01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0804. Diện tích gieo trồng áp dụng qui trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP)



tải về 2.72 Mb.
trang18/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   44

T0804. Diện tích gieo trồng áp dụng qui trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP)


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp ( rau, quả, chè, cà phê, lúa,...) được áp dụng qui trình Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) sản xuất nghiêm ngặt từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Áp dụng GAP sẽ ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ vật lý, hoá học, sinh học gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm nông sản, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của con người.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Là diện tích cây nông nghiệp áp dụng toàn bộ hoặc một phần các quy định, tiêu chuẩn của qui trình Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong các khâu từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm. Quy trình Thực hành nông nghiệp tốt ( GAP) bao gồm VietGAP và các GAP tương đương khác như GlobalGAP, AseanGAP,...

Diện tích gieo trồng áp dụng qui trình GAP đối với cây trồng nông nghiệp được quy định tính như sau:

- Diện tích gieo trồng cây hàng năm như: rau các loại (su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ, cà chua,...); lúa;...được tính theo từng vụ và cả năm.

- Diện tích cây lâu năm như: cây ăn quả lâu năm (cam, quýt, thanh long, nhãn, vải…); cà phê; chè;... được tính theo diện tích cây hiện sống đến thời điểm quan sát, bao gồm:

+ Diện tích cây cây lâu năm cho sản phẩm: là diện tích thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản và đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định;

+ Diện tích cây lâu năm trồng mới: là diện tích được trồng từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo sau khi đã được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật qui định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật qui định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây chủ yếu.

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


T0805. Diện tích cây lâu năm

1. Mục đích, ý nghĩa


Chỉ tiêu quan trọng dùng để tính toán sản lượng cây lâu năm của từng địa phương, vùng và cả nước. Số liệu về diện tích cây lâu năm cho sản phẩm, diện tích trồng mới của từng loại cây, nhóm cây phản ánh quy mô từng cây trồng, từng nhóm cây trong ngành trồng trọt; sự biến động và xu hướng phát triển của các loại cây lâu năm...Từ đó giúp các ngành, các cấp lập những kế hoạch sản xuất, xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của từng địa phương cũng như trên địa bàn.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính  

Là diện tích trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm lần đầu từ 1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm.

(i) Diện tích cây lâu năm chỉ tính diện tích hiện còn sống đến thời điểm điều tra, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn bao gồm diện tích trồng tập trung và số cây trồng phân tán quy về diện tích trồng tập trung trên toàn bộ diện tích đất như: Đất khoán, đấu thầu, đất vườn, đất mới khai hoang…. Diện tích cây lâu năm bao gồm :


  • Diện tích cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm chôm...;

  • Diện tích cây lấy quả chứa dầu;

  • Diện tích cây điều;

  • Diện tích cây hồ tiêu;

  • Diện tích cây cao su;

  • Diện tích cây cà phê;

  • Diện tích cây chè;

  • Diện tích cây gia vị, cây dược liệu: gừng, sa nhân, atichode;

- Diện tích cây lâu năm khác: dâu tằm, trầu không, cau...

(ii) Diện tích cây lâu năm hiện có (tính đến thời điểm điều tra, báo cáo) bằng (=) diện tích cây lâu năm trồng tập trung cộng (+) diện tích cây lâu năm trồng phân tán (quy đổi).

- Diện tích cây lâu năm trồng tập trung: Bao gồm những diện tích trồng cây lâu năm từ 100 m2 trở lên.

- Diện tích cây lâu năm trồng phân tán: Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung theo công thức sau:



Diện tích cây lâu năm trồng phân tán quy đổi ra diện tích trồng tập trung (ha)

=

Tổng số cây trồng phân tán

Mật độ cây trồng tập trung bình quân 1 ha

(iii) Diện tích cây lâu năm được tính theo diện tích trồng mới và diện tích cho sản phẩm.

- Diện tích cây lâu năm trồng mới: Diện tích cây lâu năm được trồng từ 1/1 đến 31/12 năm báo cáo sau khi đã được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật qui định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật qui định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới đến thời điểm điều tra cuối năm hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm điều tra số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới;

- Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm: Diện tích cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản và đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định. Ví dụ: cây cao su trung bình cho sản phẩm sau 7 năm trồng, cây cà phê cho thu quả ổn định sau 3 năm trồng, ươm.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây chủ yếu;

- Trồng mới/ cho sản phẩm;

- Huyện/quận /thị xã /thành phố.



4. Nguồn số liệu

Báo cáo tổng hợp 1 năm/1lần từ:

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều tra diện tích cây nông nghiệp do Cục Thống kê tiến hành.


T0806. Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây nông nghiệp được cơ giới hóa


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp theo từng khâu công việc, từng vụ, năm, là căn cứ đánh giá mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp của từng địa phương, từng vùng và cả nước;

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính 

Là tỷ lệ giữa diện tích gieo trồng từng loại cây nông nghiệp sử dụng các công cụ cơ giới trong các khâu công việc từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm so với diện tích gieo trồng từng loại cây nông nghiệp trong vụ hoặc năm sản xuất, bao gồm các khâu:

- Làm đất: gồm các công việc cày, bừa, lồng bằng các công cụ như máy cày, máy xới;

- Gieo trồng: gồm các công việc tra hạt, gieo sạ bằng các công cụ như máy sạ hàng ;

- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: gồm các công việc tưới cây bằng giàn tưới, phun thuốc bằng máy;

- Thu hoạch sản phẩm: gồm các công việc gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp, tách hạt ngô, bóc vỏ lạc, đỗ tương...



Công thức tính 

Tỉ lệ diện tích cây trồng vụ (năm) được cơ giới hóa (theo từng khâu công việc)

=

Diện tích cây trồng được cơ giới hóa (theo từng khâu công việc) trong vụ (năm)

Diện tích cây trồng vụ (năm)

- Đối với cây hàng năm: Lúa, ngô, khoai lang, đỗ tương, rau các loại : tính diện tích gieo trồng theo vụ sản xuất ;

- Đối với cây lâu năm : Cam, bưởi, xoài, cao su, hồ tiêu …:tính diện tích gieo trồng theo năm sản xuất.

Ví dụ :

Tỉ lệ diện tích cây lúa vụ Đông xuân được làm đất bằng máy

=

Diện tích cây lúa được làm đất bằng máy vụ Đông xuân

Diện tích cây lúa vụ Đông xuân

Trên một diện tích gieo trồng trong một vụ (năm) sản xuất sử dụng các công cụ cơ giới hóa cho 1 khâu sản xuất (ví dụ làm đất bằng máy) một hoặc nhiều lần với mức độ khác nhau cũng chỉ tính một lần diện tích gieo trồng được cơ giới hóa (khâu làm đất).

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây chủ yếu;


  • Khâu công việc;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương