01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0820. Năng lực hiện có và năng lực mới tăng của các công trình thuỷ lợi



tải về 2.72 Mb.
trang23/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   44

T0820. Năng lực hiện có và năng lực mới tăng của các công trình thuỷ lợi


1. Mục đích, ý nghĩa

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi phục vụ công tác hoạch định chính sách đầu tư nâng cấp và sửa chữa, hiện đại hoá hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có hàng năm và dài hạn; đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi mới đồng bộ và hiệu quả.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Là năng lực tưới, tiêu và ngăn mặn phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo thiết kế của các công trình thuỷ lợi hiện có và công trình mới tăng thêm trong năm trên địa bàn trong thời kỳ quan sát, trong đó:

- Năng lực hiện có của các công trình thủy lợi, là năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn được thiết kế, nâng cấp, đầu tư thêm cho từng công trình tính đến cuối thời kỳ trước thời kỳ quan sát.

Năng lực mới tăng trong kỳ của các công trình thủy lợi, là năng lực thiết kế của các công trình thủy lợi mới đưa vào sử dụng trong kỳ và năng lực do cải tạo, nâng cấp, đầu tư thêm của các công trình thủy lợi cũ trong kỳ quan sát.

Công trình thủy lợi gồm: công trình thủy nông và thủy điện kết hợp với thủy nông

- Công trình thủy nông: Gồm công trình độc lập và công trình phụ thuộc.

+ Công trình độc lập, là những công trình đầu mối trực tiếp chứa nước, dẫn nước, bơm nước... từ các sông hồ thiên nhiên hoặc hồ nhân tạo phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngăn lũ, ngăn mặn bảo vệ mùa màng. Bao gồm hồ chứa, trạm bơm điện, trạm bơm dầu...

+ Công trình phụ thuộc, là những công trình thủy nông nằm trong công trình đầu mối (độc lập) chuyển tiếp nước lên đồng ruộng. Bao gồm trạm bơm điện, trạm bơm dầu, đập dâng...



  • Công trình thủy điện kết hợp với thủy nông.

3. Phân tổ chủ yếu

- Công dụng (tưới/tiêu/ngăn mặn)



4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


T0821. Chiều dài và tỷ lệ kênh, mương được kiên cố hoá


1. Mục đích, ý nghĩa

Phản ánh mức độ kiên cố hoá hệ thống kênh, mương và kết quả đầu tư phát triển hệ thống kênh mương dẫn nước của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, giúp các nhà quản lý có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp và tăng cường hệ thống kênh, mương theo hướng kiên cố hoá.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a/. Chiều dài kênh, mương được kiên cố hoá

Chiều dài kênh, mương được kiên cố hoá là số km chiều dài kênh, mương được xây dựng bằng vật liệu gạch, bê tông hoặc vật liệu tương đương.



b/. Tỷ lệ kênh, mương được kiên cố hoá

Tỷ lệ kênh, mương được kiên cố hoá là tỷ lệ phần trăm chiều dài kênh mương đã được kiên cố hoá so với tổng chiều dài kênh, mương hiện có trên địa bàn.



Công thức tính:

Tỷ lệ kênh, mương được kiên cố hoá

(%)


=

Tổng chiều dài kênh, mương

được kiên cố hoá (Km)



x 100

Tổng chiều dài kênh, mương hiện có (Km)

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại kênh, mương;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


T0822. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh qui mô nuôi trồng thuỷ sản, phản ánh tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong kỳ phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thuỷ sản của các cấp các ngành. Đối với công tác thống kê đây còn là thông tin phục vụ việc tính sản lượng, năng suất nuôi trồng thuỷ sản, tính giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thuỷ sản và các chỉ tiêu liên quan khác.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ, bao gồm: diện tích nuôi trồng thủy sản gồm: diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển... kể cả hồ, đập thuỷ lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, diện tích của các công trình phụ trợ như bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc...

Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thuỷ triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thuỷ sản trong kỳ báo cáo. Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá… chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thuỷ sản từ 3 tháng trở lên. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được thống kê một lần diện tích trong năm theo đối tượng nuôi chính, không kể trong năm nuôi một, hai hay ba vụ. Nếu trên cùng một diện tích có nuôi từ 2 loại thuỷ sản trở lên thì đối tượng nuôi chính là loại thuỷ sản cho sản lượng lớn nhất hoặc thu được giá trị lớn nhất.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản bao gồm nhiều loại, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại:



(1) Nếu phân theo loại nước nuôi, diện tích nuôi thủy sản bao gồm:

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, là phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản thuộc đất liền, không có nước biển xâm nhập như các hồ chứa, sông, hồ tự nhiên, kênh, mương… trong đó độ mặn thông thường không quá 0,5o/oo.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, là phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản thuộc các nơi giao hoà giữa dòng nước ngọt và mặn như cửa sông, cửa biển, đầm phá, vịnh hẹp, trong đó độ mặn nói chung có thể giao hoà giữa 0,5o/oo và độ mặn lớn nhất của nước biển.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, là phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở ngoài biển, các vùng nước ven bờ có độ mặn thường lớn hơn 20o/oo.



(2) Nếu phân theo phương thức nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm:

- Nuôi thâm canh, là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tuân thủ theo qui tắc kỹ thuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến khi thu hoạch). Các thông số kỹ thuật của ao nuôi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, chọn con giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ như cho ăn thức ăn công nghiệp và quản lý ao nuôi thường xuyên, phòng trừ dịch bệnh... ;cơ sở hạ tầng hoàn thiện gồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước, máy sục khí.

- Nuôi bán thâm canh, là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tư sản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh: cho ăn thức ăn tự nhiên hoặc công nghiệp. Hệ thống ao đầm nuôi được đầu tư một phần để có thể chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý môi trường như bơm nước, sục khí và phòng trừ dịch bệnh.

- Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, thả giống ở mật độ thấp hoặc không thả giống, lấy nguồn giống sẵn có trong tự nhiên và khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ. Thức ăn của đối tượng nuôi lấy từ nguồn lợi tự nhiên là chủ yếu. Hình thức này còn gọi là nuôi truyền thống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại đến môi trường nhưng năng suất nuôi đạt thấp.



(3) Nếu phân theo hình thái mặt nước, diện tích nuôi thủy sản bao gồm: nuôi ao hồ nhỏ; nuôi ruộng trũng; nuôi trong hồ, đập thủy lợi; nuôi trên đầm, vịnh phá ven biển; nuôi đăng quầng; nuôi vèo (nuôi bằng mùng, lưới trên sông).

(4) Nếu phân theo hình thức kết hợp, diện tích nuôi thủy sản bao gồm:

- Nuôi chuyên canh, là diện tích chỉ nuôi một loại thủy sản.

- Nuôi kết hợp, là diện tích nuôi một loại thủy sản kết hợp với một hay nhiều loại thủy sản khác hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngành khác như cá –lúa, tôm-lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn ..., trong đó:

+ Một vụ nuôi thủy sản 1 vụ lúa, là diện tích nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa theo kiểu 1 vụ cá/tôm/thủy sản khác, 1 vụ lúa (không tính diện tích nuôi thủy sản xen với trồng lúa).

+ Nuôi thủy sản xen rừng ngập mặn, là diện tích nuôi thủy sản kết hợp với trồng rừng hoặc trong các rừng ngập mặn để đảm bảo môi trường sinh thái.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại thuỷ sản;

- Phương thức nuôi;

- Loại nước;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều tra thuỷ sản thời điểm 01/5 và 01/11 hàng năm của Cục Thống kê.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương