01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0813. Diện tích rừng hiện có 1. Mục đích, ý nghĩa



tải về 2.72 Mb.
trang21/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   44

T0813. Diện tích rừng hiện có

1. Mục đích, ý nghĩa


Chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài nguyên rừng tại thời điểm nhất định; là cơ sở đánh giá kết quả trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển lâm nghiệp và tính toán các chỉ tiêu lâm nghiệp khác.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích rừng hiện có là diện tích đất tại thời điểm quan sát có hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

Theo quy định hiện hành rừng hiện có là diện tích có thành phần chính bao gồm các loại cây: gỗ, tre, nứa, luồng,... hoặc hệ thực vật đặc trưng, có độ che phủ của tán rừng từ 10% trở lên, bao gồm diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

(1) Rừng sản xuất: Là diện tích rừng hiện có được quy hoạch nhằm mục đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.

(2) Rừng phòng hộ: Là diện tích rừng hiện có ở đầu nguồn sông, ven biển... được quy hoạch nhằm mục đích giữ nước, chống lũ, chống xói mòn, điều hoà khí hậu bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, chắn gió cát..., bảo vệ sản xuất và đời sống.

(3) Rừng đặc dụng: Là diện tích rừng hiện có được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gien sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng bao gồm:

- Vườn quốc gia; là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, đáp ứng yêu cầu sau:

+ Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch;

+ Phải đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người;

+ Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên;

+ Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

- Khu bảo tồn thiên nhiên (Còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh), là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao;

+ Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch;

+ Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm;

- Đủ rộng để chứa được một hay nhiếu hệ sinh thái, tỷ lệ diện tích cần bảo tồn trên 70%.

- Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa - lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:

+ Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo;

+ Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại rừng;



- Huyện /quận /thị xã /thành phố

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


T0814. Diện tích rừng trồng mới tập trung


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả trồng rừng trồng tập trung của các địa phương trong thời kỳ nhất định (6 tháng, năm), cung cấp thông tin cho các ngành, các cấp trong công tác quản lý lập và kiểm tra kế hoạch trồng rừng hàng năm, 5 năm, chương trình mục tiêu quốc gia,… và quy hoạch phát triển rừng, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng hộ hoặc cung cấp nguyên liệu chế biến, cải thiện môi trường sinh thái và nâng cao đời sống cho dân cư trên địa bàn.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích rừng trồng mới tập trung là diện tích trồng mới các loại cây lâm nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên, thực hiện trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).

Bao gồm diện tích rừng trồng mới tập trung các loại cây lâm nghiệp có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên của các loại hình kinh tế, các nguồn kinh phí đầu tư trồng rừng. Không tính diện tích các loại cây nông nghiệp như cao su, cà phê, chè... trồng trên đất lâm nghiệp bằng nguồn vốn của các dự án trồng rừng (như Dự án 5 triệu ha rừng). Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba chỉ được tính một lần diện tích trồng mới. Căn cứ vào mục đích trồng, rừng trồng mới tập trung được chia thành các loại sau:.

(1) Diện tích rừng sản xuất trồng mới, là diện tích rừng trồng mới nhằm mục đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.



(2) Diện tích rừng phòng hộ trồng mới, là loại rừng trồng ở đầu nguồn các sông, trồng ven biển... nhằm mục đích giữ nước, chống lũ, chống xói mòn, điều hoà khí hậu bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, chắn gió cát... bảo vệ sản xuất và đời sống.

(3) Diện tích rừng đặc dụng trồng mới, là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gien sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường

3. Phân tổ chủ yếu

(1) Số liệu công bố 6 tháng: Phân tổ theo loại rừng

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Loại rừng;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


T0815. Diện tích rừng trồng được chăm sóc


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu diện tích rừng trồng được chăm sóc phản ánh kết quả nuôi dưỡng rừng sau khi trồng nhằm nâng cao tài nguyên rừng, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng, phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng của cả nước cũng như của từng vùng, miền, địa phương.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích rừng trồng được chăm sóc là diện tích rừng trồng được làm cỏ, vun gốc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trong thời gian 3 – 4 năm đầu sau khi trồng.

Diện tích rừng trồng được chăm sóc cũng được chia thành các loại rừng trồng sản xuất; rừng trồng phòng hộ; rừng trồng đặc dụng. Trên một diện tích rừng trồng nếu trong năm được chăm sóc 2 - 3 lần cũng chỉ được tính 1 lần diện tích rừng được chăm sóc.

3. Phân tổ chủ yếu

(1) Số liệu công bố 6 tháng: Phân tổ theo loại rừng

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Loại rừng;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương