01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T1907. Diện tích canh tác không được tưới, tiêu hợp lý



tải về 2.72 Mb.
trang44/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44

T1907. Diện tích canh tác không được tưới, tiêu hợp lý


1. Mục đích, ý nghĩa

Phản ánh mức độ thiệt hại của cây trồng do không được tưới hoặc tiêu nước kịp thời do các nguyên nhân mưa úng hoặc hạn hán hoặc các nguyên nhân khác. Làm cơ sở tham khảo thống kê sản lượng và tính năng suất thu hoạch cây trồng theo vụ sản xuất trong năm.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Khái niệm: Là diện tích canh tác trên đó cây trồng bị thiếu nước hoặc không được tiêu nước kịp thời ảnh hưởng tới sinh trưởng, làm giảm năng suất, sản lượng đáng kể.

b. Nội dung, phương pháp tính

Bao gồm diện tích cây trồng bị thiệt hại do các nguyên nhân hạn hán, úng lụt.

Mức độ cây trồng bị thiệt hại: Tính theo số % giảm năng suất so với năng suất cây trồng trong điều kiện bình thường: Thường có các mức độ mất trắng, nghiêm trọng, trung bình và nhẹ cũng đều dựa trên mức độ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

+ Mất trắng: Mất trên 70% năng suất so với năng suất cây trồng trong điều kiện bình thường.

+ Nghiêm trọng: Mất từ 50-70% năng suất so với năng suất cây trồng trong điều kiện bình thường.

+ Trung bình: Mất từ 20-50% năng suất so với năng suất cây trồng trong điều kiện bình thường.

+ Nhẹ: Mất dưới 20% năng suất so với năng suất cây trồng trong điều kiện bình thường.

4. Nguồn số liệu

Sở Tài nguyên và Môi trường



T1908. Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh sự suy giảm nguồn tài nguyên nước, phục vụ đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên nước; và xây dựng quy hoạch kế hoạch ứng phó phù hợp đối với sự suy giảm môi trường nước.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo, gồm nước sông, ao, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.

Nước ngầm là nước dưới đất do các kiến tạo địa chất tạo nên, có thể là các túi nước liên thông nhau hoặc là mạch chảy sát với tầng đá mẹ.

Mức giảm lượng nước ngầm/nước mặt là chênh lệch của lượng nước ngầm/nước mặt năm sau so với năm trước.



3. Phân tổ chủ yếu

- Tầng chứa nước chính;

- Lưu vực sông;

- Mùa;


- Năm.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Tài nguyên và Môi trường.



T1909. Số suối khô cạn theo mùa hoặc vĩnh viễn

1. Mục đích, ý nghĩa

Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng đầu nguồn, phản ánh tác động của biến đổi khí hậu. Tình trạng khai thác và phá rừng bừa bãi là một trong các nguyên nhân làm suy giảm khả năng trữ nước tại đầu nguồn gây hiện tượng khô cạn của các con suối. Ngoài ra việc xây dựng nhiều các nhà máy thủy điện cũng là một nguyên nhân gây khô cạn các con suối. Chỉ tiêu này cung cấp thông tin giúp quản lý, xây dựng kế hoạch và các chương trình bảo vệ môi trường đặc biệt môi trường nơi thượng nguồn.



2. Khái niệm, nội dung, phạm vi

Suối khô cạn theo mùa là suối vào một mùa nào đó trong năm không có nước chảy trên bề mặt.

Số suối khô cạn vĩnh viễn là số suối trước kia có nước chảy trên bề mặt nhưng hiện nay đã khô cạn, không có nước chảy trên bề mặt vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Số suối khô cạn theo mùa hoặc vĩnh viễn là tổng số suối khô cạn theo mùa hoặc khô cạn vĩnh viễn có đến thời điểm báo cáo.



3. Phân tổ chủ yếu

- Lưu vực.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Tài nguyên và Môi trường.



T1910. Tỷ lệ các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản lý môi trường

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ thực hiện đồng bộ về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về thực hiện chuẩn hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp đảm bảo sản xuất không gây ô nhiễm.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường mà doanh nghiệp tuân thủ để bảo đảm sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.

Tỷ lệ các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản lý môi trường là số phần trăm các doanh nghiệp được nhận Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001 trong tổng số các doanh nghiệp.

Tỷ lệ các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 được tính như sau:



Tỷ lệ các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001

(%)





Tổng số doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001 (số cộng dồn các năm).







=




X

100




Tổng số doanh nghiệp







3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình kinh tế;

- Ngành kinh tế.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Tài nguyên Môi trường.



T1911. Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải và chất thải rắn tại đô thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.



2. Khái niệm, định nghĩa

  • Số lượng đô thị xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Là tổng số đô thị từ loại đặc biệt, loại I đến loại V theo quy định của Nhà nước có công trình xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

  • Tỷ lệ đô thị xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%): Là tỷ lệ số đô thị có công trình xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong tổng số đô thị.

  • Số lượng đô thị xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Là số đô thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

  • Tỷ lệ đô thị xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%): Là tỷ lệ số đô thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong tổng số đô thị.

  • Số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp: Là tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố.

  • Số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Là tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đã xử lý toàn bộ chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

  • Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%): Là tỷ lệ số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đã xử lý toàn bộ chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.

  • Số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Là tổng số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đã xử lý toàn bộ nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

  • Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%): Là tỷ lệ số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đã xử lý toàn bộ nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.

  • Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong khu công nghiệp có thể có Doanh nghiệp chế xuất.

  • Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

  • Cụm công nghiệp là là nơi tập trung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, tách biệt với khu dân cư, có quy mô diện tích từ 5-100ha; nằm trong địa giới hành chính của một huyện, thị xã, hoặc thành phố trực thuộc tỉnh, được đầu tư xây dựng nhằm chủ yếu thu hút, di dời các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyếtt định thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

  • Chất thải rắn: Vật chất ở thể rắn được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

  • Nước thải: Vật chất ở thể lỏng được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

3. Nội dung, phương pháp tính

Nội dung:

  • Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại trong nước thải, bảo đảm nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường.

  • Xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn bảo đảm không ô nhiễm môi trường xung quanh.

Phương pháp tính:

(1) Tỷ lệ đô thị xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%)

=

Số lượng đô thị từ loại đặc biệt, loại I đến loại V có công trình xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

X 100

Tổng số lượng đô thị từ loại đặc biệt,

loại I đến loại V





(2) Tỷ lệ đô thị xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%)

=

Số lượng đô thị từ loại đặc biệt, loại I đến loại V có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia




Tổng số lượng đô thị từ loại đặc biệt,

loại I đến loại V








(3) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%)

=

Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đã xử lý toàn bộ chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

X 100

Tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp



(4) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý nước thải tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%)

=

Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đã xử lý toàn bộ nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

X 100

Tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp

4. Phân tổ chủ yếu

  • Loại đô thị;

5. Nguồn số liệu

  • Chế độ báo cáo và thống kê ngành xây dựng hàng năm.

  • Điều tra mẫu một số đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp định kỳ 2 năm/lần.

T1912. Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình quản lý các chất thải độc hại đối với môi trường, là cơ sở để đánh giá công tác bảo vệ môi trường. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (theo Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005).

Chất thải nguy hại là các chất thải rắn, lỏng, khí có các đặc tính hoá học dễ cháy, có độc tố hoặc có chất lây nhiễm gây hại đến sức khoẻ con người, đến các sinh vật sống khác và đến môi trường.

Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia tương ứng là tỷ lệ phần trăm các chất thải nguy hại (rắn, lỏng, khí) đã được xử lý bảo đảm đạt tiêu chuẩn quốc gia trong tổng khối lượng chất thải nguy hại.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại chất thải;



4. Nguồn số liệu

- Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Phối hợp: Sở Công thương; Sở Y tế.

T1913. Tỷ lệ nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ . Tỷ lệ này cang cao phản ánh việc chấp hành bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ càng tốt và ngược lại



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Nước thải là nước đã qua sử dụng (cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ) và được phát thải ra môi trường xung quanh.

Xử lý nước thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại trong nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường.

Tỷ lệ nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định là tỷ lệ phần trăm nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đã xử lý bảo đảm tiêu chuẩn Việt Nam cho phép trong tổng số nước thải do các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ này thải ra.



Tỷ lệ nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định

(%)





Tổng lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đã xử lý bảo đảm tiêu chuẩn Việt Nam cho phép







=




X

100




Tổng số nước thải do các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thải ra.








3. Phân tổ chủ yếu

- Loại nước thải.



4. Nguồn số liệu

- Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Phối hợp: Sở Xây dựng.

T1914. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá quản lý chất thải rắn và kết quả xử lý các loại chất thải rắn, là cơ sở để đánh giá công tác bảo vệ môi trường. Tỷ lệ này càng cao phản ánh quản lý chất thải rắn và thực hiện bảo vệ môi trường cang tốt và ngược lại.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chất thải rắn là các loại rácở thể rắn được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn).

Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu gom, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn bảo đảm không ô nhiễm môi trường xung quanh.

Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia tương ứng là tỷ lệ phần trăm chất thải rắn đã được xử lý, tái chế với công nghệ phù hợp đạt tiêu chuẩn hiện hành trong tổng số chất thải rắn.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại chất thải rắn.



4. Nguồn số liệu

- Chủ trì: Sở Xây dựng.

- Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế.

T1915. Số vụ vi phạm môi trường đã phát hiện, số vụ đã xử lý

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ảnh việc thực hiện bảo vệ môi trường và việc xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý về lĩnh vực môi trường có các thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý, điều hành, đảm bảo môi trường được bảo vệ theo đúng luật quy định.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường tại Điều 7, các hành vi sau đây được coi là vi phạm môi trường:

1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.

9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo Luật bảo vệ môi trường tại Điều 127, các hình thức xử lý vi phạm môi trường bao gồm:

1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Số vụ vi phạm môi trường đã phát hiện là tổng số vụ vi phạm môi trường đã được Cơ quan có thẩm quyền (Cục Cảnh sát môi trường) phát hiện và có văn bản xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền và tổ chức/cá nhân/hộ gia đình về hành vi vi phạm đó. Đơn vị tính là số vụ.

Số vụ đã được xử lý là tổng số vụ đã được các Cơ quan có thẩm quyền xử lý về hành vi vi phạm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Luật khác có liên quan trong tổng số các vụ vi phạm đã được phát hiện. Đơn vị tính: số vụ.

3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức xử lý;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Phối hợp: Công an cấp tỉnh.

T1916. Chi cho hoạt động bảo vệ môi trường

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá sự quan tâm và mức độ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh/thành phố. Đây là nguồn số liệu để tỉnh/thành phố hoạch định chiến lược trước mắt cũng như lâu dài cho công tác bảo vệ môi trường đối với từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế. Qua số liệu có thể xác định trách nhiệm của từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ quan đoàn thể trong việc bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Đánh giá việc thực hiện luật Bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, tổ chức cá nhân ở từng thời kỳ nhất định. Là cơ sở để tính chỉ tiêu kinh tế tổng hợp GDP xanh.



2. Khái niệm, nội dung:

Chi hoạt động môi trường là toàn bộ các khoản chi từ các nguồn cho hoạt động làm trong sạch và bảo vệ môi trường trong một thời kỳ nhất định, thường là tháng , quý, năm. Nội dung chi hoạt động môi trường bao gồm:

- Chi từ nguồn ngân sách nhà nước;

- Chi từ nguồn thu của những đơn vị, cá nhân dưới hình thức thu phí;

- Chi từ nguồn tài trợ quốc tế;

- Chi của các doanh nghiệp,các công ty, các cơ sở sản xuât kinh doanh bao gồm:

+ Chi cho đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường;

+ Cho các hoạt động điều tra cơ bản;

+ Chi cho các hoạt động thường xuyên, đột xuất bảo vệ môi trừng....

- Các khoản chi khác do các tổ chức, cá nhân thực hiện.



3. Phân tổ chủ yếu

- Nội dung kinh tế;

- Nguồn;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Tài nguyên và môi trường.

- Chi ngân sách theo loại, khoản của Sở Tài chính hoặc khoa bạc tỉnh/thành phố

- Kết quả điều tra doanh nghiệp, điều tra hộ cá thể



- Các cuộc điều tra chuyên đề khác



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương