A – kiến thức chung: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôn và TỔ chứC, hoạT ĐỘng của hệ thống chính trị Ở XÃ Chuyên đề 1: những vấN ĐỀ CƠ BẢn về CÔng nghiệp hóA, hiệN ĐẠi hóa nông nghiệP, NÔng thôN



tải về 2.2 Mb.
trang20/22
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.2 Mb.
#36699
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

- Cách trình bày và hành văn.


Báo cáo có thể viết bằng lời, dùng chữ số để minh hoạ, trình bày theo các biểu mẫu, sơ đồ và các bảng đối chiếu nếu xét thấy cần thiết.

Hành văn của báo cáo phải mạch lạc.

Không nên dùng hành văn cầu kỳ. Khi đánh giá tình hình cần thực sự khách quan và công bằng. Không nên dùng các từ mang tính chủ quan, một chiều hoặc quá khoa trương vì điều đó sẽ làm tổn hại cho giá trị của bản báo cáo.

Ở một số bản báo cáo, nhất là các loại báo cáo chuyên đề, có thể kèm theo phần phụ lục gồm những số liệu liên quan đến nội dung báo cáo. Phần phụ lục có thể là các bảng thống kê, các biểu mẫu so sánh, các tài liệu tham khảo cần thiết.

Phần cuối cùng của báo cáo là chữ ký của người đại diện UBND xã và con dấu, nơi nhận báo cáo.

Những hướng dẫn trên đây cần có sự thảo luận để thống nhất và thực hiện tốt chế độ báo cáo của xã. Chế độ báo cáo nhanh, báo cáo chuyên đề cũng cần có những yêu cầu cụ thể tương tự.

Căn cứ vào tình hình thực tế, khi có vấn đề đột xuất, phức tạp nảy sinh, UBND xã phải kịp thời báo cáo với UBND huyện bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.

Theo quy định hiện hành, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, các thành viên UBND, cán bộ công chức xã, trưởng thôn có trách nhiệm tổng hợp tình hình về lĩnh vực địa bàn mình phụ trách, báo cáo Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND xã báo cáo UBND huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện.

Văn phòng UBND xã có trách nhiệm giúp UBND xã, Chủ tịch UBND xã tổng hợp báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điều hành UBND xã theo định kỳ 6 tháng và cả năm; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của UBND và HĐND xã. Báo cáo được gửi HĐND xã và UBND huyện, đồng thời gửi các thành viên UBNDxã, thường trực Đảng ủy, thường trực HĐND, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở xã.

II. Kỹ năng điều hành công việc của UBND xã

1. Cơ chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của UBND xã

Phối hợp thực chất là xác lập các mối quan hệ trong đời sống cộng đồng. Người nào, tập thể nào có quan hệ tốt chứng tỏ đó là người, là tập thể có khả năng phối hợp tốt. Theo lý thuyết hệ thống, quan hệ là cái cơ bản tạo nên hệ thống. Theo ý nghĩa đó, quan hệ phối hợp là quan hệ có tính hệ thống. Một hệ thống mà không xác lập được quan hệ giữa các thành viên tham gia một cách rõ ràng thì hệ thống đó sẽ dần dần mất đi tính chất đặc trưng của mình. Phối hợp là một quy luật của sự tồn tại và phát triển của các tổ chức. Muốn nắm được quy luật đó phải xuất phát từ sự tự nhận thức của mỗi con người trong các hệ thống mà mình là một thành viên. Nó không lệ thuộc vào một uy quyền, một sự ép buộc nào. Để phối hợp tốt cần có cơ chế thích hợp. Đây là những quy định cụ thể mà các bên liên quan cần có sự thống nhất về cách làm, trách nhiệm vì quyền lợi chung. Ví dụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ sở ứng dụng, cơ chế phối hợp giữa cơ quan công quyền và các tổ chức chính trị xã hội ...

Trong hoạt động của UBND xã, phối hợp tất nhiên là điều không thể thiếu. Ở đây có thể có nhiều hình thức phối hợp khác nhau. Ví dụ: Phối hợp theo chiều dọc, tức là với cơ quan cấp trên và với đại diện chính quyền ở cấp thôn, bản, tổ dân phố; Phối hợp theo chiều ngang, tức là phối hợp giữa UBND xã với các tổ chức chính trị -xã hội trên địa bàn xã như với Mặt trận Tổ quốc xã, với thanh tra nhân dân, với hội Phụ nữ xã, với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh v.v..Với Mặt trận Tổ quốc xã và BanThanh tra nhân dân xã chẳng hạn, có thể quy định một cơ chế như sau:

- UBND xã phải thông báo kịp thời cho Mặt trận Tổ quốc xã và Ban Thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của HĐND, UBND xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

- Xem xét và giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; xử lý nghiêm minh người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

- Thông báo cho Mặt trận Tổ quốc xã và Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban Thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả theo quy định pháp luật.

Đồng thời với cơ chế phối hợp tập thể, tất nhiên giữa các thành viên của UBND xã cũng phải có những quy định phối hợp trong công việc. Một số quy định nằm ngay trong quy chế hoạt động của UBND xã. Ngoài ra, cũng có thể có những quy định bổ sung.

Ví dụ, quy định về cách hội ý giữa lãnh đạo UBND xã với nhau và với các công chức, cán bộ chuyên môn trong công việc đột xuất; cách phối hợp giữa chủ tịch UBND xã với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trong việc giải quyết các yêu cầu đột xuất của cựu chiến binh và thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên địa bàn xã ...

Trong quá trình thực hiện việc phối hợp để thực hiện các nhiệm vụ của UBND xã, cần chú ý đến các nguyên tắc và những điều kiện của sự phối hợp để đề ra được những cách làm đúng đắn, hiệu quả.

Các nguyên tắc của sự phối hợp là:

+ Thống nhất hành động vì mục tiêu chung.

+ Hài hoà lợi ích.

+ Chia sẻ và tăng cường được nguồn lực cho các bên tham gia phối hợp trong quá trình giải quyết công việc.

+ Phù hợp với thẩm quyền và khả năng của các bên tham gia.

+ Xuất phát từ yêu cầu thực tế và đặc điểm của công việc.

Những điều kiện để bảo đảm cho việc phối hợp hiệu quả:

+ Hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ chung cần giải quyết.

+ Nhận thức được yêu cầu cần phối hợp.

+ Nhận thức được trách nhiệm tham gia.

Bồi dưỡng cán bộ để nắm vững và vận dụng tốt những vấn đề trên trong quá trình phối hợp để thực hiện công việc của UBND xã cũng có nghĩa là tăng cường được kỹ năng phối hợp của cán bộ, công chức xã.



2. Xây dựng chương trình, kế hoạch và lịch làm việc

a) Khái niệm chương trình, kế hoạch

Về khái niệm, có thể hiểu chương trình là ph­ương hư­ớng và các nội dung cần làm để thực hiện một nhiệm vụ hay một số nhiệm vụ theo một mục tiêu, là một trình tự cần thiết để thực hiện công việc nhất định.

Kế hoạch là ph­ương án hành động để thực hiện một công việc hay một nhiệm vụ cụ thể bao gồm trong đó các bư­ớc đi và mục tiêu cần đạt đư­ợc. Kế hoạch có tính chi tiết và thư­ờng kèm theo thời hạn thực hiện đối với từng bư­ớc cụ thể, sự phân công, điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có chương trình được xây dựng khá chi tiết, vì vậy không nên tuyệt đối hoá hai khái niệm chương trình và kế hoạch.

Ví dụ nếu gọi chương trình cuộc họp UBND xã về giải phóng mặt bằng là kế hoạch tổ chức cuộc họp UBND xã về vấn đề đó thì cũng không có gì cần thiết phải tranh luận về quan niệm, mặc dù theo thói quen, chúng ta ít gọi chương trình cuộc họp hay buổi lễ hoàn công, buổi liên hoan v.v..) là kế hoạch. Cũng như vậy, chúng ta quen gọi chương trình công tác cá nhân là kế hoạch cá nhân, trong khi đó thì có thể gọi kế hoạch chuyến đi công tác của lãnh đạo xã hay chương trình của chuyến đi đều được.

Các loại chư­ơng trình, kế hoạch :

- Ngắn hạn.

- Dài hạn.

- Một hoạt động cụ thể.

- Của tập thể.

- Của cá nhân.



b) Các bước xây dựng chư­ơng trình, kế hoạch

Một trong những vấn đề có tính kỹ năng của nhiệm vụ xây dựng chương trình kế hoạch là phải xác định các bước của nhiệm vụ này một cách chính xác. Các bước đó có thể nêu lên như sau:

- Xác định mục tiêu : Mục tiêu chủ yếu và các mục tiêu khác.

- Xác định các b­ước cần thiết và ph­ương thức thực hiện.

- Xác định nguồn lực thực hiện.

- Xác định cách thức triển khai công việc.

- Đánh giá tính khả thi.

- Điều chỉnh.



c) Các vấn đề cần có sự quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng chương trình kế hoạch là:

- Chương trình, kế hoạch cần có trọng tâm rõ ràng, có căn cứ.

- Phải giải thích các mục tiêu đề ra thật cụ thể.

- Phải thiết lập được sự cân bằng trong quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch công việc.

- Nguồn lực thực hiện phải tương xứng với kế hoạch đặt ra để không làm cho chương trình, kế hoạch trở thành bất khả thi.

Không giải quyết tốt ba vấn đề nói trên, quá trình việc thực hiện chương trình cũng như kế hoạch sẽ có thể gặp khó khăn hoặc không đạt kết quả như mong muốn. Sở dĩ như vậy là vì chương trình, kế hoạch hoạt động của UBND xã cũng như của bất cứ cơ quan, tổ chức nào, không phải lúc nào cũng như nhau và thường lệ thuộc vào rất nhiều điều kiện khác nhau. Nếu không xác định đúng trọng tâm sẽ không thể tập trung chỉ đạo tốt công việc, nếu không giải thích cụ thể mục tiêu đặt ra người đọc sẽ không hiểu được vì sao lại có mục tiêu đó trong chương trình, kế hoạch.

Ví dụ, cũng là nhiệm vụ phòng chống thiên tai, một xã có hệ thống đê còn yếu thì kế hoạch đặt ra có thể là tập trung củng cố đê điều. Nhưng khi hệ thống đê điều đã được củng cố vững chắc thì trọng tâm kế hoạch sẽ phải di chuyển, có thể là củng cố các nhà tạm của dân, bảo vệ mùa màng trong mùa mưa lũ v.v..

Về tính cân bằng trong thực hiện chương trình kế hoạch, cần chú ý một khi các nhiệm vụ đặt ra được thực hiện thì nhiều tác động sẽ diễn ra xung quanh các mục tiêu và chúng sẽ tác động lẫn nhau.

Ví dụ: Một xã nông nghiệp giải phóng mặt bằng, lấy đất nông nghiệp trong xã làm việc khác thì sẽ tác động đến công việc và đời sống của người nông dân; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì những tác động của nếp sống đô thị sẽ đi vào các ngõ ngách của thôn xóm, điều đó đòi hỏi phải có cách quản lý thích hợp v.v..Đó là những điều không thể không quan tâm trong vấn đề phải có tính cân bằng trong thực hiện chương trình, kế hoạch.

d) Xây dựng lịch làm việc của UBND xã.

Lịch làm việc là kế hoạch thời gian của các công việc được xây dựng cho một đơn vị thời gian nhất định, thông thường là cho một tuần hay một tháng. Lịch thời gian được xây dựng với mục đích chính là để quản lý thời gian hiệu quả, tránh bị động trong công việc.

Những vấn đề cần quan tâm trong nhiệm vụ này là:

- Liệt kê để theo dõi (sự nhắc nhở hàng ngày)

Ví dụ: Ngày…tháng…năm….Những việc cần giải quyết:

1- Duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bừng tại xóm A

2- Gặp gỡ đại diện hội cựu chiến binh xã

3- …..


- Lên kế hoạch và chuẩn bị thực hiện (Lịch công tác với mục tiêu công việc);

Ví dụ: Yêu cầu của công việc 1: Thống nhất quan điểm đền bù, xem xét kỹ các trường hợp thuộc diện chính sách, các trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận chủ quyền v.v..

- Lên kế hoạch ưu tiên và kiểm soát. Các việc ưu tiên giải quyết: ….

Mỗi công việc đều cần có sự phân công. Chú ý sơ đồ dưới đây:



Ba giải pháp trên đây giúp trả lời 3 câu hỏi:

a. Những việc đang đợi làm là gì?

b. Những việc phải làm là gì, cần chuẩn bị như thế nào?

c. Nên làm việc gì?

Chú ý rằng, mỗi cách lập lịch thời gian trên đây đều có mặt mạnh và mặt hạn chế nên cần chú ý lựa chọn cho thích hợp với từng cán bộ hoặc với cả UBND xã. Điều quan trọng là làm thế nào để không lựa chọn sai lầm các giải pháp. Lựa chọn giải pháp sai dĩ nhiên là hậu quả sẽ không tốt. Ví dụ, lẽ ra phải gặp Hội Cựu chiến binh trước để giải quyết vấn đề quan trọng mà chưa thực hiện, để muộn lại một thời gian, điều này chắc chắn sẽ không tốt cho quan hệ công việc giữa UBND xã và tổ chức này.



3. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên UBND và các công chức chuyên môn

V.I. Lênin từng nói, không kiểm tra coi như không quản lý. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên UBND xã và công chức chuyên môn là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên phải làm trong hoạt động của UBND xã.

* Nguyên tắc chung là:

- Kịp thời.

- Khách quan.

- Hướng vào công việc.

* Hình thức kiểm tra và đánh giá:

- Theo từng việc.

- Theo thời gian, nhiệm kỳ.

- Đột xuất.

* Các kỹ năng trong kiểm tra và đánh giá:

- Dựa vào các bản báo cáo công tác cá nhân.

- Thông qua các cuộc họp.

- Dựa vào kết quả giải quyết công việc trong thực tế.

Nếu kết quả công việc được giải quyết không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra thì chắc chắn không thể đánh giá tốt đối với bất cứ cán bộ, công chức nào.

Trong quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả giải quyết công việc cần chú ý xem xét các nguyên nhân, điều kiện để thực hiện công việc trong thực tế, từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết và thích hợp cho việc khắc phục các tồn tại nếu có.

Ví dụ, có một (một nhóm) cán bộ được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng mà không thành công thì đánh giá thế nào? Vấn đề là nguyên nhân nào dẫn đến việc không thực hiện thành công nhiệm vụ được giao theo mục tiêu đề ra? Có thể đó là do năng lực cán bộ? Do cách tổ chức và điều kiện thực hiện? Do nhận thức của người dân chưa thông và chưa ủng hộ chính quyền? v.v..Đánh giá cán bộ sẽ phải dựa trên những nguyên nhân đó mới đảm bảo tính khách quan. Về vấn đề này, lãnh đạo UBND xã phải chịu trách nhiệm chính trong đánh giá, xem xét cùng với cán bộ được phân công thực hiện. Cần lưu ý, những điều kiện khác nhau sẽ cho những kết quả công việc khác nhau. Những sai lầm mà lặp đi lặp lại nhiều lần thì phải kiểm tra kỹ nguyên nhân để khắc phục triệt để.

Sơ đồ dưới đây cho thấy được mối quan hệ giữa việc đánh giá kết quả thực hiện một công việc nhất định với các yếu tố khác như môi trường thực hiện, thời gian, nguồn lực được cung cấp, phương pháp tổ chức công việc trong thực tế. Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy cán bộ thực hiện công việc bị ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố mà khi đánh giá quá trình thực hiện và kết quả công việc đạt được chúng ta không thể không để ý đến.






4. Thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.

Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy cán bộ làm việc tốt và ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu của quá trình thực thi công việc được giao. Trong hoạt động của UBND xã cũng như vậy.

Về nguyên tắc, công tác này phải dựa trên quy định của pháp luật như Luật Thi đua, khen thưởng, Luật Cán bộ công chức..v.v..Tuy nhiên cần chú ý, đây là một nhiệm vụ rất nhạy cảm, liên quan đến tinh thần, thái độ của công chức, cán bộ địa phương nên khi thực hiện phải có sự cân nhắc cẩn thận.

Kết quả của nhiệm vụ phải góp phần tạo dựng và duy trì được môi trường tích cực ở trụ sở UBND xã cũng như những nơi mà cán bộ, công chức xã thực hiện nhiệm vụ được giao. Muốn vậy, cũng như đối với bất cứ công việc nào, ở đây phải biết và sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau và thích hợp với từng địa phương cụ thể. Kỷ luật là điều bắt buộc, nhưng chỉ áp dụng khi không thể khác mà phải lấy động viên làm chính.

Trong khen thưởng cần có nhiều hình thức. Một công việc được làm tốt thì cần khen thưởng ngay, cho dù còn có một vài mặt hạn chế nhất định so với mục tiêu của xã đặt ra. Hình thức khen thưởng có thể là do Nhà nước quy định như giấy khen, bằng khen, huân, huy chương v.v..Nhưng UBND xã cũng có thể có hình thức thưởng thích hợp từ quỹ khen thưởng của xã do kêu gọi đóng góp mà có, phần thưởng qua các cuộc thi do xã đứng ra tổ chức. Vấn đề là phải có sự công bằng và khách quan để không gây ra những thắc mắc làm ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ. Có thể có những phần thưởng không cần chi phí. Đó là sự đánh giá và đề bạt về sau đối với những cán bộ, công chức làm việc tốt. Trong cách khen thưởng là một nền văn hoá mà các địa phương nên chú ý xây dựng cho mình.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Uỷ ban nhân dân xã H. dự định sẽ đắp một con đê ngăn nước lũ, đồng thời kiêm đường giao thông liên xã nối liền với xã bên. Về kinh phí xã dự kiến sẽ huy động dân trong xã đóng góp theo các phương án sau:

1. Ai đóng góp sẽ được mua đất ven đường sau khi đường được mở.

2. Thu đều trên đầu người dân trong xã.

3. Kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp và cho phép họ kinh doanh trên trục đường về sau.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đưa vấn đề ra cuộc họp thường trực Uỷ ban nhân dân để thảo luận và có nhiều ý kiến khác nhau. Theo ý kiến bạn, nên chọn cách nào là có lợi nhất? Tại sao?



Tình huống 2:

Ngày đầu tuần, trong lịch công việc của một Chủ tịch UBND xã có 3 việc cần giải quyết:

1. Duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng tại xóm A.

2. Gặp gỡ đại diện hội Cựu chiến binh xã.



3. Khánh thành ngôi nhà tình nghĩa xây cho mẹ Việt Nam anh hùng của xã.

Các việc trên đều dự kiến vào buổi sáng thứ 3 và đã có giấy mời do Văn phòng gửi đi. Theo ý kiến bạn, Chủ tịch UBND xã nên chọn việc nào để tham gia? Tại sao?



Tình huống 3:

Xã H. và Q. thuộc huyện Y. tỉnh Nghệ An là 2 xã liền kề và có 2 trường tiểu học gần nhau nhưng đều có số lượng học sinh thấp. Theo chủ trương của cấp trên, huyện đề nghị sát nhập hai trường với nhau để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở vật chất và giáo viên. Tuy nhiên, khi UBND hai xã thông báo chủ trương sát nhập hai trường với nhau thì nhân dân cả hai xã đều phản đối gay gắt, cho rằng như thế thì lợi bất cập hại vì con em họ sẽ phải đi học xa, góp tiền xây dựng nhà trường sẽ khó công bằng, tìm địa điểm xây trường cũng khó vì sẽ không biết xây ở xã nào là hợp lý…

Phương án của bạn sẽ là gì?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003.

- Luật Thanh tra năm 2010.

- Quyết định 77/2006/QĐ-TTg ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Dương Văn Khảm, Nguyễn Hữu Thời, Trần Hoàng, Nghiệp vụ thư ký văn phòng của các tác giả , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

- GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2007.


Chuyên đề 20:

KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động xác định mục tiêu và các nhiệm vụ, công việc cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã cần được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng đắn của nhà quản lý tại địa phương. Để có thể xác định được mục tiêu và các nhiệm vụ, công việc cụ thể của mỗi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trước hết cần thực hiện phân loại kế hoạch, từ đó xác định các mục tiêu cũng như các nhiệm vụ, công việc cụ thể của mỗi loại kế hoạch mà người thực hiện cần hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.



a) Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Phương pháp phổ biến nhất là mô tả kế hoạch theo phạm vi tác động, theo khuôn khổ thời gian, theo tính cụ thể của mỗi loại kế hoạch và theo đối tượng.

bẢNG PHÂN LOẠI KẾ HOẠCH


STT

Tiêu chí phân loại

Các loại kế hoạch

1

Phân loại theo phạm vi

Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch thực thi



2

Phân loại theo thời gian

Kế hoạch dài hạn

Kế hoạch trung hạn

Kế hoạch ngắn hạn


3

Phân loại theo tính cụ thể

Kế hoạch cụ thể

Kế hoạch định hướng



4

Phân loại theo đối tượng

Kế hoạch nhân sự

Kế hoạch tài chính (ngân sách)

Kế hoạch tác nghiệp

Kế hoạch dự án



- Phân loại theo phạm vi:

Theo cách phân loại này, kế hoạch được chia thành kế hoạch chiến lược và kế hoạch thực thi (hay kế hoạch hoạt động).

+ Kế hoạch chiến lược: là các kế hoạch áp dụng cho toàn bộ cơ quan, tổ chức, cấp hành chính, thiết lập các mục tiêu toàn diện và xác định vị trí tương lai của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương trong bối cảnh môi trường hoạt động cụ thể.

+ Kế hoạch thực thi: là các kế hoạch ghi rõ chi tiết về cách thức đạt được các mục tiêu toàn diện.

Kế hoạch chiến lược và kế hoạch thực thi khác nhau ở khuôn khổ thời gian, phạm vi và chúng bao gồm hoặc không bao gồm một tập hợp các mục tiêu của cơ quan, tổ chức, địa phương xác định. Các kế hoạch thực thi thường có thời gian ngắn hơn (VD: kế hoạch ngày, tuần, tháng, quý). Các kế hoạch chiến lược thường hướng đến một thời gian dài (thường là 5 năm trở lên), có phạm vi rộng hơn và ít giải quyết những công việc chi tiết. Các kế hoạch chiến lược bao gồm việc xây dựng các mục tiêu, trong khi đó các kế hoạch thực thi thừa nhận sự tồn tại các mục tiêu và đưa ra các phương pháp để đạt mục tiêu đó.

- Phân loại theo khuôn khổ thời gian:

Theo khuôn khổ thời gian, kế hoạch được phân thành kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

+ Kế hoạch dài hạn: gồm các mục tiêu, chương trình và các hoạt động nhằm tạo ra thay đổi cơ bản trong cuộc sống của cộng đồng, đồng thời tìm ra những giải pháp lớn để thực hiện những mục tiêu đề ra. Kế hoạch dài hạn có thể được xác định từ 3 đến 5 năm tuỳ theo yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.

Ví dụ: những mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bền vững và ổn định cũng như cải thiện đời sống nhân dân; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm phát triển năng suất lao động, tạo chuyển biến về giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; phát huy nhân tố con người, tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng.

+ Kế hoạch trung hạn: được xây dựng để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của các kế hoạch dài hạn. Kế hoạch trung hạn thường có thời gian thực hiện từ 1 năm đến dưới 5 năm.

+ Kế hoạch ngắn hạn: là những chương trình hành động cụ thể, thường là kế hoạch tháng, quý, hoặc 6 tháng (dưới 1 năm). Kế hoạch ngắn hạn có kế hoạch tổng hợp hoặc kế hoạch đặc thù.

Sự phân loại kế hoạch dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn thường gắn với việc xác định quy mô của các mục tiêu cần đạt được. Kế hoạch càng dài hạn thì việc xây dựng càng phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu và phân tích kỹ hơn các kế hoạch ngắn hạn.

- Phân loại theo tính cụ thể:

Bằng trực giác, chúng ta không thể khẳng định kế hoạch nào là cụ thể, hay nói cách khác mọi kế hoạch đều là kế hoạch định hướng. Tuy nhiên, khi chúng ta đi sâu nghiên cứu các kế hoạch theo tính cụ thể, có thể phân các kế hoạch thành kế hoạch định hướng và kế hoạch cụ thể.

+ Kế hoạch cụ thể: có các mục tiêu và biện pháp xác định rõ ràng mà người thực hiện không cần giải thích thêm, không có sự mơ hồ, không có sự hiều nhầm. Kế hoạch cụ thể đòi hỏi phải rõ ràng và thường không cần phân tích thêm của người thực hiện.

+ Kế hoạch định hướng: là những loại kế hoạch chỉ đưa ra những hướng giải quyết vấn đề chung, khi lập ra cho phép người thực hiện có sự linh hoạt nhất định trong quá trình triển khai. Đây là loại kế hoạch có độ chắc chắn không cao về các cách thực hiện để đạt được mục tiêu, người thực hiện đôi khi sẽ phải tự đưa ra những quyết định phù hợp với những thay đổi không lường trước. Tính linh hoạt vốn có trong các kế hoạch định hướng đôi khi là lợi thế cho việc đưa ra các cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo của những người thực thi.

- Phân loại theo đối tượng:

Đây là cách phân loại kế hoạch dựa vào vấn đề hoặc đối tượng mà hoạt động lập kế hoạch hướng tới. Theo cách phân loại này, trong thực tiễn có các loại kế hoạch chủ yếu sau đây:

+ Kế hoạch nhân sự: là kế hoạch xác định nhu cầu nhân sự tương lai cho một cơ quan, tổ chức về số lượng, chất lượng (kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc) và thời điểm cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện các chương trình hành động cụ thể. Kế hoạch nhân sự cũng xác định những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhân sự nhằm đảm bảo cho cơ quan, tổ chức hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ của mình.

+ Kế hoạch tài chính (ngân sách): là kế hoạch xác định khả năng thu và nhu cầu chi ngân sách, bao gồm tổng thu, tổng chi và các khoản mục thu, chi trong kỳ ngân sách. Đồng thời, xác định các biện pháp để tiếp cận được các nguồn thu phù hợp, tận thu và sử dụng các khoản chi ngân sách một cách có hiệu quả theo trình tự thời gian thích hợp.

+ Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch xác định các hoạt động nghiệp vụ cần phải tiến hành, các nguồn lực và lịch trình thực hiện nhằm hoàn thành tốt một công việc cụ thể.

+ Kế hoạch dự án: là kế hoạch để lập và thực hiện một dự án phát triển, bao gồm việc xác định mục tiêu, các công việc và hoạt động cần phải tiến hành, cách thức thực hiện, quản lý công việc và nguồn lực cần thiết cho các hoạt động đó nhằm hoàn thành mục tiêu dự án.



b) Xác định mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Các mục tiêu xác định những kết quả tương lai mà nhà hành chính mong muốn (kỳ vọng) đạt được. Các mục tiêu này có thể được thiết lập trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong quá khứ, có thể là những mong muốn của nhà hành chính; cũng có thể là những sức ép từ phía xã hội hoặc những biến động của môi trường đặt ra những thách thức đối với nhà quản lý hành chính.

- Mục tiêu kinh tế - xã hội: là những mốc đích cơ bản cần đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Nó mang tính chất định tính chứ chưa được định lượng cụ thể như các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Ví dụ: Kìm hãm bớt sự gia tăng dân số; Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp; Thanh toán bệnh dại; Đẩy lùi tệ nạn xã hội; Khuyến khích mạnh mẽ các nguồn lực…

- Yêu cầu đối với việc xác định mục tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Trong lập kế hoạch, việc xác định mục tiêu là một nội dung hết sức quan trọng vì chỉ khi nào xác định mục tiêu đúng đắn thì mới có thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu đó. Việc xác định mục tiêu của một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản, đó là: tính cụ thể, tính đo lường được, tính khả thi, tính thực tế và khung thời gian để hoàn thành mục tiêu.

+ Tính cụ thể:

Mục tiêu cần phải được xây dựng một cách rõ ràng nhằm tạo ra cơ hội hoàn thành cho quá trình thực hiện. Như vậy, tính cụ thể của mục tiêu được hiểu như là sự mô tả kỹ lưỡng viễn cảnh trong tương lai của kế hoạch. Để thiết lập mục tiêu cụ thể, chúng ta phải trả lời 6 câu hỏi sau đây:

1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương