01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0906. Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp



tải về 2.72 Mb.
trang29/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   44

T0906. Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp phản ánh khả năng sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu; qua đó tìm ra các biện pháp khai thác tốt nhất những khả năng hiện có để tăng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm của nền kinh tế; đồng thời còn là căn cứ để quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm, nhằm bảo đảm cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng trên cơ sở năng lực sản xuất hiện có và dự kiến đầu tư tăng thêm năng lực sản xuất khi nhu cầu chưa đáp ứng được.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) Năng lực sản xuất:

Năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khối lượng của những sản phẩm công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế mà ngành công nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.

Năng lực sản xuất của một sản phẩm thường được thể hiện ở sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất và biểu hiện bằng khối lượng thành phẩm được sản xuất ra theo năng lực sản xuất theo thiết kế hoặc theo năng lực sản xuất thực tế.

(1) Năng lực sản xuất theo thiết kế: Là khả năng sản xuất cao nhất của máy móc hoặc dây chuyền sản xuất hiện có trong điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý nhất các tư liệu sản xuất, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến với việc tổ chức sản xuất và lao động theo hình thức tiến bộ trên cơ sở công suất thiết kế của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp.

Khi tính năng lực sản xuất theo thiết kế phải căn cứ vào hồ sơ hoặc lý lịch của thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất khi mua sẵn hoặc xây dựng, trong đó có mục về công suất sản xuất theo thiết kế. Trường hợp dây chuyền sản xuất được nâng cấp mở rộng làm tăng thêm năng lực sản xuất, thì năng lực sản xuất theo thiết kế là năng lực sản xuất sau khi đã được mở rộng (gồm năng lực sản xuất theo thiết kế ban đầu cộng (+) năng lực sản xuất theo thiết kế tăng thêm do đầu tư nâng cấp mở rộng).



(2) Năng lực sản xuất thực tế: Là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ trên cơ sở điều kiện thực tế hiện có về máy móc, thiết bị; nguồn nhân lực; nguồn tài chính và các nguồn lực khác. Khi tính chỉ tiêu này phải căn cứ vào số lượng sản phẩm hiện vật thực tế đã sản xuất ra của thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất ở các cơ sở trong một thời gian nhất định (thường theo thời gian của năng lực thiết kế quy định).

b) Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp

Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp là khả năng sản xuất tăng thêm theo thiết kế của máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất đã hoàn thành bàn giao trong một thời kỳ nhất định, thường được thể hiện ở khối lượng sản phẩm tăng thêm theo thiết kế của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp chủ yếu chỉ tính cho những máy móc thiết bị sản xuất hoặc dây chuyền sản xuất đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm trong năm, bao gồm:

- Thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất được đầu tư xây dựng mới;

- Thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất được thực hiện do mở rộng sản xuất (Chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm do mở rộng sản xuất và không tính phần năng lực sản xuất sản phẩm ban đầu);

- Thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất được nâng cấp do thay thế mới hoặc khôi phục từng phần (Chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm: Năng lực mới tăng thêm = Năng lực mới tăng - Năng lực sản xuất cũ) .

Không tính năng lực mới tăng của những thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất còn đang xây dựng cơ bản chưa bàn giao đưa vào sản xuất, hoặc những thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất chưa lắp đặt còn đang cất giữ trong kho .

Khi tính năng lực mới tăng theo thiết kế phải căn cứ vào hồ sơ hoặc lý lịch của thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất khi mua sẵn hoặc xây dựng đã hoàn thành đầu tư , trong đó có mục về công suất sản xuất theo thiết kế.



3. Phân tổ chủ yếu

Sản phẩm chủ yếu.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo của Bộ Công Thương



10. THƯƠNG MẠI, GIÁ CẢ

T1001. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

1. Mục đích, ý nghĩa.

Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa phản ánh doanh thu bán hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể và cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp bán cho tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Tổng mức bán lẻ hàng hóa phản ánh mức tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW thông qua thị trường (sức mua của dân cư trên địa bàn).



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Bán lẻ hàng hóa là bán những hàng hoá loại mới, hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng, bán tại chợ hoặc bán lưu động,...trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Tổng mức bán lẻ hàng hóa bao gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được (doanh thu) từ bán lẻ hàng hoá (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp và doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp và cơ sở cá thể sản xuất trực tiếp bán tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Tổng mức bán lẻ hàng hóa của bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW được ước lượng từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp tháng, điều tra mẫu cơ sở SXKD cá thể phi nông lâm nghiệp, doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trực tiếp bán sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Công thức tổng quát như sau:




Trong đó:

X: tổng mức bán lẻ hàng hóa

Tdn: tổng số dn thương nghiệp bán lẻ

Tct: tổng số cơ sở cá thể thương nghiệp bán lẻ



doanh thu bán lẻ trung bình của dn mẫu

: doanh thu bán lẻ trung bình của cơ sở cá thể mẫu

K: doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở cá thể sản xuất trực tiếp bán SP.



(7)

3. Phân tổ chính

- Loại hình kinh tế;

- Nhóm hàng;

- Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố (thuộc tỉnh)



4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Điều tra mẫu doanh nghiệp ngoài nhà nước

- Điều tra mẫu cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp và khai thác kết quả của một số cuộc điều tra khác.



T1002. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống

Doanh thu dịch vụ ăn uống

1. Mục đích, ý nghĩa

Là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của thị trường dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch, dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Mức tăng của chỉ tiêu này đồng thời cũng phản ánh mức sống của dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố được nâng lên



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Doanh thu dịch vụ ăn uống bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động phục vụ nhu cầu ăn uống của các cơ sở kinh doanh hàng ăn uống (quán ăn, nhà hàng, bar, căng tin, ...) do bán hàng tự chế biến và hàng chuyển bán trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong một thời kỳ nhất định.

Doanh thu dịch vụ ăn uống của tỉnh, thành phố trực thuộc TW được ước lượng từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp năm, điều tra mẫu cơ sở SXKD cá thể phi nông lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Công thức tổng quát như sau:

+ Xdnnn,FDI


Trong đó:

X: Doanh thu dịch vụ ăn uống

Tdn: tổng số dn kinh doanh DV ăn uống

Tct: tổng số cơ sở cá thể kinh doanh DV ăn uống



doanh thu trung bình của dn mẫu

: doanh thu trung bình của cơ sở cá thể mẫu Xdnnn,FDI: Doanh thu ăn uống của DN nhà nước, FDI




3. Phân tổ chủ yếu

  • Ngành kinh tế;

  • Loại hình kinh tế;

4. Nguồn số liệu

  • Chế độ báo cáo áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

  • Điều tra mẫu doanh nghiệp ngoài nhà nước;

  • Điều tra mẫu cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp và khai thác kết quả của một số cuộc điều tra khác.

Doanh thu dịch vụ lưu trú

1. Mục đích, ý nghĩa

Là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của thị trường cung cấp dịch vụ nghỉ trọ ngắn ngày cho khách du lịch, dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Mức tăng của chỉ tiêu này đồng thời phản ánh mức sống, nhu cầu du lịch của dân cư trên địa bàn và sức hút khách du lịch nơi khác đến các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW để tham quan, nghỉ ngơi.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Doanh thu dịch vụ lưu trú là toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách nghỉ trọ ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW (khách sạn, nhà khách, nhà trọ, khu nghỉ biệt thự, …) trong một thời kỳ nhất định.

Doanh thu dịch vụ lưu trú của tỉnh, thành phố trực thuộc TW được ước lượng từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp năm, điều tra mẫu cơ sở SXKD cá thể phi nông lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Công thức tổng quát như sau:

+ Xdnnn,FDI


Trong đó:

X: Doanh thu dịch vụ lưu trú

Tdn: tổng số dn kinh doanh DV lưu trú

Tct: tổng số cơ sở cá thể kinh doanh DV lưu trú



doanh thu trung bình của dn mẫu

: doanh thu trung bình của cơ sở cá thể mẫu Xdnnn,FDI: Doanh thu lưu trú của DN nhà nước, FDI




3. Phân tổ chủ yếu

  • Ngành kinh tế;

  • Loại hình kinh tế

4. Nguồn số liệu

  • Chế độ báo cáo áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

  • Điều tra mẫu doanh nghiệp ngoài nhà nước;

  • Điều tra mẫu cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp và khai thác kết quả của một số cuộc điều tra khác.

T1003. Số lượng chợ

1. Mục đích, ý nghĩa

Chợ là một trong những yếu tố của nền kinh tế thị trường, nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hoá ở thành thị và nông thôn. Chỉ tiêu số lượng chợ xác định số lượng, quy mô, cơ cấu các loại chợ nhằm phục vụ việc quy hoạch, xây dựng và nâng cấp mạng lưới thương nghiệp.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chợ phải có ít nhất 50 điểm kinh doanh đối với khu vực thành thị, 30 điểm kinh doanh đối với khu vực nông thôn, mỗi điểm kinh doanh tại chợ có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số lượng chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW để đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn.

Các loại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hoá bao gồm cả siêu thị không tính là chợ.



Phương pháp tính

Chợ được chia thành 3 loại như sau:

- Chợ loại 1

+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;

+ Được đặt ở vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh/thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;

+ Có mặt bằng và phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

- Chợ loại 2:

+ Là chợ có trên 200 điểm đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vự và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường...

- Chợ loại 3:

+ Là chợ có từ 30 điểm kinh doanh đến dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong một thôn, một xã/ phường/thị trấn và địa bàn phụ cận.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại chợ (loại 1, loại 2, loại 3);



4. Nguồn số liệu

Báo cáo hàng năm của Sở Công Thương tỉnh, thành phố.



T1004. Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại

1. Mục đích, ý nghĩa

Siêu thị, trung tâm thương mại là loại hình tổ chức thương mại hiện đại đáp ứng yêu cầu mua bán và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Chỉ tiêu số lượng siêu thị, trung tâm thương mại phục vụ việc đánh giá, cũng như qui hoạch phát triển thương mại trong nước cả về số lượng, loại hình, chất lượng dịch vụ.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Là toàn bộ số lượng siêu thị, trung tâm thương mại hiện có trong kỳ báo cáo trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Siêu thị là một loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng.

Trung tâm thương mại là một loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê ... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.



3. Phân tổ chủ yếu

3.1 Loại hình kinh tế:

3.2 Quy mô

a/ Siêu thị: được phân thành 3 hạng sau

- Siêu thị hạng 1:

+ Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:

* Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;

* Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;

* Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

* Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

* Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.

+ Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh:

* Có diện tích kinh doanh từ 1.000 m2 trở lên;

* Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên;

* Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

* Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

* Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.

- Siêu thị hạng 2:

+ Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:

* Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;

* Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;

* Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

* Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

* Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua điện thoại.

+ Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh:

* Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;

* Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên;

* Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

* Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

* Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

- Siêu thị hạng 3:

+ Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:

* Có diện tích kinh doanh từ 500 m2;

* Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;

* Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

* Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

* Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

+ Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh:

* Có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên;

* Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên;

* Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

* Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

* Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

b/ Trung tâm thương mại: chia thành 3 hạng sau:

- Trung tâm thương mại hạng I:

+ Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Trung tâm thương mại hạng II:

+ Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Trung tâm thương mại hạng III:

+ Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đói tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống vui chơi, giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.



3.3 Tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Báo cáo hàng năm của Sở Công Thương tỉnh, thành phố.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương