01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0511. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị



tải về 2.72 Mb.
trang15/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   44

T0511. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị là căn cứ để đánh giá mức độ quản lý không gian đô thị của chính quyền đô thị, khả năng cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng và hạ tầng đô thị cho nhà đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu xây dựng và cải thiện điều kiện sống của dân cư trong đô thị.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị là tỷ lệ diện tích các khu vực trong đô thị đã có quy hoạch xây dựng chung được phê duyệt so với tổng diện tích đất xây dựng đô thị giai đoạn đầu của quy hoạch chung xây dựng đô thị được phê duyệt.



Phương pháp tính

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị (%)

=

Tổng diện tích các khu vực đã có QHCT được duyệt

x 100

Diện tích đất xây dựng đô thị đợt đầu theo quy hoạch chung đô thị được phê duyệt

3. Nguồn số liệu

Báo cáo thống kê của Sở Xây dựng hàng năm theo chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành.



06. TÀI KHOẢN QUỐC GIA


T0601. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn

1. Mục đích, ý nghĩa

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn là chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản kết quả sản xuất của toàn bộ hoạt động sản xuất một thời kỳ nhất định, phục vụ cho việc tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm, xác định tăng trưởng kinh tế từng ngành kinh tế, loại hình kinh tế…của mỗi tỉnh/thành phố.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Khái niệm, nội dung

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn là toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định trên phạm vi một tỉnh/thành phố, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu trong hay ngoài tỉnh/thành phố. Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Giá trị sản xuất bao gồm:

- Giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất;

- Giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất.

Giá trị sản xuất có sự tính trùng giá trị hàng hóa và dịch vụ giữa các đơn vị sản xuất, mức độ tính trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa của tổ chức sản xuất và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế.



b. Phương pháp tính

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn được tính cho ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế, thành phần kinh tế trong phạm vi hành chính của tỉnh/thành phố.

Mỗi một ngành kinh tế, loại hình, thành phần kinh tế đều có phương pháp tính chi tiết giá trị sản xuất. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khi tính giá trị sản xuất phải căn cứ vào ngành hoạt động, lĩnh vực hoạt động, qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, chế độ hạch toán, báo cáo thống kê và nguồn thông tin hiện hành thích hợp.

*Phương pháp tính giá trị sản xuất

- Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng cuối cùng.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá cơ bản: là số tiền người sản xuất nhận được được trừ đi thuế đánh vào sản phẩm cộng với trợ cấp sản phẩm. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải do người sản xuất trả khi bán hàng.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất: là số tiền người sản xuất nhận được trừ đi thuế VAT hay thuế khấu trừ tương tự. Giá trị sản xuất cũng không bao gồm phí vận tải do người sản xuất trả khi bán hàng.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá sử dụng cuối cùng: là số tiền người mua phải trả. Giá trị sản xuất tính theo giá sử dụng cuối cùng không bao gồm thuế VAT được khấu trừ hay thuế tương tự được khấu trừ, song lại bao gồm phí vận tải do người mua phải trả.

- Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế được đánh giá theo giá dùng trong giao dịch của năm báo cáo, nhằm phản ánh giá trị trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ chu chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng thời với sự vận động của tiền tệ, tài chính và thanh toán.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh được đánh giá theo giá thực tế của năm được chọn làm gốc, để nghiên cứu thay đổi thuần về khối lượng và loại trừ sự biến động của các yếu tố giá cả. Có ba phương pháp tính giá trị sản xuất theo giá so sánh, đó là:

+ Phương pháp giản phát là phương pháp dùng chỉ số giá phù hợp để loại trừ sự biến động về giá, các giá trị sản xuất theo giá thực tế của năm cần tính chuyển về giá so sánh.

+ Phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá là giá trị sản xuất tính theo từng loại sản phẩm bằng cách lấy khối lượng sản phẩm năm cần tính nhân với đơn giá sản phẩm chọn làm năm gốc so sánh.

+ Phương pháp ngoại suy khối lượng là lấy giá trị của năm gốc nhân với chỉ số khối lượng phù hợp của năm cần tính với năm gốc.

3. Phân tổ chủ yếu

3.1. Kỳ 6 tháng:

- Ngành kinh tế

3.2. Kỳ cả năm:

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế;



4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Tổng cục Thống kê ban hành áp dụng đối với các Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh; các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp;

- Từ kết quả của các cuộc tổng điều tra cơ sở kinh tế, điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.



T0602. Tổng sản phẩm trên địa bàn

1. Mục đích, ý nghĩa

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ tương hỗ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong phạn vi một tỉnh/thành phố.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá thực tế) dùng để nghiên cứu cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội của mỗi tỉnh/thành phố.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh) dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của các ngành, các loại hình, các khu vực và toàn bộ các hoạt động sản suất trên địa bàn tỉnh/ thành phố, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra trong kỳ.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

2.1. Khái niệm: Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm). Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

2.2. Nội dung, phương pháp tính


  1. Nội dung:

Nội dung tổng quát của GRDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

- Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu): GRDP là tổng cầu của nền kinh tế bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính quyền địa phương, tích luỹ tài sản (tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tích lũy tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

- Xét về góc độ thu nhập, GRDP gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ;

- Xét về góc độ sản xuất: GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.



  1. Phương pháp tính

- Theo giá thực tế

Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn

Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu trừ đi trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố. Công thức tính tổng sản phẩm trên địa bàn như sau:

GRDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành + Thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố - Trợ cấp sản xuất.



Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc, thiết bị. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trên địa bàn gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố. Công thức tính GRDP có dạng sau:

Tổng sản phẩm trên địa bàn

=

Thu nhập của người lao động từ sản xuất

+

Thuế sản xuất, (đã trừ phần trợ cấp sản xuất)

+

Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất

+

Thặng dư hoặc thu nhập hỗn hợp

Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền địa phương; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị trường trú trong tỉnh/thành phố. Công thức tính có dạng như sau:

Tổng sản phẩm trên địa bàn

=

Tiêu dùng cuối cùng

+

Tích luỹ tài sản

+

Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ



Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập trong một số ngành, một số loại hình cũng có thể áp dụng để tham khảo.

- Theo giá so sánh

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá năm phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).



3. Phân tổ chủ yếu

3.1. Kỳ 6 tháng:

Ngành kinh tế

3.2. Kỳ cả năm:

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Tổng cục Thống kê ban hành áp dụng đối với các Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

- Kết quả của cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, các cuộc điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và điều tra chuyên đề khác...).



T0603. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu này phản ánh vị trí, tầm quan trọng của các ngành kinh tế, các loại hình kinh tế trong mỗi tỉnh/thành phố, là cơ sở đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự đóng góp của các ngành, các nhóm ngành, các loại hình kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh/thành phố.



2. Khái niệm, phương pháp tính

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ trọng giá trị tăng thêm được tạo ra của các ngành, các nhóm ngành, các loại hình kinh tế … so với tổng sản phẩm trên địa bàn. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá thực tế.

Tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn của một ngành, một nhóm ngành, một loại hình kinh tế được tính theo công thức sau:




  • Ki



=

i

x

100

GRDP

Trong đó:

i - Tỷ trọng (hay cơ cấu) của ngành, nhóm ngành, loại hình thứ i;

Ii - Giá trị tăng thêm của ngành, nhóm ngành, loại hình thứ i;

GRDP - Tổng giá trị tăng thêm của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn.



3. Phân tổ chủ yếu

3.1. Kỳ 6 tháng:

- Ngành kinh tế

3.2. Kỳ cả năm:

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

Số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn đã giải thích ở chỉ tiêu T0602.



T0604. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng 6 tháng và cả năm hoặc một thời kỳ nhất định của toàn bộ hoạt động sản xuất trên phạm vi tỉnh/ thành phố và của các ngành, các nhóm ngành, các loại hình kinh tế là cơ sở đánh giá trình độ và nhịp điệu phát triển một ngành và của toàn tỉnh/ thành phố.



2. Khái niệm, phương pháp tính

2.1.Tính tốc độ tăng 6 tháng, năm:

Tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trên địa bàn của kỳ này hoặc của năm nay so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá so sánh (giá năm gốc). Năm gốc so sánh được chọn theo yêu cầu nghiên cứu và quản lý nền kinh tế và thường chọn vào năm kinh tế phát triển tương đối ổn định hoặc một mốc nhất định.

Tốc độ trưởng hàng 6 tháng và hàng năm :



dGRDP (%)

=

GRDPn

x

100-100

GRDP0

Trong đó:

GRDPn – GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm báo cáo;

GRDP0 –GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.

2.2. Tính tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)



Trong đó:

dGRDP - tốc độ tăng GRDP bình quân thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n

GRDPn - GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm n) của thời kỳ nghiên cứu;

GRDPo - GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;

n - Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.



3. Phân tổ chủ yếu

3.1. Kỳ 6 tháng:

- Ngành kinh tế

3.2. Kỳ cả năm:

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

Số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn đã giải thích ở chỉ tiêu T0602.



T0605. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (tính bằng VND, USD)

1. Mục đích, ý nghĩa

Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi tỉnh/thành phố theo thời gian và so sánh giữa các tỉnh/thành phố với nhau.



2. Khái niệm, nội dung

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (VNĐ/người )

=

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong năm

(tính bằng VND)



Dân số trung bình trong cùng năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (thực tế) và tỷ giá sức mua tương đương.

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (theo USD hoặc sức mua tương đương )

=

GRDP bình quân đầu người tính bằng VND

Tỷ giá hối đoái (thực tế) hoặc tỷ giá sức mua tương đương.

3. Nguồn số liệu

-Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đã giải thích ở chỉ tiêu T0602, dân số trung bình hàng năm do Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh/thành phố tính toán và công bố;

- Tỷ giá hối đoái bình quân, tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm.

07. TÀI CHÍNH CÔNG, BẢO HIỂM

T0701. Thu và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

1. Mục đích, ý nghĩa

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỉnh/thành phố) phản ánh tình hình động viên tài chính trên địa bàn vào ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi của mình. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phản ánh tỷ trọng đóng góp của từng nguồn thu cấu thành tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Khái niệm

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỉnh/thành phố) là toàn bộ các khoản thu mà chính quyền địa phương (tỉnh/thành phố) huy động vào quỹ ngân sách trong một thời kỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nó chỉ bao gồm những khoản thu, mà chính quyền địa phương huy động vào ngân sách, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp.



b. Nội dung

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỉnh/thành phố) bao gồm:

(1) Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật;

(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật;

(4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích;

(5) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;

(6) Thu từ quỹ dự trữ tài chính;

(7) Thu kết dư ngân sách;

(8) Thu chuyển nguồn;

(9) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

(10) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

(11) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;

(12) Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.



c. Phương pháp tính

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (%)


=


Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo từng loại phân tổ chủ yếu

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

3. Phân tổ chủ yếu

  • Nội dung kinh tế;

  • Ngành kinh tế.

4. Nguồn số liệu

Các chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.



T0702. Chi và cơ cấu chi ngân sách Nhà nước địa phương

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước địa phương (tỉnh/thành phố) nêu lên hiện trạng chi tiêu của chính quyền địa phương (tỉnh/thành phố), phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả chi tiêu của chính quyền địa phương. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước địa phương phản ánh quy mô của từng khoản chi trong tổng chi ngân sách nhà nước địa phương.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Khái niệm

Chi ngân sách nhà nước địa phương (tỉnh/thành phố) là toàn bộ các khoản chi của chính quyền địa phương được thực hiện trong một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.



b. Nội dung

Chi ngân sách nhà nước địa phương (tỉnh/thành phố) gồm:

1. Chi đầu tư phát triển về:

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;

d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên về:

a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý;

b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý;

c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;

đ) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;

e) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;

g) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;

h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;

i) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;

4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;

5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;

6. Chi chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.



c. Phương pháp tính

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước địa phương (%)


=


Chi ngân sách nhà nước địa phương theo từng loại phân tổ chủ yếu

Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương

3. Phân tổ chủ yếu

- Nội dung kinh tế;

- Ngành kinh tế.

4. Nguồn số liệu

- Các chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

- Báo cáo quyết toán của Sở Tài chính tỉnh, thành phố.

T0703. Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu vào của các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội, hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (kể cả bắt buộc và tự nguyện) làm cơ sở để tính tỷ lệ dân số và lao động tham gia thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, phục vụ việc an sinh xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

(1) Số người đóng bảo hiểm xã hội: Số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện .

* Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất;

* Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Một loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:

+ Hưu trí;

+ Tử tuất;

Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc quy định phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(2) Số người đóng bảo hiểm y tế: Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm ytế tự nguyện

- Phân theo chế độ bảo hiểm

+ Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt buộc: người lao động trong doanh nghiệp nhà nước, khối hành chính sự nghiệp..;

+ Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế tự nguyện: công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc diện phải đóng bảo hiểm bắt buộc (học sinh, sinh viên, nhân dân…).

- Phân theo đối tượng tham gia đóng bảo hiểm

* Đối tượng sử dụng lao động: bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Các loại hình doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

* Người lao động

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

+ Hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thờii hạn;

+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(3). Bảo hiểm thất nghiệp: Một loại hình bảo hiểm cho người thất nghiệp đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm , cụ thể như sau :

+ Trợ cấp thất nghiệp;

+ Hỗ trợ học nghề;

+ Hỗ trợ tìm việc làm.

Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động. Người lao động phải đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động,

bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân ; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại bảo hiểm;

- Huyện/Quận/Thị xã/thành phố thuộc tỉnh.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.



T0704. Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô (đầu ra) của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thể hiện số người (lượt người) được nhận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tính theo người. Làm cơ sở để dự báo số người sẽ hưởng bảo hiểm trong những năm sau.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

- Số người được nhận bảo hiểm xã hội: Số người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (tính theo số người, bất kể một người nhận được nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau)

- Số người được nhận bảo hiểm y tế: Số người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (tính theo số người, bất kể số lượt người là bao nhiêu)

- Số người được nhận bảo hiểm thất nghiệp: Số người được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tính theo số người, bất kể số lượt người là bao nhiêu)

* Phân theo chế độ trợ cấp:

+ Ốm đau;

+ Mất sức lao động ;

+ Thai sản;

+ Chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất có thêm số người nhận hàng tháng và nhận 1 lần.

Riêng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thêm số người chết do tai nạn lao động, chế độ tử tuất có thêm số người nhận trợ cấp mai táng.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại bảo hiểm;

- Huyện/Quận/Thị xã/thành phố thuộc tỉnh.

.4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

T0705. Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô (đầu vào) về số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Bảo hiểm cấp tỉnh.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số tiền thu được từ các nguồn ngân sách Nhà nước, từ sự đóng góp của các đối tượng tham bảo hiểm xã hội, gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Bao gồm:

-Thu từ nguồn ngân sách nhà nước: Khoản đóng góp của ngân sách nhà nước cho các hoạt động thuộc diện ngân sách nhà nước bảo đảm, cụ thể:

+ Quỹ hưu trí và trợ cấp

+ Quỹ khám chữa bệnh bắt buộc những người nghèo, người có công (chi tiết theo các đối tượng);

+ Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện: chỉ xảy ra trong trường hợp các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội đề mất cân đối và ngân sách nhà nước phải cấp bù.

- Thu quỹ bảo hiểm xã hội được quy định hiện hành của Luật bảo hiểm xã hội (hiện quy định tại chương 6 quỹ bảo hiểm xã hội).

- Thu quỹ bảo hiểm y tế :

+ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bắt buộc được quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ- CP của Chính phủ.

+ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện đựoc quy định tại thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC liên Bộ Ytế và Bộ Tài chính.

- Thu quỹ bảo thất nghiệp.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn;

- Loại thu;

- Huyện /Quận/Thị xã/thành phố thuộc tỉnh.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.



T0706. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình chi bảo hiểm xã hội, chi bảo hiểm y tế, chi bảo hiểm thất nghiệp của bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, làm căn cứ cân đối thu, chi phục vụ việc xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội .

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số tiền thực tế chi trả cho các đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Bao gồm:

a. Chi trả bảo hiểm xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước

b. Chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội:

- Chi từ quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bắt buộc;

- Chi từ quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm ytế tự nguyện:

+ Thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh (nội trú, ngoại trú);

+ Thanh toán trực tiếp cho người bệnh( nội trú, ngoài trú);

- Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện

+ Chi chăm sóc khám chưa bệnh ban đầu;

+ Thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh (nội trú, ngoài trú);

+ Thanh toán trực tiếp cho người bệnh (nội trú, ngoài trú);

+ Chi hoa hồng đại lý thu, phát hành thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện;

+ Chi cho công tác tuyên truyền.

- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn;


- Loại chi;

- Huyện/Quận/Thị xã/thành phố thuộc tỉnh.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương