01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất



tải về 2.72 Mb.
trang16/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   44

08. NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

T0801. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm); là căn cứ để tính toán nhiều chỉ tiêu quan trọng như: giá trị tăng thêm trong khu vực I và từng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; cơ cấu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực I và trong từng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; vị trí của khu vực I trong GDP và của từng ngành trong GDP khu vực I. Đồng thời còn là căn cứ để tính một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản như giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích trồng trọt; năng suất lao động trong khu vực I và trong nội bộ từng ngành.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả lao động trực tiếp, hữu ích của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong một thời kỳ nhất định (thường là quý, 6 tháng, 9 tháng, năm), và được thể hiện bằng giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong thời kỳ đó của 3 ngành nông nghiệp, lâm nghịêp và thuỷ sản.



a/ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm giá trị sản xuất của bốn nhóm hoạt động sau:

(1) Giá trị sản xuất của hoạt động trồng trọt, bao gồm:

- Giá trị sản phẩm chính thực tế có thu hoạch của các cây trồng hàng năm: lúa, ngô và các cây lương thực có hạt; cây lấy củ có chất bột; mía; thuốc lá, thuốc lào; các cây lấy sợi; các cây có hạt chứa dầu; rau, dưa ăn quả hàng năm, đậu các loại, hoa, cây cảnh; các cây hàng năm khác;

- Giá trị sản phẩm chính thực tế có thu hoạch của các cây trồng lâu năm: Cây ăn quả lâu năm; cây lấy quả chứa dầu; điều; hồ tiêu, cao su; cà phê; chè; cây gia vị, cây dược liệu và cây lâu năm khác;

- Giá trị sản phẩm phụ các cây trồng nông nghiệp thực tế có sử dụng như: rơm, rạ, thân cây ngô, thân cây lạc, dây khoai lang, ngọn mía,...);

- Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang của trồng trọt như: Chi phí xây dựng vườn cây lâu năm....

- Giá trị nhân giống và chăm sóc giống cây nông nghiệp.

(2) Giá trị sản xuất của hoạt động chăn nuôi bao gồm:

- Giá trị sản phẩm chính chăn nuôi thu được như: trọng lượng thịt hơi tăng lên trong kỳ (gồm trọng lượng thịt hơi xuất chuồng và chênh lệch trọng lượng thịt hơi cuối kỳ và đầu kỳ) của trâu bò, lợn, dê, gia cầm,...Không tính chênh lệch trọng lượng thịt hơi cuối kỳ và đầu kỳ của đàn gia súc cơ bản (TSCĐ).

- Giá trị sản phẩm thu được không qua giết thịt như trứng, sữa,...

- Giá trị sản phẩm bán ra/giết thịt của các con vật nuôi khác (chăn nuôi khác): chó, mèo, thỏ, kén tằm, mật ong....Không bao gồm giá trị sản phẩm nuôi ba ba, ếch, cá sấu, ốc, cá cảnh.

- Giá trị sản phẩm phụ chăn nuôi tận thu và thực tế có sử dụng như: các loại phân gia súc, gia cầm, lông, sừng, da thú,...

(3) Giá trị sản xuất họat động dịch vụ nông nghiệp bao gồm:

- Giá trị / doanh thu các hoạt động dịch vụ phục vụ cây trồng gồm: Xử lý cây trồng; phun thuốc bảo vệ thực vật; phòng chống sâu bệnh cho cây trồng; kích thích tăng trưởng; bảo hiểm cây trồng; cắt, xén, tỉa cây lâu năm; làm đất, tưới, tiêu nước; gieo, cấy, sạ, thu hoạch; kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng; kiểm tra hạt giống, cây giống; cho thuê máy nông nghiệp có kèm người điều khiển...;

- Giá trị / doanh thu các hoạt động dịch vụ phục vụ chăn nuôi gồm: Giá trị hoạt động nhân giống, bảo hiểm vật nuôi; kiểm dịch vật nuôi, thiến, hoạn gia súc, gia cầm, rửa chuồng trại, lấy phân...; các hoạt động liên quan đến thụ tinh nhân tạo; cắt, xén lông cừu; các dịch vụ chăn thả, cho thuê đồng cỏ; nuôi dưỡng và thuần dưỡng thú; phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột da súc vật,...;

- Giá trị / doanh thu các hoạt động dịch vụ sau thu hoạch gồm: Giá trị các khâu chuẩn bị trước khi bán sản phẩm (làm sạch, phân loại, sơ chế, phơi sấy; tỉa hạt bông; phơi, sấy lá thuốc lá, thuốc lào;...);

- Giá trị / doanh thu các hoạt động xử lý giống (phơi khô, làm sạch, phân loại và bảo quản hạt giống cho đến khi chúng được bán trên thị trường);

(4) Giá trị sản xuất hoạt động săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan: Săn bắt và bẫy thú để bán, để làm thực phẩm, lấy lông, lấy da hoặc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nuôi trong sở thú hay trong gia đình; sản xuất da, lông thú, da bò sát và lông chim từ các hoạt động săn bắt; bắt động vật có vú ở biển như hà mã, hải cẩu; thuần hoá thú săn được ở các vườn thú,...

b/ Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp

Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp bao gồm các nhóm sau:

(1). Giá trị trồng rừng và chăm sóc rừng: gồm giá trị hoạt động ươm giống cây lâm nghiệp; giá trị công việc trồng mới, chăm sóc rừng lấy gỗ, rừng tre nứa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

(2). Giá trị gỗ và lâm sản khác khai thác như luồng, vầu, tre nứa, song, mây...;

(3). Giá trị lâm sản thu nhặt từ rừng như cánh kiến, nhựa thông, nấm rừng, rau rừng, qủa rừng tự nhiên...;

(4). Giá trị hoạt động dịch vụ lâm nghiệp gồm: Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp; hoạt động thầu khoán các công việc lâm nghiệp (đào hố, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,...); hoạt động bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh cho cây lâm nghiệp; đánh giá, ước lượng sản lượng; hoạt động quản lý lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng; hoạt cho thuê máy lâm nghiệp có người điều khiển; vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng;



c/ Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản bao gồm các nhóm sau:



(1) Giá trị sản phẩm thuỷ sản khai thác ở biển gồm:

- Giá trị đánh bắt cá; giáp xác và động vật thân mềm dưới biển; cá voi; các động vật sống dưới biển như: rùa, nhím biển;

- Giá trị các loại sinh vật biển thu nhặt dùng làm nguyên liệu như: ngọc trai tự nhiên, hải miên, yến sào, san hô và tảo;

- Giá trị các hoạt động bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu đánh cá.



(2) Giá trị sản phẩm thuỷ sản khai thác nội địa gồm:

- Giá trị sản phẩm thuỷ sản khai thác nước lợ gồm: Giá trị cá, tôm, thuỷ sản khác khai thác được ở các khu vực đầm, phá, cửa sông và nơi môi trường nước dao động giữa nước mặn và nước ngọt và giá trị các loại sinh vật nước lợ thu nhặt, được dùng làm nguyên liệu,

- Giá trị sản phẩm thuỷ sản khai thác nước ngọt gồm: Giá trị cá, tôm, thuỷ sản khác khai thác được ở các khu vực như ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng... sâu trong đất liền và giá trị các loại sinh vật nước ngọt thu nhặt được dùng làm nguyên liệu.

(3) Giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng ở biển gồm: Gía trị cá, tôm các loại; thủy sản hai mảnh vỏ, các loại rong biển tảo biển, rau câu; các loại thuỷ sản dùng làm vật liệu để sản xuất đồ trang sức như trai ngọc,...; các loại động vật, thực vật thân mềm khác; thuỷ sản nuôi trong bể nước mặn hoặc trong các hồ chứa nước mặn...



(4) Giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng nội địa gồm:

-. Giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng nước lợ gồm: Giá trị cá, tôm, thuỷ sản khác nuôi trồng được ở các khu đầm, phá, cửa sông và nơi môi trường nước dao động giữa nước mặn và nước ngọt;

- Giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng nước ngọt ở ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng... sâu trong đất liền gồm: Giá trị cá, tôm, thuỷ sản khác; giá trị sản phẩm nuôi ba ba, ếch, cá sấu, ốc, cá cảnh.

(5) Giá trị/doanh thu các hoạt động ươm giống thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

(6) Chênh lệch giá trị cuối kỳ và đầu kỳ về chi phí dở dang cho sản xuất sản phẩm thuỷ sản như: chi phí vật tư, lao động,...

Giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản nói chung và của từng ngành nói riêng được tính theo 2 loại giá: Giá thực tế và giá so sánh.



(i) Tính theo giá thực tế:

Công thức tính:

GTSXtti = Qi x Pi;



Trong đó:

GTSXtti: Giá trị sản xuất của nhóm sản phẩm thứ i theo giá thực tế;

Qi: Khối lượng của sản phẩm thứ i;

Pi: Đơn giá thực tế bình quân thời kỳ báo cáo của từng sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thứ i.

* Khi tính giá trị các hoạt động dịch vụ cần lưu ý:

- Đối với đơn vị thực hiện hạch toán (doanh nghiệp nhà nước, HTX,...) gía trị hoạt động dịch vụ của đơn vị bằng doanh thu trong kỳ của từng nhóm hoạt động tương ứng.

- Đối với đơn vị không thực hiện hạch toán (tổ hợp tác, các hộ chuyên,...) giá trị hoạt động dịch vụ bằng khối lượng dịch vụ thực hiện nhân (x) với đơn giá bình quân năm tương ứng của họat động đó.

(ii) Tính theo giá so sánh:

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh có thể tính theo 2 phương pháp:



-. Phương pháp tính trực tiếp:

GTSXssi = Qi x Pi;



Trong đó:

-GTSXssi :

- Qi :


- Pi:



Giá trị sản xuất của nhóm sản phẩm thứ i theo giá so sánh;

Khối lượng của sản phẩm thứ i;

Đơn giá thực tế bình quân kỳ gốc so sánh của từng sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thứ i.


- Phương pháp tính gián tiếp (dùng chỉ số):

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá so sánh

=

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

theo giá thực tế



Chỉ số giá bán của người sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm báo cáo so với năm gốc so sánh

Phương pháp này yêu cầu phải tính cho từng nhóm sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với chỉ số giá sản xuất tương ứng.

3. Phân tổ chủ yếu

(1) Số liệu công bố 6 tháng phân tổ theo Ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản)

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo và điều tra thống kê về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương