01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0816. Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh



tải về 2.72 Mb.
trang22/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   44

T0816. Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng nghèo kiệt nhằm phát triển vốn rừng trong thời kỳ nhất định (6 tháng, năm). Là cơ sở phục vụ việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch quản lý rừng trên cơ sở tận dụng và phát huy khả năng tái sinh, phục hồi tự nhiên của rừng.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là diện tích đất trống có cây bụi, gỗ, tre rải rác hoặc diện tích rừng nghèo kiệt có cây gỗ tái sinh, tán che dưới 10% được khoanh nuôi, bảo vệ và tác động bằng các biện pháp lâm sinh (trồng dặm, chăm sóc, chống cháy, chống chặt phá) để rừng tái sinh, phát triển thành rừng.



3. Phân tổ chủ yếu

(1) Số liệu công bố 6 tháng: Phân tổ theo loại rừng

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Loại rừng;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


T0817. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu diện tích rừng được giao khoán bảo vệ phản ánh kết quả thực hiện chủ trương giao khoán rừng trồng và rừng tự nhiên cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức quản lý bảo vệ. Là cơ sở đánh giá quản lý rừng bền vững, phát huy hiệu quả tài nguyên rừng bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng, phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, nâng cao mức sống dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là diện tích rừng giao cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức quản lý bảo vệ để ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng như chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép.

Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ bao gồm diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã được giao cho các chủ rừng quản lý bảo vệ tính đến thời điểm nhất định.

3. Phân tổ chủ yếu

(1) Số liệu công bố 6 tháng: Phân tổ theo loại rừng

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Loại rừng;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


T0818. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, thu nhặt sản phẩm từ rừng; là cơ sở để đánh giá đóng góp của tài nguyên rừng cho nền kinh tế; xây dựng kế hoạch khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản; đồng thời cũng là một trong những chỉ tiêu phục vụ việc tính toán giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành lâm nghiệp.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sản lượng gỗ và lâm sản là khối lượng gỗ, củi, tre, nứa, vầu, luồng...và các sản phẩm tự nhiên trong rừng như: cánh kiến, nhựa cây, quả có dầu, quả có hạt,... được khai thác và thu nhặt từ rừng tự nhiên và rừng trồng trong một thời kỳ nhất định, bao gồm:

- Sản lượng gồm gỗ tròn, gỗ ở dạng thô, gỗ cưa khúc, gỗ thanh, gỗ cọc đẽo vỏ, gỗ tà vẹt đường ray hoặc củi làm nhiên liệu.

- Sản lượng lâm sản ngoài gỗ gồm tre, luồng, nứa hàng, nứa nguyên liệu giấy,…

- Sản lượng các sản phẩm khác từ rừng gồm cánh kiến, nhựa cây thường, nhựa cây thơm, quả có dầu và các sản phẩm khác.

3. Phân tổ chủ yếu

(1) Số liệu công bố 6 tháng: Phân tổ theo loại lâm sản

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Loại lâm sản;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


T0819. Số lượng và công suất máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ nông, lâm nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Số lượng và công suất máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ nông, lâm nghiệp phản ánh quy mô và tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa,quá trình sản xuất nông lâm nghiệp; đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ trang bị máy, thiết bị phục vụ cho các khâu sản xuất nông lâm nghiệp ở từng địa phương, từng vùng và cả nước; phục vụ cho quy hoạch phát triển cơ giới hóa nông lâm nghiệp và dùng để tính toán nhiều chỉ tiêu liên quan khác và so sánh quốc tế .



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số lượng và công suất máy móc, thiết bị chủ yếu là toàn bộ số máy móc, thiết bị nông lâm nghiệp chủ yếu không phân biệt công suất lớn hay nhỏ đang hoạt động phục vụ sản xuất trong kỳ nghiên cứu hoặc tại thời điểm quan sát, bao gồm các loại:



(1) Máy kéo lớn, là loại thiết bị chuyên dụng tự hành gắn động cơ nổ dùng để kéo các loại máy công tác như máy cày, máy bừa, phay, lồng, rơ moóc vận chuyển hàng hoá… với động cơ có công suất (theo thiết kế) trên 35 mã lực (CV), có thể là bánh hơi hoặc bánh xích.

(2) Máy kéo hạng trung, là loại thiết bị chuyên dụng tự hành gắn động cơ nổ dùng để kéo các loại máy công tác như máy cày, máy bừa, phay, lồng, rơ moóc vận chuyển hàng hoá… với động cơ có công suất thiết kế trên 12 mã lực (CV) đến dưới 35 mã lực (CV).



(3) Máy kéo nhỏ, là loại máy dùng để kéo rơ moóc, dùng vận chuyển hàng hoá hoặc làm đất. Bao gồm các loại máy kéo nhỏ như: công nông 7, bông sen 12, máy cày, bừa tay có công suất động cơ (theo thiết kế) từ 12 mã lực (CV) trở xuống.

(4) Máy phát lực, là những động cơ chạy bằng năng lượng điện, xăng, dầu diezen, phát ra động lực để chạy các máy công tác. Chỉ tính vào máy phát lực những động cơ, thiết bị riêng lẻ, không được gắn cố định vào máy công tác hay phương tiện như máy phát nổ để chạy máy tuốt lúa, máy xay sát, máy ép gạch….Các máy này khi cần có thể tháo gỡ ra để sử dụng cho mục đích khác. Không ghi những máy phát lực chuyên dụng đã gắn liền với máy công tác hoặc phương tiện (như ô tô, máy kéo...), những máy không thể tháo rời ra để sử dụng vào mục đích khác. Máy phát lực được chia làm 2 loại:

- Động cơ điện, là những động cơ phát lực nhờ nguồn năng lượng điện

- Các loại động cơ phát lực chạy bằng các nguồn năng lượng khác như: xăng, dầu, diezen, sức nước, sức gió…

(5) Máy phát điện, là các loại máy phát ra nguồn điện năng (kể cả các loại máy chạy bằng các nguồn nhiên liệu: xăng, dầu diezen và chạy bằng sức nước, sức gió, chất thải sinh khí…).

(6) Máy tuốt lúa có động cơ, là loại máy chuyên dùng để tuốt lúa và chạy bằng các loại động cơ. Không tính những máy tuốt lúa phải dùng sức người như máy tuốt lúa đạp chân.

(7) Lò, máy sấy nông, lâm, thuỷ sản, là loại thiết bị dùng để sấy khô các loại sản phẩm nông, lâm và thuỷ sản như: Lúa, ngô, mây tre đan, cá, mực…

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại máy móc, thiết bị;

- Ngành kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố



4. Nguồn số liệu

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 5năm/1lần.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương