người lợi dụng tôn giáo để gây mất đoàn kết ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn. Việc mở các lớp bồi dưỡng chức sắc tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi mở lớp, UBND xã có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tôn giáo hợp pháp hoạt động trên địa phương mình quản lý. Duy trì trật tự an ninh, đảm bảo đoàn kết giữa cơ sở đào tạo tôn giáo, người theo học đạo và nhân dân địa phương.



3. Quản lý tổ chức cộng đồng tín đồ tôn giáo

Sau khi thực hiện việc phong chức, phong phẩm hoặc bầu cử, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong với chính quyền sở tại để họ có đầy đủ tư cách hoạt động tôn giáo trong chức trách được giao.Trường hợp chức sắc, nhà tu hành bị tổ chức tôn giáo cách chức, bãi nhiệm thì cũng cần thông báo với chính quyền địa phương để biết để xử lý nếu những họ vẫn dùng chức danh cũ để hoạt động.



4. Quản lý việc sửa chữa, cải tạo các công trình tôn giáo trên địa bàn xã

Nhà đất và các tài sản khác đã được các tổ chức cá nhân, tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng hoặc tặng, hiến cho Nhà nước đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.UBND xã có trách nhiệm bảo vệ tài sản của các tổ chức tôn giaó và bảo vệ di tích lịch sử văn hoá nếu cơ sở tôn giáo đó được công nhận theo luật về di sản văn hoá. Việc tu bổ và sửa chữa nhỏ, không làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình thuộc cơ sở thờ tự tôn giáo thì khi tiến hành phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sở tại.

Xét duyệt quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo: UBND xã có trách nhiệm kiểm tra xem xét các cơ sở in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành và tàng trữ sách báo, văn hóa phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân trên địa bàn để báo với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

5. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm về tôn giáo

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cơ sở chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/ADIS, bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần. Còn đối với cơ sở giáo dục mầm non như mẫu giáo, nhà trẻ thì các tổ chức tôn giáo được phép hỗ trợ phát triển các loại hình trường lớp này, không nhân danh tổ chức tôn giáo đứng tên trực tiếp mở lớp. Đối với chức sắc, nhà tu hành, nếu họ tham gia các hoạt động xã hội về giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo với tư cách công dân thì sẽ được khuyến khích, tạo điều kiện. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp hoặc lợi dụng từ thiện để có dụng ý xấu.

- Xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo: Việc xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo căn cứ theo Luật khiếu nại, tố cáo ngày 2/12/1998 và các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước để giải quyết ngay từ ngay từ cơ sở và đúng thẩm quyền pháp lý của từng cấp quản lý. Xử lý các điểm nóng tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo phải bảo đảm có lý, có tình, đúng luật pháp.



6. Quản lý các hoạt động khác về tôn giáo

Tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị. Do đó, chúng ta phải cương quyết, nhưng cũng phải hết sức khôn khéo, tế nhị, tránh mọi sơ hở, thiếu sót để địch lợi dụng can thiệp vào nội bộ nước ta. Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo là vấn đề lâu dài không thể giải quyết một số một sớm một chiều vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp vừa mang tính cấp bách vừa phải mang tính lâu dài bền vững. Địa bàn xã là nơi trực tiếp tiếp nhận chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo, cũng là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo do đó UBND xã phải nắm bắt được các cơ sở tôn giáo, các loại tôn giáo để tạo điều kiện cho các tôn giáo đó hoạt động bình thường qua đó giúp cho ngươì dân thấy được chính sách tự do tôn giáo của nhà nước thu phục niềm tin của họ vào chính quyền. Như vậy sẽ tạo được hậu thuẫn của nhân dân với chính quyền và cô lập được các lực lượng chống đối.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Tại một phiên chợ ở xã H người dân thấy xuất hiện nhiều tờ rơi, băng đĩa có nội dung tôn giáo. Nhận được thông tin trên chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã chỉ thị cho cán bộ Uỷ ban đặt loa phóng thanh yêu cầu nhân dân không được đọc và tàng trữ các loại băng điã và tờ rơi có nội dung tôn giáo nói trên nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt, đồng thời chỉ đạo nhân viên Uỷ ban thu gom tờ rơi băng đĩa để tiêu huỷ. Với tư cách là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đồng chí xử lý như thế nào đối với tình huống trên?



Tình huống 2:

Tại xã A của huyện T tỉnh Nam Định xảy ra vụ mất trộm chuông của nhà thờ Công giáo. Trong khi cơ quan chức năng chưa tìm ra manh mối thì có dư luận cho là thanh niên của xã B bên cạnh không theo đạo lấy đi để trả thù, do trước đó có va chạm giao thông dẫn đến xô xát giữa hai thanh niên theo công giáo của xã A với 1 nam thanh niên khác không theo đạo của xã B. Sự việc trên đã gây ra bầu căng thẳng giữa nhân dân hai xã nhất là giữa những người theo Công giáo và những người không theo tôn giáo. Với tư cách là chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A đồng chí xử lý tình huống trên thế nào?


Tình huống 3:

Do bị một số đối tượng tuyền truyền theo đạo Vàng Chứ nên một số hộ dân ở bản X xã Y thuộc tỉnh Điện Biên đã có hành vi tụ tập rỉ tai, và truyền nhau tờ rơi kêu gọi người Hmông nên theo đạo Vàng Chứ để đón chờ một vị thần của người Hmông xuống dẫn dắt người Hmông tới vùng đất riêng để có cuộc sống sung sướng thoát khỏi nghèo đói bệnh tật. Đứng trước tình huống trên với tư cách là chủ tịch xã đồng chí xử lý tình huống trên như thế nào?



TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (1990)

- Ban Chấp hành Trung ương Nghị quyết số 25/NQ – TW ngày 12/3/2003 Về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004.

- Nghị định số 22/NĐ/CPcủa Chính phủ ngày 01 tháng 3 năm 2005 về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2006.

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Hỏi đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008.

- Ban Tuyên giáo Trung ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb, Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2008.

- Đặng Nghiêm Vạn, Dân tộc Văn hoá Tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2001.

- Hoàng Văn Chức, Giáo trình quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2004.

- Nguyễn Đức Lữ, Tôn giáo - Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2009.
Chuyên đề 11:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH - TƯ PHÁP
I. Tổng quan về quản lý hành chính - tư pháp ở xã

1. Sự cần thiết của quản lý hành chính - tư pháp ở xã

Quản lý công tác tư pháp là một lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ở địa phương mà bất cứ cấp chính quyền nhà nước nào cũng phải thực hiện. Quản lý nhà nước đối với công tác tư pháp là sự tác động có tổ chức điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình vận động xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực tư pháp để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, góp phần thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Xuất phát từ đặc điểm xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ sở trong hệ thống hành chính của nhà nước ta, là nơi tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, biến chúng thành hiện thực trong đời sống hàng ngày; đồng thời chính quyền xã là cấp chính quyền trực tiếp với dân nhất nên có thể hiểu, nắm được những diễn biến, tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân; công tác quản lý tư pháp ở xã có vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý của chính quyền xã và nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Đối với chính quyền xã, công tác tư pháp thông qua các nội dung như phổ biến, giáo dục pháp luật; hoà giải; hộ tịch; thi hành án... giúp chính quyền xã tổ chức tốt hoạt động thực thi pháp luật, tăng cường pháp chế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện công bằng xã hội ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền xã.

Đối với nhân dân ở xã, phường, thị trấn; công tác tư pháp góp phần củng cố đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; nâng cao ý thức pháp luật; ngăn ngừa có hiệu quả các việc vi phạm pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy vai trò và khả năng to lớn của nhân dân trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội góp phần xây dựng đời sống mới văn minh, hạnh phúc ở cơ sở.



2. Cơ sở pháp lý của quản lý hành chính tư pháp ở xã

Quản lý hành chính tư pháp ở xã được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý cơ bản sau:

- Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực quản lý hành chính tư pháp, theo qui định của Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Về nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương; xây dựng tủ sách pháp luật để cán bộ, nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của nhà nước thực hiện theo qui định của Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012...

- Về nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải; kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo qui định của pháp luật thực hiện theo qui định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998.

- Nhiệm vụ tổ chức việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo qui định của pháp luật thực hiện theo qui định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, ngày 27/12/2005.

- Thực hiện một số việc về chứng thực theo qui định của pháp luật theo qui định của Nghị định của Chính phủ số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

- Thực hiện một số công việc tư pháp khác theo qui định của pháp luật như thi hành án, tổ chức xây dựng hương ước... theo các văn bản: Luật thi hành án dân sự năm 2008, Luật thi hành án hình sự năm 2010...



3. Tổ chức quản lý hành chính tư pháp ở xã

a) Hệ thống các cơ quan quản lý hành chính tư pháp ở Việt Nam

- Ở trung ương:

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội nên Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý lĩnh vực hành chính –tư pháp trong toàn quốc

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ giúp Chính phủ quản lý lĩnh vực hành chính - tư pháp

- Ở địa phương:

+ UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý lĩnh vực hành chính-tư pháp trong phạm vi tỉnh . Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý lĩnh vực hành chính-tư pháp.

+ UBND cấp huyện thực hiện quản lý lĩnh vực hành chính - tư pháp trong phạm vi huyện. Phòng Tư pháp giúp UBND cấp huyện quản lý lĩnh vực hành chính - tư pháp.

+ UBND xã thực hiện quản lý lĩnh vực hành chính - tư pháp trong phạm vi xã. Công chức Tư pháp - hộ tịch giúp UBND xã quản lý lĩnh vực hành chính-tư pháp ở xã.



b) Tổ chức quản lý hành chính tư pháp ở xã

Công tác hành chính - tư pháp ở xã do Chủ tịch UBND xã phụ trách với sự thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của công chức Tư pháp - hộ tịch.

- Công chức Tư pháp - hộ tịch có nhiệm vụ sau:

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp Uỷ ban nhân dân xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn.

+ Giúp UBND xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quản xây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước; thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải. Phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sơ kết, tổng kết công tác hoà giải, báo cáo với UBND xã và cơ quan tư pháp cấp trên.

+ Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao.

+ Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện một số công việc về quốc tịch theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã, phường, thị trấn.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã về công tác thi hành ánh theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

+ Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ Tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý hành chính-tư pháp, pháp luật qui đinh công chức tư pháp hộ tịch cần có những tiêu chuẩn sau:

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp xã; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng.


Каталог: Uploads -> Tai lieu
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tai lieu -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN
Tai lieu -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương