CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng trưng vưƠNG



tải về 50.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích50.66 Kb.
#8500

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TRƯNG VƯƠNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 06/QyĐ-TV Đông Hà, ngày 01 tháng 11 năm 2014

 QUY ĐỊNH



Về việc thực hiện quy chế chuyên môn trường Trưng Vương

Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2014 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học;

Căn cứ công văn số 1544/SGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014 về hướng dẫn đánh giá xếp loại hồ sơ giáo viên bậc trung học;

Căn cứ Công văn số 192/SGDĐT-GDTrH ban hành ngày 11 tháng 02 năm 2014 về việc hướng dẫn cách ghi điểm vào sổ điểm;

Hiệu trưởng trường Trưng Vương ban hành quy định thực hiện quy chế chuyên môn gồm các chương điều như sau:



Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành Giáo dục.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm tất cả giáo viên đang tham gia giảng dạy tại trường Trưng Vương.

Điều 2. Mục đích

    Quy định việc thực hiện quy chế chuyên môn là căn cứ để giáo viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời là cơ sở để đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại hàng năm.



Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 Điều 3. Đối với giáo viên

   1. Soạn bài

       1.1 Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, bảo đảm chất l­ượng. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo mẫu hướng dẫn của phòng GDTrH Sở GD&ĐT. Thể hiện rõ việc không ngừng cải tiến ph­ương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, theo hư­ớng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.

1.2. Bài soạn phải tinh giản, phải thể hiện đủ các nội dung cơ bản. Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng cấp độ cao) của mỗi loại câu hỏi và bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

       1.3. Các tiết dạy phải đ­ược đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học theo phân phối chương trình.

       1.4. Các tiết thí nghiệm thực hành phải đư­ợc chuẩn bị và thực hiện theo điều 7 của chương.

       1.5. Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải báo tr­ước 1 tuần và có kế hoạch cho học sinh ôn tập. Đề ra phải có ma trận đề theo hướng dẫn của Hội đồng bộ môn cấp học của năm học.

       1.6. Cuối mỗi tiết lên lớp có phần rút kinh nghiệm để giúp cho lần soạn và lên lớp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

   2. Lên lớp.

         2.1. Chuẩn bị chu đáo tr­ước khi lên lớp (Trang phục, giáo án, thiết bị dụng cụ dạy học)

        2.2. Ra vào lớp đúng giờ, hoàn thành bài giảng đúng thời gian quy định (Tiểu học 40 phút/tiết; THCS,THPT 45 phút/tiết).

        2.3. Tr­ước mỗi tiết học giáo viên phải dành từ 1 đến 2 phút để ổn định lớp: kiểm tra số lư­ợng, chuẩn bị bài ở nhà, trực nhật và các quy định khác của nhà trư­ờng, phê vào sổ đầu bài nếu học sinh vi phạm các quy định.

        2.4. Kiểm tra bài cũ từ 1 đến 2 học sinh, thời gian kiểm tra không quá 5 phút (có thể lồng ghép kiểm tra trong quá trình giảng dạy). Mở đầu bài mới bằng các thao tác khởi động để gây hưng phấn cho học sinh.

        2.5. Ngoài nội dung bài dạy, bảng đen phải ghi rõ số tiết, số bài theo PPCT; chữ ghi phải rõ ràng có tác dụng giáo dục tốt.

        2.6. Kết thúc giờ dạy giành từ 3 đến 5 phút để củng cố và h­ướng dẫn học sinh làm việc ở nhà; nhận xét các ­ưu điểm, khuyết điểm của tiết học trước lớp và ghi đầy đủ các thông tin, điểm KTTX vào sổ đầu bài trước khi xếp loại và ký tên. Yêu cầu học sinh xóa bảng, chào học sinh.

        2.7. Tư­ thế, trang phục phải chỉnh tề, xư­ng hô phải mô phạm, không đút tay vào túi quần, chống nạnh; không ngồi trên bàn để giảng bài; không sử dụng điện thoại di động; không hút thuốc, không có dấu hiệu của rượu, bia.

        2.8. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh trong tiết dạy, ghi tên học sinh vắng từng tiết học vào sổ đầu bài. Trong giờ dạy không đ­ược cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt). Không trách phạt học sinh bằng cách gọi lên đứng úp mặt vào tường hoặc quỳ gối hoặc các hành vi gây phản cảm…

   3. Kiểm tra, chấm bài, ghi điểm:

       3.1. Số lần kiểm tra ít nhất cho từng môn học theo quy định hiện hành. Kiểm tra định kì theo PPCT, kiểm tra thường xuyên theo sự thống nhất của tổ.

      3.2. Đề kiểm tra phải bảo đảm chuẩn KTKN, đáp ứng yêu cầu ma trận; Các bài kiểm tra trắc nghiệm phải đáp ứng yêu cầu: học sinh ngồi gần nhau cần khác nhau về thứ tự câu và đáp án. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra.

      3.3. Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên trả chậm nhất sau 7 ngày, bài kiểm tra định kì trả chậm nhất sau 10 ngày. Riêng bài tập làm văn trả theo phân phối của ch­ương trình. Kết quả làm bài của học sinh phải đạt từ 70% số bài kiểm tra đạt điểm trung bình trở lên mới được vào sổ điểm, không có điểm kém (điểm từ 3,4 trở xuống).

3.4. Tất cả các điểm kiểm tra, thi, giáo viên phải vào đầy đủ ở sổ điểm cá nhân; hàng tuần giáo viên phải vào điểm trong Sổ gọi tên ghi điểm (số cái) và cập nhật vào sổ điểm điện tử. Đối với học sinh tiểu học thực hiện đánh giá theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014.

3.5. Hồ sơ, sổ điểm giáo viên tuyệt đối không cho học sinh làm thay tránh sai sót và đảm bảo đúng quy chế chuyên môn; nếu vào sai phải thực hiện sửa chữa đúng quy định không vượt quá 3 lỗi gạch chéo số điểm cũ, ghi số mới vào phía trên bên phải số cũ bằng mực đỏ; không được tẩy xóa, ghi đè lên điểm bỏ, không tùy tiện dán đè, không tùy tiện thay đổi vị trí các ô, mục trong sổ.

3.6. Cách ghi điểm vào sổ điểm được thực hiện theo Công văn số 192/SGDĐT-GDTrH ban hành ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Sở Giáo dục.

     3.7. Học sinh nào nghỉ học có lý do chính đáng không dự kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù. Việc cho điểm phải cân nhắc trên tinh thần tạo điều kiện để học sinh vươn lên…

     3.8. Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá đ­ược tinh thần thái độ học tập của học sinh.

     3.9. Tham gia đóng góp đề kiểm tra cùng với tổ chuyên môn thống nhất có kế hoạch xây dựng ngân hàng

3.10. Thường xuyên nắm bắt kịp thời tình hình học tập của từng học sinh để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, báo cáo với tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường đề xuất biện pháp giáo dục, tổ chức giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp đảm nhiệm.

4. Thực hiện nghiêm túc các hoạt động chuyên môn qua mạng trực tuyến theo yêu cầu của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014.

   5. Dự giờ, dạy minh họa, thao giảng

  5.1. Mỗi giáo viên phải dự giờ, dạy thao giảng, ƯDCNTT vào mỗi tiết dạy theo quy định của Ban giám hiệu nhà trường. Dự giờ thực hiện theo hướng ĐMSHCM theo nghiên cứu bài học và tập trung phân tích vào hoạt động học tập của học sinh. Sau mỗi tiết dự phải có ý kiến đóng góp, xây dựng tiết học cho người được dự.

  5.2. Tiết dạy thao giảng phải được đầu tư kỹ càng, chuẩn bị chu đáo; thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Thời gian thực hiện thao giảng do tổ chuyên môn quy định trên cơ sở thực hiện kế hoạch của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn cùng chịu trách nhiệm bố trí sao cho có tất cả giáo viên cùng bộ môn trong tổ đ­ược dự. Tiết dạy đ­ược đánh giá theo phiếu đánh giá giờ dạy do Sở GD ban hành, bảo đảm khách quan, khoa học, chính xác…

     5.3. Dạy minh họa là tiết dạy thể nghiệm cải tiến ph­ương pháp giảng dạy theo hướng dạy cho học sinh tự học, kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, ngày càng tiệm cận ph­ương pháp giảng dạy mới.

  6. Sáng kiến kinh nghiệm

      6.1. Hàng năm những giáo viên đăng ký danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” phải đăng ký thực hiện một đề tài ý tưởng sáng tạo hay cải tiến phương pháp, được ứng dụng vào bài dạy cụ thể để tổ chuyên môn và Ban giám hiệu thẩm định đánh giá.

      6.2. Mỗi giáo viên tăng cường tính tự học, đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác. Cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua CSTĐ cơ sở trở lên phải có một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài SKKN đ­ược đăng ký với tổ, với lãnh đạo nhà trường vào đầu năm học. SKKN phải theo đúng mẫu của Sở GD&ĐT và nộp đúng thời gian quy định.

  7. Phối kết hợp với các Đoàn thể, tổ chức khác để nâng cao chất lượng giáo dục.

       Giáo viên bộ môn phải phối hợp với Chi đoàn, Đội, Ban ĐDCMHS, CLB VH-TT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt quan tâm tới giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết học, các buổi hoạt động ngoại khóa.

  8. Công tác chủ nhiệm lớp :

  8.1. Phối hợp với các giáo viên bộ môn tìm hiểu và nắm bắt kịp thời đối tượng học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục phù hợp với từng đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;

  8.2. Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, phối hợp với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

  8.3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

8.4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

  8.5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

8.6. Giáo viên chủ nhiệm còn thực hiện việc thống kê, báo cáo khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

8.7. Bổ túc và cập nhật hoàn chỉnh hồ sơ chủ nhiệm theo tuần, tháng, năm.

 Điều 4.  Đối với tổ chuyên môn.

     1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, bộ môn bao gồm : Kế hoạch tuần, tháng, năm học; Kế hoạch dạy học; Kế hoạch bồi d­ưỡng học sinh giỏi; Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, Kế hoạch bồi d­ưỡng nghiệp vụ chuyên môn; Kế hoạch thao giảng; Kế hoạch đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục; Kế hoạch hoạt động ngoại khóa.

    2. Tổ chức bồi d­ưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi đúc rút kinh nghiệm, thống nhất bài soạn, giải bài tập khó, thống nhất nội dung, ph­ương pháp các tiết dạy thao giảng hay dạy minh họa, cải tiến ph­ương pháp giảng dạy. Trao đổi về nội dung các tiết kiểm tra, ôn tập, ngoại khoá, triển khai các chuyên đề...

    3. Tổ chức các tiết dạy thao giảng, dạy minh họa theo hướng ĐMSHCM, đánh giá xếp loại các tiết dạy thao giảng. Kiểm tra chéo hồ sơ cá nhân giáo viên theo định kỳ hàng tháng.

    4. Đánh giá đúng trình độ học sinh theo chuẩn kiến thức của Bộ. Có kế hoạch biện pháp và tổ chức việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dư­ỡng học sinh giỏi.

    5. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học, các yêu cầu về chuyên môn. Định kỳ cùng chuyên môn trường, kiểm tra chuyên môn theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu riêng của nhà trường; thực hiện công tác kiểm định chất lượng theo sự phân công của lãnh đạo;

   6. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức bồi dư­ỡng nâng cao trình độ chuyên môn của tổ viên qua các đợt tập huấn.

   7. Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, phối hợp với các bộ phận đoàn thể trong trường triển khai tốt các hoạt động NGLL, nhận xét đánh giá đề xuất khen th­ưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

 Điều 5.  Đối với Tổ trư­ởng tổ chuyên môn .

   1. Xây dựng kế hoạch Tổ, tổ chức thực hiện và kiểm tra.

   2. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên.

   3. Chủ trì các cuộc hội họp - sinh hoạt của tổ, phân công giáo viên thực hiện các nhiệm vụ của tổ, nhóm bộ môn.

   4. Thực hiện các thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

   5. Xây dựng khối đại đoàn kết trong tổ, đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng tổ đạt các danh hiệu tổ lao động tiên tiến.



6. Căn cứ vào điều 3 của chương và hướng dẫn của công văn số 1506/SGDĐT-TCCB về việc đánh giá xếp loại giáo viên, hàng tháng tổ trưởng chuyên môn tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên.    7. Căn cứ kết quả xếp loại hàng tháng và chuẩn nghề nghiệp tổ chức xếp loại giáo viên hàng kì và hàng năm.

8. Tham gia các hội đồng giáo dục do Hiệu trưởng thành lập và triệu tập. Tham đánh giá xét khen thưởng thi đua và các tham gia các hội đồng khác do CTHĐQT triệu tập.

 Điều 6. Hồ sơ lớp và công tác bảo quản

  1. Hồ sơ lớp gồm: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ ghi biên bản họp lớp, biên bản họp phụ huynh, các biên bản xử lý vi phạm kỷ luật của học sinh, sơ đồ chỗ ngồi, danh sách HĐQT hoặc Ban cán sự lớp, danh sách Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh lớp.

  2. Sổ đầu bài là một trong những hồ sơ quan trọng của lớp (phản ánh tình hình, đánh giá tiết học, nhật ký thực hiện tiến độ ch­ương trình, phản ánh tinh thần thái độ học tập của HS); GVCN phải có biện pháp và trách nhiệm cao trong việc bảo quản hồ sơ, sổ sách của lớp.

  3. Hàng tuần GVCN phải ký khoá sổ đầu bài, nộp sổ về Văn phòng để Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiểm tra, nhận xét, tổng hợp.

  4. Khi bị mất mát, h­ư hỏng sổ, biên bản trong hồ sơ lớp thì Giám thị, GVCN và cán bộ lớp phải có trách nhiệm lập biên bản xác minh sự việc, báo cáo Hiệu trưởng để giải quyết (không quá thời hạn 1 ngày).



Điều 7. Hồ sơ cá nhân và hồ sơ tổ chuyên môn

1. Tất cả hồ sơ đều được lập mới vào đầu năm học. Hồ sơ phải được chú ý cả về hình thức lẫn nội dung theo đúng mẫu quy định trong danh mục hồ sơ mẫu biểu.

2. Hồ sơ cá nhân do giáo viên quản lý và lưu giữ. Hồ sơ tổ chuyên môn do Tổ trưởng quản lý, cuối năm học nộp lưu tại Văn phòng trường.

3. Hồ sơ cá nhân gồm:

3.1. Sổ điểm cá nhân (đối với GV THCS+THPT). Sổ đánh giá học sinh đối với giáo viên bộ môn dạy tiểu học (cập nhật Website, in lưu trữ)

3.2. Sổ kế hoạch cá nhân

3.3. Giáo án (cập nhật Website, in lưu trữ)

3.4. Lịch báo giảng (cập nhật Website, in lưu trữ)

3.5. Sổ dự giờ.

3.6. Sổ chủ nhiệm và sổ theo dõi tình hình thực hiện nề nếp và học tập của học sinh (đối với giáo viên chủ nhiệm).

4. Hồ sơ tổ chuyên môn gồm:

4.1. Biên bản và các Nghị quyết của Tổ.

4.2. Sổ theo dõi chất lượng học tập bộ môn của học sinh và các giải pháp giáo dục kèm theo.

4.3. Tập văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học.

4.4. Kế hoạch hoạt động chuyên môn ( tuần, tháng, năm). Sổ theo dõi các hoạt động chuyên môn của tổ.

4.5. Kế hoạch dạy học bộ môn, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, các kế hoạch thực hiện chuyên đề, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện.

5.5 Sổ theo dõi đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn theo tháng, năm học

 Điều 8. Thực hành, thí nghiệm và sử dụng TBDH

1. Căn cứ theo PPCT và điều kiện CSVC của nhà trư­ờng, giáo viên bộ môn phải lập kế hoạch đăng ký thiết bị dạy học và phòng học thực hành vào cuối ngày của tuần tr­ước để thực hiện cho tuần kế tiếp. Đăng ký phòng học bộ môn và sử dụng thiết bị dạy học thực hiện trên phần mềm hệ thống website của nhà trường theo những quy định của nhà trường.

   2. Tiết thực hành thí nghiệm được triển khai tại các phòng bộ môn. GV giảng dạy phải chịu trách nhiệm về an toàn thí nghiệm và bảo quản thiết bị ĐDDH trong và sau tiết dạy, nếu mất mát hư­ hỏng phải lập biên bản tại chỗ xác định nguyên nhân và báo cáo về bộ phận Kế toán để xem xét xử lý.

3. Hàng tháng Tổ trưởng, BGH được phân công phụ trách chuyên môn phải kiểm tra đánh giá và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đây là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện quy chế chuyên môn và chỉ tiêu thi đua của cá nhân, của tổ chuyên môn hàng kỳ, hàng năm.

 Điều 9. Ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn

1.Căn cứ vào PPCT và tùy theo tiết dạy hoặc bài giảng để ứng dụng công nghệ thông tin cho phù hợp.

2. Giáo viên khi lên lớp phải chuẩn bị thiết bị, phòng học sử dụng Công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học. Sử dụng thành thạo mạng thông tin trực tuyến về các hoạt động chuyên môn.



Điều 10. Báo cáo chuyên đề

1. Hàng năm vào đầu năm học mỗi GV, mỗi tổ đăng ký đề tài báo cáo chuyên đề, đề tài được tổ xem xét, lựa chọn và tổng hợp đăng ký với Hiệu trưởng để xem xét.

2. Tiêu chuẩn ng­ười báo cáo chuyên đề: phải là giáo viên có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục và bồi dưỡng học sinh giỏi; phẩm chất chính trị tốt, có uy tín trong tập thể tổ chuyên môn và nhà trư­ờng.

3. Quy trình báo cáo: Giáo viên lập đề cương duyệt qua tổ hoặc nhóm và có ý kiến chính thức của tổ hoặc nhóm bộ môn; nội dung được gửi về hộp thư của Hiệu trưởng xem xét trư­ớc khi báo cáo.

CHƯƠNG III

 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 11: BGH phân công phụ trách chuyên môn và các Tổ trưởng chuyên môn triển khai nghiên cứu ở các tổ và tổ chức thực hiện. Ban giám hiêụ có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ trong việc thực hiện các quy định trên.

Điều 12: Quy định này sẽ được Hiệu trưởng bổ sung sửa đổi khi có các văn bản bổ sung sửa đổi của Sở giáo dục và đào tạo, của Bộ giáo dục cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn trong từng năm học và được thông qua trong HĐSP trước khi thực hiện.

Điều 13: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2014.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- HĐQT; BGH



- GV;

- Lưu: VT.



Nguyễn Thị Ngọc

                                                                                             
Каталог: dbase -> file
file -> V/v tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng lý luận chính trị và kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn -hội- Đội năm 2016
file -> TRƯỜng thpt chuyên lê quý ĐÔN ĐÁP ÁN ĐỀ thi thử ĐẠi học lầN 1 NĂM 2012
file -> Danh sách các thí sinh đĂng ký tham gia hội thi tiếng hát hssv trưỜng cđsp thừa thiên huế LẦn thứ I năm họC 2012 – 2013
file -> KẾt quả thi tuyển vào lớP 10 thpt lao bảo năM 2011
file -> ĐOÀn tncs hồ chí minh 26/03/1931 – 26/03/2014 Kính thưa các quí vị đại biểu Thưa toàn thể các đồng chí đoàn viên thanh niên thân mến!
file -> A. TÓM tắt lý thuyếT: Quy tắc nhân đơn thức với đa thức
file -> KẾ hoạch tháng 11 I. Công tác chính trị tư tưởng đạo đức tác phong
file -> Tháng 7 – Tháng tri ân của tuổi trẻ thị xã Quảng Trị
file -> BÀi giảI ĐỀ thi tuyển sinh đẠi học năM 2013 Môn: Vật lí; Khối a và Khối A1
file -> SỞ gd-đt quảng trị trung tâm cntt ngoại ngữ

tải về 50.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương