01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất



tải về 2.72 Mb.
trang2/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44

T0102. Biến động diện tích đất


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về diện tích đất theo loại đất nhằm theo dõi biến động tăng, giảm hàng năm của các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng của các đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý đất (hộ gia đình, các tổ chức, cơ quan…). Chỉ tiêu này nhằm giúp công tác hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, quy hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thực tế.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Biến động diện tích đất là sự chênh lệch diện tích từng loại đất trên địa bàn do chuyển mục đích sử dụng đất giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc (khoảng cách giữa hai kỳ thường là 1 năm: 5 năm hoặc 10 năm).



Công thức tính :

Diện tích đất tăng giảm

=

Diện tích đất của năm nghiên cứu

-

Diện tích đất của năm chọn làm gốc so sánh

Năm nghiên cứu và năm được chọn làm gốc so sánh có thể là 2 năm liền kề hoặc cũng có thể là 2 năm không liền kề (cách nhau 5 năm hoặc 10 năm).

3. Phân tổ chủ yếu

- Mục đích sử dụng;

- Loại đất;

- Huyện / quận /thị xã /thành phố.



4. Nguồn số liệu

Sở Tài nguyên và Môi trường.



T0103. Số đơn vị hành chính

  1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số lượng đơn vị hành chính ở cấp tỉnh, huyện, xã trên toàn quốc.

  1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Các đơn vị hành chính được phân định như sau:

- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;

- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Theo đó toàn quốc có 3 cấp hành chính:

- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương.

- Cấp xã, phường, thị trấn.

Mã số cấp cho một đơn vị hành chính là số định danh duy nhất, không thay đổi trong suốt quá trình đơn vị hành chính đó tồn tại thực tế. Khi có thay đổi, mã số được cấp theo nguyên tắc sau:

- Trường hợp tách tỉnh (huyện, xã):

Tỉnh (huyện, xã) có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng trên địa điểm mới được xếp vào vị trí phù hợp và cấp mã mới. Mã cấp hành chính trực thuộc không thay đổi

- Trường hợp nhập tỉnh (huyện, xã):

Tỉnh (huyện, xã) có trụ sở Uỷ ban nhân dân đóng tại tỉnh (huyện, xã)cũ nào thì mang mã cũ đó, mã số còn lại sẽ bị đóng và không cấp lại cho các đơn vị hành chính khác. Mã cấp hành chính trực thuộc không thay đổi.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp hành chính;

- Thành thị/nông thôn.

4. Nguồn số liệu

Các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về thay đổi đơn vị hành chính.



T0104. Số giờ nắng, độ ẩm không khí, nhiệt độ không khí

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ảnh diễn biến thời tiết các tháng trong năm; xác định các quy luật thời tiết qua các năm để bố trí mùa vụ nông nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát biến đổi khí hậu.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số giờ nắng các tháng trong năm là tổng số giờ nắng các tháng trong năm. Số giờ nắng (hay còn gọi là thời gian nắng) là số giờ có cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp với giá trị bằng hay lớn hơn 0,1 Kw/m2 (≥ 0,2 calo/cm2 phút). Thời gian nắng được đo bằng nhật quang ký.

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm được tính bằng cách cộng độ ẩm không khí trung bình của các ngày trong tháng chia cho số ngày trong tháng.

Độ ẩm không khí là tỷ số giữa sức trương hơi nước có trong không khí và sức trương hơi nước bão hoà (tối đa) ở cùng một nhiệt độ. Độ ẩm không khí được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%) và được đo bằng ẩm kế và ẩm ký.

Độ ẩm không khí trung bình ngày được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn từ kết quả của 4 lần quan trắc chính trong ngày tại thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ hoặc từ kết quả của 24 lần quan trắc tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ … và 24 giờ của ẩm ký.

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm được tính bằng phương pháp bình quân số học giản đơn của nhiệt độ không khí các ngày trong tháng đó.

Nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế khô, nhiệt kế tối cao (thuỷ ngân), nhiệt kế tối thấp (rượu) và nhiệt ký (bộ phận cảm ứng là tấm lưỡng kim) đặt trong lều khí tượng ở độ cao 1,5 mét cách mặt đất nơi không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào các nhiệt kế.

Nhiệt độ không khí trung bình ngày được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn từ kết quả của 4 lần quan trắc chính trong ngày tại thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ hoặc được tính từ kết quả của 24 lần quan trắc tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ … và 24 giờ của nhiệt ký.

Theo dõi diễn biến thời tiết các tháng trong năm; xác định các quy luật thời tiết qua các năm để bố trí mùa vụ nông nghiệp, kế hoạch sản xuất công nghiệp, xây dựng; giám sát biến đổi khí hậu.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Số giờ nắng các tháng trong năm

Là tổng số giờ nắng các tháng trong năm. Số giờ nắng (hay còn gọi là thời gian nắng) là số giờ có cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp với giá trị bằng hay lớn hơn 0,1 Kw/m2 (≥ 0,2 calo/cm2 phút). Thời gian nắng được đo bằng nhật quang ký.

b. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm, được tính bằng cách cộng độ ẩm không khí tương đối trung bình của các ngày trong tháng chia cho số ngày trong tháng.

Độ ẩm tương đối là tỷ số giữa sức trương hơi nước có trong không khí và sức trương hơi nước bão hoà (tối đa) ở cùng một nhiệt độ. Nó được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%). Độ ẩm không khí được đo bằng ẩm kế và ẩm ký.

Độ ẩm không khí tương đối trung bình ngày được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn từ kết quả của 4 lần quan trắc chính trong ngày tại thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ hoặc được tính từ kết quả của 24 lần quan trắc tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ … và 24 giờ của ẩm ký.



c. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm được tính bằng cách cộng nhiệt độ không khí trung bình của các ngày trong tháng chia cho số ngày của tháng đó.

Nhiệt độ không khí trung bình ngày được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn từ kết quả của 4 lần quan trắc chính trong ngày tại thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ hoặc được tính từ kết quả của 24 lần quan trắc tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ … và 24 giờ của nhiệt kế.

Nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao (thuỷ ngân), nhiệt kế tối thấp (rượu) và nhiệt ký (bộ phận cảm ứng là một tấm lưỡng kim) đặt trong lều khí tượng ở độ cao 2 mét cách mặt đất nơi không có trực xạ của bức xạ mặt trời.



3. Phân tổ chủ yếu

Tháng; trạm quan trắc đại diện.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh/thành phố.



T0105. Lượng mưa, mực nước và lưu lượng nước một số sông chính

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phục vụ xây dựng kế hoạch và quy hoạch sản xuất nông, phục vụ quy hoạch thiết kế, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cầu cống và các công trình quan trọng khác phục vụ công tác dự báo về nước và đánh giá biến đổi khí hậu.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Lượng mưa là độ dày tính bằng milimét của lớp nước nổi do mưa tạo nên trên một bề mặt phẳng tại một địa điểm được đo bằng vũ kế và vũ ký. Lượng mưa trong tháng là tổng lượng mưa của các ngày trong tháng tại một địa điểm.

Mực nước là độ cao của mặt nước nơi quan sát so với mặt nước biển, được tính theo cen ti mét (cm). Để quan trắc mực nước người ta thường dùng hệ thống cọc và thước và máy tự ghi.

Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian, đơn vị tính lưu lượng nước thường là m­3/s. Lưu lượng trung bình tháng là trị số bình quân của lưu lượng các ngày trong tháng. Dụng cụ đo luuw lượng nước là máy lưu tốc kế, phao trôi hoặc máy chuyên dụng ADCP.

Hiện nay, lưu lượng nước thường được xác định đối với các sông chính là: Sông Đà, Sông Thao, Sông Lô, Sông Hồng, Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam, Sông Mã, Sông Cả, Sông Cửu Long.

Chỉ tiêu phục vụ xây dựng kế hoạch và quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho các vùng liên quan đến nước và tưới tiêu; phục vụ quy hoạch thiết kế, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cầu cống và các công trình quan trọng khác; phục vụ công tác dự báo về nước; và đánh giá biến đổi khí hậu.



3. Phân tổ chủ yếu

Trạm quan trắc đại diện.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh/thành phố.



T02. DÂN SỐ

T0201. Dân số

1. Mục đích, ý nghĩa

Số lượng, cơ cấu và phân bố dân số là một trong những chỉ tiêu kinh tế-xã hội cơ bản, quan trọng nhất không thể thiếu đối với công tác lập kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ cho việc quản lý và điều hành nền kinh tế. Qui mô, cơ cấu, phân bố và sự gia tăng dân số phản ảnh thực trạng phát triển kinh tế-xã hội qua các thời kỳ. Vì vậy, xuất phát từ các đặc trưng và các yếu tố dân số có thể tìm hiểu, phát hiện và dự báo các vấn đề kinh tế-xã hội khác. Số lượng dân số còn là chỉ tiêu cơ bản để tính toán các chỉ tiêu bình quân theo đầu người và các chỉ tiêu nhân khẩu học khác nhau.

2. Khái niệm, nội dung

Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v...) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi chỉ một người hoặc một nhóm người cụ thể, người ta thường dùng từ "nhân khẩu" (ví dụ: nhân khẩu nông nghiệp, nhân khẩu thành thị, v.v...).

Đối với một tập hợp dân số bất kỳ, thuật ngữ “Dân số” không đứng riêng lẻ mà luôn luôn gắn liền với một hay một số chỉ tiêu thống kê cụ thể mà nó phản ánh. Nói cách khác, khái niệm “Dân số” chỉ là một thuật ngữ chung, nhà nghiên cứu không thể hiểu “Dân số” một cách đầy đủ nếu không gắn nó với một chỉ tiêu thống kê cụ thể cần nghiên cứu.

Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê của các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện và xã), “Dân số” được hiểu thống nhất theo khái niệm “Nhân khẩu thực tế thường trú” như sau:

Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ là những người thực tế vẫn thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã hay chưa được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm:

a) Những người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.

b) Những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.

c) Những người “tạm vắng” như:

- Những người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;

- Những người đang bị tạm giữ.

- Những người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê chưa đủ 6 tháng (nếu đã rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).

Việc nghiên cứu cụ thể về mục đích/ý nghĩa, khái niệm/nội dung, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu và nguồn số liệu của các chỉ tiêu “Dân số” được chi tiết hoá theo một số chỉ tiêu cơ bản nhất như sau:



T0201.1 Dân số trung bình

1. Khái niệm, nội dung

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dân số là dân số trung bình. Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ, chứ không biểu thị cho một thời điểm cụ thể nào đó.

Chỉ tiêu dân số trung bình còn được dùng để tính một số chỉ tiêu thống kê khác như: sản lượng bình quân đầu người, tỷ suất sinh, tỷ suất chết, tỷ suất tăng tự nhiên dân số, v.v...

2. Phương pháp tính

a) Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một năm):



Ptb

=

P0 + P1

2

Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình của tỉnh/thành phố;

P0 - Dân số đầu kỳ của tỉnh/thành phố;

P1 - Dân số cuối kỳ của tỉnh/thành phố.

b) Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau:


Ptb

=

P0

+ P1

+ ....

+ Pn-1 +

Pn

2

2

n

Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình của tỉnh/thành phố;

P0,1,...,n - Dân số ở các thời điểm 0, 1,..., n của tỉnh/thành phố;

n - Số thời điểm cách đều nhau.

c) Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau:


Ptb

=

Ptb1t1 + Ptb2t2+ .... + Ptbntn

∑ti

Trong đó:

Ptb1 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;

Ptb2 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;

Ptbn - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;

ti - Độ dài của khoảng thời gian thứ i.

3. Phân tổ chủ yếu

Số lượng dân số của tỉnh/thành phố thường được phân tổ theo:



  • Giới tính;

  • Độ tuổi/nhóm tuổi;

  • Dân tộc (5 năm thì phân tổ theo 8-10 nhóm dân tộc có quy mô dân số lớn nhất, hàng năm thì chỉ phân tổ theo 2 nhóm lớn là “Kinh” và “Các dân tộc khác”);

  • Tôn giáo (trong tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm/lần);

  • Tình trạng hôn nhân;

  • Trình độ học vấn;

  • Thành thị/nông thôn, huyện/quận/thị xã/thành phố;

v.v...

4. Nguồn số liệu

  • Nguồn số liệu chủ yếu về số lượng dân số là các cuộc tổng điều tra dân số thường được tiến hành 10 năm một lần;

  • Số lượng dân số hàng năm thường được tính toán dựa trên cơ sở số liệu dân số gốc và các biến động dân số (sinh, chết, xuất cư và nhập cư) của tỉnh/thành phố theo phương trình cân bằng dân số. Dân số gốc là dân số được thu thập qua tổng điều tra dân số. Các biến động dân số được tính toán từ các tỷ suất nhân khẩu học (các tỷ suất sinh, chết, xuất cư và nhập cư) thu được qua các cuộc điều tra biến động dân số hàng năm hoặc tổng điều tra dân số;

  • Từ các dự báo dân số ngắn hạn hoặc dài hạn;

  • Đối với các mục đích phân tích khác nhau, số lượng dân số có thể được tính toán thông qua ước lượng (hoặc suy rộng) kết quả điều tra mẫu, nếu mẫu điều tra đó được đánh giá là đủ mức độ đại diện thống kê cho cấp tỉnh/thành phố.

T0201.2 Giới tính

1. Mục đích, ý nghĩa

Cơ cấu dân số theo giới tính phục vụ cho nhiều mục đích phân tích các vấn đề kinh tế-xã hội. Khi nghiên cứu dân số tham gia hoạt động kinh tế, sự khác biệt về giới tính có thể cho biết mức độ tham gia vào các hoạt động kinh tế theo nam và nữ. Cơ cấu dân số theo giới tính là một chỉ tiêu không thể thiếu trong phân tích các vấn đề giới, các đặc trưng của quá trình tái sản xuất dân số cũng như công tác dự báo dân số.



2. Phương pháp tính

Một công thức thông dụng thường được sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt giới tính là “Tỷ số giới tính”:



Tỷ số giới tính

=

Số nam

x 100

Số nữ

Tỷ số giới tính cho biết có bao nhiêu nam trên 100 nữ của tỉnh/thành phố.

3. Phân tổ chủ yếu

Dân số chia theo giới tính thường được phân tổ theo:



  • Độ tuổi/nhóm tuổi;

  • Tình trạng hôn nhân;

  • Trình độ học vấn;

  • Dân tộc (5 năm thì phân tổ theo 8-10 nhóm dân tộc có quy mô dân số lớn nhất, hàng năm thì chỉ phân tổ theo 2 nhóm lớn là “Kinh” và “Các dân tộc khác”);

  • Tôn giáo (trong tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm/lần);

v.v…

4. Nguồn số liệu

  • Nguồn số liệu chủ yếu về dân số theo giới tính là các cuộc tổng điều tra dân số thường được tiến hành 10 năm một lần;

  • Từ các dự báo dân số ngắn hạn hoặc dài hạn;

  • Đối với các mục đích phân tích khác nhau, dân số theo giới tính có thể được tính toán thông qua ước lượng (hoặc suy rộng) kết quả điều tra mẫu, nếu mẫu điều tra đó được đánh giá là đủ mức độ đại diện thống kê cho cấp tỉnh/thành phố.

T0201.3 Độ tuổi

1. Mục đích, ý nghĩa

Độ tuổi là một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng nhiều nhất trong thống kê dân số, là một trong những chỉ tiêu không thể thiếu trong các cuộc tổng điều tra dân số hiện đại và các cuộc điều tra mẫu thống kê về dân số-lao động.

Cũng như chỉ tiêu giới tính, cơ cấu dân số theo độ tuổi/nhóm tuổi phục vụ cho nhiều mục đích phân tích các vấn đề kinh tế-xã hội. Số liệu dân số theo độ tuổi được sử dụng làm mẫu số để tính các tỷ suất dân số đặc trưng theo độ tuổi, như: tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi/nhóm tuổi, tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi/nhóm tuổi, tỷ suất kết hôn đặc trưng theo độ tuổi/nhóm tuổi, tỷ suất di cư (nhập cư, xuất cư, di cư thuần) đặc trưng theo độ tuổi/nhóm tuổi, v.v... Cơ cấu dân số theo độ tuổi/nhóm tuổi là một chỉ tiêu không thể thiếu trong phân tích quá trình tái sản xuất dân số cũng như công tác dự báo dân số.

2. Khái niệm, nội dung

Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định.

Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là “tuổi tròn”.

3. Phương pháp tính

Trong thống kê dân số, tuổi tròn được xác định như sau:

a) Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh

b) Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) tháng điều tra:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh - 1



4. Phân tổ chủ yếu

Ngoài phân tổ theo từng độ tuổi, cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi. Tuy nhiên, dù phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi thì người ta thường tách riêng nhóm 0 tuổi. Bởi vậy, các nhóm tuổi thường có dạng như sau:



Theo nhóm 5 độ tuổi:

  • 0 tuổi

  • 1-4 tuổi

  • 5-9 tuổi

  • 10-14 tuổi



  • 65-69 tuổi

  • 70 tuổi trở lên

Theo nhóm 10 độ tuổi:

  • 0 tuổi

  • 1-4 tuổi

  • 5-9 tuổi

  • 10-19 tuổi

  • 20-29 tuổi



  • 60-69 tuổi

  • 70 tuổi trở lên

Riêng nhóm 1-4 tuổi nhiều khi người ta tách riêng theo từng độ tuổi một.

Đối với các mục đích nghiên cứu chuyên đề về giáo dục-đào tạo, sinh sản của dân số, lao động, kinh tế, người ta còn đưa ra các cách phân tổ khác nhau như: phù hợp với việc nghiên cứu độ tuổi đi học, độ tuổi kết thúc các cấp học, độ tuổi có khả năng sinh đẻ, độ tuổi tham gia lao động, v.v…



5. Nguồn số liệu

  • Nguồn số liệu chủ yếu về số lượng dân số theo độ tuổi của tỉnh/thành phố là các cuộc tổng điều tra dân số thường được tiến hành 10 năm một lần;

  • Số lượng dân số theo độ tuổi hàng năm thường được suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số-KHHGĐ hàng năm, sau khi đã đánh giá độ tin cậy mẫu về cơ cấu tuổi và hiệu chỉnh tương ứng;

  • Từ các dự báo dân số ngắn hạn hoặc dài hạn.

T0201.4 Tình trạng hôn nhân

1. Mục Đích, ý nghĩa

Hôn nhân và gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế -xã hội, tác động trực tiếp đến biến động dân số. Sự thay đổi hành vi hôn nhân trực tiếp ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, đến việc hình thành và phá vỡ gia đình, đến quy mô và cơ cấu gia đình,...

Việc phân biệt tình trạng hôn nhân của từng người còn là cơ sở để xác định đối tượng điều tra trong các cuộc điều tra chuyên đề nhân khẩu học như: điều tra nhân khẩu học giữa kỳ, điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ (DHS), điều tra biến động dân số và KHHGĐ, điều tra lao động và việc làm, v.v...

2. Khái niệm, nội dung

Tình trạng hôn nhân là tình trạng của một người liên quan đến luật hôn nhân và gia đình hoặc phong tục, tập tục của từng nước, từng địa phương.



3. Phân tổ chủ yếu

Các tiêu thức tối thiểu khi phân tổ về tình trạng hôn nhân là:



  1. Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn;

  2. Có vợ/có chồng;

  3. Goá, tức là vợ hoặc chồng đã chết và hiện chưa tái kết hôn;

  4. Ly hôn, tức là tòa án đã xử cho ly hôn và hiện chưa tái kết hôn;

  5. Ly thân, tức là đã kết hôn nhưng hiện đang ly thân (tức hiện không còn sống với nhau như vợ chồng).

4. Nguồn số liệu

  • Nguồn số liệu chủ yếu về số lượng dân số theo tình trạng hôn nhân của tỉnh/thành phố là các cuộc tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm một lần;

  • Số lượng dân số theo tình trạng hôn nhân còn được suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số-KHHGĐ hàng năm, sau khi đã đánh giá mức độ tin cậy mẫu về cơ cấu tình trạng hôn nhân và hiệu chỉnh tương ứng.


tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương