ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử



tải về 4.82 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

U Tè VIÖT NAM TRONG HÖ THèNG AN NINH KHU VùC

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG



S.TSKH Vladimir N. Kolotov


Nhiều khi các nhà nghiên cứu có quan điểm xem xét hệ thống an ninh trong khu vực không phải là chung của khu vực Á Đông, mà là của riêng vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Điều đó có thể giải thích là do có những chuyên gia chỉ chuyên nghiên cứu về chính sách của các nước trong vùng Đông Bắc Á và không coi trọng vùng Đông Nam Á. Quan điểm như thế theo tôi là hoàn toàn trái ngược với thực tế. Hiện nay, chúng ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình và chấp nhận là trong khu vực Á Đông chỉ có thể xây dựng một hệ thống an ninh riêng của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhưng cố gắng thành lập hệ thống an ninh riêng của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á không thích hợp với thực tế. Chính vì thế, báo cáo của tôi là “Yếu tố Việt Nam trong hệ thống an ninh khu vực”.

1. Yếu tố Việt Nam trong thế kỷ XX

Vào thế kỷ XX, yếu tố Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an ninh khu vực Á Đông. Sau Thế chiến thứ hai, yếu tố Việt Nam đã xuất hiện mấy lần trong các mối quan hệ của các cường quốc:



Thế chiến thứ II (Đệ nhị thế chiến) (1939 – 1945).

Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I (1946 – 1954).

Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II (1965 – 1975).

Lật đổ chế độ Khơme đỏ tại Campuchia năm 1978.

Cuộc chiến tranh Việt – Trung (1979).

Những cuộc xung đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trường hợp nào cũng có tầm nhìn địa chính trị.

Các nước Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và Campuchia đã liên quan đến những xung đột nói trên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó chứng minh Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực. Những cố gắng để xây dựng hệ thống an ninh trong khu vực mà không coi trọng Việt Nam thì không đạt được thành công. Số phận của khối SEATO (1954 – 1977) đã chứng minh điều đó. Các cuộc chiến tranh nói trên đều bùng nổ vì các cường quốc đều muốn thay đổi tình hình, cơ cấu an ninh trong khu vực theo khái niệm của họ.

2. Các khái niệm về hệ thống an ninh trong vùng Á Đông

Trong thập niên 30, 40 của thế kỷ trước, Nhật Bản tiến hành bành trướng theo khái niệm Vùng thịnh vượng chung Đại Á Đông. Trong đó, chúng tôi cũng thấy thái độ rất rõ ràng là Nhật Bản định xây dựng hệ thống an ninh chung trong vùng Á Đông dưới chiêu bài của họ. Nhật Bản chiếm được nhiều nước trong vùng Á Đông. Nhật Bản khai thác được nhiều tài nguyên và bóc lột dân bản địa. Nhưng cuối cùng Nhật Bản thất bại vì cùng một lúc phải đương đầu với các đồng minh và lực lượng giải phóng dân tộc tại các nước bị chiếm đóng. Hơn nữa, họ không kiểm soát được các tuyến đường giao thương trên Biển Đông.

Năm 1945, sau khi Nhật rút quân khỏi Việt Nam, Pháp tái thiết lập các chế độ bù nhìn tại Việt Nam. Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Vì thế, Bắc Việt Nam bắt đầu có biên giới chung với các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Sự cân bằng giữa khối cộng sản và tư bản hồi đó đã tạo ra hai quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam và sự khôi phục chính quyền dân tộc ở phía Bắc đối lập với chế độ bù nhìn ở Nam Việt Nam.

Sau khi thực dân Pháp bị thất bại thì Mỹ xây dựng chính sách của mình theo học thuyết Đôminô. Theo quan niệm này, Mỹ cho rằng nếu Nam Việt Nam bị cộng sản chiếm, thì cả Đông Nam Á sẽ bị rơi vào tay của Nga cộng và Trung cộng, hiện tượng này như trên bàn cờ đôminô. Tất nhiên vào thời gian đó Liên Xô và Trung Quốc không có ý định đó, nhưng các nhà phân tích người Mỹ làm việc trong các trung tâm nghiên cứu (thing tank) đều cho rằng như vậy. Ông McNamara cũng công nhận điều này mấy chục năm sau trong cuốn hồi ký của mình.

Vì tình hình trên chiến trường Việt Nam ngày càng phức tạp, nên chính quyền Mỹ tìm cách thay đổi chính sách của mình. Vào năm 1969, Tổng thống Nixon nói về thuyết Guam (thuyết Nixon). Theo quan niệm mới, Mỹ sẽ không bảo vệ liên minh bằng vũ lực của quân đội Mỹ, mà các chế độ thân Mỹ tại châu Á phải tự giải quyết vấn đề an ninh, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Điều đó phản ánh sự thay đổi vị thế cân bằng của các lực lượng đối đầu.

Thực hiện chính sách này, Mỹ vẫn bị thất bại và Nam Việt Nam được giải phóng, nhưng khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, thì lại gặp phải những thử thách mới.

Vào thời gian đó, Mỹ thực hiện chính sách kìm hãm để chống lại sự phát triển của Liên Xô và Trung Quốc. Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Mỹ bắt đầu bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để chống lại ảnh hưởng của khối Việt – Xô trong khu vực. Chính vì thế, sau khi Việt Nam được độc lập, Mỹ đã thiết lập chế độ Khơme đỏ tại Campuchia và tiến hành khiêu khích trên biên giới với Việt Nam. Điều đó buộc Việt Nam phải can thiệp nhằm bảo vệ bờ cõi của mình và giúp đỡ Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do quân đội Khơme đỏ gây ra.

Các cường quốc trong suốt thế kỷ XX luôn tìm cách kiểm soát Việt Nam hoặc xây dựng “đội cận vệ” để làm giảm ảnh hưởng của Việt Nam và liên minh trong khu vực. Hiện nay, yếu tố Việt Nam càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của những quan hệ mới giữa Trung Quốc và khối ASEAN. Cần phải nhấn mạnh là sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á không thể xảy ra nếu họ không kiểm soát được Việt Nam. Mỹ cũng hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố Việt Nam và tìm cách hợp tác với Việt Nam để giảm thế lực của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, ông S. Huntington đã soạn thảo kịch bản cho cuộc chiến tranh tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo ông, Mỹ sẽ có nhiều lợi thế nếu xung đột này sẽ bắt đầu tại Việt Nam452.

Những ví dụ nói trên chứng minh rằng Việt Nam là một quốc gia chiếm vị trí rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống an ninh nào trong vùng Á Đông, đặc biệt là trong bối cảnh giá trị của Biển Đông đang tăng lên trong mối quan hệ giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Cần phải nói thêm là mong muốn thống trị của Trung Quốc trong vùng Á Đông không thể thực hiện được nếu họ không kiểm soát được Việt Nam. Chính vì thế, các cường quốc như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Liên Xô đã tìm cách chiếm vị thế tại Việt Nam hoặc ít nhiều là có mối quan hệ tốt với giới chính khách tại Việt Nam. Mỗi quốc gia có hình thức hoạt động khác nhau. Một số cường quốc đã ra sức lập chế độ bù nhìn tại Việt Nam và nước Nga là nước duy nhất không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, mà luôn có quan hệ bình đẳng, tương trợ với Việt Nam.

Sau khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc, thì yếu tố kinh tế trở nên hết sức quan trọng. Cho nên, hoạt động của các cường quốc cũng thay đổi, chuyển từ các hoạt động vũ lực sang hình thức truyền bá kinh tế vào Việt Nam.

Trong nửa cuối thế kỷ XX, Việt Nam đã đóng vai trò như bộ phận cảm biến trong việc xác định thế cân bằng của các thế lực trong khu vực. Hiện nay, cũng như trong quá khứ, Việt Nam là đối tượng tranh đua ngầm và công khai giữa các cường quốc.

Về mặt tiềm năng thì tình hình không ổn định vì cán cân kinh tế đã thay đổi và không thích hợp với quan hệ chính trị giữa các nước trong vùng Á Đông, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc tế. Hiện nay, cán cân này đang trong quá trình thay đổi.

Vùng Đông Á bao gồm hai khu vực lớn: Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Hai vùng này có quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự phụ thuộc lẫn nhau. Các nước Đông Bắc Á có trình độ phát triển cao hơn, nhưng bị phụ thuộc về mặt tài nguyên. Các nước Đông Nam Á rất giàu về mặt tài nguyên, nhưng nhiều khi không có công nghệ khai thác. Vùng Á Đông rất phong phú về mặt chính trị và văn hoá, nhưng rõ ràng là trong vùng thiếu sự lãnh đạo thống nhất để không cho phép các nước khác ngoài vùng can thiệp và thực hiện chính sách “chia để trị”. Hiện nay, các nước trong vùng đang tìm cách liên kết về mặt kinh tế và tất nhiên bước tiếp theo là sự liên kết về mặt tài chính và chính trị. Trước hết, chúng ta cần phải nghiên cứu vai trò của Trung Quốc như là một trung tâm kết nối mà các nước ASEAN có thể thống nhất xung quanh. Bắc Kinh đẩy mạnh việc xây dựng các đặc khu kinh tế dưới sự quản lý của mình. Trong bối cảnh mất ổn định tài chính thế giới thì dự án tạo ra đồng tiền ACU có vẻ hấp dẫn.



3. Sự liên kết khu vực giữa các nước ASEAN xung quanh Trung Quốc: khái niệm mới, chiến lược thực hiện và chiến lược chống lại

Cần phải nói rằng, các nước Đông Nam Á không thể bảo đảm an ninh cho mình về mặt kinh tế và vũ trang (quân sự). Tất nhiên trên thế giới không phải ai cũng tán thành sự phát triển nhanh chóng của các nước Đông Nam Á và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 – 1998 đã chứng minh điều đó. Sự can thiệp của Trung Quốc cho phép ổn định tình hình kinh tế tại một số nước. Sự phát triển của Trung Quốc hiện nay gây lo ngại cho Mỹ. Chúng ta có thể nói về sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực ASEAN và vùng Á Đông. Vì nếu ai có thể kiểm soát được tài nguyên của các nước Đông Nam Á, thì có thể xây dựng nền kinh tế hiện đại. Sự vắng mặt của một hệ thống an ninh trong khu vực cùng với sự mất ổn định trên thế giới tạo nên cuộc chạy đua vũ trang chưa từng thấy. Các nước tìm cách mua vũ khí để bảo vệ đất nước của mình. Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam đều chứng minh rằng: vũ khí hiện đại có thể thay đổi cán cân trên chiến trường. Chính vì thế, nước Nga hiện nay trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu trong khu vực. Hơn nữa, tình hình mất ổn định và hoạt động đơn phương của Mỹ trên thế giới cũng ảnh hưởng đến thái độ của các nước Á Đông. Theo ông Stein Tonnesson, chính phủ của các nước châu Á cũng lo Mỹ sẽ lợi dụng đe doạ của các nhóm khủng bố như là chiêu bài để can thiệp vào nội bộ các nước này bằng cách đòi hỏi quá mức như: cung cấp thông tin tế nhị, bố trí những thiết bị nghe trộm, căn cứ quân sự và cho phép Mỹ “tấn công phòng ngừa”. Những lo ngại như thế đã được thông báo bởi chính phủ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và các nước có đại đa số dân theo Hồi giáo là Indonesia, Malaysia và trong dư luận xã hội của Hàn Quốc.

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ biến thành thế lực chính trị và gây ra những thay đổi về mặt an ninh không những tại Đông Nam Á, mà còn tại Á Đông. Trong bối cảnh tại vùng Á Đông không có hệ thống an ninh thì sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc sẽ gây ra thay đổi trật tự trong vùng Á Đông… Sự tập trung hoá của các nước trong vùng Á Đông xung quanh Trung Quốc là trái với quyền lợi của Mỹ453.

Trong tình hình này Việt Nam được xem như là một nước đứng giữa các cường quốc. Rõ ràng là bên nào biết cách sử dụng yếu tố Việt Nam thì có thể ngăn sự bành trướng chiến lược của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Các cách bố trí lực lượng đang được nghiên cứu không những tại Washington, mà còn tại Bắc Kinh, Hà Nội và Moskva. Các bên liên quan đến vấn đề địa chính trị này đều đa nghi và cân bằng tương lai giữa các lực lượng chưa được hình thành. Như vậy, “cuộc chiến tranh vì Việt Nam” sẽ có hậu quả dài hạn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả khu vực. Đến bây giờ Bắc Kinh có nhiều bước tiến thành công hơn so với các bên khác. Trung Quốc theo dõi chặt chẽ các chính sách của Việt Nam và có phản ứng kịp thời đối với một số hoạt động của chính phủ Việt Nam.

Trung Quốc rất nhạy cảm với thông tin từ Hà Nội. Theo báo chí Nga năm 2005 thì: “Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Robert B. Zoellick đến Việt Nam tạo ra lộn xộn thật sự tại Bắc Kinh. Trung ương Đảng triệu tập cuộc họp khẩn cấp và thảo luận về “vấn đề Việt Nam”. Đe doạ của cuộc cách mạng màu sắc xuất hiện trong vùng được coi như là một phương hướng chính ngăn chặn sự bành trướng kinh tế và chính trị của Trung Quốc... Vào cuối tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đọc một báo cáo đặc biệt “Chiến thắng đối thủ không cần lửa” tại hội nghị nội bộ của Đảng với nội dung: làm thế nào để phòng ngừa những cố gắng của Mỹ và châu Âu tổ chức cuộc cách mạng màu sắc tại các nước láng giềng của Trung Quốc và làm thế nào để phá hoại kế hoạch của Mỹ tổ chức cách mạng màu sắc tại Trung Quốc”454.

Theo các chuyên gia Mỹ thì Việt Nam cần phải tìm một liên minh để ngăn chặn cán cân không thuận lợi xung quanh các đảo trên Biển Đông mà Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc. Chính vì thế, Việt Nam được coi như là một liên minh tự nhiên với Mỹ455. Nhưng trong bối cảnh của các cuộc chiến tranh đã qua và áp lực về mặt “nhân quyền” và “tự do tôn giáo” tại Việt Nam thì những đề nghị này được coi như là đe doạ cho sự ổn định chính trị của chế độ. Mỹ xem Việt Nam như là một quốc gia có thể ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc về phía nam. Nhưng một số chuyên gia chấp nhận “Việt Nam sẽ không bao giờ muốn được coi như là một bộ phận của chính sách chống lại Trung Quốc”456. Hà Nội lo ngại sự đối đầu giữa Trung Quốc – Mỹ và không muốn bị chơi lại như ở Afganistan 30 năm trước khi quốc gia này bị thanh toán trong quá trình kiềm chế sự bành trướng về phía nam của Liên Xô. Sự tồn tại giữa búa và đe không phải là mới đối với Việt Nam và luật chơi vẫn như cũ: càng nhiều cường quốc bị lôi kéo vào trò chơi địa chính trị, thì Việt Nam càng nhiều cơ hội để linh hoạt (cơ động). Vậy câu hỏi bên nào (Trung Quốc hay Mỹ) có lợi hơn cho Việt Nam trong tình hình địa chính trị thì vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Ai cũng biết là Việt Nam rất khéo léo trong việc giữ cân bằng giữa các cường quốc và qua lịch sử, Việt Nam thường thực hiện chính sách của mình một cách linh hoạt.

Trong khi một số quan chức cao cấp Mỹ xem Việt Nam như là một “quốc gia ủng hộ Mỹ nhiều nhất tại Đông Nam Á”457, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh khi đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”458. Trong báo chí Việt Nam cũng có thông tin về vấn đề này. Theo GS. Nguyễn Duy Quý: “… các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống lại cách mạng Việt Nam. Một trong những mưu mẹo của họ là sử dụng chiêu bài dân chủ và nhân quyền mà khác nhau nhiều với bản chất thực sự của nhân quyền và dân chủ. Các thế lực thù địch sử dụng những chiêu bài này để xuyên tạc tình hình tại Việt Nam, để làm xáo trộn và chia rẽ tại Việt Nam. Các thế lực thù địch này sử dụng dân chủ và nhân quyền như là cớ thoái thác và công cụ để can thiệp vào nội bộ của Việt Nam”459.

Cần phải nhận xét là hệ thống quản lý xung đột được xây dựng tại Việt Nam làm giảm khả năng cơ động của Hà Nội và làm nó nhạy cảm nhiều hơn đối với những tín hiệu từ bên kia đại dương.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: “Vào cuối năm 1999, Ksor Kok chính thức tuyên bố nhà nước Đêga độc lập tại Mỹ. Theo ý định thì nhà nước Đêga sẽ bao gồm 14 tỉnh của Việt Nam, từ Quảng Trị tới Bình Thuận, với 4 tỉnh Tây Nguyên tại trung tâm”460.

Khi phân tích tình hình hiện nay ở vùng Á Đông, ai cũng viết về mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Ở Nga, người ta cho rằng: Mỹ và Nhật Bản không đủ sức để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. Các nước ASEAN coi Trung Quốc như là một thế lực chính có thể dẫn họ vào tương lai461. Còn nếu trong vùng Á Đông có “đầu tàu mới”, thì đầu tàu cũ sẽ bị loại bỏ khỏi vùng giàu tài nguyên và có giá trị chiến lược. Chính vì thế, giới chính khách Mỹ coi Trung Quốc như là đối thủ chiến lược của mình và là một cường quốc mà họ cần phải kiềm chế462. Tạo ra sự căng thẳng xung quanh những điểm nóng truyền thống (vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông, Tây Tạng, khu tự trị Tân Cương463) chưa chắc là có triển vọng trở thành xung đột thực tế, vì một số bên theo dõi tình hình chặt chẽ, còn vùng ngoại vi có thể tạo nên những chuyện bất ngờ.

Ở vùng Tây Nguyên, chúng ta có thể nhìn thấy quá trình xây dựng hệ thống quản lý xung đột. Mục đích dài hạn của chính sách này là làm mất ổn định không chỉ tại Việt Nam như là giai đoạn đầu tiên, mà còn tạo nên những đe doạ đối với mối liên kết giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và sự tăng lên vai trò của họ trong vùng Á Đông. Kịch bản tương tự đã được thực hiện thành công vào cuối thập niên 70 thế kỷ trước, khi Mỹ lôi kéo Liên Xô vào cuộc chiến Afganistan. Trong bối cảnh nói trên, Trung Quốc sẽ theo dõi đặc biệt đến những sự kiện diễn ra tại Việt Nam. Như thế chúng ta có thể đặt câu hỏi: Trung Quốc sẽ có thái độ như thế nào trong trường hợp có đe doạ đối với tình hình mất ổn định chính trị tại Việt Nam?

Qua kinh nghiệm lịch sử thì chúng ta biết là: Việt Nam cũng như Afganistan thuộc về kiểu đất nước luôn cho ngoại xâm một luật chơi rõ ràng – đối thủ phải trả giá đắt. Việt Nam trong lịch sử là một quốc gia luôn bảo vệ chủ quyền của mình đến cùng. Chính vì thế Việt Nam có uy tín lớn trên thế giới. Một số cường quốc có kinh nghiệm đáng buồn trong cuộc chiến tại Việt Nam vào thế kỷ XX. Nhưng họ có thể thử chơi lá bài Việt Nam để chống lại đối thủ chiến lược của mình.

Trong bối cảnh này, nước Nga là cường quốc duy nhất không bao giờ xâm lược Việt Nam và thường xuyên thực hiện chính sách trước sau như một với Hà Nội. Về phía mình, Hà Nội xem Moskva như là một người bạn truyền thống và tin cậy. Các cường quốc, kể cả nước Nga, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của Á Đông với trục tâm là Trung Quốc qua chính sách của mình đối với Việt Nam. Tất nhiên, tình hình sẽ phụ thuộc nhiều vào chủ trương của Việt Nam464.

Kết luận

Sự phát triển của liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ có kết quả như là liên kết chính trị và tài chính. Như vậy thế lực và sức mạnh của khu vực tăng lên đáng kể và nếu trong khu vực có đầu tàu mới thì đầu tàu cũ sẽ bị gạt ra. Trong tình hình này Việt Nam được coi như là một quốc gia có thể tác động đến quá trình này.

Việt Nam sẽ bị áp lực từ nhiều bên tấn công hoặc ngăn chặn quá trình này. Quyết định của Việt Nam sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai của cả khu vực Á Đông.

Trong những năm gần đây, chúng ta thấy tình hình trên thế giới càng ngày càng phức tạp. Hoạt động đơn phương và không hợp pháp của một cường quốc sẽ gây tình hình mất ổn định trên chính trường quốc tế. Những ví dụ vừa qua tại Iraq, Afghanistan, Kosovo, Gruzia đã chứng minh rất rõ là các thế lực thù địch vẫn tiếp tục gây bạo loạn dưới chiêu bài dân chủ và nhân quyền.






CHÝNH S¸CH CñA NHËT B¶N
§èI VíI HOA KIÒU ë §¤NG D¦¥NG
TRONG THêI Kú CHIÕN TRANH THÕ GIíI LÇN THø hai

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





hS Võ Minh Vũ


Thời gian Nhật Bản chiếm đóng, cai trị Đông Dương thuộc Pháp chỉ vẻn vẹn 5 năm kể từ thời điểm tháng 9 – 1940 khi Nhật Bản tiến quân vào miền Bắc Việt Nam cho đến tháng 8 – 1945 khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Trong khoảng thời gian này, khác biệt với các quốc gia khác ở Đông Nam Á, tại Đông Dương, Nhật Bản đã không phế bỏ chính quyền thuộc địa của Pháp tại đây để thành lập chính quyền quân sự của mình mà trái lại, Nhật Bản vẫn tiếp duy trì chính quyền thuộc địa của Pháp và cùng với Pháp cai trị Đông Dương theo thể chế cộng trị. Thể chế này được đánh giá là mang “tính hợp lý” để Nhật Bản có thể chiếm đoạt một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiết yếu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh465.

Báo cáo này khảo sát nội dung chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương trong khoảng thời gian 5 năm (1940 – 1945). Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu nên ở đây, tác giả xin được phép trình bày về phần nội dung chính sách Hoa kiều được quyết định trên giấy tờ, còn về tình hình thực tế triển khai chính sách Hoa kiều xin được phép sẽ khảo sát, phân tích trong một bài viết khác.

Có ba lý do khiến tác giả lựa chọn đề tài này. Thứ nhất, việc Nhật Bản tiến quân vào Đông Dương tháng 9 – 1940 ngoài mục đích cắt đứt con đường viện trợ về vật chất của Hoa kiều cho chính quyền Tưởng Giới Thạch nhằm nhanh chóng giải quyết cuộc chiến tranh tại Trung Quốc còn có một mục đích khác là giải quyết nhu cầu kinh tế cấp bách khi đó của Nhật Bản là chiếm đoạt nguồn tài nguyên thiết yếu phục vụ nhu cầu chiến tranh. Để đạt được mục đích này, việc giải quyết mối quan hệ với bộ phận Hoa kiều, khi đó đang nắm giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế Đông Dương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, có thể dự đoán rằng vấn đề Hoa kiều đã được chính phủ Nhật Bản hết sức chú trọng và bàn thảo một cách kỹ lưỡng khi đưa ra những quyết định có liên quan đến chính sách cai trị Đông Dương. Thứ hai, trong khoảng thời gian 5 năm ngắn ngủi cai trị Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu lương thực của quân đội Nhật ở trong nước và đang chiếm đóng tại các khu vực khác, Nhật Bản đã thực thi chính sách cướp bóc lúa gạo với quy mô lớn tại Đông Dương mà chủ yếu là tại Việt Nam. Đây được cho là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn đói khủng khiếp tại miền Bắc Việt Nam năm 1945. Về nạn đói này, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc điều tra được tiến hành nhằm làm xác thực số nạn nhân của nạn đói466 nhưng do nạn đói xảy ra vào thời điểm có nhiều biến động lớn, đồng thời thiếu nhiều tư liệu nên việc xác định chính xác mức độ thiệt hại là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, đối với nạn đói năm 1945, việc làm sáng tỏ cơ chế xảy ra nạn đói, quá trình hình thành cơ chế này, hay nói rộng hơn là làm rõ vấn đề trong khoảng thời gian 5 năm cai trị Đông Dương, Nhật Bản đã thực thi những chính sách cai trị như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng. Trong công trình nghiên cứu của mình về nạn đói năm 1945, Furuta Motoo (1997) đã đưa ra ý kiến cho rằng cần làm sáng tỏ tình hình thực tế việc thực thi chính sách thu mua thóc gạo, thông qua đó để làm rõ hơn cơ chế phát sinh nạn đói và vai trò của các cơ quan quyền lực của Nhật Bản, Pháp và thương nhân thóc gạo bao gồm cả Hoa kiều467. Thứ ba, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Nhật Bản, châu Âu và Việt Nam về chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương. Những công trình nghiên cứu này đã làm rõ về nội dung và đặc trưng của chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương cả về khía cạnh chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu này, chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều hầu như vẫn chưa đề cập đến.

1. Chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Nam Á

Như chúng ta đã biết, năm 1937, cuộc chiến tranh Nhật – Trung bùng nổ. Chủ trương ban đầu của Nhật Bản là nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh tại Trung Quốc để tập trung lực lượng tiến xuống phía Nam. Tuy nhiên, chủ trương này đã thất bại do gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân đội Tưởng Giới Thạch. Một trong những lý do giúp quân đội Tưởng Giới Thạch có thể kháng cự với quân đội Nhật trong một khoảng thời gian dài là sự viện trợ về vật chất của tầng lớp Hoa kiều ở Đông Nam Á. Nguồn tiền bạc mà bộ phận Hoa kiều ở Đông Nam Á chuyển về cho Chính phủ Trùng Khánh là sự hỗ trợ kinh tế quan trọng cho công cuộc kháng Nhật. Về vấn đề này, trong “Phương sách liên quan đến công tác Hoa kiều tại Đông Dương thuộc Pháp” do quân đội Nhật tại Đông Dương biên soạn vào tháng 6 – 1941 có ghi như sau468:

“… Rõ ràng, cách thức tích cực để giải quyết nhanh chóng sự biến nằm ở công tác loại bỏ những nhân tố ủng hộ Tưởng và thu phục dân chúng Trung Quốc. Đặc biệt, cần nói rằng, vấn đề Hoa kiều ở Nam Dương469, vốn có vai trò hết sức quan trọng với tư cách là trụ cột kinh tế tài chính của chính quyền Tưởng, là đối tượng công tác quan trọng ở phương diện này. Sự độc chiếm một cách toàn diện trong cơ cấu phân phối trên khía cạnh kinh tế và sự xuất hiện ý thức quốc gia trên khía cạnh chính trị của Hoa kiều, hơn nữa tình hình thực tế của phong trào bài xích hàng hoá Nhật Bản, phong trào quyên góp tiền chống Nhật dựa trên những nền tảng này rõ ràng gây tổn hại đến việc giải quyết sự biến…”

Mặt khác, Nhật Bản khi đó đang thực thi chính sách Nam tiến, vấn đề lớn nhất là làm thế nào để đảm bảo nguồn nhân lực và tài nguyên thiết yếu của Đông Nam Á. Công tác Hoa kiều với mục đích thu được sự hợp tác của Hoa kiều, những người nắm giữ sức mạnh chính trị, kinh tế lớn tại Đông Nam Á trong đó có Đông Dương, được coi là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc xây dựng “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Đồng thời, nếu mục đích này thành công thì sẽ góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng giải quyết được cuộc chiến tranh đang sa lầy tại Trung Quốc.

Trên thực tế quân đội Nhật đã bắt đầu quan tâm đến Hoa kiều từ giai đoạn trước khi cuộc chiến tranh Nhật – Trung bùng nổ. Tháng 11 – 1934, một sỹ quan của Bộ Hải quân đồn trú tại Phúc Châu có tên là Suga Ganjiro được cử đến Phúc Kiến. Sau khi điều tra tình hình Phúc Kiến, Suga đã đưa ra kế hoạch “Liên kết kinh tế giữa Hoa kiều Nam Dương với Mãn Châu quốc”, trong đó nêu lên lý luận “Nhật Chi470 kinh tế đề huề luận” và chỉ ra rằng Phúc Kiến chính là nơi xuất thân chủ yếu của Hoa kiều Nam Dương. Sau đó, Nhật Bản đã huy động các cơ quan chính phủ, cơ quan nghiên cứu, học giả tiến hành điều tra về Hoa kiều ở Đông Nam Á ở trên bốn lĩnh vực: 1) Tình hình kinh tế các nước và thực trạng Hoa kiều, 2) Những Hoa kiều có thế lực, 3) Các tổ chức Hoa kiều và hoạt động của nó, 4) Hoạt động giáo dục – văn hoá của Hoa kiều. Thông qua những cuộc điều tra này, Nhật Bản mong muốn nắm bắt được tính chất của tầng lớp Hoa kiều ở Đông Nam Á và tình hình hoạt động của họ.

Năm 1939, Hải quân Nhật Bản đã thực hiện bốn công tác nhằm đưa Hoa kiều ở Đông Nam Á vào quỹ đạo hợp tác với Nhật Bản.

– Công tác tâm lý với mục đích chuyển hướng các cơ quan ngôn luận của Hoa kiều sang thân Nhật.

– Công tác hướng tới khía cạnh vật chất gắn kết trực tiếp với cuộc sống của Hoa kiều.

– Công tác ổn định quê hương của Hoa kiều.

– Công tác thành lập nhanh chóng công quán tại các cảng thị, đơn giản hoá việc đi lại giữa các quốc gia mà Hoa kiều đang cư trú với quê hương của họ.

Trong bốn công tác này, công tác được coi trọng nhất là công tác ổn định quê hương của Hoa kiều. Bởi lẽ, đương thời để nâng cao thái độ chống Nhật của Hoa kiều, Chính phủ Trùng Khánh đã cho loan tin đồn đến tầng lớp Hoa kiều rằng từ đường của tổ tiên, vườn tược, mồ mả mà Hoa kiều để lại quê hương đã bị quân đội Nhật phá huỷ. Do đó, “đối với sự an toàn của quê hương vốn là mong mỏi nhất của Hoa kiều, việc thi hành công tác phù hợp, làm cho Hoa kiều nhận thức đầy đủ chân tướng là công việc khẩn yếu nhất” 471, nghĩa là việc xoá bỏ tâm lý thù địch và ấn tượng xấu ban đầu của Hoa kiều là rất quan trọng.

Nhật Bản nhận thức rõ ràng rằng, việc chia cắt Hoa kiều với Chính phủ Trùng Khánh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc giải quyết nhanh chóng chiến tranh Trung – Nhật, mặt khác sức mạnh kinh tế của Hoa kiều là yếu tố không thể thiếu đối với việc thành lập “Khu vực kinh tế Đông Á”. Tại cuộc họp của “Hội nghị liên lạc các cơ quan có liên quan” bàn về “Vấn đề liên quan đến việc kiểm soát công tác Hoa kiều tại Trung Quốc” ngày 21 – 6 – 1939, mục đích của công tác Hoa kiều đã được xác định là “làm suy yếu năng lực kháng chiến của chính quyền Tưởng”, “thúc đẩy xây dựng kinh tế tại khu vực của chính quyền mới (tức chính quyền Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh)”472. Về chính sách cụ thể để thực hiện những mục đích này, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phương châm chia cắt Hoa kiều với chính phủ Tưởng, “sử dụng có hiệu quả thế lực của Hoa kiều, đặc biệt là thế lực kinh tế”.

Để đạt được hai mục đích này, “Hội nghị liên lạc các cơ quan có liên quan” đã xác định rõ ràng sự cần thiết của công tác chỉ đạo giám sát của trung ương. Do đó, “Hội nghị liên lạc các cơ quan có liên quan” đã được thành lập với tư cách là cơ quan phụ trách công tác Hoa kiều, bao gồm Hưng Á Viện, Bộ Ngoại giao, Bộ Lục quân, Bộ Hải quân, Bộ Công thương, Bộ Khai khẩn. Cơ chế vận hành của Hội nghị liên lạc này được xác định nguyên văn như sau473.

Hội nghị này bao gồm các Trưởng phòng có thẩm quyền và nhân viên có liên quan thuộc Hưng Á Viện, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Lục quân, Bộ Hải quân, Bộ Công thương, Bộ Khai khẩn. Trưởng phòng Chính vụ của Hưng Á Hội là người điều hành.

Tuỳ vào từng thời điểm, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quân lệnh, Cục Tình báo chính phủ sẽ cử người tham gia Hội nghị này.

Chính sách Hoa kiều với mục đích xử lý sự biến Trung Quốc cần được thực thi tại Trung Quốc, nghĩa là cần được thực hiện với sự chỉ đạo chính quyền mới ở Trung Quốc. Và Hội nghị này được thành lập với mục đích thẩm định, quyết định những công tác đối với Hoa kiều và những công tác có liên quan đến việc kêu gọi tiền bạc của Hoa kiều đối với hoạt động kinh tế tại khu vực của chính phủ mới.

Tại các cơ quan có liên quan, mỗi khi có yêu cầu thành lập đề án và có ý kiến liên quan đến công tác Hoa kiều ở mục trước thì có thể yêu cầu Hưng Á Viện mở cuộc họp Hội nghị liên lạc.

Tại Hội nghị này, việc thực thi các công tác đã được quyết định sẽ chủ yếu do các cơ quan thuộc Hưng Á Viện tại nơi đó thực hiện. Còn tại những nơi không có cơ quan thuộc Hưng Á Viện và trong trường hợp xác định có cơ quan khác phù hợp thì sẽ phân công đảm nhiệm tại các cơ quan có liên quan.

Như vậy, nguyên tắc vận hành của “Hội nghị liên lạc” này có thể tóm tắt như sau: 1) Thành lập tại các cơ quan quan trọng của chính phủ như Hưng Á Viện, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Lục quân, Bộ Hải quân, Bộ Công thương, Bộ Khai khẩn các phòng ban phụ trách các công việc có liên quan đến Hoa kiều; 2) Hội nghị này xem xét và quyết định về các vấn đề có liên quan đến Hoa kiều; 3) Hưng Á Viện chiếm vai trò quan trọng trong công tác Hoa kiều và đảm nhiệm công việc sự vụ.



Đến Hội nghị cấp thứ trưởng của các cơ quan có liên quan được tổ chức ngày 10 – 07 – 1941, văn bản “Vấn đề liên quan đến việc kiểm soát công tác Hoa kiều tại Trung Quốc” đã bị xoá bỏ và thay vào đó là “Yếu cương đối sách Hoa kiều” (dưới đây sẽ gọi tắt là Yếu cương A). Hai phương châm sử dụng là “sử dụng hữu hiệu Hoa kiều trong khu vực thịnh vượng chung Đông Á” và “từng bước chia cắt họ ra khỏi việc viện trợ cho chính quyền Tưởng”, buộc Hoa kiều hợp tác với Nhật trong việc xây dựng khối thịnh vượng chung Đông Á474. Yếu cương A được quy định như sau475:

Khu vực trọng điểm của công tác Hoa kiều trước tiên là hướng tới Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp, Thái Lan, rồi tương ứng với sự phát triển của thế lực đế quốc sẽ dần dần tăng cường sang những khu vực khác.

Về công tác này, tuyên truyền quan điểm coi trọng tâm của vấn đề Hoa kiều là ở khía cạnh kinh tế, thực thi chính sách về cả kinh tế và chính trị. Có điều, cùng với việc gắn bó mật thiết với chính sách đối ngoại của đế quốc thì cũng cần thực thi những biện pháp đúng thời điểm, thời kỳ, trật tự, phương pháp ứng với những xu hướng, đặc tính của Hoa kiều

Tăng cường mật thiết hơn việc liên lạc giữa các cơ quan có liên quan phía Nhật Bản và thi hành những biện pháp như dưới đây nhằm duy trì tính nhất quán và tính kế thừa của chính sách:

Thành lập Hội nghị thương nghị tại chính phủ Trung ương, tiến hành thương nghị về phương châm, chính sách và trao đổi thông tin tuỳ theo từng thời điểm với sự tham gia của thành viên thuộc các cơ quan có liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Lục quân, Bộ Hải quân, Hưng Á Viện. Công việc liên lạc sẽ do Bộ Ngoại giao phụ trách.

Tại Trung Quốc, việc chỉ đạo công tác Hoa kiều do chính phủ quốc dân tiến hành sẽ giao cho Toà đại sứ tại Nam Kinh và tại những nơi khác sẽ do cơ quan của Hưng Á Viện chủ yếu đảm nhận. Tại nơi không có cơ quan của Hưng Á Viện và trong trường hợp xác nhận có cơ quan khác phù hợp thì sẽ phân công đảm nhiệm tại các cơ quan có liên quan. Với những địa điểm quan trọng sẽ thành lập hội nghị thương nghị bao gồm nhân viên các cơ quan có liên quan và hội nghị thương nghị này cần duy trì quan hệ mật thiết với Toà đại sứ Nam Kinh.

Tại Nam Dương, cơ quan ngoại giao sẽ thực hiện công tác này trên cơ sở thương nghị với phía lục hải quân.

Theo bản Yếu cương A, ban đầu công tác Hoa kiều sẽ lấy Đông Dương và Thái Lan làm khu vực trọng điểm, từ đó triển khai sang các khu vực khác. Thứ hai, công tác Hoa kiều được tiến hành trên ba phương diện là kinh tế, chính trị, tuyên truyền nhưng trọng điểm được đặt vào công tác kinh tế. Thứ ba, để đảm bảo tính nhất quán và tính liên tục chính sách Hoa kiều của chính phủ quốc dân và chính sách Hoa kiều của chính phủ Nhật Bản, sẽ thành lập Hội nghị thương nghị tại chính phủ trung ương của Nhật Bản.

Cũng trong Yếu cương A này, công tác có liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể đã được quy định. Cụ thể như sau476:

Công tác kinh tế

Để chiếm đoạt nguồn tài nguyên mà chúng ta cần và tăng cường mật thiết mối quan hệ buôn bán, chúng ta cần tạo dựng và thúc đẩy hơn nữa mối liên hệ với những Hoa kiều có thế lực, xúc tiến việc xâm nhập của các công ty vào vùng chiếm đóng cũng như mối liên kết Nhật – Trung tại các xí nghiệp ở nơi đó.

Tại Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan, sẽ chỉ đạo, quản lý các đoàn thể xí nghiệp Hoa kiều hoặc tính toán xây dựng các tổ chức thương nghiệp mới.

Để tạo dựng sự tiện lợi cho việc chuyển tiền của Hoa kiều vào khu vực có thế lực của ta, cần chỉ đạo và hoàn chỉnh hệ thống tín dụng, ngân hàng.



Công tác chính trị

Lấy mục đích là phá hoại, chia cắt tổ chức và tuyên truyền công tác Hoa kiều của chính phủ Trùng Khánh, bắt đầu cuộc đấu tranh đối với Trùng Khánh bằng các biện pháp có sức mạnh và phù hợp như: (1) Tăng cường sự đấu tranh của các đoàn thể Hoa kiều ở các nơi; (2) Hoà giải các đoàn thể có thế lực; (3) Ngăn cản hoạt động của nhân viên công tác phía Trùng Khánh; (4) Thành lập các nhóm công tác của ta.



Để mưu tính thành lập và hoàn chỉnh tổ chức công tác (bao gồm cả chính phủ quốc dân), cần: (1) thành lập các nhóm công tác có thế lực; (2) tiến hành chiếm đoạt, điều hành các tổ chức văn hoá có thế lực, trường học của các đoàn thể.

Ở Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan, với mục đích chống lại công tác của phía Trùng Khánh, cần cho thấy thái độ tích cực và xây dựng nền tảng vững chắc, còn tại các khu vực khác thì chú trọng vào công tác chuẩn bị.

Ở Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan, sử dụng lực lượng hiến binh, thực thi kiểm soát triệt để đối với việc bài xích Nhật Bản.

Thực thi hỗ trợ hướng ra bên ngoài như giúp cho công tác của chính phủ quốc dân trở nên dễ dàng.



Công tác tuyên truyền

(1) Giới thiệu sức mạnh quốc gia của Nhật Bản; (2) Giải phóng Đông Á; (3) Ưu thế của các nước phe trục; (4) Phê phán chính sách và tình hình nội bộ của chính phủ Trùng Khánh.

Tiến hành tuyên truyền mang tính xây dựng hơn nữa dựa vào sự tiến triển của tình hình tại Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan.

Tại các khu vực ngoài Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan, đặt trọng điểm vào (3) và (4).

Để hoàn thành những mục tiêu trên, cần nỗ lực trong các công tác sau: (1) Hoàn chỉnh mạng lưới thông tin; (2) Sử dụng báo chí, điện ảnh; (3) Tuyên truyền bằng sóng phát thanh; (4) Mời các đoàn thị sát đến Nhật Bản và Trung Quốc.

Các chính sách được trình bày trên đây đã cho thấy những nội dung cụ thể sau. Thứ nhất, tăng cường mối liên kết với Hoa kiều có thế lực để gia tăng tính mật thiết trong buôn bán giữa Nhật Bản với Hoa kiều và thu đoạt những tài nguyên thiết yếu. Thứ hai, thúc đẩy sự xâm nhập của công ty Nhật Bản nhờ hợp tác của Hoa kiều. Thứ ba, tuân thủ sự chỉ đạo của các tổ chức buôn bán của Hoa kiều hoặc xây dựng các đoàn thể thương nghiệp mới. Thứ tư, hoàn chỉnh cơ quan tài chính. Thứ năm, thành lập các nhóm công tác Hoa kiều có thế lực. Thứ sáu, chiếm đoạt các trường học và tổ chức văn hoá. Thứ bảy, ngăn cản hoạt động của các thành viên công tác Hoa kiều của chính phủ Trùng Khánh. Thứ tám, thông qua quan hiến binh tại nơi sở tại để thắt chặt quản lý phong trào bài xích Nhật. Thứ chín, thông qua điện ảnh, sóng phát thanh, báo chí để tuyên truyền về ưu thế của phe Trục, sức mạnh của Nhật Bản, sứ mạng giải phóng châu Á của Nhật và phê phán chính sách của chính phủ Trùng Khánh.

Ngày 08 – 12 – 1941, chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ. Ứng phó với sự thay đổi của tình hình, ngày 14 – 02 – 1942, một văn bản “Yếu cương đối sách Hoa kiều” khác (dưới đây sẽ gọi tắt là Yếu cương B) đã được quyết định tại “Hội nghị liên lạc các cơ quan có liên quan”. Theo bản Yếu cương B này, phương châm của chính sách Hoa kiều đã được thu hẹp lại thành “chia cắt Hoa kiều với chính phủ Tưởng, làm cho Hoa kiều đồng thuận và hợp tác tích cực với việc chúng ta, cố gắng kết thúc nhanh chóng chiến tranh Đông Á”. Rõ ràng là, sau khi cuộc chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ, với việc nhấn mạnh mục tiêu xây dựng “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” và chú trọng phát triển kinh tế của khu vực này, đối với Nhật Bản, sự hợp tác của Hoa kiều càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Tại “Yếu cương B”, nội dung cụ thể chính sách đối với Hoa kiều được quy định như sau477:

Chính sách Hoa kiều chủ yếu là thực thi tại những khu vực Hoa kiều sinh sống. Mục đích chủ yếu của nó là góp phần gia tăng và chiếm đoạt tài nguyên thiết yếu phục vụ cho mục đích quốc phòng của đế quốc dưới sự kiểm soát của Nhật Bản.

Do đó, khi cần thiết sẽ gia tăng áp lực chính trị thích hợp buộc Hoa kiều, đồng thời chỉ đạo việc áp dụng những phong tục và chức năng kinh tế vốn có để Hoa kiều hợp tác tích cực với chính sách của đế quốc.

Tuy nhiên, tuỳ theo sự thay đổi của tình thế sẽ cố gắng dần dần loại bỏ thế lực xã hội của Hoa kiều.

Tại các vùng chiếm đóng, cần chú trọng đến công tác khiến Hoa kiều đồng phục đồng điệu với thể chế hành chính của đế quốc. Mối liên kết kinh tế giữa Hoa kiều với Trung Quốc cần được đặt dưới sự chỉ đạo của Nhật Bản. Mối liên kết về chính trị với Trung Quốc cần chia cắt, ngoại trừ trường hợp phong trào chống chính quyền Tưởng.

Chính sách Hoa kiều tại Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan sẽ do chính phủ nước sở tại thực thi dưới sự chỉ đạo của Nhật Bản nhưng trong trường hợp cần thiết thì tự thân đế quốc phải tự thực hiện.

Chính sách đối ngoại Hoa kiều của chính phủ quốc dân được đặt dưới sự chỉ đạo của đế quốc. Riêng ở Đông Dương thuộc Pháp, Thái Lan thì sẽ chỉ đạo với trọng tâm là duy trì mối liên kết kinh tế cần thiết về khía cạnh dân sinh và chính trị, tuyên truyền. Các chính sách khác dừng lại ở mức độ giới hạn cần thiết dưới sự chỉ đạo của chính phủ quốc dân.

Tuy nhiên, tại Thái Lan, cần suy nghĩ đến chính sách Hoa kiều của chính phủ Thái Lan và làm cho nó đồng điệu với chính sách của Nhật Bản.

Việc thực thi công tác tại Trung Quốc sẽ dựa vào những mục tiêu ở các mục trên tương ứng với sự cần thiết.

Đảm nhiệm chỉ đạo công tác là: Tại vùng chiếm đóng, tương ứng với các khu vực phụ trách mà sẽ giao phó cho Lục Hải quân. Tại Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan, sẽ giao cho các nhân viên ngoại giao trên cơ sở thương nghị với Lục hải quân và hợp tác với các cơ quan có liên quan. Tại Trung Quốc, việc chỉ đạo công tác Hoa kiều do chính phủ quốc dân thực hiện giao cho Toà đại sứ Nam Kinh, các công việc khác sẽ chủ yếu do cơ quan tại nơi đó của Hưng Á Viện tiến hành (tại các khu vực trọng điểm sẽ thành lập Hội nghị thương nghị bao gồm nhân viên các cơ quan có liên quan, còn ở những nơi không có cơ quan của Hưng Á Viện thì sẽ tiến hành Hội nghị thương nghị thích ứng), đảm bảo mối liên hệ mật thiết với Toà đại sứ Nam Kinh.

Như vậy, chính sách đối với Hoa kiều được chỉ ra trong bản Yếu cương B là: thứ nhất, sử dụng các chức năng kinh tế và tập quán vốn có của Hoa kiều để lấy được các vật tư cần thiết cho quốc phòng; thứ hai, duy trì mối quan hệ kinh tế giữa Hoa kiều với Nhật Bản, cắt đứt quan hệ về chính trị; thứ ba, cơ quan chỉ đạo công tác tại vùng chiếm đóng sẽ do Lục Hải quân, tại Đông Dương và Thái Lan sẽ do Lục Hải quân và Bộ Ngoại giao, tại Trung Quốc sẽ do Toà đại sứ ở Nam Kinh và Hưng Á Viện phụ trách.

Từ ba văn bản được trích dẫn trên đây, chúng ta có thể tóm tắt chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Nam Á như sau.

Thứ nhất, với mục đích ứng phó với chiến tranh Nhật Trung và xây dựng Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á, phương châm của chính sách Hoa kiều là chia cắt Hoa kiều ra khỏi mối quan hệ với chính phủ Trùng Khánh và đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều.

Thứ hai, chính sách Hoa kiều có 6 phương sách cụ thể là: thiết lập quan hệ với Hoa kiều có thế lực; sử dụng các chức năng kinh tế và tập quán đã có của Hoa kiều để thúc đẩy sự xâm nhập của các công ty Nhật Bản; xoa dịu đoàn thể Hoa kiều có thế lực; thu phục nhân viên phía chính phủ Trùng Khánh, làm suy yếu cơ quan công tác Hoa kiều của chính phủ Trùng Khánh; xây dựng các đoàn thể công tác Hoa kiều có thế lực; chiếm đoạt các trường học, đoàn thể văn hoá thế lực, thông qua phim ảnh, phát thanh, báo chí để tuyên truyền có lợi cho Nhật Bản.

Cuối cùng, cơ quan chỉ đạo công tác đối với Hoa kiều là “Hội nghị các cơ quan có liên quan” với tư cách cơ quan Trung ương, cơ quan bên dưới tại sở tại là Đại sứ quán ở Nam Kinh và Hưng Á Viện tại Trung Quốc và Lục Hải quân tại Đông Nam Á. Có điều, với Đông Dương và Thái Lan, Lục Hải quân và toà đại sứ chỉ đạo chính quyền sở tại thực hiện trên cơ sở thương nghị và thực thi công tác Hoa kiều một cách gián tiếp.

2. Chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét về nội dung chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương.

Theo khảo sát của tác giả hiện nay có 3 văn bản chính thức đề cập đến chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều ở Đông Dương. Sắp xếp theo niên đại đó là: Quyết định của Nội các Nhật Bản ngày 3 – 9 – 1940 về “Chính sách để phát triển kinh tế Đông Dương thuộc Pháp” và hai bản “Yếu cương đối sách Hoa kiều” (Yếu cương A) ngày 10 – 7 – 1941 và “Yếu cương đối sách Hoa kiều” (Yếu cương B) ngày 14 – 2 – 1942.

Về văn bản thứ nhất, trong quyết định của Nội các Nhật Bản, phương châm công tác Hoa kiều là “đối với thái độ viện Tưởng kháng Nhật của Hoa kiều, cần yêu cầu nhà đương cục Đông Dương thuộc Pháp có những biện pháp thắt chặt nghiêm ngặt, đồng thời mặt khác chú trọng đến địa vị kinh tế của họ, áp dụng chính sách sử dụng tổ chức và sức mạnh tiền bạc với lập trường lấy đại cục làm trọng” 478.

Tiếp đó, như đã trình bày ở trên, trong văn bản “Yếu cương A” ghi rõ “khu vực trọng điểm của công tác Hoa kiều trước tiên là hướng tới Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp và Thái, sau đó sẽ tăng cường đối với các khu vực khác tương ứng với sự phát triển thế lực của đế quốc”. Nghĩa là, Đông Dương và Thái Lan được coi là trọng điểm mang tính khu vực của chính sách Hoa kiều và từ các cứ điểm này, công tác Hoa kiều sẽ được mở rộng sang các khu vực khác.



Bảng 1. Thống kê số tiền ủng hộ chính quyền Tưởng (từ 7 – 1937 đến 9 – 1939)

Đơn vị: Tệ



Khu vực

Số tiền

Mã Lai thuộc Anh

19.577.193

Philippines

5.242.020

Indonesia thuộc Hà Lan

5.145.418

Thái

8.000.000

Đông Dương thuộc Pháp

4.400.000

Miến Điện

2.193.904

Borneo thuộc Anh

547.893

Nguồn: Tập báo cáo của Uỷ ban điều tra số 3 –
Nghiên cứu phong trào kháng Nhật cứu quốc của Hoa kiều Nam Dương, tr. 359.

Bảng 2. Thống kê số tiền ủng hộ chính quyền Tưởng (từ 1 – 1938 đến 12 – 1940)

Đơn vị: Tệ



Khu vực

Số tiền

Mã Lai thuộc Anh

34.762.000

Philippines

13.000.000

Indonesia thuộc Hà Lan

14.144.000

Đông Dương thuộc Pháp

6.500.000

Miến Điện

7.800.000

Borneo thuộc Anh

624.000

Tổng cộng

76.830.000

Nguồn: Tập báo cáo của Uỷ ban điều tra số 3 –
Nghiên cứu phong trào kháng Nhật cứu quốc của Hoa kiều Nam Dương, tr. 360.

Bảng 3. Số tiền ủng hộ trong 5 năm từ khi chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ

Đơn vị: Nghìn tệ



Khu vực

Số tiền

Thuộc địa ven biển thuộc Anh

115.678

Indonesia thuộc Hà Lan

37.569

New York

36.743

Philippines

26.584

Đông Dương thuộc Pháp

17.191

San Francisco

14.335

Hồng Kong

10.482

Thái

1.429

Nguồn: Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á, Ref.C04123126800 (Tác giả dựng bảng).

Từ 3 bảng thống kê trên ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng, so với Hoa kiều ở các khu vực khác ở Đông Nam Á, khoản tiền ủng hộ chính quyền Tưởng của Hoa kiều Đông Dương và Thái Lan là ít hơn nhiều. Như vậy, tại sao Đông Dương và Thái Lan được coi là khu vực trọng điểm của công tác Hoa kiều? Về điểm này, chúng tôi cho rằng có một số nguyên do sau.



Thứ nhất, đương thời, mối quan tâm của Nhật Bản đối với Đông Dương là cắt đứt con đường tiếp tế vũ khí, quân nhu cho chính quyền Tưởng và tầm quan trọng của một cứ điểm tiền tuyến cho việc tiến quân xuống Indonesia thuộc Hà Lan và Malay thuộc Anh, những khu vực nổi tiếng về sự giàu có nguồn tài nguyên dầu lửa. Thứ hai, từ sau tháng 7 – 1939, tình hình lương thực của Nhật Bản rơi vào tình trạng khó khăn. Muốn đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho nhu cầu trong nước và quân đội Nhật đồn trú ở các nơi thì nguồn gạo từ Đông Dương và Thái Lan có vị trí hết sức trọng yếu.

Trong bối cảnh như vậy, vai trò của Hoa kiều hết sức quan trọng. Hoa kiều Đông Dương không chỉ độc chiếm mạng lưới buôn bán thóc gạo mà còn đảm nhận vai trò trung tâm trong hệ thống mậu dịch giữa Đông Dương với các khu vực khác ở Đông Nam Á. Hơn nữa, đại bộ phận của sản phẩm xuất khẩu là gạo và thông qua Hoa kiều, gạo của Đông Dương được xuất khẩu sang Hồng Kông, Thượng Hải… Ngoài gạo, các mặt hàng khác như than đá, cao su, bông cũng được xuất khẩu bởi Hoa kiều, và ngược lại, hàng hoá tạp vụ khác thông qua Hoa kiều cũng được nhập khẩu vào Đông Dương từ Hồng Kông, Indonesia thuộc Hà Lan, Malay thuộc Anh.



Trong văn bản “Yếu cương A”, mục đích của chính sách Hoa kiều Đông Dương được xác định là “để thắt chặt mối quan hệ buôn bán với chúng ta và chiếm đoạt được những nguồn tài nguyên cần thiết” và các biện pháp thục hiện là “tạo dựng và thúc đẩy hơn mối liên kết với các Hoa kiều có thế lực, xúc tiến việc xâm nhập của các công ty Nhật Bản vào khu vực chiếm đóng và hợp tác Nhật Trung tại các xí nghiệp ở nơi đó”. Còn công tác chính trị sẽ được thực hiện theo chính sách đối với toàn thể Hoa kiều nói chung ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, đặc trưng của công tác này là Nhật Bản chỉ thực thi kiểm soát một cách gián tiếp thông qua chính quyền sở tại.

Liên quan đến điểm này, văn bản “Yếu cương B” đã chỉ ra rõ ràng hơn. Trong văn bản này, ngoài những điểm chung với chính sách Hoa kiều ở các khu vực khác, đặc trưng về mặt chính sách đối với Hoa kiều Đông Dương là “chính sách Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan là giao cho chính quyền sở tại thực thi dưới sự chỉ đạo của ta, khi cần thiết sẽ do đế quốc đích thân thực hiện”. Nghĩa là, điều này cho thấy chính sách đối với Hoa kiều Đông Dương không chỉ được thực hiện bởi chính quyền thuộc địa của Pháp mà còn có thể được thực thi bởi chính Nhật Bản. Do đó, công tác chỉ đạo đối với công tác Hoa kiều sẽ do Bộ Ngoại giao tức Toà đại sứ thực thi trên cơ sở thương nghị với Bộ Chỉ huy Lục Hải quân.

Từ những văn bản trên đây có thể tóm tắt những mục tiêu chính của chính sách đối với Hoa kiều Đông Dương của Nhật Bản khi đó như sau. Thứ nhất, chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào kháng Nhật và chính phủ Trùng Khánh. Thứ hai, đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều. Thứ ba, tăng cường mối liên kết với Hoa kiều để giúp công ty Nhật Bản xâm nhập thị trường. Thứ tư, kiểm soát một cách gián tiếp bộ phận Hoa kiều chống Nhật.

Ngoài ba văn bản trên, còn hai văn bản khác có liên quan đến công tác Hoa kiều Đông Dương. Đó là “Phương sách liên quan đến công tác Hoa kiều Đông Dương thuộc Pháp” ngày 25 – 6 – 1941479 và “Đề án công tác Hoa kiều Đông Dương thuộc Pháp”
ngày 27 – 6 – 1941 do Bộ Tư lệnh quân đội Nhật Bản Đông Dương soạn thảo
480.

Trong văn bản “Phương sách liên quan đến công tác Hoa kiều Đông Dương thuộc Pháp”, việc thúc đẩy hàng hoá Nhật Bản xâm nhập vào thị trường khu vực này, xây dựng mối quan hệ kinh tế với Hoa kiều, nhờ đó chia cắt mối quan hệ kinh tế giữa Hoa kiều với chính phủ Trùng Khánh đã được xác định là mang tính khả thi. Hơn nữa, một phương châm hành động được đưa ra là thông qua nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương để thực thi việc kiểm soát Hoa kiều kháng Nhật, xoá bỏ những Hoa kiều chống Nhật.

Bộ Tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Dương, trên cơ sở phân tích hiện trạng nhằm nhanh chóng xoá bỏ tình hình sau chiến tranh Nhật – Trung bùng nổ nhiều dân tị nạn Trung Quốc đã đổ về Chợ Lớn, làm gia tăng số người Hoa kiều. Việc này như là đổ thêm dầu vào ngọn lửa chống Nhật ở Nam Kỳ, đã cho rằng việc tiến quân vào Nam Kỳ “có thể làm cho chính sách Nam tiến trở nên trọn vẹn với việc ta nắm bắt miền Nam Đông Dương thuộc Pháp trong tay và thu hút Hoa kiều vào trong chúng ta”481.

Phương châm chính sách Hoa kiều được quy định tại hai văn bản do Bộ Tư lệnh quân đội Nhật tại Đông Dương soạn thảo là: Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ kinh tế với Hoa kiều, chia cắt quan hệ giữa Hoa kiều với chính quyền Tưởng. Thứ hai, thông qua nhà đương cục Đông Dương để thực thi kiểm soát Hoa kiều kháng Nhật và loại bỏ những Hoa kiều chống Nhật nhằm xử lý nhanh chiến tranh Nhật Trung. Thứ ba, xây dựng cơ sở cho việc tiến xuống miền Nam, và để xây dựng khu vực, xác lập mối quan hệ kinh tế với Hoa kiều. Những phương châm này về cơ bản giống với phương châm chính sách Hoa kiều của chính phủ Nhật Bản.

Cũng trong thời gian này, Đài Loan Tổng đốc phủ trong báo cáo điều tra Hoa kiều Đông Nam Á được đưa ra tháng 11 – 1941 đã ghi rõ phương châm thực hiện chính sách Hoa kiều Đông Dương sẽ dựa trên nguyên tắc của chính sách Hoa kiều nói chung. Tuy nhiên, ở đây, trong bối cảnh Hoa kiều Đông Dương có vị trí áp đảo trong việc mua bán gạo, để nắm bắt Hoa kiều, Nhật Bản cần đặt cơ cấu lưu thông lúa gạo và thế lực trung tâm của giới mua bán thóc gạo dưới sự chi phối của Nhật. Cũng theo báo cáo này, “chi phối Chợ Lớn – Sài Gòn là những nơi tập trung nhiều thương nhân gạo, thương nhân lúa và việc nắm bắt đầu não của kinh tế Hoa kiều, kết cục sẽ chi phối khuynh hướng hoạt động của Hoa kiều toàn Đông Dương”. Do đó, Đài Loan Tổng đốc phủ đã đưa ra 7 sách lược cụ thể cho chính sách Hoa kiều. Đó là: 1) Kiểm soát phong trào chống Nhật, 2) Bố cáo an dân, 3) Điều khiển Trung Hoa Tổng thương hội và các đoàn thể nghề nghiệp khác, 4) Thành lập Uỷ ban kiểm soát kinh tế tại Hà Nội và Sài Gòn, 5) Cho phép Hoa kiều tham gia uỷ ban này với số lượng hơn 1/2 và trao cho họ trách nhiệm cung cấp vật tư trong cả nước, 6) Đặc biệt thành lập Uỷ ban lúa gạo tại Sài Gòn, uỷ nhiệm Uỷ ban này cho một nhân vật có thế lực trong số các thương nhân lúa gạo Hoa kiều, 7) Thành lập cơ quan giao lưu tại Hải Phòng và Sài Gòn, kiểm soát các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.482

Như vậy, trong 6 văn bản trình bày ở trên, nếu thử tổng hợp lại, ta thấy chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương có những mục đích sau. Thứ nhất, lấy Đông Dương làm cứ điểm tiền tiêu để triển khai chính sách Hoa kiều trên toàn thể Đông Nam Á. Thứ hai, chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào chống Nhật. Thứ ba, đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều. Thứ tư, thúc đẩy sự xâm nhập của các công ty Nhật Bản vào Đông Dương thuộc Pháp và xuất khẩu hàng hoá Nhật. Thứ năm, kiểm soát gián tiếp Hoa kiều kháng Nhật.

Nếu thử so sánh chính sách đối với Hoa kiều Đông Dương với chính sách đối với Hoa kiều của Thái Lan, ta thấy chính sách của Nhật đối với Hoa kiều ở hai khu vực là giống nhau về đường hướng483 nhưng nếu so sánh với chính sách Hoa kiều tại Malay thuộc Anh, nơi phong trào chống Nhật diễn ra rất ác liệt thì chính sách Hoa kiều tại Malay thuộc Anh có điểm khác biệt rất lớn với chính sách Hoa kiều tại Đông Dương ở chỗ ở đây đã áp dụng những biện pháp cụ thể mang tính bạo lực484.

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã khảo sát chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều ở Đông Nam Á và đối với Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp thông qua các văn bản chính thức và các đề án liên quan.

Theo các văn bản này, phương châm chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều ở Đông Nam Á sẽ là: thứ nhất, chia cắt Hoa kiều ra khỏi mối liên hệ với chính quyền Trùng Khánh để giải quyết nhanh chóng cuộc chiến tranh Nhật – Trung; thứ hai, đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều để xây dựng khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á; thứ ba, để triển khai phương châm này, những phương sách cụ thể trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, tuyên truyền đã được đề ra.

Trên cơ sở đó, về cơ bản chính sách đối với Hoa kiều ở Đông Dương cũng được xác định dựa trên chính sách chung của Nhật đối với Hoa kiều ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là Đông Dương được Nhật Bản xác định là khu vực mang tính trọng điểm của toàn thể chính sách Hoa kiều. Chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương có 4 cột trụ chính là: chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào chống Nhật; đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều; thúc đẩy sự xâm nhập của công ty và hàng hoá Nhật Bản; kiểm soát gián tiếp các Hoa kiều chống Nhật.

Nếu nhìn từ khía cạnh chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào chống Nhật, chính sách Hoa kiều Đông Dương của Nhật Bản có thể nói là đã thành công ở mức độ nào đó. Một bộ phận Hoa kiều có thế lực tại Đông Dương như Trương Chấn Phàm485 đã thay đổi thái độ từ chống Nhật sang thân Nhật và hợp tác với chính quyền quốc dân Nam Kinh của Uông Tinh Vệ. Tuy nhiên, mặt khác nếu xem xét từ khía cạnh xây dựng Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á, xúc tiến sự xâm nhập của các công ty Nhật Bản và xuất khẩu hàng hoá Nhật Bản thì chính sách này chưa đạt được kết quả như Nhật Bản mong muốn. Bởi lẽ, nguyên nhân chính đưa đến việc quan hệ thương mại của Đông Dương và Nhật Bản tăng nhanh chóng là ở chỗ quan hệ thương mại giữa Đông Dương với nước Pháp bị cắt đứt.

Trong báo cáo này, do hạn chế về tư liệu nên tác giả vẫn chưa khảo sát được những thay đổi trong chính sách Hoa kiều của Nhật đối với Hoa kiều ở Đông Dương và toàn thể khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ 1943 đến 1945, cũng như tình hình thực thi chính sách này. Ngoài ra, báo cáo cũng chưa phân tích được mối liên quan giữa chính sách của Nhật đối với Hoa kiều Đông Dương và chính sách của Nhật đối với chính quyền Trùng Khánh. Chính sách Hoa kiều và chính sách đối với chính phủ Tưởng Giới Thạch có quan hệ tương hỗ như thế nào trên thực tế? Đây là vấn đề đặt ra trong các nghiên cứu sau này.

Cuối cùng, một vấn đề nữa cũng được đặt ra là mối liên quan giữa Hoa kiều, những người có vai trò hết sức to lớn trong cơ cấu lưu thông lúa gạo tại Đông Dương khi đó, với nạn đói năm 1945. Đây là vấn đề vẫn chưa được làm rõ trong các công trình nghiên cứu trước đây và là một vấn đề nghiên cứu cần được tiến hành trong thời gian tới đây. Chúng ta cũng có thể đưa ra một giả thuyết là, dưới chính sách kinh tế kiểm soát của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương và chính sách cướp đoạt thóc gạo của Nhật, việc loại bỏ Hoa kiều cũng có thể đã có ảnh hưởng xấu tới mạng lưới lưu thông lúa gạo của Đông Dương và làm cho mức độ thiệt hại của nạn đói lớn hơn. Hoặc, hoàn toàn ngược lại, sự chi phối cơ cấu lưu thông lúa gạo của Hoa kiều Đông Dương khi đó không chịu sự chi phối của chính sách kiểm soát của Pháp và chính sách cướp bóc lúa gạo của Nhật, sự đầu cơ và tích trữ lúa gạo của các thương nhân Hoa kiều cũng không phải là không có khả năng là nguyên nhân của nạn đói 1945.





VAI TRß CñA C¤NG NH¢N X¦ëNG BA SON
TRONG CUéC TRANH Cö
HéI §åNG THµNH PHè SµI GßN N¡M 1929 Vµ 1933

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





hS Shibuya Yuki


Đặt vấn đề

Từ cuối thế kỷ XIX, luật pháp thực dân cho phép Sài Gòn bầu ra một Hội đồng thành phố gồm đại biểu Tây và Nam để quản lý. Cho đến năm 1933, trong Hội đồng thành phố Sài Gòn chỉ còn có nghị viên “đảng Lập Hiến”. Kỳ bầu cử ngày 30 tháng 4 năm 1933, lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân Việt Nam, đại biểu “Sở Lao động” tức là danh sách ứng cử viên của quần chúng lao động, đứng đầu là một đảng viên cộng sản giành được thắng lợi.

Bài viết này quan tâm đến 2 vấn đề chính: thứ nhất là nguyên nhân tại sao có sự đàn áp của chính quyền thực dân và hạn chế hoạt động chính trị nhưng “Sở Lao động” vẫn đắc cử, và thứ hai là thành phần những người ủng hộ “Sở Lao động”. Tôi nghiên cứu về sự kiện này qua các tờ báo bằng chữ quốc ngữ được xuất bản dưới thời kỳ thực dân Pháp như báo Công luận, báo Thần Chung, báo Đuốc Nhà Nam và một số tờ báo bằng tiếng Pháp.

1. Hoạt động chính trị công khai ở thành phố Sài Gòn: trước cuộc khủng hoảng kinh tế (1877 – 1929)

1.1. Chế độ đầu phiếu phổ thông của Hội đồng thành phố Sài Gòn

a) Những quy định của luật pháp chính quyền thực dân

Hội đồng thành phố Sài Gòn đã được thành lập từ rất sớm. Ngày 16 tháng 5 năm 1877, Luật Hành chính của Pháp đã thừa nhận vị trí của Sài Gòn là “thành phố”, và cho phép Sài Gòn bầu ra một Hội đồng thành phố gồm đại biểu phương Tây và châu Á để quản lý thành phố.

Nhưng lúc bấy giờ, chế độ tuyển cử chỉ áp dụng cho người phương Tây, nghị viên châu Á được chính quyền thực dân bổ nhiệm486.

Ngày 29 tháng 4 năm 1881, luật pháp chính quốc sửa đổi ngày 16 tháng 5 năm 1877 về việc Hội đồng thành phố Sài Gòn (Décret Métropolitan du 29 avril 1881, quy modifie le décret du 8 janvier 1877, portant institution d’un conseil municipal à Saigon) đã được công bố. Luật pháp này hạn chế người nước ngoài ứng cử, quy định nghị viên chỉ là người Pháp và người bản xứ mà thôi. Luật pháp này cũng quy định là không phân biệt phương pháp tiến hành cuộc tuyển cử của nghị viên Pháp (les membres français) và nghị viên bản xứ (les members indigenes)487. Như vậy, hai dân tộc Hoa và Ấn, hai dân tộc có thế mạnh trong hoạt động kinh tế của thành phố Sài Gòn bị loại ra khỏi hội đồng. Đối với người Hoa và người Ấn, được chính quyền thực dân tổ chức lại và chia vào các bang theo dân tộc và quê quán (5 bang cho người Hoa, và 2 bang cho người Ấn) cho phép họ tự trị cộng đồng riêng. Có lẽ đó là lý do không cho phép họ tham gia tuyển cử trong Hội đồng thành phố Sài Gòn.

Việc tuyển cử các nghị viên “Annam” đã dùng phương pháp bắt thăm chung đối với việc tuyển cử các nghị viên Pháp, có nghĩa là Hội đồng thành phố Sài Gòn được thực hành theo chế độ đầu phiếu phổ thông, và người Hoa và Ấn không được phép tham gia, có thể là lý do mà sau những năm 1920, nhiều người Việt coi Hội đồng thành phố như là một diễn đàn quan trọng nhất trong hoạt động chính trị công khai của người Việt. Các tài liệu đang được bảo tồn cho thấy là không có thị dân dân tộc thiểu số nào ứng cử và đi bỏ phiếu.

Vậy, trên thực tế, lúc bấy giờ đã có bao nhiều người Việt có quyền bầu cử, và bao nhiêu người Việt đã bỏ phiếu? Thống kê năm 1883 cho thấy trong cuộc tuyển cử ngày 25 tháng 11, số người (Việt) được quyền bỏ phiếu là 1.228 người, và trong đó 685 người ra bỏ phiếu có ký tên488. Như vậy, tỷ lệ người đi bỏ phiếu trong số người được quyền bỏ phiếu là khoảng 56%. Dân số thành phố Sài Gòn năm 1881 là 13.481 người, trong đó số người Việt được ước chừng là 6.246 người489. Giả sử năm tỷ lệ nam giới vị thành niên chiếm 1/4 trong tổng số dân số, thì số lượng ấy chiếm khoảng 1.560 người. Chúng ta có thể nói là tỷ lệ tham gia bầu cử tương đối cao. Tình trạng này có thể vì Nam Kỳ là một thuộc địa và được coi như là một phần địa bàn chính quốc Pháp mong sớm đồng hoá người Việt.



b) Những nét đặc sắc của chế độ tuyển cử Hội đồng thành phố Sài Gòn

Khi so sánh chế độ tuyển cử Hội đồng thành phố Sài Gòn với các hội đồng khác thì một số nét đặc sắc của chế độ tuyển cử Hội đồng này có thể thấy rõ hơn. Lúc bấy giờ, có nhiều loại hội đồng tư vấn khác nhau được thiết lập, trong đó hai hội đồng tiêu biểu nhất là Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial) và Hội đồng Địa hạt (Conseil d’Arrondissement / Province). Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1880, dưới sự lãnh đạo của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Đơn vị tuyển cử chia theo làng xã. Các làng xã tuyển một hương chức làm đại biểu cho làng, trong số các hương chức, lại tuyển ra một số nghị viên. Năm 1922, cải cách chế độ bầu cử được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Albert Sarraut, Bộ trưởng cao cấp Bộ Thuộc địa490. Theo chế độ mới, những cá nhân nào có đủ điều kiện về mặt thu nhập, học vấn, nghề nghiệp được ứng cử. Trong Hội đồng Quản hạt, các nghị viên người Việt không đại diện cho toàn thể dân Nam Kỳ, vì trong đó chỉ một số người được quyền ứng cử và đi bỏ phiếu.

Ngoài Hội đồng Quản hạt ra, có một hội đồng nữa là Hội đồng Địa hạt. Hội đồng Địa hạt cũng được thành lập trong năm 1882. Các nghị viên là trưởng, phó của các tổng, không được áp dụng dưới bất kỳ chế độ tuyển cử nào491.

Trong tình hình này, năm 1927 có 12 nghị viên Hội đồng Địa hạt đại biểu cho tỉnh Chợ Lớn đề xuất yêu cầu các nghị viên Hội đồng Quản hạt người Việt, cải thiện tư cách nghị viên Hội đồng Địa hạt nên bình đẳng với tư cách nghị viên Hội đồng Quản hạt492.



1.2. Cuộc tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1929

a) Sự xuất hiện của những giai cấp mới và quan niệm giai cấp dưới ảnh hưởng của công nghiệp hoá và phát triển kinh tế

Như đã trình bày ở phần trước, chế độ bầu cử của Hội đồng thành phố Sài Gòn và các Hội đồng khác rất khác nhau. Hội đồng thành phố Sài Gòn được thực hành theo chế độ đầu phiếu phổ thông. Việc đó có nghĩa là không có giới hạn nào về mặt thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, cá nhân nào sống trên địa bàn thành phố đều được bỏ phiếu. Như vậy, lúc bấy giờ một vấn đề phát sinh là nhiều người có quyền bỏ phiếu, đã bán phiếu của mình “với giá từ 30 đồng đến 50 đồng”493. Theo báo Công Luận ra ngày 2 tháng 12 năm 1919, không ít người trong giới “Culi, lái xe kéo” bán phiếu trước ngày tuyển cử.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, theo xu hướng công nghiệp hoá, nhu cầu người lao động phổ thông tăng lên, nhiều người Việt di cư vào thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn để làm ăn. Theo báo Công Luận ra năm 1921, so với năm 1901, dân số Sài Gòn tăng lên 75% (83.135 người), và dân số Chợ Lớn (93.949 người) tăng lên 49%. Vai trò và sức mạnh của tầng lớp lao động phổ thông, và giai cấp vô sản càng ngày càng tăng lên. Xuất hiện một số nhà buôn lớn người Việt như Trương Văn Bền494, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị của người Việt. Tổ chức xã hội cộng đồng Việt đã thay đổi nhiều.

Từ những năm 1920, các chủ trương chống Pháp ra đời, quan niệm giai cấp, như “hạng thượng lưu trí thức”, “hạng tư bổn”, “hạng thanh niên”, “hạng lao động”... trở thành phổ biến trong cộng đồng người Việt495. Theo xu hướng này, trong cuộc tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1926, những người thuộc giới trí thức coi những người giới lao động phổ thông không có học vấn là đối tượng tập trung lấy phiếu bầu. Một ví dụ là phái ứng cử viên Nguyễn Khắc Nương đã nói trên tờ báo Tân Thế Kỷ trước cuộc tranh cử rằng phái Nguyễn Khắc Nương bênh vực quyền lợi của tất cả mọi người kể cả “bực lao động” lẫn “bực trí thức”496.



b) Cuộc tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1929

Xu hướng này cũng rõ hơn trong cuộc tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1929. Cuộc tranh cử năm 1929 là cuộc tranh cử giữa phái Nguyễn Đình Trị, và phái Nguyễn Khắc Nương497. Cơ quan ngôn luận đại diện phái Nguyễn Đình Trị là tờ báo quốc ngữ Thần Chung, và cơ quan ngôn luận đại diện phái Nguyễn Khắc Nương là tờ báo Đuốc Nhà Nam. Mặc dù hai phái đều là những người thân Đảng Lập hiến, thuộc vào thành phần giai cấp trí thức, nhưng trong những người ra ứng cử lần thứ nhất, phái Nguyễn Đình Trị có một người làm việc ở Xưởng Ba Son (Arsenal de Saigon) – công xưởng duy nhất ở Đông Dương và một trung tâm phong trào lao động ở Nam Kỳ. Tên nhân vật đó là Nguyễn Văn Liểng. Theo báo Thần Chung và báo Đuốc Nhà Nam, Liểng là “Thừa Biện, Quản lý Hội Lương Hữu Công Nhân Sở Thuỷ xưởng”. Nói chính xác hơn là Liểng không phải là người công nhân mà là nhân viên ở xưởng Ba Son. Phái Nguyễn Đình Trị rất tích cực mong muốn cho mọi người thấy rằng các ứng cử viên của phái mình là những người “biết thương đến phận nghèo hèn”, người lao động không phải là “hạng người bỏ đi”, nếu phái mình đắc cử, người lao động có thể thoát ly khỏi cuộc sống “đổi chén mồ hôi lấy chén cơm”498. Những người phái Nguyễn Đình Trị nhấn mạnh rằng cuộc tranh cử này rất có ý nghĩa trong lịch sử Nam Kỳ vì lần này là lần đầu tiên “anh em thợ thuyền” ra tranh cử, cho xã hội biết là người lao động đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người dân Nam Kỳ, và cho người lao động biết tự giác bảo vệ quyền lợi của chính mình499. Lời hứa quan trọng nhất mà phái Nguyễn Đình Trị đã công bố là thực hiện cân bằng số nghị viên người Việt và người Pháp, và họ cũng có mấy lời hứa như là thực hiện chế độ làm việc


8 tiếng/ngày, tăng lương, thực hiện chế độ bảo hiểm lao động, nhằm thu hút phiếu bầu của người lao động500.

Tuy vậy, thái độ của phái Nguyễn Đình Trị hoàn toàn thay đổi ngày 6 tháng 5 sau khi kết quả cuộc tranh cử lần thứ nhất được công bố. Ba người thuộc phái Nguyễn Đình Trị, tức là Nguyễn Đình Trị (805 phiếu), Nguyễn Văn Bá (770 phiếu), Nguyễn Văn Thơm (768 phiếu) giành được số phiếu nhiều nhất trong tất cả ứng cử viên, phái Nguyễn Đình Trị đã giành được thắng lợi. Nhưng để đắc cử, cần giành được 1/4 số phiếu (988 phiếu) trong tổng số người có quyền bỏ phiếu (3.952 phiếu)501, nên không ai được đắc cử. Cuối cùng, 1 tuần sau (ngày 12 tháng 5) cuộc tranh cử lần thứ hai được thực hiện.

Tình hình cuộc tranh cử lần thứ hai rất khác với lần thứ nhất. Hai phái Nguyễn Đình Trị và Nguyễn Khắc Nương không đối lập như trước, mà họ tổ chức “Sở Hiệp Nhứt”, hợp nhất với nhau. Họ cũng không để Nguyễn Văn Liểng ra tranh cử nữa502. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ hai, tất cả các ứng cử viên thuộc “Sở Hiệp Nhứt” đều được đắc cử, ngoài ra các ứng cử viên khác thất bại503.

Sau cuộc bầu phiếu lần thứ nhất, phái Nguyễn Đình Trị đã hoàn toàn thay đổi thái độ đối với giai cấp lao động, họ chỉ coi giai cấp lao động như là nguồn phiếu. Trên thực tế họ không ủng hộ những người thuộc tầng lớp lao động.

Tuy nhiên, qua sự kiện này chúng ta biết được số phiếu bầu của người lao động làm việc tại xưởng Ba Son rất quan trọng đối với phái Nguyễn Đình Trị. Chúng ta có thể thấy được vì từ giữa những năm 1920 xưởng Ba Son là một trung tâm phong trào lao động ở Nam Kỳ, và vì trình độ học vấn, kỹ thuật của người lao động tương đối cao so với các nơi khác, phái Nguyễn Đình Trị không thể bỏ qua số phiếu bầu của người lao động làm việc tại xưởng Ba Son.



2. Mâu thuẫn giữa phong trào đoàn kết của người Việt và phân hoá các giai cấp xã hội: Cuộc tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933

2.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế và sự biến đổi xã hội người Việt

a) Khủng hoảng kinh tế

Trước hết, khủng hoảng kinh tế thế giới giáng xuống Nam Kỳ. Nhiều nghiên cứu cho thấy là ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 1932 đến 1937504. Trong thời gian đó, nhiều công nhân bị sa thải do nhà máy thôi sản xuất, còn các cơ quan chính quyền thực dân cũng cắt giảm nhân công làm cho tầng lớp trí thức kể cả người Việt và người Tây đều bị thất nghiệp. Năm 1932, thành phố Sài Gòn mở “quán cơm thất nghiệp” ở đường Ayot (bên cạnh chợ Bến Thành), buổi sáng phát cháo, buổi trưa phát cơm cho người thất nghiệp505. Năm 1933, báo chí nêu ra vấn đề “Nạn trí thức thất nghiệp”, lúc bấy giờ trên địa bàn Nam Kỳ năm nào cũng có khoảng 4.000 người được cấp bằng “sơ học”, và 200 người được cấp bằng “trung học” nhưng những người có bằng cũng bị thất nghiệp506.



b) Những bất ổn xã hội người Việt

Không chỉ khủng hoảng kinh tế mà là biến động chính trị cũng gây ra những bất ổn trong xã hội người Việt. Ngay sau phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh (tháng 5 năm 1930), ngày 28 và 29 tháng 5, nông dân các tỉnh miền Tây như Chợ Mới (An Giang), Cao Lãnh, Ô Môn (Cần Thơ) đồng loạt đứng lên biểu tình. Ở Ô Môn, phần đông nông dân ủng hộ cách mạng yêu cầu thực hiện 5 điều, trong đó có yêu cầu là “Lấy lúa của các nhà giàu mà phân phát cho dân”507. Sáng ngày 2 tháng 6, 500 nông dân tập trung trên đường giữa Trà Vinh và Vĩnh Long, bố trí trẻ em và phụ nữ đứng đầu đi đến địa điểm cách trung tâm Vĩnh Long 3km, họ treo cờ đỏ, trên đó có dòng chữ trắng là “Đả đảo những chức việc tổng làng. Truy điệu những người đã chết ở Chợ Mới”508.



2.2. Cuộc tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933

a) Cuộc tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933

Ngày 30 tháng 4 năm 1933, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, lần đầu tiên cuộc tranh cử Hội đồng thành phố được tiến hành. Ngoài các ứng cử viên thuộc phái Nguyễn Đình Trị ra, 8 ứng cử viên “Sở Lao động chẳng hạn như: Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch, Lê Văn Tữu ra tranh cử, gây sốc tâm lý của thị dân thành phố Sài Gòn, đặc biệt là của những người theo Đảng Lập hiến. Lúc bấy giờ, thị dân Sài Gòn thấy cuộc tranh cử này là cuộc tranh cử giữa phái thủ cựu Nguyễn Đình Trị, và phái quá khích “Sở Lao động”509.

Kết quả của cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 30 tháng 4 rất khác với dự đoán của nhiều người Việt. Nhiều người trí thức có quyền bỏ phiếu từ chối đi bầu, vì lý do họ không chấp nhận người lao động ứng cử. Trong tất cả 4.332 người có quyền bỏ phiếu chỉ 982 người đi bầu. Tỷ lệ số người đi bầu trong số người có quyền bỏ phiếu xuống tới 32%510. Không có ứng cử viên nào đạt được 1/4 số phiếu trong số người có quyền bỏ phiếu, nên không ai được đắc cử. Tổng số phiếu của tất cả 8 ứng cử viên Sở Lao động giành được, nhiều hơn tổng số phiếu của các phái bảo thủ511.

Sự thắng lợi toàn diện của Sở Lao động gây sốc tâm lý của thị dân thành phố Sài Gòn, đặc biệt là của những người theo Đảng Lập hiến. Các tờ báo chữ quốc ngữ kết luận rằng nguyên nhân thắng lợi của Sở Lao động là do cách truyền bá khéo léo, và việc số người bỏ phiếu ít.

Chúng ta có thể biết thái độ của phái bảo thủ đối với Sở Lao động qua một bài trên báo Đuốc Nhà Nam ra ngày 6 tháng 5 năm 1933. Bài đó viết rằng 3 ứng cử viên Sở Lao động là bộ ba nói dối, nhân vật nguy hiểm khuyến khích người lao động (thợ thuyền) theo quan niệm giai cấp được truyền từ “bên Moskva”, khuyến khích sự đối lập giữa các giai cấp.

Ngày 5 tháng 7, cuộc tuyển cử lần thứ 2 đã được tổ chức. Số người đi bỏ phiếu là 1.500 người, gấp 1,5 lần so với lần thứ nhất. Ngoại trừ Tạo và Thạch, không ứng cử viên Sở Lao động nào thắng lợi. Trong 8 người đắc cử 6 người là phe Chiều – Trị. Những người thuộc phái bảo thủ mỉa mai gọi Hội đồng thành phố là “Hội đồng Cộng sản”512. Họ cũng phê bình rằng phái Sở Lao động là những người không muốn thực hiện lợi ích chung của cộng đồng người Việt, và họ tạo ra đối lập nội bộ trong cộng đồng người Việt.



b) Cuộc tranh cử Hội đồng thành phố và công nhân xưởng Ba Son

Khi phân tích kết quả tuyển cử hội đồng thành phố Sài Gòn, chúng ta cần biết chế độ tuyển cử diễn ra như thế nào. Ít nhất đến năm 1933, thủ tục đăng ký được thực hiện bởi các chủ doanh nghiệp, hay là người lãnh đạo của cơ quan chính quyền. Tức là, trước khi tuyển cử được thực hiện, chính quyền thành phố công bố danh sách những người có quyền bỏ phiếu, và sau đó các chủ doanh nghiệp và người lãnh đạo của cơ quan chính quyền ra trụ sở chính quyền thành phố xác nhận lại tên người lao động, chủ doanh nghiệp và người lãnh đạo của các cơ quan chính quyền trực tiếp phát bầu cho người lao động513. Theo cách làm này, người lao động sống ở thành phố và làm việc tại các cơ quan, cơ sở sản xuất không cần làm gì trước cuộc bầu. Chúng ta có thể thấy rằng, xưởng Ba Son là một cơ sở sản xuất quy mô lớn, thuộc chính quyền thực dân, nên người lao động làm việc ở xưởng Ba Son rất dễ đi bỏ phiếu, là một nguồn phiếu quan trọng cho phái thủ cựu và phái “Sở Lao động”.



Một điều chúng ta cần chú ý là từ giữa những năm 1920 đến 1933, tỷ lệ số người tham gia bỏ phiếu trong số người có quyền bỏ phiếu rất thấp (năm 1929 lần thứ nhất: 35%, năm 1929 lần thứ hai: 26%; năm 1933 lần thứ nhất: 23%, năm 1933 lần thứ hai: 35%). Mặc dù theo nguyên tắc, những người lao động trong giới “Culi, lái xe kéo” cũng có quyền bỏ phiếu, nhưng trên thực tế người đi bỏ phiếu thuộc tầng lớp trí thức và giai cấp lao động chân tay làm việc ở các cơ quan, cơ sở lớn nhất như xưởng Ba Son chiếm đa số. Tôi nghĩ là đề tài nghiên cứu về hoạt động chính trị của người Việt ở các cơ sở sản xuất và cơ quan quy mô lớn thuộc chính quyền thực dân sẽ là đề tài quan trọng về nghiên cứu Hội đồng thành phố Sài Gòn.



 Báo Nhân dân.

 Trường Đại học Hawaii Pacific, Canada.

 Khoa Nhân học Xã hội, Trường Đại học Cambridge, Vương quốc Anh.

 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


 Đại học Washington, Tiểu bang Seattle, Hoa Kỳ.

Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.


 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

“Hoà” là Nhật Bản và “Hán” là Hoa.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Trường Văn hoá Lịch sử và Ngôn ngữ, Đại học Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.

 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Đại học Quốc gia Chi Nam, Đài Loan.

* Các chức vụ tại cột này hàm ý rằng họ vừa là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, vừa là Uỷ viên Bộ Chính trị.

 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Khoa Chính trị Đại học Đài Loan, Đài Loan.

Trường Đi hc Ngoi ng Tokyo, Nht Bn.


* Thước là đơn vị xác định 0m40 được quy định vào ngày 2 tháng 7 năm 1897.

** Mẫu là đơn vị xác định 3.600m2 được quy định vào ngày 2 tháng 7 năm 1897.

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Trường Chuyên tỉnh Phú Yên.

Đại học Waseda, Nhật Bản.


 Khoa Văn học Đài Loan, Trường Đại học Thành Công, Đài Loan.

Viện nghiên cứu Nam Đảo, Trường Đại học Đài Đông, Đài Loan.

 Khoa Phương Đông, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, Liên bang Nga.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản.


1CHÚ THÍCH
 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.3 – 4.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.95.

3 Ngô Vương Anh, Quá trình khẳng định chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc trong đường lối của Đảng giai đoạn 1931 – 1941, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (345), 2005, tr.39.

4 Ngô Vương Anh, Quá trình khẳng định chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc trong đường lối của Đảng giai đoạn 1931 – 1941, sđd, tr.38 – 39.

5 Xem thêm: Ngô Vương Anh, Quá trình khẳng định chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc trong đường lối của Đảng giai đoạn 1931 – 1941, sđd.

6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.385.

7 Phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, tạp chí Xưa & Nay, Hà Nội, số 297, 2007, tr.10 – 13.

8 Nhớ lại một thời kỳ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2000, tr.278 – 279.

9 Phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, sđd, tr.11.

10 Xem thêm, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.435 – 438.

11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, sđd, tr.430.

12 Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn (Chủ biên), Đổi mới ở Việt Nam nhớ lại và suy ngẫm, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, tr.387 – 389.

13 Xem thêm: Đặng Phong, Duy tân và Đổi mới, tạp chí Xưa & Nay, số 151, 2003, tr.13 – 15.


1CHÚ THÍCH
1 Nguyễn Đăng Vinh, Đặng Việt Thuỷ, Lê Ngọc Tú, Việt Nam – 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975): Biên niên sự kiện, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.243.

2 Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Đại hội và Hội nghị Trung ương,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.65.

3 “Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng)”, họp từ ngày 12 đến 22/1/1959 về tình hình miền Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.4 - 5.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.2.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.16.

6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.49.

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.55.

8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.57 - 92.

9 Bùi Kim Đỉnh, Tìm hiểu nguyên nhân cuộc đụng độ lịch sử ở Việt Nam (1954 - 1975), số 186, tạp chí Lịch sử Đảng, (5/2006), tr.68.

10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.88.

11 Kenneth Lieberthal, Governing China: From Revolution Through Reform, New York, W.W. Norton & Co., 2004, p. 75.

12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.75.

13 Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng), Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.37 – 41.

14 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.81.

15 Lê Hồng Linh, Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam 1959 - 1960, NXB Đà Nẵng, 2006, tr.259.

16 Lê Hồng Linh, Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam 1959 - 1960, sđd; và Miền Đông Nam Bộ kháng chiến, tập 3, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993, tr.69.

17 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.64.

18 Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2: 1954-1975, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.101.

19 Hoàng Trang, Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, 1954 - 1975, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.90.

20 Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 1954 - 1975, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.100; và Diệp Đình Hoa, Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh (6/2/1959), số 326, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (1/2003), tr.35 - 48.

21 Lê Hồng Linh, Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam 1959 - 1960, sđd, tr.259 - 260.

22 Xem “Chỉ thị của Bộ Chính trị, tháng 3/1959: Về nhiệm vụ xây dựng căn cứ cách mạng Tây Nguyên”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.245 - 259.

23 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.58.

24 Trường Chinh, Écrits, 1946 - 1975 [Tuyển tập các bài viết, 1946 - 1975], Hà Nội, Éditions en langues étrangeres, 1977, tr.6.

25 Bùi Kim Đỉnh, Tìm hiểu nguyên nhân cuộc đụng độ lịch sử ở Việt Nam (1954-1975), sđd, tr.69.

26 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.153 ; Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.224 - 236.

27 King C. Chen, Hanoi’s Three Decisions and the Escalation of the Vietnam War, tập 90, số 2, tạp chí Political Science Quarterly, (1975), 257

28 Carlyle Thayer, War by Other Means: National Liberation and Revolution in Vietnam, 1954 - 1960, Cambridge (USA), Unwin Hyman Press, 1989, tr.185.

29 Hoàng Trang, Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, 1954 - 1975, sđd, tr.98.

30 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.84.

31 Danh sách cán bộ đi B trong năm 1961, không đề ngày tháng, Hồ sơ 876: Danh sách cán bộ đi B trong năm 1961, Phòng Uỷ ban Thống nhất Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, Việt Nam (sau đây trích dẫn là VNA3).

32 Carlyle Thayer, War by Other Means: National Liberation and Revolution in Vietnam, 1954-1960, sđd, tr.185.

33 “Báo cáo của Liên khu uỷ V, tháng 11/1959: Về tình hình Liên khu V”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.1022.

34 Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, sđd.

35 Khuat Bien Hoa, Đại tướng Lê Đức Anh, [General Le Duc Anh], NXB Quân đội nhân dân, 2005. tr61-62.

36 Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sđd, tr.110.

37 Hán Văn Tâm, Nghệ thuật giành thắng lợi từng bước kết hợp với những thắng lợi quyết định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, số 171, tạp chí Lịch sử quân sự, 3/2006, tr.9.

38 Nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân (1961-1965): Báo cáo bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III do đồng chí Nguyễn Duy Trinh trình bày, ngày 7/9/1960, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21: 1960, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.835 - 836.

39 “Political Report of the 2nd Central Committee to the Congress”, Communist Party of Vietnam, 75 Years of the Communist Party of Viet Nam (1930 - 2005): A Selection of Documents from Nine Party Congresses, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2005, tr.212.

40 Trường Chinh, Écrits, 1946 - 1975 [Tuyển tập các bài viết, 1946 - 1975], sđd, tr.636.

41 Thông tin về Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có thể xem ở Robert K. Brigham, Guerrilla Diplomacy: The NLF’s Foreign Relations and the Vietnam War, Ithaca, Cornell University Press, 1999, p. 11-8; và Tran Cong Tuong and Pham Thanh Vinh, The N.L.F.: Symbol of Independence, Democracy and Peace in South Vietnam, Hanoi, Foreign Languages Publishing House, 1967.

42 Trần Minh Trường, Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 đến 1969,
NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.45 - 46.

43 “Chỉ thị của Bộ Chính trị, ngày 24/1/1961: Về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22: 1961, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 (sau đây trích là Văn kiện Đảng: 1961), tr.153 - 155.

44 “Đề cương bài nói chuyện về cuộc Đồng khởi năm 1960 của Tỉnh uỷ Bến Tre”, không đề ngày tháng. Hồ sơ 233: Đề cương bài nói chuyện về cuộc Đồng khởi năm 1960 của Tỉnh uỷ Bến Tre, Phòng Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, VNA3, tr.6.

45 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22: 1961, sđd, tr.155.

46 Chỉ thị của Ban Bí thư số 18 - CT/TW, ngày 11/5/1961: Về phát động đấu tranh chống âm mưu đế quốc Mỹ định đưa quân vào miền Nam Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22: 1961, sđd, tr.323 - 324.

47 Xứ ủy Nam Bộ xuất hiện vào năm 1954, sau khi Việt Nam bị chia cắt; được hình thành từ một văn phòng được thiết lập trong cao trào của cuộc đấu tranh với Pháp, vào năm 1952, chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động có mục tiêu là phá vỡ nỗ lực chiến tranh của kẻ thù ở miền Nam Việt Nam, được gọi là Trung ương Cục miền Nam. Xem phác thảo nguồn gốc và chức năng của tổ chức này trong Lê Xuân An, Chiến khu D, Chiến khu Dương Minh Châu – An toàn khu của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, số 186, tạp chí Lịch sử Đảng, 1/2006, tr.47 - 49, 60.

48 “Điện mật của Trung ương gửi Xứ ủy Nam Bộ, Liên khu uỷ V, só 28/DM, ngày 14/3/1961: Về tổ chức và nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22: 1961, sđd, tr.263 - 265.

49 “Chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam, số 4, ngày 27/11/1961: Về vấn đề đổi tên Đảng cho Đảng bộ miền Nam,” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22: 1961, sđd, tr.653 - 654.

50 Mari Olsen, Soviet-Vietnam Relations and the Role of China, 1949 - 1964: Changing Aliiances, London, Routledge, 2006, tr.80.

51 William J. Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam, Boulder, Westview Press, 1996, tr.201.

52 Quiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950 - 1975, Chapel Hill, NXB Đại học Bắc Carolina, 2000, tr.93.

53 “Diễn văn của Bộ trưởng Bộ ngoại giao” ngày 30/11/1961, Hồ sơ 7809: Đề án, báo cáo của Ban Liên tế Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tiểu ban Nghiên cứu công tác Lào về tình hình viện trợ cho Lào năm 1961, Phông Phủ Thủ tướng, VNA3, tr.1.

54 Tiểu ban Nghiên cứu công tác Lào, Đề án công tác kinh tế tài Chính giúp chính phủ Lào, ngày 31 tháng 11 năm 1961, Hồ sơ 7809: Đề án, báo cáo của Ban Liên tế Trung Ương, Bộ Quốc phòng và tiểu ban nghiên cứu công tác Lào về tình hình viện trợ cho Lào năm 1961, Phông Phủ Thủ tướng, VNA3, tr.1.

55 “Thông tri của Ban Bí thư, số 45-TT/TW, ngày 31/10/1961: Về mở một cuộc đấu tranh rộng rãi và mạnh mẽ chống âm mưu can thiệp mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22: 1961, sđd, tr.485.

56 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22: 1961, sđd, tr.485.

57 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20: 1959, sđd, tr.67.

58 Luu Van Loi, Fifty Years of Vietnamese Diplomacy, 1945 - 1995, Vol. 1: 1945-1975, Hà Nội,
NXB Thế giới, 2000, tr.139.

59 Luu Van Loi, Fifty Years of Vietnamese Diplomacy, 1945 - 1995, Vol. 1: 1945-1975, sđd. 139.

60 “Báo cáo về việc đón tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Trung Quốc và đoàn đại biểu Xôviết tối cao Liên Xô sang thăm Việt Nam”, không đề ngày tháng. Hồ sơ 1046: Hồ sơ về đoàn đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô do ông Adropop làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam từ ngày 12 – 20/01/1963. tập 2: Diễn văn điện từ và các lời phát biểu trong thời gian đoàn ở Việt Nam, Phòng Quốc hội, VNA3, tr.2 - 3.

61 Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.193.

62 Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, sđd, tr.193.

63 Thư của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Cục miền Nam, ngày 18/7/1962: Về cách mạng miền Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 32: 1962, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.707.

64 Bui Tin, From Enemy to Friend: A North Vietnamese Perspective on the War, Annapolis, Naval Institute Press, 2002, p. 11.

55 Nguyễn Đình Bin (cb), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, sđd, tr.192.

66 “Thư của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Cục miền Nam, ngày 18 tháng 7 năm 1962”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 32: 1962, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.705-25

67 “Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị, họp từ 6 đến 10/12/1962: Về tính hình, phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 32: 1962, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.821.

68 Dự thảo đề cương giới thiệu về tình hình và đường lối cách mạng Việt Nam. Không đề ngày tháng, Hồ sơ 252: Dự thảo đề cương về tình hình và đường lối cách mạng miền Nam 1962, Phông Uỷ ban Thống nhất đất nước, VNA3, tr.26.

69 William J. Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam, sđd, tr.207.

70 “Hành động quân sự phiêu lưu của đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam đang bị đồng bào miền Nam và toàn dân kiên quyết chống lại và ngày càng bị dư luận hoà bình và dân chủ trên thế giới kịch liệt lên án”, Báo cáo trước Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 4 (tháng 4/1962) do Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất Nguyễn Văn Vịnh trình bày, 4/4/1962, Hồ sơ 733: Hồ sơ kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa II từ ngày 17 – 26/4/1962, tập 2: Phiên họp ngày 18/4/1962: Báo cáo về công tác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bầu cử bổ sung Đại biểu Quốc hội, về thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1962, thực hiện ngân sách Nhà nước năm 1962, công tác toà án và kiểm sát nhân dân, Phòng Quốc hội, VNA3, tr.13.

14CHÚ THÍCH
 Tham khảo Fitzpatrick 1992 và 1999 về “tính văn hoá” trong bối cảnh Liên Xô thế kỷ XX.

15 Về những vấn đề trong cách hiểu hiện đại về cơ quan đại diện trong các bài viết của các nhà nhân học về hành động và tính bản ngã, tham khảo Laidlaw 2002.

16 Sau khi đất nước thống nhất, các chuyên gia trí thức và xuất khẩu lao động trở thành tài sản xuất khẩu chủ yếu; các công nhân vận hành được tuyển dụng chủ yếu ở các nước thuộc khối COMECON, trong khi hàng nghìn bác sỹ, kỹ sư, nhà nông học và các chuyên gia khác phục vụ 4 - 5 năm ở các nước sử dụng tiếng Pháp trong khuôn khổ các chương trình “hữu nghị” song phương chính thức.

17 Còn có nhiều bức ảnh đám cưới ghi lại những khoảnh khắc hôn nhân đáng nhớ trong một gia đình. Vài bức hình từ những năm 1930, trong đó chụp riêng cô dâu chú rể trong trang phục hiện đại và ngồi sát bên nhau. Đây là những thời khắc quan trọng của một ý tưởng hôn nhân môn đăng hộ đối vốn đã trở thành điển hình của đời sống trí thức trong những năm trước độc lập.

18 Dẫn chứng tham khảo đến loại thuốc sulphonamide của Pháp với nhãn hiệu giống như Dagénan. Những dấu hiệu báo trước các loại thần dược sẵn có ở Indonesia từ cuối những năm 30 và phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam qua những hiệu thuốc thương mại “khoa học”; do đó trường học dạy là những phương thuốc “thuộc địa” này có chất lượng kém so với những phương thuốc sử dụng sức mạnh khoa học tiên tiến của thế giới. Xem Đặng Phong [2002: 423-4] Monnais and Tousignant [2006:145].

19 Xem Pollock 1998, Humphrey 2004. Quan sát chủ yếu những công trình gần đây về chủ nghĩa thế giới, xuất hiện do nhiều quan tâm chung về bản chất của các loại hình “đóng” và “mở” của các bản sắc cộng đồng cho thấy những loại người đi khắp thế giới có thể gắn bó sâu sắc với quê nhà trong khi vẫn sống một cuộc sống di chuyển liên tục ở khắp nơi xa xôi. Những người như vậy được mô tả là “người theo chủ nghĩa thế giới địa phương” (Ho 2004) và “những công dân linh hoạt” (Ong 1998). Những khái niệm này đã được sử dụng ban đầu cho các cộng đồng giao thương và kinh doanh khắp địa phương. Những gì tôi muốn nói về liên hiệp xã hội chủ nghĩa là giới trí thức hiện đại đã sống một cuộc sống di chuyển như thế, nhưng trong một thế giới mà gia đình cũng như quốc gia coi tri thức là công cụ đạt đến mục đích tinh thần trong việc thiết lập các mối quan hệ và tình bằng hữu trải rộng về không gian địa lý và lịch sử đương đại. Những gì có thể thấy ở đây là năng lực sử dụng những khác biệt quá khứ và hiện tại của chủ nghĩa xã hội để tạo ra cảm quan bền vững về cộng đồng xuyên địa phương cho những buổi gặp gỡ ở các vùng xa xôi.

20 Compare Bousquet [2002: 442-5] và Goscha [2004: 14-15].

21CHÚ THÍCH
 Nguyễn Thị Thập (Chủ biên), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập 1, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1981, tr.171.

22 Báo Nam phong, 4 – 1921.

23 Báo Phụ nữ tân văn, 26 – 6 – 1930.

24 Lương công nhân nữ dao động trong khoảng từ 55,55% (năm 1931) đến 74,19% (năm 1932) so với lương công nhân nam. (Theo Niên biểu thống kê Đông Dương năm 1939 – 1940 trong: Nguyễn Thị Thập, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập 1, sđd, tr.171).

25 P: viết tắt của Piastre, đơn vị tiền tệ của cả khu vực Đông Dương lấy bạc làm bản vị, có loại bằng bạc, nặng khoảng 27gam, có loại tiền giấy.

26 Báo Công luận, 25 – 5 – 1932.

27 Báo Phụ nữ tân văn, 26 – 6 – 1930.

28 Báo Trung Bắc chủ nhật, 27 – 9 – 1942, bài Nạn hoa liễu do các nhà cô đầu gây ra đã giới thiệu cuốn sách của Đốc lý Hà Nội Virgitti và bác sỹ Joyeux: Về tình trạng mãi dâm và bệnh hoa liễu ở Hà Nội. Những số liệu này được lấy từ cuốn sách của họ.

29 Báo Đàn bà, số đặc biệt năm 1941.

30 Hội Ái hữu cựu nữ sinh Gia Long, http://www.gialong.org/history.html, tr.1 – 2.

31 Bà Henriette Bùi tốt nghiệp Đại học Y khoa Paris (năm 1934); bà Nguyễn Thị Sương (năm 1940); bà Lê Thị Hoàng tốt nghiệp Cao đẳng Y khoa Hà Nội (năm 1937); bà Dương Thị Liễu (năm 1940), bà Lý Thị Nguyệt tốt nghiệp Cao đẳng Bào chế Hà Nội; bà Phan Thị Liệu tốt nghiệp Cao đẳng Canh nông Hà Nội; bà Phạm Thị Mỹ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (năm 1928); bà Nguyễn Thị Châu tốt nghiệp cử nhân Văn khoa ở Đại học Paris (năm 1936); bà Bùi Thị Cầm tốt nghiệp Đại học Luật khoa Paris và bà Nguyễn Minh Nguyệt tốt nghiệp Trường Cao đẳng Luật khoa Hà Nội.

32 Henritte Bùi làm Phó giám đốc Nhà Bảo sanh Chợ Lớn, Phan Thị Liệu làm ở Sở Nghiên cứu nông nghiệp Sài Gòn, Phạm Thị Mỹ và Nguyễn Thị Châu làm Giáo sư ở Trường “Áo Tím”... (Báo Đàn bà, số đặc biệt năm 1941).

33 Báo Nam phong, 6 – 1918.

34 Đặng Văn Bẩy, Nam nữ bình quyền, Da Kao, 1928, tr.4.

35 Phan Bội Châu, Vấn đề phụ nữ, Duy tân thư xã, Huế, 1929, tr.1.

36 Phan Bội Châu, Vấn đề phụ nữ, sđd, tr.14.

37 Trần Thiện Tỵ – Bùi Thế Phúc, Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, 1932, tr.65.

38 Cựu Kim Sơn – Văn Huệ, Đời chị em, báo Dân chúng, 1938, tr.2.

39 Báo Nam phong, Vấn đề phụ nữ, 10 – 1920.

40 Báo Nam phong, 1 – 1921.

41 Báo Tân Dân, 8 – 1 – 1925.

42 Phạm Quỳnh là chủ bút báo Nam phong, được đánh giá là người am hiểu cả hai nền văn hoá Đông Tây.

43 Báo Nam phong, 4 – 1924.

44 Marr David G., “The 1920s women’s rights debates in Vietnam”, Journal of Asian Studies, Vol 35, No 3 (May), 1976, tr.380.

45 Cuốn sách có 60 bài, bên cạnh nội dung cơ bản nhằm dạy cho nữ sinh đạo đức, biết cách cư xử đúng mực, là mẹ hiền, vợ đảm sau này, ngay từ bài đầu tiên tác giả đã khẳng định “đời nay con gái cũng trọng như con trai, muốn cho sau này cũng ra gánh vác việc đời thì cũng cần phải cho học để mở mang trí thức. Và một nước muốn cho thoát khỏi ngu hèn thì không những con trai cần phải học, mà con gái cũng cần phải có học”. Sách còn có bài giới thiệu về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, về các nữ tướng của Hai Bà Trưng, đặt vấn đề “con gái yêu nước là thế nào”.

46 Báo Hoàn cầu tân văn, 15 – 9 – 1934.

47 Báo Thần chung, số 6, 14 – 2 – 1930.

48 Báo Zân báo, 14 – 10 – 1933.

49 Chị em ta nên học những nghề nghiệp để mưu tự lập lấy thân (báo Phụ nữ tân văn, 4 – 7 – 1929); Nghĩa vụ của chị em là phải lo cho có nghề nghiệp (báo Phụ nữ tân văn, 20 – 3 – 1930); Chị em ta đừng ăn bám chồng con nữa (báo Phụ nữ tân văn, 7 – 8 – 1930); Mở cửa sổ cho đàn bà vô (báo Phụ nữ tân văn, 2 – 8 – 1931); Cái hại ăn dưng ngồi rồi của chị em ta (báo Phụ nữ tân văn, 5 – 11 – 1931); Phụ nữ chức nghiệp (báo Phụ nữ tân văn, 6 – 9 – 1934); Một điều cần thiết cho tư cách độc lập của phụ nữ chức nghiệp (báo Phụ nữ thời đàm, 22 – 1 – 1931); Chị em bạn gái nên chú trọng về đường thực nghiệp (báo Phụ nữ thời đàm, 19 – 3 – 1931); Chức nghiệp và địa vị của phụ nữ trong xã hội (báo Phụ nữ tân tiến, 1 – 10 – 1932); Thực nghiệp với phụ nữ (báo Phụ nữ tân tiến, 1 – 4 – 1932); Chị em phụ nữ Trung Kỳ với phong trào lao động (báo Đàn bà mới, 29 – 12 – 1934); Một vấn đề thiết thực: Phụ nữ với chức nghiệp (báo Đàn bà mới, 5 – 10 – 1936); Phụ nữ với chức nghiệp (báo Đàn bà, 8 – 7 và 22 – 7 – 1934); Phụ nữ chức nghiệp (báo Đàn bà, 14 – 10 – 1933); Phụ nữ lao động với chế độ gia đình (báo An Nam tạp chí, 2 – 4 – 1932); Vấn đề phụ nữ chức nghiệp (báo Hoàn cầu tân văn, 30 – 10 – 1933 và 11 – 1 – 1934); Cần phải có một nghề (báo Trung lập, 23 - 3 - 1933)…

50 Báo Nam phong, 6 – 1927.

51 Báo Công luận, 1 – 7 – 1932.

52 Báo Công luận, 2 – 7 – 1931.

53 Chữ trinh, cái tiết với cái nết (báo Phụ nữ tân văn, 19 – 9 – 1929); Bàn thêm về tự do kết hôn (báo Phụ nữ tân văn, 5 – 10 – 1929); Cái chế độ gia đình ở nước ta đem gióng với luân lý Khổng Mạnh (báo Phụ nữ tân văn, 3 – 6 – 1930); Gia đình ở xứ ta nay cũng thành ra vấn đề rồi (báo Phụ nữ tân văn, 21 – 5 – 1931); Tam tòng, tứ đức ngày nay còn thích hợp với chị em ta không (báo Phụ nữ tân văn, 30 – 7 – 1931); Tống Nho với phụ nữ (báo Phụ nữ tân văn, 13 – 8 – 1931); Đàn bà với ái tình (báo Phụ nữ tân văn, 13 – 8 – 1931); Luân lý xã hội chỉ buộc có một mặt (Báo Phụ nữ tân văn, 26 – 1 – 1931); Ân và tình; Luận về phụ nữ tự sát (báo Phụ nữ tân văn, 26 – 9 – 1929); Một cái hại của chế độ đại gia đình: bà già với nàng dâu (báo Phụ nữ tân văn, 20 – 8 – 1931).

54 Báo Phụ nữ tân văn, 13 – 8 – 1931.

55 Báo Công luận, 3 – 4 – 1932.

56 Báo Công luận, 18 – 3 – 1934.

57 Báo Phụ nữ tân văn, 18 – 5 – 1934.

58 Báo Công luận, 5 – 5 – 1932.

59 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.2.

60 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.14.

61 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.95.

62 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.188.

63 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.189.

64 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.190 – 191.

65 Judge Sophia Quinn, “Women in the early Vietnamese communist movement: sex, lies, and liberation”, South Asia Research, November, 2001, tr.248.

66 Judge Sophia Quinn, sđd, tr.261.

67 Judge Sophia Quinn, sđd, tr.256.

68 Báo Tiếng dân, 2 – 8 – 1930.

69 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.191.

70 Bảo tàng Cách mạng, Truyền đơn cách mạng, ký hiệu –1873/Gy574.

71 Nguyễn Thành, Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1985, tr.47 – 48.

72 Nguyễn Thành, Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, sđd, tr.48.

73 Báo Đàn bà mới, 26 – 10 – 1936.

74 Báo Nhành lúa, số 4, 2 – 1937.

75 Báo Tin tức, số 12, 25 và 29 – 6 – 1938.

76 Báo Đàn bà mới, 11 – 11 – 1935.

77 Trần Huy Liệu, 30 năm đấu tranh của phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, 1960, tr.8.

78 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.198.

79 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr.301.

80 Trên các báo Đuổi giặc nước (cơ quan tuyên truyền cổ động của Việt Minh Thanh Hoá), Tự do, Cứu quốc (cơ quan tuyên truyền cổ động của Việt Nam Độc lập dồng minh), Việt Nam độc lập đều đăng tin những phụ nữ tiêu biểu trong mọi hoạt động cách mạng, từ việc tuyên truyền tổ chức lập Hội Phụ nữ cứu quốc đến các hoạt động cụ thể khác của phụ nữ như đóng góp bằng tiền và hiện vật cũng như công sức cho phong trào cách mạng và đều được tuyên dương kịp thời.

81CHÚ THÍCH
 Jacques Soustelle, “Indochina and Korea: One front”, Foreign Affairs, 29 Oct 1950, p. 56 – 66.

82 Eisenhower Press Conference, 7 April 1954, in Foreign Relation of the United States, 1952 – 1954, vol 13. Indochina, p. 1280 – 81.

83 Gary R. Hess, Vietnam and the United States, Origins and Legacy of War, Twayne Publishers, An Imprint of Simon Schuster Macmillan, New York, pp. 56.

84 Tường Hữu, Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975, NXB Công an, tr.249 – 255.

85 John Cooney, The American Pope: the Life and Time of Francis Cardinal Spellman, A Dellbook, New York.

86 William Conrad Gibbons, The US Government and the Vietnam War, Part II: 1961 – 1964, Princeton Univ Press, p. 5 – 6.

87 Gary R. Hess, Vietnam and the United States, Origins and Legacy of War, Twayne Publishers, An Imprint of Simon Schuster Macmillan, New York, p. 60.

88 Tường Hữu, Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975, sđd, tr.267 – 268.

89 Tường Hữu, Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975, sđd, tr.267 – 268.

90 www.wikipedia, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm.

91 Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hoà (phần chính trị, nội an, ngoại giao).

92 www.wikipedia, Đại tướng Việt Nam Cộng hoà Cao Văn Viên.

93CHÚ THÍCH

 Christopher E. Goscha, Vietnam or Indochina? Contesting concepts of space in Vietnamese nationalism, 1887 – 1954, Copenhagen: NIAS, 1995.

94 Trích dẫn trong Công báo của Việt Nam Cộng hoà, ngày 14/3/1953, Tư liệu điện tử tại Trung tâm Việt Nam và Văn khố, Lubbock, Texas, tr.2409.

95 Keith W. Taylor, “China and Vietnam: Looking for a New Version of an Old Relationship,” in: The Vietnam War. Vietnamese and American Perspectives, Jayne S. Werner, Luu Doan Huynh (eds.), Armonk, NY: M.E. Sharpe, 1993, p. 271–85.

96 George McT. Kahin, Intervention: How America became involved in Vietnam, New York, Knopf, 1987, p. 61.

97 Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà, Văn phòng thông tin Quốc gia Việt Nam Cộng hoà, 1956, Tư liệu điện tử tại Trung tâm Việt Nam và Văn khố, Lubbock, Texas, tr.5.

98 Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà, tlđd, tr.25.

99 Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà, tlđd, tr.23.

100 Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà, tlđd, tr.8.

101 Nhật ký thời chiến của Đặng Thuỳ Trâm được xuất bản gần đây dưới cái tên Last Night I Dreamed of Peace, New York: Harmony Books/Random House, 2007 đã cho thấy điều này. Đặng Thuỳ Trâm là một bác sỹ chiến trường từ miền Bắc Việt Nam vào Quảng Ngãi, và cô đã làm việc ở đây đến năm 1970 thì hy sinh, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và sự giúp đỡ của những người ở nông thôn miền Nam cho cách mạng.

102 Franklin B. Weinstein, Vietnam’s Unheld Elections: The failure to carry out the 1956 reunification elections and the effect on Hanoi’s present outlook, Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 1966, p.57.

103 Franklin B. Weinstein, Vietnam’s Unheld Elections: The failure to carry out the 1956 reunification elections and the effect on Hanoi’s present outlook, sđd, p. 57.

104CHÚ THÍCH
 Schneider ban đầu làm việc trong xưởng in của Nhà nước, sau đứng ra mở nhà in riêng. Ông là một trong những thầy dạy người Việt Nam đầu tiên bước chân vào nghề làm báo và nhà in.

105 Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, NXB Văn hoá –Thông tin, Hà Nội, 2001, tr.72.

106 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chủ nghĩa”, Đông Dương tạp chí, số 2, 1913, tr.2.

107 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chủ nghĩa”, Đông Dương tạp chí, bđd, tr.2.

108 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ Nho nên để hay nên bỏ”, Đông Dương tạp chí, số 31, 1913, tr.3.

109 Nguyễn Văn Vĩnh, “Tiếng An Nam”, Đông Dương tạp chí, số 40, 1914, tr.4.

110 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 33, 1913, tr.4.

111 Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, bđd, tr.4.

112 Nguyễn Văn Vĩnh, “Cách viết chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 82, 1914, tr.6.

113 Đông Dương tạp chí, số 51, 1914, tr.4 – 5.

114 Đông Dương tạp chí, số 51, tlđd, tr.4 – 5.

115 Đông Dương tạp chí, số 51, tlđd, tr.4 – 5.

116 Nguyễn Văn Vĩnh, “Cách dịch các tiếng tên xứ, tên người Âu châu ra chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 67, 1914, tr.9.

117 Sơn Tùng, Tiểu thuyết hoa râm bụt, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1998, tr.181 (trích lời ông Nguyễn Văn Vĩnh).

118 Hồ Lân Trinh, “Sự cải cách vần chữ Việt”, trong Phê bình văn nghệ, tập 1, ngày 8 – 2 – 1958. (Dẫn lại của Tân Phong Hiệp, Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936), Bách Khoa, số 32, 1958).

119 Nhiều tài liệu cho rằng năm 1917 là năm kết thúc của tờ Đông Dương tạp chí, nhưng chúng tôi khảo sát tờ báo lại là năm 1918.

120 Hoàng Đạo Thuý, Người và cảnh Hà Nội, NXB Hà Nội, 1982, tr.242.

121CHÚ THÍCH

1 Phan Huy Lê – Chu Thiên – Vương Hoàng Tuyên – Đinh Xuân Lâm, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1960, tr.165.

122 Lê Quý Đôn, Phủ Biên tạp lục, Hà Nội, 1964, tr.105

123 Sơn Nam, “Người Hoa”, tạp chí Xưa & nay, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr.155.

124 Đào Trinh Nhất, Thế lực Khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ, Hà Nội, 1924, tr.20.

125 Pierre, Richard Ferey, Le Viet Nam au XXe sìecle, Presses Universitaires de France, Paris, 1979, tr.45.

126 Pierre, Richard Ferey, Le Viet Nam au XXe sìecle, sđd, tr.45.

127 Pierre, Richard Ferey, Le Viet Nam au XXe sìecle, sđd, tr.48 – 49.

128 Ngô Văn Hoà – Dương Kinh Quốc, Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978, tr.197.

129CHÚ THÍCH
 Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.44.

130 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.464, 466 và 467.

131 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.124 và 129.

132 Trong Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế Cộng sản (1919), có viết: "Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng giai cấp công nhân chính quốc...", "công nhân và nông dân không chỉ ở Angiêri, Bănggan, mà cả ở Batư hay Ácmêni chỉ có thể giành được độc lập khi nào công nhân ở Anh và ở Pháp lật đổ chính phủ "Lôiít Gioócgiơ" và "Clêmăngxô" giành chính quyền về tay mình" Điều đó có nghĩa là: khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi thì các dân tộc thuộc địa mới được giải phóng. (Xem V.I. Lênin và Quốc tế Cộng sản (bản tiếng Nga), NXB Tiến bộ, Moskva, 1970, tr.143).

Những Luận cương về phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1 – 9 – 1928) cho rằng: "Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến". Quan điểm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. (Xem Những luận cương về Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (bản tiếng Pháp), Pari, 1928, tr.174).

133 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, sđd, tr.298.

134 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, sđd, tr.36.

135 Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.238, 239 và 266.

136 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, sđd, tr.273.

137 Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập 1, sđd, tr.277, 278 và 279.

138 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, sđd, tr.289.

139 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, sđd, tr.465.

140 Trong bức thư gửi Pêtơrốp (3 – 1924), Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong những tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây lúc nào cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục, ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Vì vậy tôi không muốn trả 5 rúp tiền thuê nhà để tỏ sự phản đối.

Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho – tháng ba và 11 rúp 61 cho những tháng sau”. So sánh diện tích, trang bị nội thất và giá cả với các phòng khác thì “giá mà người ta buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn” (xem Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập 1, sđd, tr.264).



141 Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập 1, sđd, tr.261 – 262.

142 “Lý luận giải phóng dân tộc” là thuật ngữ dùng theo Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Văn nghệ, Hà Nội, 1994, tr.71.

143 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.385.

144 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, sđd, tr.367.

145 Hà Huy Tập, Một số tác phẩm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.190.

146 Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập 1, sđd,, tr.374.

147 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, sđd, tr.324 – 326.

148 Trong văn kiện Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương” (Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 1, sđd, tr.614).

149 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, sđd, tr.384.

150 Hà Huy Tập, Một số tác phẩm, sđd, tr.263 – 264.

151 Hà Huy Tập, Một số tác phẩm, sđd, tr.151.

152 Hà Huy Tập, Một số tác phẩm, sđd, tr.151 và 266.

153 Hà Huy Tập, Một số tác phẩm, sđd, tr.261, 262, 271, 272 và 273.

154 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, sđd, tr.385.

155 Hà Huy Tập, Một số tác phẩm, sđd, tr.274, 275, 396, 476 và 477.

156 Hà Huy Tập, Một số tác phẩm, sđd, tr.76 – 77.

157 Từ tháng 10 – 1930, Chính cương vắn tắtSách lược vắn tắt không được coi là một cương lĩnh của Đảng nữa. Đến năm 1991, tạp chí Lịch sử Đảng mới công bố một bài nghiên cứu, khẳng định lại đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.

158 Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.59 – 60.

159 Mùa Hè năm 1936, Nguyễn Ái Quốc được Vụ Tổ chức Cán bộ của Quốc tế Cộng sản mời đến làm tờ khai lý lịch, hộ chiếu, giấy đi đường... Song, chuyến đi này phải huỷ bỏ vì “tình hình thay đổi” (Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập 2, sđd, tr.65).

160 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, sđd, tr.90.

161 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.118, 119 và 113.

162CHÚ THÍCH

 Trong số này, có những người chỉ biết tên Nhật mà không biết tên Việt hoặc ngược lại, vì thế có thể xảy ra sự trùng lặp ở một số trường hợp.

163CHÚ THÍCH
 Ấn tín nặng 5,9 cân bị nấu chảy là minh chứng cho sự chấm dứt liên kết quyền lực giữa Trung Hoa và Việt Nam. Xem Oscar Chapius, The Last Emperors of Vietnam: From Tu Duc to Bao Dai, tập 7. Westport, Connecticut; NXB Greenwood, London, 2000, tr.69.

164 Xem Robert James Hurle, Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Việt Nam to 1954, Thạc sỹ Triết học, Khoa Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Australia, 2005 (luận văn không xuất bản).

165 Stein Tonnesson, trong bài nghiên cứu năm 1991, bàn chi tiết về sự ra đời của Việt Minh. Xem Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, London, Newbury Park, New Delhi: SAGE Publications (for PRIO International Peace Research Institute Oslo), 1991, tr.120 – 122 và tr.149 (ghi chú 32).

166 Xem Pierre Brocheux, Ho Chi Minh: A Biography, Dịch giả Claire Duiker, NXB Đại học Cambridge, 2007, tr.68 – 83. Thời gian Hồ Chí Minh trở về Việt Nam được lấy từ tấm bia đặt tại Pắc Bó.

167 Xem Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, Boston: Houghton Mifflin, 1976, tr.215.

Xem Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, Richmond, Surrey: Curzon Press for the Nordic Institute of Asian Studies, 1999 xem bài thảo luận về những hoạt động của những người phản kháng bên ngoài Việt Nam.



168 Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, sđd, tr.117 – 119.

169 Cho đến nay ghi chép đúng đắn nhất về thời kỳ này là của David Marr. Xem David G. Marr. Vietnam 1945: The Quest for Power, Berkeley, University of California Press, 1995.

170 Bất chấp những nỗ lực của Việt Minh, khoảng 1 – 2 triệu người dân đã chết vì nạn đói năm 1944, 1945. Xem Văn Tạo và Furuta Motoo, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam – những chứng tích lịch sử, Viện Sử học, 1995.

171 Ghi chép đúng đắn nhất cho trận chiến Điện Biên Phủ có lẽ của Bernard Fall, nhưng cũng không thể bỏ qua ghi chép của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xem Bernard B. Fall, Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu. Philadelphia, New York: L. B. Lippincott Company, 1967; và Võ Nguyên Giáp, "Dien Bien Phu", in General Võ Nguyên Giáp: People's War People's Army, tr.151 – 217, Hanoi: Foreign Languages Publishing House, 1961.

172 Xem John Prados, "Assessing Dien Bien Phu", Chương 11 in The First Vietnam War: Colonial Conflict and Cold War Crisis, tr.215 – 239, do Mark Atwood Lawrence and Frederik Logevall. Cambridge, MA: Harvard University Press, 2007, tr.221, mặc dù quyển Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, tập 1: 1945 – 1954 cho rằng lực lượng còn nhiều hơn thế, khoảng 460.000 lính Pháp và 350 – 400,000 quân Việt Nam. Số liệu của Prados lấy từ CIA. Xem trang 264 trong sách của Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000; tập 1: 1945 – 1954, NXB Khoa học Xã hội, Viện Kinh tế học, Hà Nội, 2002.

173 “Nhân dân” ở đây mang nghĩa rộng, bởi nhiều người sinh sống ở thành thị lại ủng hộ thực dân Pháp. Dân chúng ở khu vực nông thôn ủng hộ Việt Minh. Dân số thuộc chính quyền Pháp giảm từ 22.5 triệu năm 1942 xuống còn 10 triệu năm 1951 – 1952 và còn 6 triệu năm 1953, đã chứng minh cho sự thành công của Việt Minh. Xem Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000; tập 1: 1945 – 1954, sđd, tr.452.

174 Việt Minh có thể huy động hàng trăm nghìn quân tình nguyện cho trận Điện Biên Phủ năm 1954, ngoài ra còn có “hàng nghìn xe đạp, hàng trăm thuyền ván, và thồ ngựa...”. Xem Võ Nguyên Giáp, "Dien Bien Phu", in General Võ Nguyên Giáp: People's War People's Army, tr.151 – 217, tr.182 – 185 và Bernard B. Fall, Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu, sđd, tr.133.

175 Xem William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941. Ithaca and London: Cornell University Press, 1976, tr.291 – 292.

176 Thuật ngữ “tư tưởng Khổng giáo xã hội” và “tư tưởng Khổng giáo chính trị” là của tác giả.

177 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, sđd, tr.21 – 22. Xem bài miêu tả việc tản cư khi thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

178 Bruce McFarland Lockhart, The End of the Vietnamese Monarchy, New Haven: Council on Southeast Asia Studies, Yale Center for International and Area Studies, 1993, tr.65.

179 Bruce McFarland Lockhart, The End of the Vietnamese Monarchy, sđd, tr.77.

180 Bruce McFarland Lockhart, The End of the Vietnamese Monarchy, sđd, tr.115.

181 Xem Jasmin H. Cheung-Gertler, "The Moral Imperative and the Politics of Confucianism in French Indochina: Vietnamese Strategies of Resistance, Appropriation and Transformation". In Explorations in Southeast Asian Studies: A Journal of the Southeast Asian Students Association, 2004.

182 Jasmin H. Cheung-Gertler, "The Moral Imperative and the Politics of Confucianism in French Indochina: Vietnamese Strategies of Resistance, Appropriation and Transformation", tr.14. (Việc đánh số trang có thể thay đổi vì văn bản lưu hành trên Internet).

183 Shawn Frederick McHale, Print and Power: Confucianism, Communism and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, Honolulu: University of Hawaii Press, 2004, tr.76.

184 Văn bản mật, Peter Hansen, Melbourne College of Divinity, 1 – 2008.

185 Charles Kieth, Yale University, gửi e-mail cho nhóm Nghiên cứu Việt Nam, 12 – 2 – 2008. Rất nhiều ghi chép sau này được lấy từ nguồn này.

186 Xem David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power, Berkeley: University of California Press, 1995, tr.170. Bài miêu tả mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh.

187 Lan T. Chu, "Catholicism vs. Communism, Continued: The Catholic Church in Vietnam", Journal of Vietnamese Studies 3, No. 1 (2008, 2008): 151 – 192, p. 157.

188 Karl Marx sử dụng cụm từ này, nhưng nhiều nhà văn đã sử dụng trước đây. Cụm từ đầy đủ mà Marx sử dụng trong văn bản phù hợp với tôn giáo: “Nỗi đau tôn giáo là biểu hiện của nỗi đau đích thực và cùng lúc phải chống lại nỗi đau này. Tôn giáo là dấu hiệu của những sinh vật bị áp bức, trái tim của thế giới không có trái tim, vì nó chính là tinh thần trong thế giới không có tinh thần. Nó chính là thuốc phiện của con người”. Xem Karl Marx, “Toward a critique of Hegel's Philosophy of Right: Introduction”, 1884, translated by Loyd
D. Easton and Kurt H. Guddart, Chương 6 trong Modern Political Thought: Readings form Machiavelli to Nietzsche, tr.782 – 789, edited by David Wootton. Indianapolis: Hackett Publishing Company, 1996, tr.782.

189 Lan T. Chu, "Catholicism vs. Communism, Continued: The Catholic Church in Vietnam", sđd, tr.158.

190 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945 –1965, Ann Arbor: University of Michigan Press, 2002 ,tr.19 – 20.

191 Roland Jaques, Portuguese Pioneers Of Vietnamese Linguistics prior to 1650 (L'Œuvre de Quelques Pionniers Portugais dans le Domaine de la Linguistique Vietnamienne Jusqu'en 1650), translated by Rita F. Uson and Marguerite Uson, Bilingual edition. Bangkok: Orchid Press, 2002.

192 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam,
1945 – 1965
, sđd, tr.18.

193 Tôi đã dịch tác phẩm này. Xem Robert James Hurle, "Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Vietnam to 1954". Thạc sỹ Triết học, Khoa Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Australia, 2005, tr.144 – 148. Có vài nhầm lẫn về nguồn gốc và tính thực tiễn của tài liệu, được viết lần đầu năm 1943 nhưng một vài ấn bản có từ năm 1948 hoặc lâu hơn.

194 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945 – 1965, sđd, tr.28.

195 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945 – 1965, sđd, tr.28.

196 Robert James Hurle, "Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Vietnam to 1954", sđd, tr.46.

197 David G. Marr, Vietnamese Anticolonialism 1885 – 1925. Berkeley: University of California
Press, 1971.


198 McHale nhận xét rằng: “Giữa các nhóm trở nên căng thẳng hơn”. Xem Shawn Frederick McHale. Print and Power: Confucianism, Communism and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, sđd, tr.108.

199 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.155.

200 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, sđd, tr.38 – 43. Phần này miêu tả việc thành lập Sreté của Albert Sarraut, và mục đích là thông báo cho chính quyền thực dân Pháp nắm được các hoạt động chống phá bên ngoài, cũng như ngăn chặn các nhà hoạt động trong nước.

201 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, sđd, tr.64 – 96 về mạng lưới và phản ứng của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ từ năm 1925 đến năm 1939.

202 Tonnesson ghi chép, “[đến tháng Mười 1944] người Pháp lại nhìn thấy những khuôn mặt tươi vui khi họ đi du lịch đến tỉnh [Cao Bằng]”. Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, sđd, tr.133.

203 Shawn Frederick McHale. Print and Power: Confucianism, Communism and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, sđd, tr.108.

204 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.254.

205 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.254.

206 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.284.

207 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.203.

208 Jasmin H. Cheung-Gertler, "The Moral Imperative and the Politics of Confucianism in French Indochina: Vietnamese Strategies of Resistance, Appropriation and Transformation", sđd, tr.13. Ở đây, Cheung-Gertler dựa vào ghi chép của Duiker trong The Communist Road to Power in Vietnam, 2nd ed. Boulder: Westview, 1996.

209 Greg Lockhart, Nation in Arms: The origins of the People's Army of Vietnam. Sydney: Asian Studies Association of Australia in association with Allen & Unwin, 1989, tr.81.

210 Greg Lockhart, Nation in Arms: The origins of the People's Army of Vietnam, sđd, tr.79 – 81.

211 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.276.

212 David G. Marr. Vietnam 1945: The Quest for Power, sđd, tr.170.

213 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.227.

214 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.284.

215 Xem Christopher E. Goscha. "Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945 – 1950)", Journal of Vietnamese Studies 1, No. 1 – 2 (2006): 59 – 103, tr.62.

216 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, sđd, tr.63.

217 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, sđd, tr.63.

218 Nguyễn Khắc Tụng, "The Village: Settlement of Peasants in Northern Vietnam", 1981, trong Phan Huy Lê – Nguyễn Từ Chi – Nguyễn Đức Nghinh – Dương Kinh Quốc – Cao Văn Biền – Phan Đại Doãn – Huy Vũ – Tô Lan – Nguyễn Khắc Tụng – Nguyễn Danh Phiệt – Chương Thâu – Phạm Xuân Nam và Nguyễn Sinh, The Traditional Village in Vietnam, NXB Thế giới, Hà Nội, 1993, tr.13.

219 Xem Nguyễn Từ Chi, "The Traditional Viet Village in Bac Bo: Its Organizational Structure and Problems", 1980, trong Phan Huy Lê – Nguyễn Từ Chi – Nguyễn Đức Nghinh – Dương Kinh Quốc – Cao Văn Biền – Phan Đại Doãn – Huy Vũ – Tô Lan – Nguyễn Khắc Tụng – Nguyễn Danh Phiệt – Chương Thâu – Phạm Xuân Nam và Nguyễn Sinh, The Traditional Village in Vietnam, NXB Thế giới, Hà Nội, 1993, tr.118 – 119.

220 Nguyễn Từ Chi, "The Traditional Viet Village in Bac Bo: Its Organizational Structure and Problems", sđd, tr.119.

221 Nguyễn Từ Chi, "The Traditional Viet Village in Bac Bo: Its Organizational Structure and Problems", sđd, tr.127 – 134.

222 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.205 – 206.

223 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.206.

224 Woodside trích dẫn 11.376 người chết trên tổng số 45.000 công nhân (Alexander
B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.210). Các nguồn khác cũng có số liệu tương tự.

225 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.209 – 211.

226 Xem phần sách tham khảo để biết thêm chi tiết về các ấn phẩm này. Một số không dễ tìm bởi số lượng phát hành khá ít (khoảng 500 bản).

227 Đảng Cộng sản Việt Nam (Editorial Committee). Văn kiện Đảng 1930–1945 (Lưu hành nội bộ) – tập 3, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, tr.471.

228 David Marr ước tính tỷ lệ mù chữ ở Việt Nam năm 1939 là 10% (David G. Marr, Vietnamese Tradition on Trial, 1920 – 1945, Berkeley: University of California Press, 1981, tr.34). Không có số liệu riêng cho khu vực nông thôn nhưng có thể tỷ lệ mù chữ sẽ thấp hơn.

229 Xem Phạm Mai Hùng, Báo Việt Nam độc lập (1941 – 1945), (Ban đầu phát hành dưới dạng chuỗi các bài viết trên báo), NXB Lao động – Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội, 2000.

230 Robert James Hurle, Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Vietnam to 1954, (luận văn Thạc sỹ không xuất bản), sđd.

231 Xem Phạm Mai Hùng – Triệu Văn Hiển – Trần Hải Nhị – Nguyễn Thị Sáu – Nguyễn Trọng Hậu và Ngô Thị Ba, Truyền đơn cách mạng trước tháng 9 năm 1945, NXB Chính trị Quốc gia – Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 2004; Triệu Văn Hiển – Trần Hải Nhị – Lê Thị Thuý Hoàn và Ngô Thị Ba, 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động [9 years of resistance war through propaganda paintings and posters], Dịch giả Lê Thị Thuý Hoàn, SAVINA – Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội, 2007; Nguyễn Đạo Toàn – Lê Hữu Cảnh – Nguyễn Công Quang, 60 năm tranh cổ động Việt Nam 1945 – 2005, Nhóm dịch giả NXB Thế giới, Hà Nội, 2006.

70 Số DSCN0347/13 trong catalog của tôi.

232


233 Xem ví dụ Bùi Phụng, Từ điển Việt – Anh: Vietnamese English Dictionary, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000, tr.1868.

234 Catalog số DSCN0328/1.

235 Nhiều người dân ở các vùng khác của Việt Nam không đồng tình với quan điểm này nhưng đây là thông tin của tôi có được khi tiếp xúc, trò chuyện với các gia đình dân tộc Nùng tại một xã nhỏ ở Cao Bằng.

236 Số DSCN0357/21 trong catalogue của tôi.

237 Phạm Huy Thông, "Giới thiệu", trong Phạm Huy Thông – Phạm Minh Huyền – Nguyễn Văn Hảo – Lại Văn Tới, Trống Đông Sơn ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.262 – 282.

238 Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, sđd, tr.124 – 128.

239 Chang-Tai Hung, War and Popular Culture: Resistance in Modern China, 1937 – 1945, Berkeley and Los Angeles, California: University of California Press, 1994, tr.49 – 92.

240 Marshall McLuhan, "Các phương tiện truyền thông là thông điệp", Chương 1 trong Am hiểu về truyền thông: dành cho con người, tr.7 – 21. London: ARK Paperbacks, 1987.

241CHÚ THÍCH
 Năm 1884, triều Nguyễn đã ký với Pháp bản Hiệp ước Patenotre, công nhận Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp, Trung Kỳ và Bắc Kỳ là xứ bảo hộ.

242 Pièrre Brocheux – Daniel Hémery, Indochine, la colonisation ambugue (1858–1954), NXB La Découverte, Paris 1995, tr.189, Bản dịch lưu tại Khoa Sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

243 Jean – Pièrre Aumiphin, Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 – 1939), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1994, tr.55.

244 Lê Quốc Sử, Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.145.

245 Morlat, P. Indochine années vingt: le balcon de la France sur le Pacifique (1918 – 1928). Une page de l’histoire de France en Extrême-Orient, Ed., Les Indes savantes, Paris, 2001, p.375.

246 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, Ed. Les Indes Savantes, Paris, 2004, p.591.

247 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p. 591.

248 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.592.

249 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.584.

250 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.586.

251 Morlat, P. Indochine années vingt: le balcon de la France sur le Pacifique (1918 – 1928). Une page de l’histoire de France en Extrême-Orient, sđd, p. 377.

252 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.594.

253 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.596.

254 Morlat, P Indochine années vingt: le balcon de la France sur le Pacifique (1918 – 1928), sđd, p.373.

Theo Morlat, sở dĩ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Thái Lan chưa tương xứng với tiềm năng không chỉ vì giữa hai nước có những mặt hàng chiến lược giống nhau (nhất là gạo, và những sản phẩm nông nghiệp), mà còn do các tuyến đường giao thông trên biển và trên sông (chủ yếu là sông Mê Kông) gặp rất nhiều khó khăn, sđd, tr.374



255 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.600.

256 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.605.

257 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.605.

258 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.604.

259 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.604.

260 Có thể chứng minh qua số liệu của Bảng 91 trong Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, tr.607.

261 Dẫn theo Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, p.613.

262 Biên bản ghi các bức điện gửi Thống sứ Bắc Kỳ (1900 – 1902), CAOM, Fonds RST, hồ sơ 1B2333, tr.427.

263 Pièrre Brocheux, Daniel Hémery, Indochine, la colonisation ambugue (1858 – 1954), sđd, p.138.

264 Pièrre Brocheux, Daniel Hémery, Indochine, la colonisation ambugue (1858 – 1954), sđd, p.137.

265 Annuaire Statistique de l’Indochine. Résumé rétrospectif. Dẫn theo Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, tr.616.

266 Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, tr.620.

267 Annuaire Statistique de l’Indochine. Résumé rétrospectif. Dẫn theo Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, tr.611.

268 Dẫn theo số liệu của Kham Voraphet, Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945, sđd, tr.622.

269 Ministère de l’Information, La mise en valeur de l’Indochine Française // Notes documentaires et études, No 95, 26 Juillet 1945, p. 13.

270 Pièrre Brocheux, Daniel Hémery, Indochine, la colonisation ambugue (1858 – 1954), sđd, tr.201.

271 Châu Thị Hải, Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006, tr.234 – 235.

272 Pièrre–Richard Feray, Le Viêtnam au XX è siècle, Ed., Presses Universitaires de France, Paris 1979, p. 45. Xem thêm Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, tr.99.

273 Jean – Pièrre Aumiphin, Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 – 1939), sđd, tr.152.

274 Nguyễn Công Bình, Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959, tr.109.

275CHÚ THÍCH
 Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trên báo Nhân dân, http://www.nhandan.com.vn, (29 – 6 – 2006). Martin Gainsborough: Ho Chi Minh City’s Post – 1975 Political Elite: Continuity and Change in Background and Belief, in Benedict J. Tria Kerkvliet and David G. Marr (eds)., Beyond Hanoi: Local Government in Vietnam, Singapore: ISEAS, 2004, p. 259 – 284.

276 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Tiểu sử tóm tắt của Nguyễn Tấn Dũng”, trên: http://www.mof.gov.vn, (13 – 9 – 2002).

277 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Tiểu sử tóm tắt của Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam”, trên http://www.mofa.gov.vn, (11 – 7 – 2007).

278 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Tiểu sử Thứ trưởng Vũ Dũng”, trên http://www.mofa.gov.vn, (1/4/2008).

279 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Tiểu sử Thứ trưởng thường trực Phạm Bình Minh”, trên http://www.mofa.gov.vn, (1 – 4 – 2008).

280 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Tiểu sử Thứ trưởng Nguyễn Văn Thơ”, trên http://www.mofa.gov.vn, (1 – 4 – 2008).

281 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Tiểu sử Thứ trưởng Đào Việt Trung”, trên http://www.mofa.gov.vn, (1/4/2008).

282 Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2006 – 2010), Hà Nội, 4 – 2006.

283 Đào Viết Dũng, “Việt Nam”, trong Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Triển vọng phát triển châu Á 2008, trên http://www.adb.org, (21 – 7 – 2008).

284 Thời báo Kinh tế Việt Nam, Giá hàng hoá bán lẻ, số 173, – 7/2008, tr.64.

285 Seth Mydans, “In Vietnam, top Communist Sees Corruption as Threat”, International Herald Tribune, (31 –5 –2006).

286 Báo Nhân dân, Lãnh đạo Đảng kêu gọi chống tham nhũng, trên http://www.nhandan.com.vn, (29/7/2006).

287 Báo Nhân dân, Đảng kêu gọi những nỗ lực lớn hơn để chống tham nhũng, trên http://www.nhandan.com.vn, (19 – 7 – 2008).

288 Thời báo Kinh tế Việt Nam, “Thành quả của sự thịnh vượng, số 148, 4 – 2006, tr.12 – 13; Thời báo Kinh tế Việt Nam, “Hội viên có giá trị của mình, số 148, 4 – 2006, tr.18 – 19; Thời báo Kinh tế Việt Nam, “Hoà trộn các thành phần, số 148, 4 – 2006, tr.20 – 21; Thời báo Kinh tế Việt Nam, “Hệ thống hoàn chỉnh hơn”, số 170, 4 – 2008, tr.18; Thời báo Kinh tế Việt Nam, “Bước đi cần thiết”, số 170, 4 – 2008, tr.19.

289CHÚ THÍCH
 Đại Nam đồng văn nhật báo sau chuyển thành Đăng cổ tùng báo cũng có phần chữ Hán do Đào Nguyên Phổ làm chủ bút, còn phần chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách.

290 Trong số các sách do Đào Nguyên Phổ viết, có một số cuốn không đứng tên tác giả. Chỉ có vài cuốn có tên tác giả, như Tây Sơn thuỷ mạt khảo.

291CHÚ THÍCH
 Chỉnh lý từ website Hướng dẫn đầu tư của Trung Quốc, “Bảng thống kê vốn đầu tư từ các quốc gia, khu vực khác”, website này được Bộ Thương mại Trung Quốc thành lập.

http://www.fdi.gov.cn/pup/FDI/wztj/wstztj.

292 Vietnam Investment Review, No.693/Jan 24 – 30, 2005.

293 Đại diện Đại sứ quán Đài Loan tại Việt Nam, http://www.fdi.gov.cn/pub/FDI.

294 Hoàng Đức Bắc, “Cải cách các nhà máy tầm cỡ quốc gia và đuổi việc công nhân: phân tích kinh tế chính trị của việc xây dựng thị trường lao động ở Trung Quốc đại lục”, tạp chí Nghiên cứu Đông Á, số 36, kỳ thứ I, 2006, tr.1 – 40; Vương Hồng Nhân – Trần Bội Hoa, “Thương mại Đài Loan, cơ quan nhà nước và cuộc vận động chống lại việc lao động cực nhọc trong các công trường trên toàn cầu: so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Học báo khoa học xã hội Hồng Kông, kỳ 26, 2003, tr.103 – 26; Ngô Dục Nhân, “Vận động lao động quốc tế và tiêu chuẩn lao động quốc tế”, tạp chí Những vấn đề và nghiên cứu, quyển số 43, kỳ thứ 5, 2004, tr.87 – 119.

295 Vương Hồng Nhân – Trần Bội Hoa, “Thương mại Đài Loan, cơ quan nhà nước và cuộc vận động chống lại việc lao động cực nhọc trong các công trường trên toàn cầu: so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc”, sđd, tr.115; Anita Chan and Hong-zen Wang, “The Impact of the State on Worker’s Conditions—Comparing Taiwanese Factories in China and Vietnam”, Pacific Aiffair, vol 77, No. 4 (2004/2005), tr.629 – 46; Chan, Anita and Irene Norlund, “Vietnamese and Chinese Regimes: On the Roads to Divergence”, The China Journal, vol. 40, 1998, tr.173 – 97; Hong-zen Wang, “Asean Transnational Corporations and Labor Rights: Vietnamese Trade Unions in Taiwan-invested Companies”, Journal of Bussiness Ethichs 56, 2005, tr.43 – 53; Ben Kerkvliet, Anita Chan, and Johnathan Unger, “Comparing the Chinese and Vietnamese Reforms: An Introduction”, The China Journal 40, 1998, tr.1 – 7; Vương Hồng Nhân, “Kiểu mẫu mới hay là những trò lừa cũ ? Ảnh hưởng của những quy ước của lao động tư nhân đối với nhà đầu tư Đài Loan tại Việt Nam”, Viên Hạc Linh (Chủ biên), Thử thách và thời cơ phát triển kinh tế ở các nước khu vực châu Á, (Đài Trung, Công ty cổ phần hữu hạn Nhược Thuỷ Đường), 2003; Vương Hồng Nhân – Trần Bội Hoa, “Công đoàn trong các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam”, phát biểu tại Hội thảo nghiên cứu quốc tế Tư bản quốc tế, ngưòi lao động và nhóm các dân tộc: Quan hệ giữa chủ và thợ tại các doanh nghiệp của Đài Loan ở Đông Nam Á, Đài Bắc, 2000; Yin Zhu and Stephanie Fahey, “The Impact of Economic Reform on Industrial Labour Relations in China and Vietnam”, Post-Communist Economies vol. 11, No. 2, 1999, tr.173 – 92.

296 Cố Hân – Vương Húc, “Từ chủ nghĩa quốc gia đến chủ nghĩa pháp đoàn: Diễn biến mối quan hệ giữa các đoàn thể chuyên ngành và nhà nước trong quá trình chuyển đổi hình thái kinh tế ở Trung Quốc”, tạp chí Nghiên cứu xã hội học, kỳ thứ 2 năm 2005, tr.155 – 75; Điền Khải, “Hệ thống lý luận về mối quan hệ giữa tổ chức từ thiện Trung Quốc và Chính phủ”, tạp chí Quản lý hành chính ở Trung Quốc, kỳ 5, 2004, tr.88–95; Johnathan Unger and Anita Chan, “China, Corporatism, and the East Asean Model”, The Autralian Journal of Chinses Affair vol. 33, 1995, tr.29 – 53; Anita Chan, “Revolution or Coporatism? Workers and Trade Unions in Post-Mao China”, The Autralian Journal of Chinses Affair vol. 29, 1995, tr.31 – 61.

297 Yeonsik Jeong, “The Rise of State Corporatism in Vietnam”, Contemporary Southeast Asia vol. 19, No. 2, 1997, tr.152 – 71; Benedict J. Tria Kerkvliet, “Introduction: Analysing the State in VIetnam”, Journal of Social Issues in Southeast Asia vol. 16, No. 2, 2001a, tr.179 – 86; Benedict J. Tria Kerkvliet, “An Approach for Analysing State–Society Relations in Vietnam”, Journal of Social Issues in Southeast Asia vol. 16, No. 2, 2001b, tr.238 – 78; Lưu Kế Truyền, “Vai trò của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong quá trình cải cách”, Luận văn Thạc sỹ – Trung tâm Nghiên cứu kinh tế chính trị, Đại học Thành Công, Đài Nam, 2002; Đặng Chí Thăng, “Hình thái chuyển đổi kinh tế của Việt Nam và sự phát triển của các quốc gia khác – quan điểm của luận quốc gia”, Luận văn Thạc sỹ – Trung tâm Nghiên cứu học thuật, Đại học Trung Sơn, Cao Hùng, 2005.

298 Daniel Chirot, “The Corporatist Model and Socialism”, Theory and Society, 9, 1980, tr.363 – 81.

299 Năm 1980, diễn ra cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề này giữa Đặng Tử Khôi và Cao Cương, theo đó thì giữa bộ phận hành chính của các doanh nghiệp quốc doanh và Công đoàn có sự chia rẽ về lợi ích. Mảng tranh luận này đã dẫn đến cuộc xung đột lần thứ nhất giữa Tổng Công đoàn toàn quốc Trung Quốc và Trung ương Đảng năm 1951, Chủ tịch Tổng Công đoàn lúc đó là Lý Lập Tam đã bị chỉ trích, tính tự chủ của Công đoàn bị đả kích. Nhưng cho đến nay, sự phủ nhận về chủ trương tồn tại sự chia rẽ lợi ích trong nội bộ của các đoàn thể thống nhất vẫn chiếm ưu thế. Do đó, Công đoàn Trung Quốc vẫn bị yêu cầu phải đại diện cho cả hai lợi ích của “chức” và “công”, điều này đã khiến Công đoàn gặp khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích cho người lao động.

300 Anita Chan, “Revolution or Corporatism? Workers and Trade Unions in Post-Mao China,” tr.89; 2007; Điền Chi Kiện – Vi Cương (Chủ biên), Cách nhìn nhận của nền văn minh chính trị về sự duy trì quyền lợi của Công đoàn, NXB Nhân dân, Bắc Kinh, 2007; Paul Harper, “The Party and the Unions in Communist China”, The China Quarterly 27, 1969, tr.84 – 119.

301 Những lời bình luận như thế này khó có thể tìm thấy trên hầu hết các báo, tạp chí phỏng vấn về giới thương mại Đài Loan tại Việt Nam. Đây cũng là cách nhìn nhận của những quan sát viên nước ngoài. Tham khảo tại website: http://www.stratfor.com/analysis. Tất nhiên, Chính phủ Việt Nam đã tận lực chuyển hướng mũi nhọn của những kháng nghị xã hội vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, dùng nó để bảo hộ cho sự ổn định của xã hội. Tác giả cũng không hề phủ nhận tính hợp lý của những suy luận nói trên. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu mức độ cho phép của Chính phủ Việt Nam có cao hơn của Chính phủ Trung Quốc hay không. Nếu dùng những kinh nghiệm mà Trung Quốc có được để so sánh, Trung Quốc đã tiến hành nâng cao phúc lợi cho người lao động từ cách đây vài năm, tại sao Chính phủ Việt Nam lại nhanh chân hơn Chính phủ Trung Quốc về vấn đề này?

302 Vương Hồng Nhân – Trần Bội Hoa, “Công đoàn trong các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam”, sđd; Mary E. Gallagher, “Reform and Openess: Why China’s Economic Reforms Have Delayed Democracy?”, World Politics, vol. 54, No. 3, 2002, tr.338 – 72.

303 Paul Harper, “The Party and the Unions in Communist China”, sđd;

304 Kenneth Liebethal, “Introduction: The “Fragmented Authoritarianism Model and Its Liminstions,” in Kenneth Liebethal and Michel Oksenberg, Policy Making in China: Leaders. Structures, and Processes, Princeton, NJ: Princeton University Press, 1988, pp. 1 – 30.

305 Lương Cảnh Văn, “Phân tích cơ cấu tổ chức mới “cỗ xe tam mã” ở Việt Nam”, tạp chí Đông Nam Á, số 3, kỳ 3, 1998, tr.14 – 34.

306 Simon Clarke, “The Chaning Character of Strikes in Vietnam”, Post - communist Economies vol. 18, No. 3, 2006, tr.345 – 61.

307 Trong những năm gần đây, đặc biệt là việc tăng lương trong các ngành nghề chế tạo phổ biến ở “Tam giác Chu”, nhưng đây là do những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc tuyển công nhân – kết quả của hiệp thương tập thể giữa tổ chức phi công đoàn và giới tư bản. Hơn nữa, những hợp đồng tập thể phù hợp với các quy phạm pháp lệnh mà Công đoàn đã đưa ra cho các doanh nghiệp và được công nhận, phần lớn vẫn phát sinh tại các doanh nghiệp quốc doanh hoặc “doanh nghiệp kiểu mẫu”, còn các hiệp thương tập thể và hợp đồng ký kết tập thể mà Công đoàn trong các doanh nghiệp khác đưa ra có sức ảnh hưởng thế nào tới giới tư bản lại càng là vấn đề đáng để đưa ra bàn bạc. (Chrake, Simon, Lee Chang–Hee, And Li Qi, “Collective Consulations and Industrial Relation in China, “British Journal of Industrial Relations vol. 42, No. 2, 2004, tr.235 – 254).

308 Van Anh, “Illedal Strikers Liable for Employer Costs”, Viet Nam News, 26 – 3 – 2008, Michael Karadjis, “The Big Strikes: Did the Government ‘Cave In’ to Workers or Did it Lead Them?” Asean Focus Group, tháng 9 – 2006, ; Clarke, Simon, “The Chaning Character of Strikes in Vietnam”, Post-communist Economies, vol. 18, No. 3, 2006, tr.35.

309 Angie Ngoc Tran, “The Third Sleeve: Emerging Labor Newspaper and the Respon of the Labor Unions and the State to Workers’ Resistance in Vietnam”, Labor Studies Journal, vol. 32, No. 2 (2007a), tr.257 – 79, esp, tr.271 – 73; Angie Ngoc Tran, “Alternatives to the ‘Race to the Bottom’ in Vietnam: Minimum Wage Strikes and Their Aftermath”, Labor Studies Journal vol. 32, No. 4 (2007b), tr.430 – 51, esp, tr.439 – 40.

310 Ngoài ra cần phải chú ý rằng tiêu điểm trong các cuộc tranh luận của người lao động là các doanh nghiệp nước ngoài đã không nâng cao mức lương tối đa cho người lao động theo thông lệ (trên thực tế là vẫn chưa có phương án cuối cùng). Do đó, cuộc bãi công này đã góp phần giúp cho Chính phủ Việt Nam lần lượt đặt ra những quyết sách, nhưng trong bản tố cáo bãi công lại không hề có những con số cụ thể về mức độ điều chỉnh lương.

311 Do Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được phần lớn vốn đầu tư nước ngoài, Hội đồng Nhân dân và Công đoàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cũng ủng hộ cho chủ trương của đoàn lao động.

312 Simon Clarke, “The Chaning Character of Strikes in Vietnam”, sđd, tr.356 – 357.

313 Phùng Cương, “Bối cảnh hình thành những điểm yếu của tính chế độ trong Công đoàn các doanh nghiệp”, tạp chí Xã hội, cuốn 26 kỳ 3, 2006, tr.97–98; Jason Z.Yin, Leigh Stelzer, Wenyan Yang, “Tripastism in Eastern European: A Model for China’s Trade Union Reform?”, American Asian Review, vol. 19, No. 1, 2001, tr.133 – 63.

314 Khang Quế Trân, “Thảo luận về công tác hoà giải những tranh luận của người lao động của Công đoàn”, Lao động Trung Quốc, kỳ 3, 2006, tr.18 – 19.

315 Trương Vân Thu đã tiến hành rất nhiều cuộc khảo sát thực tế và khẳng định những nỗ lực của Công đoàn trong việc giúp đỡ người lao động duy trì quyền lợi. Nhưng những tài liệu thực tế của bà lại cũng chỉ ra những thiếu sót trong chức năng của Công đoàn Trung Quốc và thể chế lao động. Tức là về cơ bản thì tất cả những vấn đề đã đề ra chỉ giúp đỡ cho quyền ích của mỗi người lao động chứ không hề giúp cho sự nảy sinh các hành động của tập thể lao động. Do đó rất khó để tìm ra nguồn gốc của những hành động tập thể này nhằm thúc đẩy Công đoàn ở Trung Quốc đạt được tính độc lập cao hơn. Xin tham khảo: Yunqiu Zhang, “State Power and Labor – Capital Relations in Foreign – Invested Enterprises in China: The Case of Shandong Province”, Issues & Studies 36, No. 3, 2000, tr.26 – 60; Yunqiu Zhang, “Law and Labor in Post – Mao China”, Journal of Contemporary China, vol. 14, No. 44, 2005, tr.525 – 542.

316 W. Conner, The Accidental Proletariat: Workers, Politics anh Crisis in Gorbachev’s Russia, Princeton: Princeton University Press, 1991, tr.41 – 47.

317 Tuong Vu, “Workers and the Socialist State – Labor Relations, 1945 – 1970”, Communist and Post-Communist Studies vol. 38, no. 3, 2005, tr.329 – 56.

318 Tuong Vu, “Worker and the Socialist State: North Vietnam’s State – Labor Relations, 1945 – 1970”, sđd, tr.332 – 336.

319 Tuong Vu, “Worker and the Socialist State: North Vietnam’s State – Labor Relations, 1945 – 1970”, sđd, tr.399 – 341.

320 Chan and Norlund, “Vietnamese and Chinese Labour Regimes: On the Road to Divergence”, sđd, tr.174 – 176.

321 Điền Chi Kiện – Vi Cương (Chủ biên), Cách nhìn nhận của nền văn minh chính trị về sự duy trì quyền lợi của Công đoàn, sđd, tr.12 – 16, tr.22 – 25.

322 Elizabeth Perry, “Labor’s Battle for Political Space: The Role of Worker Associations in Contemporary China”, in Deborah S.Davis, Richard Kraus, Barry Naughton and Elizabeth PerryI, Urban Space in Contemporary China: The Potential for Autonomy and Community in Post-Mao China, Cambridge: Cambridge University Press, 1995, tr.302–325; Elizabeth Perry, Shanghai on Strike, Standford: Standford University Press, 1993.

323 Tổng Công đoàn toàn quốc Trung Quốc, 70 năm Tổng Công đoàn toàn quốc ở Trung Quốc, NXB Công nhân Trung Quốc, Bắc Kinh, 1995, tr.324.

324 Jeanne L.Wilson, “Labor Policy in Chins: Reform and Retrogression”, Problems of Communism, vol. 39, No. 5, 1990, tr.44 – 65.

325CHÚ THÍCH
 Sekimoto Noriko, Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng kinh tế của nó – Khảo sát về sự biến động về giá gạo và sự phát triển của ngành vận tải, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn hoá khu vực, Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, năm 2006 (nguyên bản tiếng Nhật).

326 Dựa vào chương hai “Chế độ tiền tệ – cân đo lường ở miền Bắc Việt Nam” của Luận văn Thạc sỹ, chúng tôi đã phát triển nghiên cứu về lịch sử chế độ của vấn đề cân đo lường và gửi bài nghiên cứu Chế độ Cân đo lưng và tính đa dạng khu vực của nó ở Bắc Kỳ thời kỳ thuộc địa đăng tải trên tạp chí của Hội Nghiên cứu lịch sử kinh tế xã hội tại Nhật Bản.

327 E. Souvignet, Variété tonkinoises, Schneider, Hanoi, 1903, p.452 – 453.

328 Pierre Pasquyer, L'Annam d'autrefois, Societe d'editions geographiques, Hanoi, 1930, p.268.

329 Đỗ Bang, Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hoá, Hà Nội, 1997, tr.20.

330 Hữu Ngọc (Chủ biên), Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội, 1995, tr.240.

331 Alfred Schreiner, Les Institutions annamites en Basse-Cochinchine avant la conquête française, Gregg International, Farnborough, Saigon, 1901, p. 247.

332 Souvignet, Variété tonkinoises, sđd, p. 453.

333 Nguyễn Hữu Tiền, Nên thống nhất phép cân đo lường, Nam Phong, 196, 1934, tr.333– 336.

334 Alexandre De Rhodes, Histoire du ryaume de Tunquyn: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài. Bản Việt ngữ của Hồng Nhuệ, NXB Tủ sách đoàn kết, TP. Hồ Chí Minh, 1994, tr.214 (in lần thứ nhất: 1651, Lyon : chez Jean Baptiste Debenet en rue Vircière, à la Crois d’Or)

335 Alexandre De Rhodes, Histoire du ryaume de Tunquyn: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, sđd, tr.34.

336 Nguyen Thua Hy, Economic History of Hanoi in the 17th, 18th and 19th centuries, National Political Publishing House, Hanoi, 2002, p. 82.

337 Những thông tin về bộ thống kê này về bắt đầu tạo ra từ khi nào, theo quy định nào, phải nộp sang những cơ quan nào... chưa làm rõ được. Nhưng, hiện nay bộ thống kê này có thể tìm ra trong phông Toàn quyền Đông Dương (GGI), phông Thống sứ Bắc Kỳ (RST), và phông Sở Nông nghiệp Bắc Kỳ tại TTLTQG I. Bộ thống kê này có nhiều phần bị thất lạc, nhưng những năm đầu 1900, năm 1907 và 1908, từ năm 1910 đến năm 1914 thì tương đối đầy đủ các thống kê của các tỉnh.

338 “Picul” là một tên đơn vị phổ biến cho ngoại thương ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Toàn quyền Đông Dương quyết định là một picul bằng 60 kilo vào năm 1903 (tài liệu của TTLTQG I, RST, số 71312, Poids et mesures Extention au Tonkin de la règlementation des poids et mesures en application en Chochinchine et au Cambodge 1899–1936, p.4).

339 Nguyễn Đình Đầu, “Góp phần nghiên cứu vấn đề đo, đong, cân, đếm của Việt Nam xưa”, Nghiên cứu kinh tế, 5 (105) và 6 (106), tháng 5 và tháng 6, 1978, tr.65 – 71, tr.40 – 49.

340 Phan Thanh Hải, “Hệ thống thước đo thời Nguyễn”, Nghiên cứu Huế, 5, 2003, tr.319 – 327.

341 Nguyễn Hữu Tiền, Nên thống nhất phép cần đo lường, sđd, tr.333 – 336.

342 Huỳnh Thị Bích Nhàn và Lê Thị Bảo Vân, “Về hai dụng cụ đong lường dưới triều Minh Mạng”, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, III, 2003, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tr.82–85.

343 Huỳnh Thị Bích Nhàn, Dụng cụ đong lường bằng đồng tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, VI, 2007, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tr.112 117.

344 Le Thanh Khoi, Le Vietnam histoire et civilisation, Les éditions de Minuit, Paris, 1955, p. 531 533.

345 Le Thanh Khoi, Histoire du Vietnam, Sudestasie, Paris, 1981, p. 403 – 404.

346 Souvignet, Variété tonkinoises, sđd, p. 443 – 455.

347 Pasquyer, L'Annam d'autrefois, sđd, p. 264 – 269.

348 Schreiner, sđd, Les Institutions annamites en Basse-Cochinchine avant la conquête française,
p. 240 – 255.

349 Yves Henry, Economie agricole de l’Indochine, Imprimerie d’Extreme-Orient, Hanoi, 1932, p. 15 17.

350 Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Bình Định, tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr.26.

351 Đỗ Bang, Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, sđd, tr.16 – 21.

352 Hữu Ngọc, Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, sđd, tr.240, tr.251 – 254.

353 Nakagawa Takeshi và Nakazawa Shinichiro, “Bảo tồn và phục chế cung điện triều Nguyễn ở Huế”,. Châu Á đồng đại, tập 2, Tuyển tập nghiên cứu về kiến trúc Việt Nam, SD, Vol. 378, 1996, p. 134 – 137 (nguyên bản là tiếng Nhật).

354 RST, số 71315, Application au Tonkin et en Indochine du systèm métrique français 1886 1900.

355 RST, số 71315 – 01, Application au Tonkin et en Indochine du systèm métrique français 1901.

356 RST, số 71315 02, Application au Tonkin et en Indochine du systèm métrique français 1903 1912.

357 RST, số 71315 02, Application au Tonkin et en Indochine du systèm métrique français 1903 1912.

358 RST, số 71315 03, Application au Tonkin et en Indochine du systèm métrique français 1914 1934.

359 RST, số 71312, Extenstion au Tonkin de la règlementation des poids et mesures en application en Cochinchine et au Cambodge 1899 1937.

360 RST, số 71315 04, Application au Tonkin et en Indochine du systèm métrique français 1936 1938.

361 2.2, bao gồm bảng 1, chúng tôi dựa vào một loạt tài liệu RST, số 71312.

362 2.3, chúng tôi dựa vào một loạt tài liệu RST, số 71312.

363 2.4, chúng tôi dựa vào một loạt tài liệu RST, số 71315 – 04.

364 2.5, bao gồm bảng 2 – 5, chúng tôi dựa vào một loạt tài liệu RST, số 71315 – 04.

365CHÚ THÍCH
 Báo Tuổi trẻ, 17 – 10 – 2007.

366 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.112.

367 Tạp chí Time, 13 – 11 – 2006.

368 Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976, tr.79.

369 Báo Tuổi trẻ, 22 – 6 – 2007.

370 Văn Tạo, 10 cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006.

371 Báo Tuổi trẻ, 28 – 9 – 2007

372 Báo Tuổi trẻ, 29 – 9 – 2007.

373 Báo Tuổi trẻ, 30 – 9 – 2007.

374 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, sđd, tr.75.

375CHÚ THÍCH

 J. de Galembert, Les administrations et les services publics en Indochine francaise. 2 édition, Hà Nội, 1931, tr.940.

376 Paul Nưr, Về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam, Phủ Đặc uỷ Thượng vụ xuất bản, Sài Gòn, 1966, tr.74 – 75.

377 Hành Sơn, Cụ Trần Cao Vân, NXB Minh Tân, Paris, 1952, tr.36 – 37.

378 Rapport politique – Sông Câu, le 5 avirl 1900, L’ Adminnistrateur Résident de France au Phu Yen à Monsieur le Résident supérieur en Annam à Huế.

379 Rapport politique – Sông Câu, le 5 avirl 1900, sđd.

380 Trần Văn Giàu, "Phú Yên – Yên Định trong phú cường", tạp chí Xưa và Nay, số 106 (156), 2001, tr.6.

381 Daufès (E), La Garde Indigène de l'Indochine de sa création à nos jours, tome II, Imprimerie D. Seguin, Avignon, 1934, tr.123.

382 Daufès (E), La Garde Indigène de l' Indochine de sa création à nos jours, sđd, tr.131.

383 Nghiêm Thẩm, "Tìm hiểu đồng bào Thượng", tạp chí Quê hương, số 31, 1962, tr.159.

384 Maitre (H), Les Jungles Mois, Mission Henri Maitre (1909 – 1911), Indochine sud central, Emile Larose, Paris, 1912, tr.308.

385 Daufès (E), La Garde Indigène de l' Indochine de sa création à nos jours, tome II, Imprimerie
D. Seguin, Avignon, 1934, tr.132.

386 Nguyễn Hữu Thấu, Biên niên các cuộc khởi nghĩa của dân tộc miền núi, bản chép tay, lưu Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Đắk Lắk, KH. 322–AII –27b, 1988, tr.10.

387 Tô Đông Hải, "Cuộc đi lấy nước thần và nhen nhóm ngọn lửa yêu nước", báo Nhân dân hàng tháng, 12 – 4 – 1988.

388 G. C. Hickey, Sons of the Mountains, New Haven and London Yale University Press, 1982, tr.352.

389 Daufès (E), La Garde Indigène de l' Indochine de sa création à nos jours, sđd, tr.179.

390CHÚ THÍCH
 Từ thế kỷ XVII đến nay, Đài Loan liên tục bị các thế lực ngoại bang thống trị. Nhật Bản thống trị Đài Loan từ 1895 đến 1945. Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Tưởng Giới Thạch chiếm Đài Loan. Từ đó đến nay, Quốc dân Đảng thống trị Đài Loan. Về lịch sử Đài Loan, xem chi tiết tại Tưởng Vi Văn (2004), .

391 Tưởng Vi Văn, Phong trào truyền bá chữ Latinh của Thái Bồi Hoả và Hiệp hội Văn hoá Đài Loan, 第四屆台語文學研討會, 10月18–19日, 台南, 成功大學, 2008b.

392 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2002, tr.516 – 517.

393 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, sđd, tr.533.

394 Sau này, quân Pháp thất bại và bỏ Đài Loan. Nếu khi đó, Pháp chiếm Đài Loan, Đài Loan rất có thể đã trở thành một bộ phận của khối Đông Dương thuộc Pháp.

395 Long Chương, Việt Nam và chiến tranh Trung – Pháp, 1996.

396 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, sđd, tr.577.

397 Ngô Tam Liên – Thái Bồi Hoả – Diệp Vinh Chung – Trần Phùng Nguyên – Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, 台北:自立晚報社, 1971, tr.2–14; Thái Tương Huy, Phong trào khai sáng dân trí của Hiệp hội Văn hoá Đài Loan, 中華民國建國八十年學術討論會, 1991, tr.1; Lâm Bá Duy, Số phận của Hiệp hội Văn hoá Đài Loan, 台北:台原出版社, 1993, tr.23.

398 DeFrancis, John, Colonialism and Language Policy in Vietnam, The Hague: Mouton, 1977, tr.161; Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, 1982, tr.33; Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.141.

399 Đới Nguyệt Phương, Hiệp hội Văn hoá Đài Loan, 台中: 莎士比亞文化事業股份有限公司, 2007, tr.8 – 9.

400 Hood, Steven J, Dragons Entangled: Indochina and the China – Vietnam War. NY: M.E. Sharpe, Inc, 1992, tr.14; Khang Bồi Đức, Suy nghĩ từ kinh nghiệm của lịch sử Việt Nam – 28 – 2 – 1946, 《二二八事件60週年國際學術研討會人權與轉型正義學術論文集》(會後論文集),頁143 – 164,台 北,二二八事件紀念基金會, 2007.

401 Nguyễn Hải Thần xuất thân từ trường quân sự Hoàng Phố, có quan hệ rất gắn bó với Quốc dân Đảng Trung Quốc. Năm 1945, Hải Thần theo quân đội của Lư Hán vào Việt Nam, trở thành Phó Chủ tịch Chính phủ liên hiệp Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Quốc dân Đảng. Cuối đời, ông sống lưu vong tại Trung Quốc (Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1997, tr.953–954).

402 Lý Gia Trung, (dịch), Hồ Chí Minh, 北京:世界知識, 2003.

403 Tưởng Vi Văn, Một vài gợi ý cho Đài Loan từ cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, 「二二八事件與人權正義—大國霸權or小國人權」 二二八事件61週年國際學術研討會, 2月23–24日, 台北, 二二八事件紀念基金會j, 2008a; Trần Hồng Du, Chính sách của Trung Hoa Dân Quốc đối với Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giai đoạn 1945 – 1949, 行政院國科會補助專題研 究計畫成果報告NSC 91-2414-H-004-057, 2003.

404 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.140.

405 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.141; Marr, David G, Vietnamese Anticolonialism: 1885 – 1925, California: Univ. of California Press, 1971, tr.98–119.

406 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.141; Marr, David G, Vietnamese Anticolonialism: 1885 – 1925, sđd, tr.114.

407 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.141.

408 Tác phẩm này chủ yếu giúp người Trung Quốc ở hải ngoại hiểu tình hình của Việt Nam nhằm tìm kiếm sự chi viện (Marr, David G, Vietnamese Anticolonialism: 1885 – 1925, sđd, tr.114). Cuốn sách sau đó đã được tái bản 5 lần ở Trung Quốc và được dịch thành chữ quốc ngữ, bí mật lưu truyền tại Việt Nam (SarDesai D. R, Vietnam: The Struggle for National Identity (2nd ed.), Colorado: Westview Press, 1992, tr.45).

409 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.143; Marr, David G, Vietnamese Anticolonialism: 1885 – 1925, sđd, tr.126.

410 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.142; DeFrancis, John, Colonialism and Language Policy in Vietnam, sđd, tr.162.

411 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.149.

412 Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, sđd, tr.34.

413 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.149 – 150.

414 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.159.

415 Địa chỉ cụ thể của Đông Kinh nghĩa thục ở phố Hàng Đào, có tài liệu ghi là số 4 (Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, sđd, tr.32; Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.160), có tài liệu ghi là số 10 (Hoàng Tiến, Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, NXB Lao Động, Hà Nội, 1994, tr.94).

416 Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, sđd, tr.32.

417 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.160.

418 Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, sđd, tr.37.

419 Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, sđd, tr.38 – 40; Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.160 – 162.

420 Tiếng Việt có thể ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm hay chữ Latinh. Dùng để ghi tiếng Việt được gọi là chữ quốc ngữ (DeFrancis, John, Colonialism and Language Policy in Vietnam, sđd).

421 Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.161.

422 Hoàng Tiến, Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, sđd, tr.94; Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.160.

423 Để mỵ dân, giảm thiểu các cuộc khởi nghĩa vũ trang, năm 1913, thực dân Pháp phát hành Đông Dương tạp chí – tờ báo tuyên truyền cho chính sách thực dân của Pháp. Tạp chí này có hai bản: chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Tuy mục đích là tuyên truyền chính sách nhưng do tạp chí này đã dịch rất nhiều tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt nên nó vẫn có vai trò to lớn đối với sự ra đời của nền văn học mới Việt Nam đầu thế kỷ XX. (Đỗ Quang Hưng. Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. Phạm Thế Ngữ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, NXB Đồng Tháp, 1997, tr.117).

424 Phạm Thế Ngữ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, sđd, tr.132; Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004, tr.1226.

425 Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1997, tr.712.

426 Nguyên văn là “Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc”.

427 Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, sđd, tr.41–58.

428 Chương Thâu, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, sđd, tr.7; Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.170; Marr, David G, Vietnamese Anticolonialism: 1885 – 1925, sđd, tr.182.

429 Vương Kiêm Toàn – Vũ Lân, Hội truyền bá Quốc ngữ 1938 – 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980, tr.20 – 32.

430 Hannas – William, Asia’s Orthographic Dilemma, Hawaii: University of Hawaii Press, 1997, tr.86.

431 Sử Minh, Lịch sử Đài Loan 400 năm, San Joe: 蓬島文化公司, 1980, tr.86.

432 Ngô Tam Liên - Thái Bồi Hoả - Diệp Vinh Chung - Trần Phùng Nguyên - Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, sđd, tr.2 – 14; Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, 台北:稻鄉出版社, 1988, tr.22; Lâm Bá Duy, Số phận của Hiệp hội Văn hoá Đài Loan, 台北:台原出版社, 1993, tr.34.

433 Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.22.

434 Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.32. Khi đó số hội viên của hội trên toàn Đài Loan là 3198 người.

435 Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.33.

436 Ngô Tam Liên - Thái Bồi Hoả - Diệp Vinh Chung - Trần Phùng Nguyên - Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, sđd, tr.20–22.

437 Ngô Tam Liên - Thái Bồi Hoả - Diệp Vinh Chung - Trần Phùng Nguyên - Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, sđd, tr.22; Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.33 – 36.

438 Khi chiếm Đài Loan, năm 1886, Nhật Bản đã ra “Án pháp sáu ba” nhằm giao phó quyền lập pháp cho tổng đốc Đài Loan (Ngô Tam Liên - Thái Bồi Hoả - Diệp Vinh Chung - Trần Phùng Nguyên - Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, sđd, tr.53).

439 Liên Ôn Khanh, Lịch sử phong trào chính trị ở Đài Loan, 台北: 稻香出版社, 1988, tr.45; Vương Thi Lang (dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.44 – 49.

440 Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.49.

441 Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.55.

442 Ngô Tam Liên - Thái Bồi Hoả - Diệp Vinh Chung - Trần Phùng Nguyên - Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, sđd, tr.282 – 283.

443 Ngô Tam Liên - Thái Bồi Hoả - Diệp Vinh Chung - Trần Phùng Nguyên - Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, sđd, tr.286 – 287; Vương Thi Lang (Dịch), Phong trào văn hoá tại Đài Loan, sđd, tr.251.

444 Diệp Thạch Đào, Đài Loan văn học sử cương, 高雄: 春暉出版社, 1993, tr.20; Trần Thục Dung, Cuộc tranh luận về văn học, ngôn ngữ, chữ viết Đài Loan năm 1930 và ảnh hưởng của nó,
1994, tr.41.

445 Chữ Latinh Đài Loan được truyền tới Đài Loan nửa sau thế kỷ XIX qua các nhà truyền giáo.

446 Ngô Tam Liên - Thái Bồi Hoả - Diệp Vinh Chung - Trần Phùng Nguyên - Lâm Bá Thọ, Lịch sử phong trào dân tộc Đài Loan, sđd, tr.288.

447 Ngô Mật Sát, Triển lãm về Hiệp hội Văn hoá tại Đài Nam, 台南:國立台灣歷史博物館Ø, 2007, tr.26; Tưởng Vi Văn, Phong trào truyền bá chữ Latinh của Thái Bồi Hoả và Hiệp hội Văn hoá Đài Loan, sđd. Năm 1931, Thái Bồi Hoả sử dụng chữ Latinh diễn thuyết với quan Nhật Izawa Takio nhưng không được hưởng ứng. (Trương Hán Dụ, Thái Bồi Hoả toàn tập, 台北:財團法 人吳三連台灣史料基金會, 2000, tr.19 – 20).

448 Seeley Christopher, A History of Writing in Japan, Netherlands: E. J. Brill, 1991, tr.136 – 142.

449 Seeley Christopher, A History of Writing in Japan, sđd, tr.147 – 148.

450 Thi Ý Lâm, Văn học cổ điển Đài Loan: từ Thẩm Quang Văn đến Lại Hoà: diễn biến và đặc điểm, 高雄:春暉出版社, 2000, tr.186 – 187.

451 Tới năm 1937, Tổng đốc Đài Loan mới cấm sử dụng chữ Hán (Diệp Thạch Đào, Đài Loan văn học sử cương, 高雄: 春暉出版社, 1993, tr.59).



452CHÚ THÍCH
 Huntington S, The Clash of Civilizations, New York, Simon and Schuster, 1996, p. 312 – 313.

453 Kolotov V, Main Trends of Russia’s Foreign Policy in Transforming East and Southeast Asia, http://www.brookings.edu/opinions/2008/04_asia_kolotov.aspx.

454    153 (3237) 18 – 08 – 2005.

455 Lyle Goldstein, Vietnam’s Maritime Security Environment, Papers from EUROVIET V Conference, Modern Vietnam: Transitional Identities, St. Petersburg State University, 2002, p. 25.

456 Raymond F. Burghardt, Old Enemies Become Friends: U.S. and Vietnam, Brookings Northeast Asia Commentary, November 2006,

http://www.brookings.edu/opinions/2006/11southeastasia_burghardt.aspx..

457 Burghardt R.F, Old Enemies Become Friends: U.S. and Vietnam, Brookings Northeast Asia Commentary, November 2006,

http://www.brookings.edu/opinions/2006/11southeastasia_burghardt.aspx.

458 Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng,

http://www.cpv.org.ViệtNam/tulieudang/details.asp?topic=168&subtopic=8&leader_topic=699&id=BT1960657802

459 Nguyễn Duy Quý, Democracy and human rights an obsolete label.

http://www.tapchicongsan.org.Vieät Nam/details_e.asp?Object=29152953&news_ID=29551839



460 http://www.vietnamembassy–usa.org/news/story.php?d=20040211162039

461 Мосяков Д.В., Некоторые аспекты китайской современной политики в ЮгоВосточной Азии // Юго–Восточная Азия в 2003 г. Актуальные проблемы развития. М., 2004. С. 17–18.

462 Goldstein L, Vietnam’s maritime security environment, EUROVIET V. Book of papers,
St. Petersburg, 2004, p. 25.

463 Tân Cương Duy ngô nhĩ Tự trị khu.

464 Kolotov V, Main Trends of Russia’s Foreign Policy in Transforming East and Southeast Asia

http://www.brookings.edu/opinions/2008/04_asia_kolotov.aspx



465CHÚ THÍCH
 Shiraishi Masaya – Furuta Motoo, “Xung quanh hai đặc tính của chính sách đối với Đông Dương của Nhật Bản thời kỳ chiến tranh Thái Bình Dương”, tạp chí Nghiên cứu châu Á, (Hội Nghiên cứu chính kinh châu Á), số 3 quyển 23 (10 – 1976), tr.1 – 37.

466 Cho đến nay, khi đề cập đến nạn đói 1945, nhiều nhà nghiên cứu đã viện dẫn con số 2 triệu người chết đói. Tuy nhiên, về mức độ xác thực của con số này hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến tranh luận.

467 Furuta Motoo, Chiếm đóng của Nhật Bản trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Trong Kurasawa Aiko (Chủ biên), Chiếm đóng của Nhật Bản trong lịch sử Đông Nam Á) (Bản mới), NXB Đại học Waseda, 2001, tr.516.

468 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á, Hồ sơ Ref. C04123126800.

469 Tức Đông Nam Á.

470 Tức Nhật Bản – Trung Quốc.

471 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á (JACAR), Hồ sơ Ref. A03032309800.

472 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á (JACAR), Hồ sơ Ref. B02030559100.

473 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á (JACAR), Hồ sơ Ref. B02030559100.

474 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á (JACAR), Hồ sơ Ref. A030253630000.

475 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á (JACAR), Hồ sơ Ref. A030253630000.

476 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á (JACAR), Hồ sơ Ref. A030253630000.

477 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á, Hồ sơ số Ref.B02032970300.

478 Viện nghiên cứu hoà bình Kashima (biên soạn), Lịch sử ngoại giao Nhật Bản, tập 22, Vấn đề Nam tiến, NXB Viện nghiên cứu hoà bình Kajima, 1973, tr.247 – 249.

479 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á, Hồ sơ số Ref. C04123126800.

480 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á, Hồ sơ số Ref. A03032309800.

481 Trung tâm tư liệu lịch sử châu Á, Hồ sơ số Ref. A03032309800.

482 Uesugi Mitsuhiko, Kojima Tsunekazu, Sha Seihon (viết chung), Nghiên cứu về xã hội Hoa kiều và hoạt động kinh tế của họ, Viện Nghiên cứu tổng hợp, Trường Đại học Thương nghiệp Takachiho, 1990, tr.50.

483 Uesugi Mitsuhiko, Kojima Tsunekazu, Sha Seihon (viết chung), Nghiên cứu về xã hội Hoa kiều và hoạt động kinh tế của họ, sđd, tr.59.

484 Uesugi Mitsuhiko, Kojima Tsunekazu, Sha Seihon (viết chung), Nghiên cứu về xã hội Hoa kiều và hoạt động kinh tế của họ, sđd, tr.45.

485 Xuất thân là người gốc Phúc Kiến, sinh tại Đông Dương. Đương thời là Chủ tịch Việt Nam Hoa kiều tổng thương hội, Chủ tịch Thất phủ hội.

486CHÚ THÍCH
 Goucoch, IA17/114, tài liệu Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.

487 Chính quyền thực dân dịch từ les members indigenes sang tiếng Việt là thuộc viên Annam.

488 Goucoch. IA.171/104, sđd.

489 Nguyễn Đình Đầu, Lịch sử hình thành và phát triển từ Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Nguyễn Đình Đầu và NNK, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: 300 năm, Sở Địa chính Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr.109.

490 Báo Công luận, 4 – 7 – 1922.

491 Osborne, Milton E, The French Presence in Cochinchina and Cambodia: Rule and Response
(1859 – 1905,
Ithaca and London: Cornell University Press, 1969, tr.324

492 Báo Đông Pháp thời báo, 1 – 6 – 1927.

493 Báo Đông Pháp thời báo, 10 – 4 – 1925.

494 Thạch Phương – Lê Trung Hoa, Từ điển thành phố Sài Gòn Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.264.

495 Báo Tân Thế Kỷ, 13 – 12 – 1926.

496 Báo Tân Thế Kỷ, 3 – 12 – 1926.

497 Báo Đuốc Nhà Nam, 2 – 5 – 1929; báo Thần Chung 27 – 4 – 1929.

498 Báo Thần Chung, 27 – 4 – 1929.

499 Báo Thần Chung, 1 – 5 – 1929.

500 Báo Công luận, 7 – 5 – 1929,

501 Số người đã đi bỏ phiếu chỉ là 1.365 người.

502 Báo Lục Tỉnh tân văn, 11 – 5 – 1929.

503 Báo Thần Chung, 14 – 5 – 1929.

504 Norlund, Irene, Rice and the Colonial Lobby: The Economic Crisis in French Indo-China in the 1920s and 1930s. In Weathering The Storm: The Economies Of Southeast Asia In The 1930s Depression, Peter Boomgaard and Ian Brown. Singapore, Institute of Southeast Asian Studies, Leiden: KITLV Press, tr.210.

505 Trần Văn Giàu – Trần Bạch Đằng – NNK, Địa cvăn hThành phố Hồ Chí Minh, tập I: Lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr.369.

506 Báo Đuốc Nhà Nam, 1 – 7 – 1933.

507 Báo Đuốc Nhà Nam, 31 – 5 – 1930.

508 Báo Đuốc Nhà Nam, 31 – 5 – 1930.

509 Báo Công luận, 19 – 4 – 1933.

510 Báo Lục Tỉnh tân văn, 5 – 4 – 1933.

511 Báo Đuốc Nhà Nam, 2 – 5 – 1933.

512 Báo Đuốc Nhà Nam, 19 – 5 – 1933.

513 Báo Công Luận, 23 – 4 – 1937.




tải về 4.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương