01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất



tải về 2.72 Mb.
trang24/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   44

T0823. Sản lượng thuỷ sản


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nuôi trồng và khai thác thuỷ sản làm căn cứ để lập kế hoạch, quy hoạch phát triển sản xuất ngành thủy sản; đánh giá xu hướng và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thuỷ sản; đồng thời làm cơ sở để tính toán giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản, năng suất nuôi trồng và khai thác thủy sản, tốc độ tăng sản lượng thủy sản, hiệu quả sản xuất thủy sản.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Là khối lượng sản phẩm hữu ích chưa qua chế biến hoặc đã qua sơ chế thu được từ hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản trong một thời kỳ nhất định (thường là tháng, quý, 6 tháng và năm), bao gồm:



(1) Các loại động vật thủy sinh sống dưới nước trong đất liền, ven biển, ngoài khơi:

- Các loài cá có vẩy (chép, mè, trôi, trắm, hồng, song…) hoặc không có vẩy (cá kèo, cá trình, thờn bơn…) ;

- Các loài động vật thuộc họ giáp xác: Tôm, cua, ghẹ, cáy…. ;

- Các loài nhuyễn thể : Nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc,…) ; nhuyễn thể 1 mảnh vỏ (ốc) ; nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò, hến, tu hài, vẹm,...) ;

- Các loài động vật sống dưới nước khác (rùa, run biển,…).

(2) Các loài thực vật thủy sinh: tảo biển, rau câu (rong sụn, rong chỉ, rong thất…);

(3) Các sản phẩm thu nhặt từ biển làm nguyên liệu sản xuất hoặc tiêu dùng như san hô, ngọc trai, yến sào, vỏ ốc…



Không tính vào sản lượng thủy sản : Khối lượng các loài thú biển khai thác (trừ cá voi) như hải cẩu, hà mã… Những loại này tính cho sản lượng ngành ‘Săn bắt, đánh bẫy và các hoạt động dịch vụ có liên quan“.

Sản lượng thuỷ sản có thể phân thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại.



(1) Nếu phân theo nguồn gốc thuỷ sản đánh bắt được thì sản lượng thuỷ sản trong kỳ được phân chia thành hai loại:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác : Là khối lượng sản phẩm thuỷ sản thu được từ hoạt động đánh bắt, thu nhặt nguồn lợi thuỷ sản sẵn có trong thiên nhiên ở trong nội địa hay vùng biển, thuộc các loại mặt nước (nước mặn, lợ, ngọt) trong một thời kỳ nhất định.

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng : Là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt.

Sản lượng thuỷ sản

=

Sản lượng thuỷ sản đánh bắt từ nguồn tự nhiên sẵn có trong kỳ

+

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng

(2) Nếu phân theo loại nước, sản lượng thuỷ sản là tổng số thuỷ sản nước ngọt, nươc lợ và nước mặn.

(3) Nếu phân theo loại thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản là tổng lượng cá, sản lượng tôm và các loại thuỷ sản khác.

3. Phân tổ chủ yếu

( 1) Số liệu công bố 6 tháng phân tổ theo:

- Khai thác/ nuôi trồng;

- Loại thuỷ sản.

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Khai thác/ nuôi trồng;

- Loại thủy sản;

- Loại nước ;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố



4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều tra thuỷ sản thời điểm 01/5 và 01/11 hàng năm của Cục Thống kê.

T0824. Số lượng và công suất tàu, thuyền có động cơ khai thác hải sản


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu số lượng và công suất tàu, thuyền có động cơ khai thác hải sản phản ánh quy mô, năng lực khai thác biển, là căn cứ để lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển năng lực khai thác của ngành thuỷ sản. Đối với công tác thống kê chỉ tiêu này còn được sử dụng làm cơ sở để lập dàn chọn mẫu trong điều tra sản lượng khai thác hải sản (biển); suy rộng sản lượng thuỷ sản trong các cuộc điều tra mẫu và tính toán nhiều chỉ tiêu liên quan khác.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a/ Số lượng tàu thuyền

Số lượng tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản là những tàu, thuyền chuyên dùng khai thác hải sản có gắn máy động lực để di chuyển bao gồm những tàu, thuyền đã đăng kiểm và chưa đăng kiểm nhưng thực tế trong năm có hoạt động khai thác; và những tàu, thuyền cơ giới mới đóng nhưng có mục đích sử dụng vào việc khai thác hải sản lâu dài.

Căn cứ vào phạm vi khai thác (gần bờ, xa bờ); số tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản được phân thành hai loại chủ yếu

- Tàu, thuyền có động cơ khai thác hải sản gần bờ, là tàu, thuyền đi khai thác hải sản gần khu vực đất liền, có thể đi về trong ngày. Khai thác hải sản gần bờ thường là những tàu, thuyền có công suất nhỏ.

- Tàu, thuyền khai thác hải sản xa bờ, là tàu, thuyền khai thác hải sản ở vùng biển được giới hạn bởi đường đẳng sâu từ 30 m trở ra đối với vùng biển Bắc Bộ, Đông và Tây Nam bộ, Vịnh Thái Lan và từ đường đẳng sâu 50 m trở ra với vùng biển miền Trung.

b/ Công suất tàu thuyền

Công suất tàu, thuyền khai thác hải sản là tổng công suất thiết kế của các máy động lực trang bị trên tầu, thuyền hiện có tại một thời điểm nhất định, đơn vị tính công suất là mã lực (CV). Những tàu, thuyền dùng nhiều động cơ thì ghi tổng công suất của các động cơ kể cả những động cơ chuyên dùng để thắp sáng căn cứ vào công suất thiết kế, số tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản được chia thành các nhóm: Dưới 45 CV; từ 45 đến dưới 90 CV; từ 90 đến dưới 150 CV; từ 150 CV trở lên.



3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm công suất;

- Phạm vi khai thác;

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều tra thuỷ sản thời điểm 01/5 và 01/11 hàng năm của Cục Thống kê.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương