01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0807. Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu



tải về 2.72 Mb.
trang19/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   44

T0807. Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu


1. Mục đích, ý nghĩa

Phản ánh năng lực tưới, tiêu của các công trình thủy lợi cũng như hiệu quả đầu tư cho công tác tưới, tiêu, là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ lợi nói riêng và phát triển nông nghiệp nói chung của từng vùng, miền, địa phương cũng như của cả nước.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Là tỷ trọng diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu nhờ các công trình thủy lợi chiếm trong tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn trong một vụ nhất định.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu nước bao gồm diện tích được tưới trực tiếp bằng các công trình thuỷ lợi hoặc dùng các phương tiện thủ công đưa nước từ các công trình thuỷ lợi (mương, máng) vào ruộng cung cấp cho cây trồng hoặc đưa nước từ ruộng ra ngoài. Tính theo diện tích được tưới, tiêu thực tế trong một vụ, nếu trong một vụ do nhu cầu phải tưới, tiêu cho cây trồng nhiều lần thì cũng chỉ tính 1 lần trong 1 vụ.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu

=

Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây;

- Hình thức tưới, tiêu;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố



4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


T0808. Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu


1. Mục đích, ý nghĩa

Đây là chỉ tiêu quan trọng, làm căn cứ để tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu, giá trị sản xuất ngành trồng trọt, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp của từng địa phương, từng vùng và cả nước; đồng thời cung cấp thông tin đánh giá kết quả thâm canh tăng năng suất cây trồng và phục vụ việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng trên địa bàn mỗi điạ phương cũng như trên phạm vi cả nước.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.

Công thức tính năng suất cây trồng có sự khác biệt giữa cây hàng năm và cây lâu năm.

(1) Đối với cây hàng năm có hai loại năng suất:

- Năng suất gieo trồng là năng suất tính cho toàn bộ diện tích gieo trồng bao gồm cả diện tích mất trắng.

Công thức tính:


Năng suất gieo trồng (vụ, năm)

=

Sản lượng thu hoạch (vụ, năm)

Tổng diện tích gieo trồng (vụ, năm)

  • Năng suất thu hoạch là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không bao gồm diện tích mất trắng.

Công thức tính:

Năng suất thu hoạch

(vụ, năm)



=

Sản lượng thu hoạch (vụ, năm)

Diện tích thu hoạch (vụ, năm)

(2) Đối với cây lâu năm:

Đối với cây lâu năm chỉ tính năng suất đối với những diện tích cho sản phẩm bất kể trong vụ, năm đó có cho sản phẩm hay không (còn gọi là diện tích đã đưa vào sản xuất kinh doanh không bao gồm diện tích trồng mới, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa đưa vào sản xuất kinh doanh.



Công thức tính:

Năng suất thu hoạch

(vụ, năm)



=

Sản lượng thu hoạch (năm)

Diện tích cho sản phẩm (năm)

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều tra năng suất, sản lượng cây nông nghiệp do Cục Thống kê tiến hành.

T0809. Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu


1. Mục đích, ý nghĩa

Là cơ sở để các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu theo vụ và theo năm của từng địa phương cũng như của cả nước. Chỉ tiêu này còn là căn cứ để tính các chỉ tiêu quan trọng như tính giá trị sản xuất ngành trồng trọt xây dựng các bảng cân đối thực phẩm; đồng thời còn là cơ sở dự báo giá lương thực, thực phẩm....



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sản lượng cây trồng là khối lượng sản phẩm chính của từng loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước, bao gồm:

- Sản lượng thu hoạch các loại cây hàng năm (thóc, ngô, khoai lang, sắn, rau, đậu, đỗ tương, mía, thuốc lá, lạc, cói,..). Sản lượng cây hàng năm được tính theo vụ sản xuất.

- Sản lượng thu hoạch các loại cây lâu năm (chè búp , cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, xoài, nhãn, vải, chôm, chôm, dứa, ...). Sản lượng cây lâu năm bao gồm cả sản lượng của diện tích đã cho sản phẩm ổn định và sản lượng cây lâu năm cho thu bói. Sản lượng cây lâu năm được tính 1 năm 1 lần.

Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm qui định cho mỗi loại sản phẩm: Đối với các sản phẩm như: thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,...thì tính theo hình thái hạt khô; các loại như: khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi; chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, cam tính theo quả tươi, v.v.

Công thức tính:


Sản lượng

cây trồng



=

Diện tích

thu hoạch



x

Năng suất

thu hoạch



3. Phân tổ chủ yếu

  • Loại cây;

  • Loại hình kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều tra năng suất, sản lượng cây nông nghiệp do Cục Thống kê tiến hành.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương