01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T1005. Lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu



tải về 2.72 Mb.
trang30/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   44

T1005. Lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu

1. Mục đích, ý nghĩa

Lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là chỉ tiêu thống kê quan trọng phản ánh kết quả hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, khả năng hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường trong nước, tiếp cận thị trường của địa phương với nước ngoài. Chỉ tiêu lượng chỉ có ý nghĩa đối với mỗi loại hàng hoá, không cộng chung được cho tất cả các loại hàng hoá. Chỉ tiêu giá trị của hàng hoá xuất khẩu được tính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Khái niệm, nội dung: Lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu bao gồm toàn bộ lượng và giá trị hàng hóa đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nước. Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá loại FOB (Free on Board) hoặc tương đương, là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, được tính cho một thời kỳ nhất định, theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.

Hàng hoá xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hoá có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất, được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất trong nước, trong đó:

- Hàng có xuất xứ trong nước: là hàng hoá được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo qui tắc xuất xứ của Việt Nam;

- Hàng tái xuất: là những hàng hoá Việt Nam đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá được, trừ những hàng hóa tạm nhập khẩu dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và phải tái xuất theo các qui định của pháp luật.



Phương pháp tính

Gồm giá trị của các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê xuất khẩu, được các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó:

- Xuất khẩu trực tiếp: doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của mình (hoặc của doanh nghiệp khác ủy quyền) với khách hàng nước ngoài.

-Ủy thác xuất khẩu: doanh nghiệp không trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với nước ngoài mà ủy thác cho doanh nghiệp khác ký kết, xuất khẩu hộ và chi trả phí ủy thác xuất khẩu cho doanh nghiệp đó

Các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê xuát khẩu gồm:

- Hàng hóa thuộc các loại hình xuất khẩu:

+ Kinh doanh: hàng hóa bán theo các hợp đồng thương mại thông thường ký với nước ngoài;

+ Đầu tư: hàng hóa xuất khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là nguồn vốn ODA);

+ Gia công: Hàng hóa xuất khẩu theo các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài bao gồm: thành phẩm hoàn trả sau gia công; nguyên liệu/vật tư xuất khẩu để gia công; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công;

+ Tái xuất: hàng hoá Việt Nam đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá, trừ hàng hóa tạm nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và phải tái xuất theo qui định của pháp luật.-

- Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán bằng tiền;

- Hàng hóa thuộc giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;

- Hàng hoá thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ;

- Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro…liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

- Hàng trả lại trong kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Hàng hoá đưa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm, chào mẫu và được bán ở nước ngoài;

- Hàng hoá bán, trao đổi của cư dân biên giới, không có hợp đồng thương mại, hàng của người xuất cảnh vượt quá mức qui định và phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của pháp luật;

- Các hàng hóa đặc thù:

+ Vàng phi tiền tệ: vàng ở các dạng don các doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại (trừ Ngân hàng được ủy quyền của Ngân hàng Nhà nước) xuất khẩu cho mục đích kinh doanh, gia công, chế tác…theo qui định của pháp luật;

+ Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;

+ Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh...đã hoặc chưa ghi âm, ghi hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính, được sản xuất để dùng chung hoặc để mua/bán thông thường (trừ loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng nước ngoài);

+ Hàng hoá gửi ra nước ngoài qua đường bưu chính hoặc chuyển phát, có giá trị vượt quá qui định miễn thuế xuất khẩu theo qui định của pháp luật;

+ Hàng hóa xuất khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường.

+ Điện, khí đốt, nước sạch;

+ Hàng hóa, nhiên liệu bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;

+ Khoáng sản được khai thác trong khu vực thềm lục địa, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn...và bán cho nước ngoài;

+ Thiết bị giàn khoan bán ngoài khơi;

+ Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan.



3. Phân tổ chủ yếu

Mặt hàng/ nhóm mặt hàng chủ yếu.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.



T1006. Lượng và giá trị hàng hoá nhập khẩu

1. Mục đích, ý nghĩa

Lượng và giá trị hàng hoá nhập khẩu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là chỉ tiêu thống kê quan trọng phản ánh kết quả hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, khả năng hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường trong nước, tiếp cận thị trường của địa phương với nước ngoài. Chỉ tiêu lượng chỉ có ý nghĩa đối với mỗi loại hàng hoá, không cộng chung được cho tất cả các loại hàng hoá. Chỉ tiêu giá trị của hàng hoá nhập khẩu được tính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Khái niệm, nội dung: Lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ lượng và giá trị hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước. Giá trị nhập khẩu được tính theo giá loại CIF (Cost, Insurance and Freight) là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, được tính cho một thời kỳ nhất định, theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ

Hàng hoá nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hoá có xuất xứ nước ngoài và hàng tái nhập, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất trong nước, trong đó:



    • Hàng hoá có xuất xứ nước ngoài: là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo qui tắc xuất xứ của Việt

    • Hàng hóa tái nhập: là những hàng hoá Việt Nam đã xuất khẩu, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá, trừ hàng hóa tạm xuất khẩu, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và phải tái nhập sau khi hết thời hạn theo qui định của pháp luật.

Phương pháp tính

Gồm giá trị của các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê nhập khẩu, được các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó:



  • Nhập khẩu trực tiếp: doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của mình (hoặc của doanh nghiệp khác ủy quyền) với khách hàng nước ngoài.

  • Ủy thác nhập khẩu: doanh nghiệp không trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với nước ngoài mà ủy thác cho doanh nghiệp khác ký kết, nhập khẩu hộ và chi trả phí ủy thác nhập khẩu cho doanh nghiệp đó

Các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê nhập khẩu gồm:

- Hàng hóa thuộc các loại hình nhập khẩu:

+ Kinh doanh: hàng hóa phục vụ mục đích sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, kinh doanh thông thường, theo các hợp đồng thương mại ký với nước ngoài;

+ Đầu tư: hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là nguồn vốn ODA);

+ Gia công: Hàng hóa nhập khẩu theo các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài bao gồm: nguyên liệu/vật tư nhập khẩu để gia công; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công;

+ Tái nhập: hàng hoá Việt Nam đã xuất khẩu, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá, trừ hàng hóa tạm xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và phải tái nhập theo qui định của pháp luật.



  • Hàng hóa thuộc loại hình nhập khẩu do đổi hàng xuất khẩu nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán bằng tiền;

  • Hàng hóa nhận từ doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài;

  • Hàng hoá thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ;

  • Hàng hóa thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro…liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

  • Hàng trả lại trong kinh doanh xuất nhập khẩu;

  • Hàng hoá đưa vào Việt Nam để tham dự hội chợ, triển lãm, chào mẫu và được bán ở Việt Nam;

  • Hàng hoá mua, trao đổi của cư dân biên giới, không có hợp đồng thương mại, hàng của người nhập cảnh vượt quá mức qui định và phải nộp thuế nhập khẩu theo qui định của pháp luật;

  • Các hàng hóa đặc thù:

+ Vàng phi tiền tệ: vàng ở các dạng do các doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại (trừ Ngân hàng được ủy quyền của Ngân hàng Nhà nước) nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, gia công, chế tác, lưu giữ giá trị…theo qui định của pháp luật;

+ Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;

+ Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh...đã hoặc chưa ghi âm, ghi hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính, được sản xuất để dùng chung hoặc để mua/bán thông thường (trừ loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng);

+ Hàng hoá nhận qua đường bưu chính hoặc chuyển phát, có giá trị vượt quá qui định miễn thuế nhập khẩu theo qui định của pháp luật;

+ Hàng hóa nhập khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện các thủ tục hải quan thông thường.

+ Điện, khí đốt, nước sạch;

+ Hàng hóa, nhiên liệu mua của nước ngoài để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;

+ Khoáng sản được mua của nước ngoài tại khu vực thềm lục địa, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn...với nước ngoài;

+ Thiết bị giàn khoan mua ngoài khơi;

+ Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan.



3. Phân tổ chủ yếu

Mặt hàng/ nhóm mặt hàng chủ yếu.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.



T1007. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng, chỉ số giá đô la Mỹ (thiếu)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cho những mục đích chủ yếu sau đây:

- Sử dụng trong công tác điều hành, quản lý, nghiên cứu các chính sách tiền lương, lãi suất ngân hàng, quản lý tài chính, tiền tệ, tính toán sức mua tương đương (PPP) và xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chỉ số giá tiêu dùng được dùng để loại trừ yếu tố biến động (tăng/giảm) giá trong việc tính toán một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp theo giá so sánh. Ngoài ra chỉ số giá tiêu dùng còn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, của người dân và các đối tượng dùng tin khác.



2. Khái niệm, nội dung

2.1 Khái niệm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung qua thời gian của một số lượng cố định các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân.



2.2 Nội dung

Danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện

Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉ số giá tiêu dùng.



Quyền số

Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư. Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong 5 năm và tính cho năm gốc so sánh (đồng nhất với năm cập nhật danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện).



Công thức tính

Áp dụng công thức Laspeyres tổng quát:



(1)

Trong đó: Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;



Giá tiêu dùng kỳ báo cáo t;

Giá tiêu dùng kỳ gốc 0;

Quyền số cố định kỳ gốc 0.

Để thuận lợi hơn trong việc giải quyết vấn đề chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán trên thị trường, mặt hàng thời vụ hoặc mặt hàng thay đổi chất lượng, Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi - hay phương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn. Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức (1) có dạng tổng quát như sau :



(2)

Trong đó:



: chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;

: chỉ số giá nhóm mặt hàng j tháng báo t cáo so với tháng trước t-1;

: chỉ số giá nhóm mặt hàng j tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định 0;

: quyền số nhóm mặt hàng j kỳ gốc cố định 0.

2.3. Phạm vi:

Chỉ số giá tiêu dùng cấp tỉnh, thành phố được tính cho khu vực thành thị, nông thôn và chung cả tỉnh, thành phố.



2.4. Phương pháp điều tra và tính chỉ số giá tiêu dùng

Phương pháp điều tra giá: Điều tra viên ở các tỉnh, thành phố phải trực tiếp đến các điểm điều tra để thu thập giá, khi tiến hành điều tra cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:

- Điều tra thu thập giá đúng kỳ, đúng điểm điều tra, đúng mặt hàng qui định;

- Phải kiểm tra kỹ, phát hiện những thay đổi về chất lượng hàng hoá, khối lượng đóng gói (ví dụ như mỳ ăn liền, sữa, mỳ chính, bột canh...), đặc biệt đối với những loại hàng hóa có nhiều thông số cụ thể về qui cách, phẩm cấp, nhãn mác (ví dụ hàng điện tử, phương tiện đi lại, may mặc, giày dép...);

Quy trình tính chỉ số giá tiêu dùng

Bước 1: Tính giá bình quân cho từng mặt hàng trong tháng báo cáo theo công thức bình quân nhân giản đơn:

(3)

Trong đó:



: giá bình quân tháng báo cáo mặt hàng i;

Pi,j,k : giá mặt hàng i tại điểm j, kỳ k;

n: số mẫu giá mặt hàng i được thu thập trong tháng.

Bước 2: Tính chỉ số giá cá thể của các mặt hàng và dịch vụ đại diện tháng báo cáo so với tháng trước (tính riêng cho từng khu vực nông thôn và thành thị) theo công thức sau:

(4)

Trong đó:

: chỉ số giá cá thể của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện i tháng báo cáo t so với tháng trước t-1;

: giá bình quân tháng báo cáo t của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện i của khu vực thành thị hoặc nông thôn;

: giá bình quân của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện i tháng trước t-1 của khu vực thành thị hoặc nông thôn;

Cụ thể là lấy giá bình quân tháng báo cáo đã tính được ở bước 1, chia cho giá kỳ trước cho từng mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện.



Bước 3: Tính chỉ số giá của nhóm hàng cấp 4 tháng báo cáo so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm cấp 4 của từng khu vực thành thị và nông thôn được tính theo phương pháp bình quân nhân giản đơn, công thức sau đây:



(5)

Trong đó:

: chỉ số giá nhóm cấp 4;

: chỉ số giá cá thể của các mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện i trong nhóm cấp 4 cần tính;

n: số mặt hàng đại diện tham gia tính chỉ số nhóm cấp 4.

Cụ thể là lấy chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện đã tính ở bước 2 để tính chỉ số giá nhóm cấp 4 theo phương pháp bình quân nhân giản đơn.



Bước 4: Tính chỉ số giá của các nhóm cấp 4 tháng báo cáo so với kỳ gốc theo công thức:

(6)

Trong đó:



: chỉ số giá nhóm mặt hàng j tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định;

: chỉ số giá nhóm mặt hàng j tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định;

: chỉ số giá nhóm mặt hàng j tháng báo cáo so với tháng trước.

Cụ thể là lấy chỉ số giá nhóm của các mặt hàng cấp 4 đã tính ở bước 3 nhân với chỉ số giá của các nhóm hàng này tháng trước so với kỳ gốc.



Bước 5: Tính chỉ số giá từ nhóm cấp 3 trở lên đến cấp 1 và chỉ số chung tháng báo cáo so với kỳ gốc theo công thức sau:

(7)

Trong đó :



: chỉ số giá kỳ báo cáo so với kỳ gốc của nhóm cần tính;

: chỉ số giá kỳ báo cáo so với kỳ gốc của nhóm X (nhóm cấp dưới nhóm cần tính);

: quyền số cố định của nhóm X (nhóm cấp dưới nhóm cần tính).

+ Cụ thể cách tính chỉ số giá nhóm cấp 3: lấy chỉ số giá nhóm cấp 4 đã tính ở bước 4 để tính chỉ số giá nhóm cấp 3 theo công thức 7.

+ Tính chỉ số giá nhóm cấp 2:

Lấy chỉ số giá nhóm cấp 3 đã tính ở trên và quyền số cố định tương ứng trong từng nhóm để tính chỉ số giá nhóm cấp 2 theo phương pháp bình quân gia quyền (công thức 7).



+ Tính chỉ số giá nhóm cấp 1

Chỉ số giá nhóm cấp 1 được tính từ chỉ số giá nhóm cấp 2 đã tính ở trên với quyền số tương ứng (công thức 7).



Bước 6: Tính chỉ số giá toàn tỉnh, thành phố.

Chỉ số giá của toàn tỉnh/thành phố được tính từ chỉ số của các nhóm hàng tương ứng giữa hai khu vực thành thị và nông thôn trong tỉnh/thành phố.

Quyền số ngang được sử dụng để tính chỉ số giá cả tỉnh/thành phố theo các nhóm hàng từ cấp 4 đến cấp 1 và chỉ số chung.

Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong giai đoạn hiện tại.



3. Phân tổ chủ yếu

Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 có cấu trúc gồm: 11 nhóm cấp 1, 32 nhóm cấp 2, 86 nhóm cấp 3 và 256 nhóm cấp 4. Phân tổ chủ yếu theo danh mục COICOP.



4. Nguồn số liệu

Việc thu thập giá theo danh mục mặt hàng đại diện được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các tỉnh/thành phố; bao gồm các khu vực điều tra ở cả nông thôn và thành thị; trong các khu vực điều tra có các điểm điều tra thu thập giá.

Quyền số của chỉ số giá tiêu dùng được tổng hợp từ kết quả các cuộc điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình và điều tra Quyền số chỉ số giá tiêu dùng.

T1008. Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian được sử dụng trong phân tích kết quả thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, trợ cấp khó khăn, trợ cấp tiền lương và nghiên cứu mức sống dân cư của tỉnh/thành phố... và các mục đích nghiên cứu khác.



2. Khái niệm, phạm vi, phương pháp tính

Khái niệm, nội dung

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung giữa các tỉnh, các vùng kinh tế của một số lượng cố định các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân.

Để tính chỉ số giá sinh hoạt theo không gian, cần phải thu thập giá của các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện, tiêu dùng phổ biến của dân cư theo một danh mục thống nhất trong cả nước. Điều này có nghĩa là các tỉnh, thành phố cùng điều tra giá cùng một danh mục các mặt hàng và dịch vụ có qui cách, phẩm cấp cụ thể đã được Tổng cục qui định.

Phương pháp điều tra giá:

Khi tiến hành điều tra cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Điều tra thu thập giá đúng mặt hàng qui định;

- Quan sát kỹ, ghi đầy đủ thông tin về chất lượng và khối lượng của hàng hoá như quy định trong phiếu điều tra (ví dụ như mỳ ăn liền, sữa, mỳ chính, bột canh...) và ghi rõ khối lượng quan sát của mỗi giá thu thập được.



Công thức tính:

Áp dụng công thức Laspeyres tổng quát:



(1)

Trong đó: Chỉ số giá tỉnh t so với tỉnh làm gốc cố định 0;



Giá tiêu dùng tỉnh t;

Giá tiêu dùng tỉnh làm gốc 0;

Quyền số cố định tỉnh làm gốc 0.

3. Phân tổ chủ yếu

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian được tính cho khu vực thành thị, nông thôn của từng tỉnh/thành phố theo cấu trúc như sau:

C- Chỉ số chung


  1. Hàng hoá

  1. Hàng lương thực, thực phẩm

- Lương thực

- Thực phẩm

2- Hàng phi lương thực, thực phẩm

B- Dịch vụ



4. Nguồn số liệu

Việc thu thập giá được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các tỉnh/thành phố; bao gồm các địa bàn điều tra ở cả nông thôn và thành thị; trong các địa bàn điều tra có các điểm điều tra thu thập giá.



T1009. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ tiêu Chi số giá sản xuất (PPI) gồm 3:



  1. Chỉ số giá bán sản phảm của người sản xuất hàng nông lâm thuỷ sản

  2. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp

  3. Chỉ số giá cước vận tải

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh sự biến động giá sản xuất, phục vụ việc nghiên cứu tác động của yếu tố giá cả đối với sản xuất, làm cơ sở tính một số chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, thành phố.

PPI được sử dụng cho nhiều mục đích:


  • Với số liệu chi tiết về biến động giá cả của các nhóm sản phẩm và ngành kinh tế, hàng tháng, hàng quí, PPI cho phép kiểm soát được mức độ tăng giá các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất.

  • Sử dụng để giảm phát trong biên soạn chỉ tiêu giá trị sản lượng và chỉ tiêu chi phí trung gian của Tài khoản quốc gia.

  • Tính hệ số điều chỉnh cho các hợp đồng sản xuất kinh doanh nhằm loại trừ những rủi ro do sự biến động của giá cả gây ra do hợp đồng sản xuất kinh doanh được ký cho một thời kỳ dài.

  • Là công cụ phân tích đối với các nhà nghiên cứu kinh doanh. Qua PPI, các doanh nghiệp có thể so sánh tốc độ tăng giá của các nhóm sản phẩm của họ với tốc độ tăng giá chung, từ đó đánh giá thị trường, lập kế hoạch phát triển sản xuất.

2. Công thức tính chỉ số giá PPI

Áp dụng công thức Laspeyres tổng quát:



  • (1)

  • Trong đó: Chỉ số giá kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;

  • Giá kỳ báo cáo t;

  • Giá kỳ gốc 0;

  • Quyền số cố định kỳ gốc

  • Để thuận lợi hơn trong việc giải quyết vấn đề chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán trên thị trường, mặt hàng thời vụ hoặc mặt hàng thay đổi chất lượng, Chỉ số giá được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi - hay phương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn. Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức (1) có dạng tổng quát như sau :

  • (2)

  • Trong đó:

  • : chỉ số giá quý báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;

  • : chỉ số giá nhóm mặt hàng quý báo t cáo so với quý trước t-1;

  • : chỉ số giá nhóm mặt hàng j quý trước quý báo cáo so với kỳ gốc cố định 0;

  • : quyền số nhóm mặt hàng j kỳ gốc cố định 0.

i) Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp

1. Khái niệm, nội dung

Khái niệm: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của giá cả các sản phẩm công nghiệp do người sản xuất trực tiếp bán ra thị trường.

Quyền số: Tính từ doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp năm được chọn là năm gốc theo giá hiện hành. Quyền số của những mặt hàng được lựa chọn phải phù hợp với doanh thu hàng hoá sản xuất năm chọn là năm gốc theo giá hiện hành.

Phạm vi: Tại cấp tỉnh, thành phố chỉ có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh mới tính chỉ số giá, còn lại các tỉnh, thành phố khác chỉ thu thập giá của các mặt hàng đại diện để cung cấp phục vụ cho việc tính chỉ số giá cấp trung ương (cấp vùng và cấp cả nước)

Phương pháp tính

Chỉ số giá của thành phố Hà Nội,thành phố Hồ chí Minh được tính từ giá các mặt hàng đại diện của từng thành phố và được tính hàng quý và cả năm.



Công thức tính

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi với phương pháp so sánh ngắn hạn như đã nêu ở phần chung



2. Phân tổ chủ yếu

Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp phân tổ theo VSIC. Chỉ số giá được phân theo nhóm và phân nhóm: gồm có 440 nhóm mặt hàng cấp 4 ; 106 nhóm cấp 3 (mã 4 chữ số theo mã VSIC); 26 nhóm cấp 2 (mã 2 chữ số theo mã VSIC); 3 nhóm cấp 1 (mã 1 chữ cái theo mã VSIC)



3. Nguồn số liệu

Điều tra giá định kỳ tại các đơn vị sản xuất được chọn là điểm điều tra đại diện gồm các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp năm được chọn làm năm gốc dùng làm quyền số.

ii) Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông lâm thuỷ sản

1. Khái niệm, nội dung

Khái niệm

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của giá các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản do người sản xuất trực tiếp bán ra thị trường.



Quyền số

Tính từ giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của năm chọn là năm gốc theo giá hiện hành. Quyền số của những mặt hàng được lựa chọn phải phù hợp với giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm gốc theo giá hiện hành.



Phương pháp tính

Chỉ số giá cấp tỉnh, thành phố được tính từ giá của mặt hàng đại diện của từng tỉnh, thành phố.



Công thức tính

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông lâm thuỷ sản được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi với phương pháp so sánh ngắn hạn như đã nêu ở phần chung



2. Phân tổ chủ yếu

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản được phân tổ theo VSIC với 3 nhóm cấp1; 9 nhóm cấp 2; 30 nhóm cấp 3; 53 nhóm cấp 4 và 220 mặt hàng chi tiết đại diện để thu thập giá. Những nhóm cấp 1,2,3 nêu trên được đánh mã theo mã của Hệ thống ngành kinh tế Quốc dân (VSIC).



3. Nguồn số liệu

Điều tra giá định kỳ tại các đơn vị sản xuất được chọn là điểm điều tra đại diện gồm các cơ sở sản xuất hoặc các nông trường, lâm trường, các hộ gia đình trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

Báo cáo giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm được chọn làm năm gốc dùng làm quyền số.

iii) Chỉ số giá cước vận tải

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số giá cước vận tải hành khách và hàng hoá trong giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa được sử dụng để tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành vận tải theo giá so sánh; sử dụng trong phân tích kinh tế, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành vận tải.



2. Khái niệm, nội dung

Khái niệm

Chỉ số giá cước vận tải là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động về giá cước vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá của các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển qua thời gian.



Nội dung

Chỉ số giá cước vận tải được tính cho từng ngành đường bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển.



Quyền số dùng để tính chỉ số giá cước vận tải đường bộ, đường thủy nội địa là tỷ trọng về doanh thu vận tải của các nhóm giá cước trên tổng doanh thu của từng ngành đường của năm gốc so sánh.

Phương pháp tính

Chỉ số giá của thành phố Hà Nội,thành phố Hồ chí Minh được tính từ giá các mặt hàng đại

diện của từng thành phố và được tính hàng quý và cả năm

Công thức tính

Chỉ số giá bán cước vận tải hành khách và hàng hoá được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi với phương pháp so sánh ngắn hạn như đã nêu ở phần chung



3. Phân tổ chủ yếu

Chỉ số giá cước vận tải được xây dựng trên cơ sở "Hệ thống ngành kinh tế quốc dân” do Tổng cục Thống kê ban hành.



4. Nguồn số liệu

Việc thu thập giá cước vận tải được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở từng tỉnh, thành phố.



11. GIAO THÔNG VẬN TẢI

T1101. Doanh thu vận tải, bốc xếp (Khác tên chỉ tiêu “ Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải, bốc xếp của các loại hình kinh tế trong một thời gian nhất định như quý, năm; là cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển ngành vận tải.

2. Khái niệm

Số tiền thu được sau khi thực hiện dịch vụ vận tải ,bốc xếp của cơ sở kinh doanh vận tải trong một thời kỳ nhất định.

Doanh thu vận tải, bốc xếp bao gồm doanh thu các hoạt động sau:

- Doanh thu hoạt động vận tải hành khách: Số tiền thu được của cơ sở kinh doanh sau khi thực hiện dịch vụ phục vụ đi lại (trong nước và ngoài nước) của hành khách trên các phương tiện vận chuyển: đường bộ, đường thuỷ.

- Doanh thu vận tải hàng hoá: Số tiền thu được của các đơn vị kinh doanh sau khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá (trong nước và ngoài nước) cho khách hàng bằng các loại phương tiện vận chuyển: đường bộ, đường thuỷ.

- Doanh thu dịch vụ bốc xếp: Số tiền các cơ sở kinh doanh thu được từ hoạt động bốc xếp hàng hoá: như bốc xếp hàng hoá, hành lý của hành khách lên tầu, xe, xếp dỡ hàng hoá, hành lý cho tất cả các phương tiện vận tải;

3. Nội dung, phương pháp tính

- Doanh thu vận tải hành khách: bằng số tiền tính theo lượng vé bán ra và số tiền mà người đi phải trả khi đi trên một tuyến đường nhất định.

- Doanh thu vận tải hàng hoá: bằng số hàng hoá thực tế vận chuyển được (kể cả bao bì nếu có) nhân với đơn giá cước bình quân thực tế (theo chế độ quy định của nhà nước hoặc theo thỏa thuận của chủ hàng và chủ phương tiện).

- Doanh thu bốc xếp hàng hoá: bằng khối lượng hàng hoá bốc xếp thực tế từ phương tiện đến một nơi nhất định (hoặc ngược lại) nhân với đơn giá cước bình quân thực tế (theo chế độ quy định của nhà nước hoặc theo thoả thuận của chủ hàng với người bốc xếp).



4. Phân tổ chủ yếu

- Ngành kinh tế: ngành vận tải hành khách, hàng hoá (đường bộ, đường thuỷ), bốc xếp, kho bãi;

- Loại hình kinh tế;

Hai phân tổ trên được thực hiện đối với kỳ công bố là quý, năm.

5. Nguồn số liệu


    • Chế độ báo cáo thống kê cơ sở đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

    • Điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước; điều tra cơ sở SXKD cá thể và khai thác các nguồn số liệu khác.

T1102. Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển (Khác tên chỉ tiêu “Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận chuyển và luân chuyển hành khách của các loại hình kinh tế trong một thời gian nhất định (tháng, năm); làm cơ sở cho công tác quản lý, lập kế hoạch vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư.



2. Khái niệm

Sản phẩm của tất cả các đơn vị vận tải hành khách đường bộ, đường sông, đường biển, biển pha sông, của các loại hình kinh tế đều được tính bằng 2 chỉ tiêu:



- Khối lượng hành khách vận chuyển: Số người thực tế đã được vận chuyển, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu.

-Khối lượng hành khách luân chuyển: Tính số lượt người vận chuyển và quãng đường vận chuyển thực tế, “lượt người.Km” tức là vừa được tính theo số lượt người vận chuyển, vừa được tính theo độ dài vận chuyển số khách đó.



3.Nội dung, phương pháp tính

Lượng hành khách vận chuyển bằng số lượng vé bán ra (trong trường hợp khách đi vé tháng thì mỗi vé tính là 2 hành khách, nếu làm việc một tầm là 4 hành khách, nếu làm việc hai tầm, thì tuỳ theo quy định của từng địa phương), hoặc số tiền mà người đi phải trả khi đi trên một tuyến đường nhất định để quy ngược lại số hành khách.

Khối lượng hành khách luân chuyển bằng số hành khách vận chuyển nhân với quãng đường vận tải thực tế.

Cự ly vận chuyển thực tế: Quãng đường dùng làm căn cứ để tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.

Đối với xe khách cho thuê theo hợp đồng vận tải chuyến thì lượng hành khách vận tải tính như sau: Mỗi hợp đồng chỉ tính 1 lần hành khách vận chuyển theo số ghế phương tiện.

4. Phân tổ chủ yếu

- Ngành vận tải (đường bộ, đường thuỷ);

- Loại hình kinh tế, trong nước/ngoài nước;

Hai phân tổ trên được thực hiện đối với kỳ công bố là tháng, năm.

5. Nguồn số liệu


    • Chế độ báo cáo thống kê cơ sở đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

    • Điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước; điều tra cơ sở SXKD cá thể và khai thác các nguồn số liệu khác.

T1103. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải hàng hoá của các loại hình kinh tế trong một thời gian nhất định (tháng, năm); là cơ sở cho công tác tổ chức quản lý và lập kế hoạch phục vụ nhu cầu vận tải hàng hoá của toàn xã hội.



2. Khái niệm

Sản phẩm của tất cả các đơn vị vận tải hàng hoá đường bộ, đường sông, đường biển, biển pha sông, của các loại hình kinh tế đều được tính bằng 2 chỉ tiêu là:

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển

Khối lượng hàng hoá đã được vận chuyển được, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hoá vận chuyển (kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng hoá vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục thực tế xếp trên phương tiện để tính khối lượng hàng hoá vận chuyển; đối với hàng hoá cồng kềnh vận chuyển bằng ô tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì qui ước tính bằng 50% tấn trọng tải phương tiện hoặc tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng hoá thực tế. Đơn vị tính khối lượng hàng hoá vận chuyển là tấn, vận tải đường ống là mét khối, nhưng quy đổi ra tấn để cộng chung khi tính tổng khối lượng vận chuyển.

-Khối lượng hàng hóa luân chuyển: Tích số của khối lượng hàng hoá vận chuyển và quãng đường vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là tấn – kilomet (tấn/km).

3. Nội dung, phương pháp tính

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng trọng lượng thực tế của hàng hoá đã vận chuyển đến nơi giao nhận và được quy định trong hợp đồng.

- Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng khối lượng hàng hoá vận chuyển nhân với quãng đường vận chuyển thực tế.

4. Phân tổ chủ yếu

- Ngành vận tải (đường bộ, đuờng thuỷ);

- Loại hình kinh tế, trong nước/ ngoài nước;

Hai loại phân tổ trên được thực hiện đối với công bố tháng, năm.



5. Nguồn số liệu

    • Chế độ báo cáo thống kê cơ sở đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

    • Điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước; điều tra cơ sở SXKD cá thể và khai thác các nguồn số liệu khác.

T1104. Chiều dài đường bộ, đường thuỷ nội địa (Khác về tên chỉ tiêu “Chiều dài và năng lực mới tăng của đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường ống)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá thực trạng về chiều dài đường và chất lượng các loại đường trong toàn quốc, qua đó có chính sách đầu tư và phát triển hợp lý mạng lưới đồng bộ quốc gia.



2. Khái niệm

- Chiều dài đường bộ: Tổng chiều dài các loại đường bộ trên cả nước, bao gồm đường nhựa, đường bê tông, đường đá cấp phối, đường đất; kể cả quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên xã, hương lộ.

- Chiều dài đường thuỷ nội địa: Tổng chiều dài các loại đường sông, đường biển pha sông do trong nước quản lý có thể vận chuyển được hàng hoá, hành khách trong các mùa trong năm.

Tùy theo phạm vi quản lý, chiều dài đường bộ được phân ra: đường do trung ương quản lý, đường cấp tỉnh, thành phố quản lý, đường cấp huyện, quận quản lý.

Tùy theo cấu trúc mặt đường, đường bộ được phân ra: đường nhựa và bê tông; đường đá; gạch; đường cấp phối; đường đất.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại đường: đường bộ/ đường thuỷ nội địa; đường bộ phân ra chất lượng mặt đường.

- Cấp quản lý (Trung ương, tỉnh/thành phố, huyện/quận/thị xã/thành phố);

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giao thông Vận tải trên cơ sở điều tra cơ bản và thống kê biến động hàng năm.



T1105. Số lượng tầu, thuyền có động cơ (Khác về tên chỉ tiêu “ Số lượng phương tiện vận tải đường thủy có động cơ”)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu làm căn cứ cho nhà nước và các nhà đầu tư nắm được về số lượng tầu thuyền có động cơ của toàn ngành vận tải đường thuỷ, qua đó có chính sách đầu tư và phát triển số lượng phương tiện vận tải thuỷ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của xã hội.



2. Khái niệm

Số lượng phương tiện vận tải đường thuỷ có lắp động cơ, chạy bằng xăng, dầu thuộc quyền sở hữu của các đơn vị, bao gồm các loại tầu thuyền đang hoạt động, đang sửa chữa chờ sửa chữa, chờ điều đi, chờ thanh lý, không dùng đến còn dự trữ chưa đưa vào hoạt động, số cho các đơn vị khác thuê (không kể số đi thuê của đơn vị khác).



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại tầu thuyền;

- Loại công suất tầu thuyền.

4.Nguồn số liệu

Chế độ báo có thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giao thông Vận tải.



T1106. Số ô tô đăng ký mới (Chưa giải thích)

T1107. Số lượng mô tô, xe máy đăng ký mới

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu làm căn cứ cho nhà nước và các nhà đầu tư nắm được thực trạng về số lượng mô tô xe máy đăng ký mới trong năm của cả nước và từng địa phương, qua đó có chính sách đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng để số lượng mô tô, xe máy đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của xã hội.



2. Khái niệm

Số mô tô, xe máy thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hoặc đơn vị đăng ký lần đầu (không kể các loại mô tô, xe máy đăng ký lại do chuyển quyền sở hữu).



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại ô tô(tải, khách, ôtô con);

- Công suất (tấn trọng tải, số ghế)

Ghi tổng số các loại ô tô, xe mô tô, xe máy thuộc quyền sở hữu của cá nhân, đơn vị đăng ký mới lần đầu với cơ quan Công an trong năm báo cáo.



4. Nguồn số liệu

Từ hồ sơ đăng ký phương tiện vận tải đường bộ do cơ quan Công an quản lý.



T1108. Số lượng ô tô đang lưu hành

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu làm căn cứ cho nhà nước và các nhà đầu tư nắm được số lượng ô tô mới tăng thêm của cả nước và từng địa phương, qua đó có chính sách đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng để số lượng ô tô đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của xã hội, đồng thời cũng cảnh báo về ô nhiễm môi trường.



2. Khái niệm

Số ô tô thuộc quyền sở hữu của cá nhân, đơn vị bao gồm các loại ô tô mới và cũ nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước đăng ký mới lần đầu (không kể các loại xe đã sử dụng nhưng sang tên đổi chủ do chuyển nhượng).



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại ô tô(tải, khách, ôtôcon),

- Công suất (tấn trọng tải, số ghế)

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục đăng kiểm



12. THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

T1201. Số đầu và số bản sách, báo, tạp chí, băng, đĩa (audio, video, trừ phim) xuất bản

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số lượng xuất bản, phát hành sách, báo, tạp chí và băng đĩa, làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động và kết quả thực hiện qua các năm; đồng thời làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác xuất bản, phát hành sách và văn hoá phẩm trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc và nghe nhìn của xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) Số đầu, bản sách xuất bản

- Số đầu sách xuất bản là tổng số tên sách xuất bản trong kỳ (mỗi tên sách là một đầu sách) bao gồm sách quốc văn và sách ngoại văn, trong đó:

+ Sách quốc văn là sách được in bằng tiếng Việt, kể cả bằng tiếng dân tộc ít người.

+ Sách ngoại văn là sách được in bằng tiếng nước ngoài.

- Số bản sách là tổng số cuốn sách được nhân bản từ các đầu sách. Mỗi đầu sách có thể nhân thành nhiều bản/cuốn sách trong một hoặc nhiều lần xuất bản.

b) Số đầu, bản báo xuất bản

- Số đầu báo là tổng số được phát hành trong kỳ (mỗi tên báo là một đầu báo).

- Số bản báo là tổng số tờ báo được nhân bản. Mối đầu báo có thể được nhân thành nhiều bản/tờ trong mỗi lần phát hành.

c) Số đầu, bản tạp chí xuất bản

- Số đầu tạp chí là tổng số tên tạp chí xuất bản trong kỳ. (mỗi tên tạp chí là một đầu tạp chí).

- Số bản tạp chí là tổng số cuốn tạp chí đuợc nhân bản. (mỗi đầu tạp chí có thể được nhân thành nhiều bản trong mỗi lần phát hành).

d) Số đầu, bản băng đĩa xuất bản

- Số đầu băng đĩa (audio, video, trừ phim) là tổng số tên băng đĩa xuất bản trong kỳ (mỗi tên băng đĩa là một đầu băng đĩa).



- Số bản băng đĩa (audio, video, trừ phim) là tổng số băng đĩa được nhân bản (mỗi đầu băng đĩa có thể được nhân thành nhiều bản trong mỗi lần phát hành).

3. Phân tổ chủ yếu

  • Loại xuất bản phẩm;

  • Sách phân theo danh mục sách;

  • Báo phân theo kỳ xuất bản.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Thông tin và Truyền thông.



T1202. Số chương trình, số giờ chương trình, số giờ phát sóng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh nội dung và khối lượng công việc của ngành Phát thanh và Truyền hình để đáp ứng các nhu cầu giải trí, học tập, theo dõi tin tức… của các tầng lớp nhân dân. Nó là cơ sở để xây dựng kế hoạch và chương trình phát sóng nhằm thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục phục vụ nhân dân của ngành Phát thanh và Truyền hình.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) Số chương trình: Số lượng các chương trình phát thanh/truyền hình với tên gọi và nội dung khác nhau (ví dụ chương trình truyền hình gồm: chương trình thời sự, chương trình thời sự dành cho người nước ngoài, chương trình thiếu nhi, chương trình vườn cổ tích…)

b) Số giờ chương trình: Tổng số giờ chương trình phát thanh/truyền hình đã được xây dựng hoàn chỉnh đủ điều kiện để phát sóng, do các Đài phát thanh/truyền hình sản xuất/khai thác trong năm. Giờ chương trình là sản phẩm phát thanh/truyền hình hoàn thành được tính bằng giờ, do tập thể biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên… thực hiện sản xuất/khai thác qua các quy trình sản xuất khác nhau đủ điều kiện để phát sóng.

c) Số giờ phát sóng: Thời lượng mà các đài phát thanh/truyền hình thực hiện việc phát sóng các chương trình đã được xây dựng. Số giờ phát sóng bao gồm số giờ phát chương trình mới và số giờ chương trình phát lại. Sản phẩm phát thanh/truyền hình sau khi sản xuất/khai thác, được lưu trong băng từ, đĩa.. Để các máy thu thanh, thu hình thu được chương trình phải dùng máy phát thanh/truyền hình để phát các chương trình đó. Số giờ hoạt động của các máy phát thanh/phát hình đó chính là số giờ phát sóng.

Thống kê toàn bộ các chương trình phát thanh/truyền hình và tổng số giờ chương trình, tổng số giờ phát sóng trong năm của ngành Phát thanh và Truyền hình.

3. Phân tổ chủ yếu

- Phát thanh/truyền hình;

- Nguồn;

- Loại chương trình;

- Ngôn ngữ.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Thông tin và Truyền thông (đài phát thanh, truyền hình).




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương