01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0810. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người



tải về 2.72 Mb.
trang20/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   44

T0810. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người


1. Mục đích, ý nghĩa

Phản ánh mức độ đảm bảo an ninh lương thực của nền nông nghiệp. Là căn cứ quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách, xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu lương thực.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người là sản lượng thóc, ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như kê, mì, mạch, cao lương ... thực tế thu được từ sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) tính bình quân một người trong thời kỳ đó.



Công thức tính:

Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người (thời kỳ i)

=

Sản lượng lương thực có hạt (thời kỳ i)

Dân số trung bình (thời kỳ i)

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại lương thực;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố

4. Nguồn số liệu

- Điều tra năng suất, sản lượng cây lương thực có hạt hàng năm do Cục Thống kê tiến hành.

- Điều tra biến động dân số hàng năm do Cục Thống kê tiến hành.

T0811. Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác


1. Mục đích, ý nghĩa

Phản ánh qui mô, số lượng và tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi khác tại một thời điểm nhất định, phục vụ cho việc tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ngành chăn nuôi, tính cơ cấu đàn, khả năng tái đàn; cung cấp thông tin, phục vụ công tác qui hoạch, nghiên cứu xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số lượng gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác là số đầu con gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác của ngành chăn nuôi có tại thời điểm quan sát, trong đó:.



(1) Số lượng gia súc bao gồm:

- Số lượng trâu, gồm số đầu con trâu thịt, trâu cày kéo có tại thời điểm quan sát (kể cả nghé mới sinh sau 24 giờ).

- Số lượng bò, gồm số đầu con bò thịt, bò sữa có tại thời điểm điều tra (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).

- Số lượng bò lai là số bò được tạo giống giữa giống bò nội và giống bò ngoại hoặc giữa các giống bò ngoại với nhau của ngành chăn nuôi bò có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng bò sữa là số bò nuôi với mục đích lấy sữa bao gồm cả bò đực sữa và bò cái sữa, có tại thời điểm quan sát (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).

- Số lượng bò cái sữa là số bò cái sữa đã đẻ và cho sữa có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng lợn bao gồm số lợn nái, lợn thịt, lợn đực giống có tại thời điểm quan sát (không kể lợn sữa).

- Số lượng lợn lai là số lợn được tạo giống giữa giống lợn nội và giống lợn ngoại, hoặc giữa các giống lợn ngoại với nhau của ngành chăn nuôi lợn có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng lợn nái gồm lợn nái được nuôi dưỡng và chọn lọc trong thời gian từ 3 - 8 tháng tuổi (theo tiêu chuẩn của từng phẩm giống) có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng lợn đực giống gồm lợn đực được nuôi dưỡng và chọn lọc nhằm mục đích phối giống có tại thời điểm quan sát.



(2) Số lượng gia cầm bao gồm:

- Số lượng gà gồm số lượng gà ta, gà công nghiệp nuôi với mục đích lấy thịt, đẻ trứng (Chỉ tính những con gà đã tách mẹ, riêng gà công nghiệp chỉ tính những con từ 7 ngày tuổi trở lên).

- Số lượng thuỷ cầm, gồm lượng (vịt, ngan, ngỗng) thịt và đẻ trứng (chỉ tính những con vịt, ngan, ngỗng đã thuộc thóc).

(3) Vật nuôi khác:

- Số lượng gia súc khác gồm: Ngựa, dê , cừu, hươu, nai, thỏ, chó....

- Số lượng gia cầm khác gồm: Chim cút, bồ câu, đà điểu...

- Số lượng vật nuôi khác gồm: Ong, tằm...



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật nuôi;

- Loại hình chăn nuôi (Doanh nghiệp/trang trại/hộ gia đình);

- Loại hình kinh tế;

- Huyện/quận /thị xã /thành phố

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, và có vốn đầu tư nước ngoài

- Điều tra chăn nuôi 1/4 và 1/10 hàng năm do Cục Thống kê tiến hành.

T0812. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu


1. Mục đích, ý nghĩa

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phản ánh qui mô của đàn gia cầm trong một thời kỳ nhất định, phục vụ tính giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, cân đối cung cầu trong tiêu dùng thịt, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến từ thịt; đồng thời phục vụ qui hoạch, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi; xác định cơ cấu và thu nhập của nông dân.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là sản lượng sản phẩm chính của gia súc, gia cầm và vật nuôi chủ yếu khác do lao động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời kỳ nhất định (6 tháng, năm), bao gồm:

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trọng lượng thịt hơi của đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi khác đã xuất bán hoặc tự giết thịt trong kỳ; không tính gia súc, gia cầm và vật nuôi khác xuất chuồng bán cho nhu cầu nuôi sinh sản, đẻ trứng, cày kéo; những con còi cọc, những con bị bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt;

- Sản lượng sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ: Các loại sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi khác nhưng không qua giết mổ như sữa, trứng gia cầm, kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu,…



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại sản phẩm;

  • Loại hình kinh tế;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, và có vốn đầu tư nước ngoài;


- Điều tra chăn nuôi thời điểm 1/4 và 1/10 hàng năm do Cục Thống kê tiến hành.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương