ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử



tải về 4.82 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18



VIÖC THèNG NHÊT HÖ THèNG C¢N §O L¦êNG
Vµ T×NH TR¹NG C¢N §O L¦êNG
ë C¸C TØNH B¾C Kú THêI Kú THUéC §ÞA

N



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





CS Sekimoto Noriko


1. Lời nói đầu

1.1. Đặt vấn đề

Cân đo lường là một hệ thống rất quan trọng đối với kinh tế xã hội, nhưng đề tài này chưa được nghiên cứu nhiều. Chúng ta phải thừa nhận rằng từ trước đến nay, cân đo lường trong dân gian ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng tuỳ theo người bán hàng, theo sản phẩm cũng như theo thời đại.

Khi nghiên cứu về giá cả các tỉnh Bắc Kỳ thời kỳ thuộc địa, chúng ta có thể thấy rằng khối lượng của các đơn vị đo lường các tỉnh, các thời điểm rất khác nhau325. Trên thực tế, mặc dù chính quyền thực dân Pháp đã có quyền lực thống nhất, nhưng trong cách ghi đơn vị đo lường trên các giấy tờ công văn của toàn quyền Đông Dương, các toà sứ các tỉnh Bắc Kỳ, Châu bản triều Nguyễn... cũng vẫn chưa được thống nhất, thậm chí cách ghi đơn vị đong các sản phẩm rất quan trọng như gạo cũng tồn tại các kiểu, loại khác nhau.

Vì vậy, nghiên cứu về cân đo lường không phải là việc dễ vì chúng ta khó lòng thu thập được tất cả những sự khác biệt về cân đo lường trong thực tế của cả dân gian lẫn chính phủ để so sánh, phân tích theo một tiêu chuẩn.

Bài nghiên cứu trước của chúng tôi Chế độ cân đo lường và tính đa dạng khu vực của nó ở Bắc Kỳ thời kỳ thuộc địa326 cũng đã chỉ ra những khó khăn trong nghiên cứu cân đo lường qua việc xem xét và phân tích các nghiên cứu có trước, các chế độ và các thực lệ một cách kỹ lưỡng. Thứ nhất, về tài liệu Hán văn, khi dịch sang tiếng Việt, các từ chỉ đơn vị chưa được thống nhất, mỗi người dùng từ khác nhau. Ví dụ, “合” là một tên đơn vị dung tích, khi dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Pháp trong những công trình nghiên cứu về thời kỳ thuộc địa hoặc triều Nguyễn, chúng tôi có thể tìm thấy 3 từ khác nhau. E. Souvingen327, Pierre Pasquyer328 và Đỗ Bang329 dịch là “Cáp”, Hữu Ngọc (Chủ biên)330 dùng từ “Hợp”, còn Alfred Schreiner331 dịch là “Hiệp”. Một ví dụ nữa là trong tiếng Việt, “Đấu ()” và “Đấu ()” là hai đơn vị khác nhau, khi dịch sang tiếng Pháp, cả hai đều viết “dau”332. Vì vậy, nếu người nghiên cứu không đọc tài liệu Hán văn nguyên bản, sẽ có nguy cơ hiểu nhầm.

Thứ hai, thời kỳ Pháp thuộc đồng thời tồn tại hai hệ thống đơn vị: một là của riêng Việt Nam và một là của hệ thống “mét”. Cách ghi đơn vị cơ bản là viết tên đơn vị trước, để phân biệt thêm những từ như “ta”, “cũ” “annam” hoặc “Pháp”, “tây”, “mới”... Nhưng các từ có nghĩa “Việt Nam” hoặc “mêtric” rất đa dạng, không nhất quán, thêm nữa là thỉnh thoảng bị viết tắt, điều này gây nên tình trạng lẫn lộn cho cả hai hệ thống này333. Sau này, cách giải thích, hiểu biết của các nhà nghiên cứu cũng khác nhau. Thí dụ, Alexandre de Rhodes miêu tả việc mua bán ở chợ trong sách Histoire du ryaume de Tunquyn334: “Cá to nhất là 10 – 12 livre”. Phần dịch tiếng Việt của sách này, dịch “livre” là “líu” và có ghi chú là một líu bằng 0,5 cân và bằng 0,5 kilô335. Còn sách Economic History of Hanoi in the 17th, 18th and 19th centuries của Nguyễn Thừa Hỷ, cũng trích dẫn cùng chỗ cuốn sách của Alexandre de Rhodes kể trên, dịch “livre” sang “cân” luôn và cho rằng một cân bằng khoảng


0,6 kilô336. Tức theo phần dịch 1 livre bằng 0,5 cân, nhưng theo Nguyễn Thừa Hỷ,
1 livre bằng 1 cân. Điều này cho thấy có một sự khác biệt đáng kể giữa cách hiểu của các nhà nghiên cứu.

Trường hợp các từ chỉ tên đơn vị đo lường chưa được thống nhất như trên vẫn còn cực kỳ nhiều. Chính vì vậy, các từ về cân đo lường vẫn còn “hỗn loạn”, làm cho việc nghiên cứu về đề tài này phức tạp hơn.

Thế nhưng, tình trạng này không có nghĩa là không thể nghiên cứu được. Hơn nữa, cân đo lường là một đề tài cơ sở của kinh tế xã hội, tiến hành nghiên cứu về vấn đề này cực kỳ quan trọng.

Vậy chúng ta phải làm như thế nào để tiến hành nghiên cứu cân đo lường một cách hiệu quả và chính xác? Chúng tôi cho rằng quan trọng nhất là có phương pháp trước, trên cơ sở đó đưa ra tiêu chuẩn. Phương pháp của chúng tôi là: khai thác và dựa vào những tài liệu có tính hệ thống, có tính chất giống nhau, tức là công văn có cùng hình thức, được tạo ra trên cơ sở cùng một quy định, cùng một cơ quan... Nếu không như vậy thì vấn đề tiêu chuẩn không đưa ra được. Có thể nói, công trình nghiên cứu này đã đặt ra quan điểm mới về vấn đề này.

Trong bài Chế độ cân đo lường và tính đa dạng khu vực của nó ở Bắc Kỳ thời kỳ thuộc địa, chúng tôi đã phân tích theo phương pháp này và có thể nói có hiệu quả để làm rõ tính đa dạng và đặc trưng của khu vực về cân đo lường.

Trong bài nghiên cứu nêu trên, chúng tôi dựa vào bộ thống kê thương mại của các tỉnh Bắc Kỳ. Bộ thống kê này đa số có cùng hình thức, được tạo ra trên cơ sở điều tra giá cả ở các tỉnh theo tháng, hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (TTLTQG I)337. Trong thống kê này, có 2 cột, một cột điền tên đơn vị và một cột khác ghi số lượng của một đơn vị đó tính theo mêtríc. Chúng tôi đã sưu tập trên 1280 ví dụ về các đơn vị đong gạo của 28 tỉnh ở Bắc Kỳ, và qua phân tích sự khác biệt, phân bố khu vực của nó, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau.

a) Xem xét các tỉnh Bắc Kỳ, những tỉnh mà ở đó một đơn vị Picul338 không tương đương 60 kilo, chúng ta có thể nhận thấy hai xu thế. Thứ nhất là các tỉnh tập trung vào phía nam đồng bằng sông Hồng. Chúng ta có thể hiểu rằng đây là khu vực có truyền thống trồng lúa lâu đời vì thế có chế độ cân đo lường riêng tương đối chặt chẽ, khó chỉnh lại theo đơn vị mới.

Thứ hai là tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn cũng có tình trạng một Picul không phải là 60 kilo. Hai tỉnh này thì chưa có mạng lưới giao thông đầy đủ, chế độ tiền tệ cũng chưa được tiêu chuẩn hoá, Lạng Sơn thì ở sát biên giới với Trung Quốc, những điểm này có khả năng ảnh hưởng đến chế độ cân đo lường.

b) Xem xét các tỉnh mà ở đó có khi các đơn vị đo lường được sử dụng khác với Picul. Các tỉnh này tập trung vào khu vực phía bắc Hà Nội, trừ lưu vực hai sông lớn nhất, sông Hồng và sông Đà. Tức là khu vực mà chưa có mạng lưới giao thông tiện lợi và nông nghiệp cũng chưa phát triển nhiều thì khi ghi vào giá cả gạo, dùng Picul chưa phổ biến.

Tổng hợp tất cả kết quả như trên, chúng ta biết được tính đa dạng về cân đo lường có chịu ảnh hưởng của tình trạng nông nghiệp, mạng lưới giao thông, điều kiện địa hình. Cũng có thể nói Bắc Kỳ có lịch sử trồng lúa lâu đời và có cộng đồng làng xã rất chặt chẽ, vì thế so với các khu vực khác như Nam Kỳ, việc thống nhất cân đo lường khó khăn hơn nhiều.

Đồng thời, chúng tôi có thể khẳng định rằng phương pháp này dựa vào những tài liệu có tính hệ thống, có hiệu lực thực hiện để nghiên cứu cân đo lường một cách hiệu quả.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của bài viết trên, chúng tôi xác định mục đích của bài này là làm rõ những nguyên do của tính đa dạng khu vực và tình trạng cân đo lường các tỉnh Bắc Kỳ. Để thực hiện mục đích này, chúng tôi tiến hành nhận xét các công văn về sự thống nhất cân đo lường ở Bắc Kỳ, đặc biệt là chú trọng vào một loạt hồ sơ “circulaire” của năm 1927. “Circulaire” tức là các bức thư trả lời của các toà sứ các tỉnh Bắc Kỳ cho thống sứ Bắc Kỳ về việc thống nhất cân đo lường. Để tiện cho việc trình bày, bắt đầu từ đây chúng tôi xin được dùng nguyên từ này.

Nếu như ở bài nghiên cứu trước, chúng tôi dựa vào một số thông tin về tên đơn vị và khối lượng tương đương mà đơn vị đó chỉ ra từ một bộ thống kê thương mại để làm rõ tính đa dạng khu vực ở Bắc Kỳ thì trong nghiên cứu này, chúng tôi chú trọng vào phân tích bối cảnh, tình trạng thực tế về cân đo lường và những vấn đề của các tỉnh Bắc Kỳ để thống nhất cân đo lường qua xem xét ý kiến và báo cáo được ghi trong “circulaire” của các toà sứ các tỉnh.

Dựa vào việc phân tích, xử lý 2 kết quả trên, chúng tôi không những chỉ ra được đặc trưng khu vực của Bắc Kỳ nói chung mà quan trọng hơn còn phát hiện ra được tính khu vực giữa các tỉnh trong Bắc Kỳ nói riêng, điều mà chưa có công trình nào làm được trước đây. Những kết quả của nghiên cứu này cũng có thể được lấy làm cơ sở để nhìn ra những tính đa dạng, phong phú của nền kinh tế khu vực.

1.2. Tình hình nghiên cứu về cân đo lường từ trước đến nay

a) Những chuyên khảo về cân đo lường

Chúng tôi phải thừa nhận rằng những nghiên cứu về cân đo lường do người nước ngoài cũng như do người Việt Nam viết là rất hiếm hoi. Trong số đó, trước hết phải kể đến bài biết của Nguyễn Đình Đầu, Góp phần nghiên cứu vấn đề đo, đong, cân, đếm của Việt Nam xưa339. Bài viết này là một đóng góp mới đối với việc nghiên cứu cân đo lường. Có lẽ đây là một trong những công trình sớm nhất đã cố gắng thu thập tối đa những tư liệu cả trong nước lẫn nước ngoài. Tác giả của công trình cũng là một trong số ít người nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu về cân đo lường để tìm hiểu những vấn đề có liên quan khác như tô thuế, tiền lương, giá cả, sản xuất hàng hoá.... Tác giả đã chỉ ra là giữa các tư liệu về cân đo lường có nhiều mâu thuẫn, khó biết những lượng khí cũ to nhỏ, dài ngắn, nặng nhẹ thế nào, vấn đề này rất nan giải. Tác giả lấy một số ví dụ và so sánh, đối chiếu với nhau rồi rút ra 3 biến số cho độ dài, trọng lượng và dung tích để làm tiêu chuẩn toàn quốc. Những kết quả này đã đặt được một quan niệm mới, nhưng vì mục đích bài viết này là rút ra các biến số tiêu chuẩn, cho nên những sự khác biệt giữa các tư liệu, giữa các khu vực và nguyên do của nó thì chưa được phân tích nhiều.

Tiếp đến là bài viết Hệ thống thước đo thời Nguyễn của Phan Thanh Hải340. Tác giả đã so sánh các giải thích về đơn vị chiều dài trong 4 quyển từ điển và 2 quyển sách nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và chỉ ra rằng cách hiểu về đơn vị này trong 6 tư liệu trên cũng là không thống nhất. Trong bài viết này tác giả đã điều tra trực tiếp các loại thước mà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế đang lưu giữ, xem xét thêm chế độ cân đo lường thời Nguyễn và đầu thời Pháp thuộc. Theo chúng tôi, đây là một bài viết tốt, đáng để tham khảo bởi những kết luận rút ra từ đây không chỉ đơn thuần dựa trên những tài liệu sẵn có mà còn dựa trên những kết quả điều tra thực tế rất đáng trân trọng.

Thời kỳ thuộc địa, vào năm 1934 có bài viết Nên thống nhất phép cân đo lường của Nguyễn Hữu Tiền341. Tác giả miêu tả nhiều tiền lệ về chế độ cân đo lường mà chưa được thống nhất từ quá khứ đến thời kỳ Pháp thuộc, chỉ ra những điểm bất tiện và nhấn mạnh tính cần thiết phải thống nhất cân đo lường một cách nhanh chóng. Bài viết này có ý nghĩa lớn vì nó giúp chúng ta có thể hình dung được tình trạng hỗn loạn về cân đo lường trong dân gian vào thời kỳ này, thế nhưng tác giả lại không làm rõ được miêu tả trong bài là dựa vào tài liệu nào, do đó những nhận định mà tác giả đưa ra ít nhiều đều mang tính chủ quan, nếu không muốn nói là hơi khoa trương và phóng đại.

Còn trên tập chí Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình HuếBảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng có 2 bài viết về dụng cụ đo lường: Về hai dụng cụ đong lường dưới triều Minh Mạng của Huỳnh Thị Bích Nhàn và Lê Thị Bảo342, Dụng cụ đong lường bằng đồng tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế của Huỳnh Thị Bích Nhàn343. Hai bài này đều căn cứ vào Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ để xem xét khái quát về chế độ cân đo lường đầu thời Nguyễn, nhưng miêu tả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các dụng cụ đo lường Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế còn lưu giữ.

b) Những công trình hoặc bài viết nghiên cứu lịch sử Việt Nam có phần riêng về cân đo lường

Trong thời Pháp thuộc, Lê Thành Khôi đã giới thiệu chế độ cân đo lường của Đông Dương nói chung trong phần cuối của 2 cuốn sách Le Viet Nam histoire et civillisation344Histoire du Việt Nam345. Còn 3 tác giả E. Souvignet (về Tonkin)346, Pierre Pasquyer (về Annam)347 và Alfred Schreiner (về Cochinchine)348 đã khảo sát chế độ cân đo lường theo các khu vực hành chính riêng.

Yves Henry với cuốn Economie agricole de l”Indochine349 đã nêu ra các bảng hệ thống cân đo lường theo 5 khu vực (Tonkin, Annam, Cochinchine, Lào và Campuchia). Bảng của hệ thống cân đo lường của khu vực Annam được tác giả đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu của Pasquyer.

Tiếp theo, những nghiên cứu về thời Nguyễn như Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu350, Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn của Đỗ Bang351, Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam của Hữu Ngọc352 cũng có phần nhận xét và giới thiệu về cân đo lường.



Cũng phải kể đến nghiên cứu của Nakagawa Takeshi và Nakazawa Shinitiro với bài viết Bảo tồn và phục chế cung điện triều Nguyễn ở Huế353. Trong bài viết này, tác giả đã điều tra, đo kích thước của các kiến trúc (toà nhà) tại cung đình Huế, rồi so sánh với kích thước mà trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệĐại Nam nhất thống chí đã được ghi. Kết quả là cùng một (thước), thậm chí vẫn là trong cung đình và xây dựng trong cùng thời gian, thực tế chiều dài cũng khác nhau tuỳ từng nơi.

c) Vị trí của bài viết này trong số những nghiên cứu cân đo lường từ trước đến nay

Với những gì đã được trình bày trong mục 1.2, chúng tôi phải thừa nhận rằng những nghiên cứu về cân đo lường chưa được đầy đủ. Tầm quan trọng của việc tiến hành nghiên cứu về cân đo lường đã được nhìn nhận từ lâu, thế nhưng, trên thực tế, chưa có một công trình nào có phương pháp một cách hệ thống để so sánh chi tiết và nghiêm túc. Thêm nữa, các nhà nghiên cứu chưa quan tâm đến những tài liệu gốc, vì thế rất khó tìm tài liệu có hệ thống và cụ thể, cũng như khó đặt quan điểm mới.

Đối với những nghiên cứu được nêu trong mục 1.2, chúng ta dễ nhận thấy giữa các tài liệu này có nhiều chỗ mâu thuẫn, thêm nữa, đa số tài liệu không ghi rõ các thông tin cần thiết như dựa vào tài liệu nào, luật nào, quy định nào, thi hành từ thời gian nào và khu vực nào... nên có thể nói là những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát mà thôi.

Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu đã có về cân đo lường nêu trên, bài viết của chúng tôi cố gắng khắc phục những nhược điểm của các công trình dựa trên một khối lượng tài liệu gốc phong phú và quý giá. Những tài liệu này, theo chúng tôi có thể khai thác để nghiên cứu cân đo lường toàn bộ khu vực Đông Dương theo phương pháp mà chúng tôi rút ra trong phần 1.1. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ tập trung vào làm rõ tình hình cân đo lường ở các tỉnh Bắc Kỳ một cách chi tiết, cố gắng tìm hiểu khía cạnh tính khu vực và đặc trưng khu vực của Bắc Kỳ.



2. Tình trạng cân đo lường vào cuối thời Pháp thuộc ở Bắc Kỳ – qua xem xét các thư trả lời của các toà sứ đối với “circulaire”

2.1. “Circulaire” giữa thống sứ Bắc Kỳ và toà sứ các tỉnh Bắc Kỳ về việc thống nhất cân đo lường

Circulaire” về cân đo lường và thư trả lời của các tỉnh Bắc Kỳ đang lưu giữ tại TTLTQG 1 không chỉ có hai bộ của năm 1927 và của năm 1936, mà cho đến nay, chúng tôi đã tìm ra 7 bộ hồ sơ “circulaire” và các thư trả lời của các tỉnh đầy đủ như sau.

Circulaire của ngày 29 tháng 12 năm 1898354.

Nội dung chính: Hỏi về những điểm thuận lợi cũng như khó khăn của dự án áp dụng hệ thống mét (m) ở khắp liên bang Đông Dương.

Circulaire của ngày 9 tháng 9 năm 1901355.

Nội dung chính: Uỷ thác điều tra tình hình thực tế về cân đo lường tại các tỉnh.

Circulaire của ngày 22 tháng 3 năm 1910356.

Nội dung chính: Hỏi ý kiến về biện pháp thống nhất cân đo lường.

Circulaire của ngày 3 tháng 11 năm 1911357.

Nội dung chính: Uỷ thác điều tra tình hình thực tế về cân đo lường tại các tỉnh.

Circulaire của ngày 13 tháng Giêng năm 1921358.

Nội dung chính: Hỏi ý kiến về biện pháp thống nhất cân đo lường trong giai đoạn quá độ.

Circulaire của ngày 1 tháng 9 năm 1927359.

Nội dung chính: Hỏi ý kiến tán thành hay phản đối về việc công bố luật cân đo lường theo hệ thống “mét” đang áp dụng tại Nam Kỳ và Campuchia vào Bắc Kỳ.

Circulaire của ngày 17 tháng 11 năm 1936360.

Nội dung chính: Uỷ thác điều tra tình hình thực tế về cân đo lường tại các tỉnh.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, các thống sứ Bắc Kỳ có ý định tiến hành việc thống nhất cân đo lường, hỏi ý kiến và điều tra về tình trạng này đối với các toà sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ ít nhất là 7 lần trong khoảng 40 năm (từ năm 1898 đến năm 1936). Thế nhưng, cho đến năm 1936, việc thống nhất cân đo lường vẫn chưa thực hiện được.

Để phân tích và xem xét tình hình thực tế cân đo lường ở các tỉnh và nhận thức của các toà sứ về việc thống nhất cân đo lường ở giai đoạn cuối thời kỳ thuộc địa, phần sau chúng tôi sẽ chú trọng vào 2 bộ circulaire cuối, tức là bộ circulaire của năm 1927 và bộ circulaire của năm 1936.



2.2. Về nội dung của “circulaire” năm 1927361

Circulaire của năm 1927 được thống sứ Bắc Kỳ phát đến toà sứ các tỉnh, các tư lệnh quân đội, đốc lý thành phố Hà Nội và Hải Phòng vào ngày 9 tháng 9. Thống sứ Bắc Kỳ có ý định áp dụng sắc lệnh giống với sắc lệnh về cân đo lường đã ban hành ngày 27 tháng 10 năm 1911 tại Đông Dương và đã thực hiện từ ngày 14 tháng 12 cùng năm. Những nguyên tắc của văn bản này đã được công bố áp dụng tại Campuchia năm 1914. Trong circulaire này, thống sứ nhờ người đứng đầu, sau khi nghiên cứu văn bản trên, đưa ra những nhận xét, nhất là những khó khăn trong việc áp dụng nó.

Một điểm nữa là thống sứ Bắc Kỳ cũng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh lưu tâm đặc biệt đến điều 8 của sắc lệnh đang được uỷ thác cho kế toán hoặc những người được Toà sứ uỷ thác (phó hoặc những biên tập viên), thẩm tra làm rõ xem nó có hợp lý hay không khi mở rộng quy định này cho viên chức thuộc các sở khác thực hiện (viên chức ngành công trình công cộng).

Tóm lại là các tỉnh không thống nhất ý kiến về đối tượng đảm nhiệm việc thanh tra cân đo lường (ví dụ: có tỉnh đề đạt viên chức cảnh sát, có tỉnh đề đạt viên chức thanh tra của vệ binh cảnh sứ hoặc trưởng trạm quản lý, những quan chức thuế quan...). Không có kết luận chung về cơ quan giám sát, quản lý về cân đo lường. Tuy nhiên, do hạn chế về dung lượng của bài viết, chúng tôi xin phép được bỏ qua, không đi sâu phân tích vấn đề trên.



Bảng 1: Các đơn vị đã xác định theo sắc lệnh ngày 27 tháng 10 năm 1911

Tên đơn vị bắt buộc

Tên tiếng bản xứ

Hình dạng và loại của các dụng cụ đo lường

1. Chiều dài

Mètre

Thước




2. Khối lượng

Gramme

(1/1000kg)



đồng cân tây

Quả cân: 1, 2, 5, 10, 20

50, 100, 200, 500 gramme.

Các quả cân bằng đồng trụ.


Kilogramme

(1000 gramme)



cân tây

Quả cân: 1, 2, 10, 20, 50,

60 (picul, tạ), 100, 1000 kilogramme.

Những quả cân 20 kilo và 50 kilo bằng gang hình chóp cụt tròn, những quả cân khác bằng sắt, hình chóp cụt và có đáy là hình lục giác.


Decigramme

(1/10 gramme)



tấc đồng tây

Quả cân: 1, 2, 5 decigramme

Các quả cân bằng đồng hoặc bằng lá đồng thau.



Centigramme

(1/100 gramme)



phân đồng tây

Quả cân: 1 centigramme

Các quả cân bằng đồng hoặc bằng lá đồng thau.



Milligramme

(1/1000 gramme)



ly đồng tây

Quả cân: 1 milligramme

Các quả cân bằng đồng hoặc bằng lá đồng thau



3. Dung tích

Litre

vuông bạt tây

Dụng cụ: 1, 2, 5, 10, 20, 40 (giá), 50, 100 litre

(khối lượng của một deximet khối

Các dụng cụ bằng sắt tây bịt sắt.

Décilitre (1/10 litre)

vuông hạp tây

Dụng cụ 1, 2, 5 décilitre

Các dụng cụ bằng sắt tây.



Centilitre

(1/100 litre)



vuông thước tây

Dụng cụ: 1 centilitre

Các dụng cụ bằng sắt tây.



Nội dung khái quát của sắc lệnh ngày 27 tháng 10 năm 1911 như sau:

Điều 1: Trong mọi phạm vi của Nam Kỳ, bắt buộc dùng hệ thống cân đo lường được xác định như sau.

Điều 2, 3, 4 và 6: Cách sản xuất dụng cụ đo lường (làm bằng gì, hình thức và kích thước như thế nào...).

Điều 5: Về giá trị chính thức của “Picul (tạ)”.

Điều 7: Về việc tự trang bị dụng cụ đo lường đối với những người buôn bán.

Điều 8 và 9: Về trách nhiệm của người kiểm tra dụng cụ đo lường.

Điều 10 – 16: Cách viết biên bản, đánh dấu bảo đảm và thanh tra hàng năm.

Điều 17 – 18: Trường hợp vi phạm.

Điều 19: Về chi phí cho những viên chức chịu trách nhiệm kiểm tra dụng cụ đo lường.

Điều 20: Về những cơ quan phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến việc thi hành sắc lệnh này (Bộ trưởng Bộ Thuộc địa và Bộ trưởng Bộ Tư pháp).



2.3. Thư trả lời của các toà sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ đối với circulaire năm 1927362

Sau khi nghiên cứu các văn bản gốc thư trả lời, chúng tôi thấy rằng nhiều toà sứ không nói rõ tán thành hay phản đối, và cách hiểu của họ về ý của thống sứ Bắc Kỳ cũng khác nhau. Ví dụ, có toà sứ trả lời rất tích cực nhưng đọc kỹ chúng tôi có thể thấy rằng toà sứ này chỉ nói về việc áp dụng hệ thống “mét” thôi, còn về việc áp dụng toàn diện sắc lệnh này ở Bắc Kỳ thì họ nói rằng vẫn có nhiều hạn chế. Thêm nữa, việc toà sứ là người Pháp cũng đưa ra một số khó khăn như họ chưa hiểu sâu tình trạng thực tế về văn hoá, xã hội Việt Nam. Ngoài ra, ý kiến của cùng một toà sứ cũng không thống nhất do sự thay đổi người lãnh đạo toà sứ. Ví dụ, toà sứ tỉnh Ninh Bình năm 1927 rất tích cực về việc thống nhất cân đo lường, nhưng năm 1937 thì trái lại, chỉ ra sự khó khăn, thể hiện thái độ tiêu cực về vấn đề này. Vì thế, chỉ dựa vào thư trả lời với circulaire năm 1927 thôi mà rút ra kết luận về khu vực này thì sẽ thiếu khách quan.

Thế nhưng, chúng tôi vẫn phải khẳng định rằng những ý kiến xem xét và gợi ý của các toà sứ cũng phản ánh được thực tế của mỗi tỉnh. Nhiều toà sứ trình bày một cách cụ thể, và các luận điểm được rút ra rất đa dạng và gợi mở, nếu họ không hiểu biết rõ về tình hình của địa phương mình thì không thể trình bày ý kiến và đặt vấn đề một cách toàn diện như vậy. Trên thực tế, các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương và Hà Đông có gửi kèm báo cáo của Trấn phủ cho thống sứ Bắc Kỳ hiểu thêm về tình trạng thực tế của mỗi tỉnh. Điều này có nghĩa là, có khả năng các toà sứ khác cũng chỉ đạo Trấn phủ, tức là cán bộ công chức người Việt Nam điều tra và viết báo cáo, rồi căn cứ vào đó toà sứ mới đưa ra ý kiến của mình.

Chính vì thế, chúng tôi không có ý định đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của việc tán thành hay phản đối, quan trọng hơn là, chúng tôi đưa ra những nhận xét và phân tích kỹ lưỡng về các chủ đề, luận điểm mà các toà sứ đã cung cấp báo cáo.

Qua xem xét và chỉnh lý các thư trả lời một các tỷ mỷ, đầu tiên về việc áp dụng sắc lệnh này, chúng tôi chia 28 tỉnh ra 2 nhóm cho dễ phân tích. Nhóm 1 là những tỉnh có ý kiến ủng hộ tích cực hoặc ủng hộ phần nào về việc áp dụng cân đo lường tại tỉnh mình. Nhóm 2 là những tỉnh nói rõ không có khả năng để thực hiện hoặc không ủng hộ về việc này. Kết quả như sau:

Nhóm 1: Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiến An, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phúc Yên, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Tuyên Quảng, Vĩnh Yên, Yên Bái.

Nhóm 2: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, Lai Châu, Móng Cái, Phú Thọ, Thái Bình, Thái Nguyên.

Về kết quả trên, chúng tôi không có ý định đi sâu tìm hiểu về tính đa dạng khu vực, song không thể không nhắc tới một hiện tượng khá đặc biệt. Trong nhóm 2, chúng tôi thấy cũng có những tỉnh ở châu thổ sông Hồng hoặc ở khu vực nông nghiệp đã tương đối phát triển như tỉnh Thái Bình, Hà Đông, Hải Dương và Bắc Ninh. Những tỉnh ở sát biên giới, hoặc trên cao nguyên thì phương tiện đi lại và lưu thông hàng hoá bị hạn chế, các ngành nông nghiệp, thương nghiệp... chưa được phát triển nhiều, vì thế về việc thống nhất cân đo lường cũng khó khăn hơn là điều dĩ nhiên.

Thế nhưng, ta thấy ngay cả những tỉnh ở khu vực có mạng lưới giao thông đã phát triển vẫn không ủng hộ việc thống nhất đơn vị đo lường. Điều này đưa đến một khả năng là thời đó khắp Bắc Kỳ vẫn có hệ thống cân đo lường rất đa dạng, và người dân ở đây chưa cảm thấy sự cần thiết của việc thống nhất đơn vị đo lường, ít nhất là đến năm 1927.

Tiếp theo, chúng ta phân loại nội dung của các thư trả lời ra làm 7 chủ đề, và đi vào phân tích từng chủ đề.

1) Tình trạng sử dụng hệ “mét” ở các tỉnh

Các tỉnh như Bắc Giang, Hải Phòng, Lào Cai, Nam Định, Phúc Yên và Vĩnh Yên báo cáo rằng trong hoạt động thương mại đã sử dụng hệ thống “mét”. Ở tỉnh Lào Cai, trong hoạt động thương mại địa phương, hệ “mét” và hệ thống truyền thống cũng được sử dụng. Tại Vĩnh Yên, cụ thể là các xí nghiệp mua vôi, cát... dùng đơn vị “quintal metrique”, những người bán hàng vải dùng “mét”, người bán, mua dầu và rượu dùng “lít”. Nam Định đa số dân bán hàng người Việt Nam đã sử dụng hệ “mét” và các dụng cụ đo lường giống dụng cụ ở Pháp.

Các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Hà Nam báo cáo rằng không chỉ những người đứng đầu các đơn vị hành chính như làng, xã, mà ngay cả người dân thường cũng đã biết đến hệ “mét”.

Có thể thấy rằng, các tỉnh đã có báo cáo về hệ “mét” đều thuộc nhóm 1.



2) Phạm vi áp dụng

Phần này chúng tôi giới thiệu các ý kiến về việc phải hạn chế khu vực áp dụng sắc lệnh này hoặc, nêu lên những khu vực khó thực hiện. Trước hết, chúng ta xem xét các ý kiến của nhóm 1.

Trong nhóm 1, Hải Phòng, Sơn Tây và Yên Bái cho rằng việc áp dụng sắc lệnh này ban đầu phải thực hiện ở các thành phố lớn trước. Về lý do của ý kiến này, tỉnh Sơn Tây chỉ ra vấn đề về chính trị và tài chính của các địa phương. Một điểm thảo luận nữa là thời gian mà cư dân chuẩn bị các dụng cụ đo lường và làm quen với hệ thống này cần lâu hơn. Còn Yên Bái đặt vấn đề về quản lý và kiểm tra dụng cụ đo lường.

Ở nhóm 2, tỉnh Thái Nguyên khảo sát một cách toàn diện, cho rằng ở châu thổ Bắc Kỳ thì tán thành, nhưng ở các đạo quan binh, và các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hoà Bình, các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống như Mán, Thái, Mường và Mông thì chưa thể hiểu được lợi ích của sắc lệnh này.

Ý kiến của tỉnh Hà Đông giống với Yên Bái, tức là cho rằng chỉ áp dụng tại đô thị lớn để cảnh sát có thể dễ quản lý vi phạm.

Hai tỉnh biên giới Bắc Kạn và Móng Cái nhấn mạnh, do trình độ phát triển vẫn còn thấp, ở những chỗ có các hoạt động thương mại giữa người Việt và người Trung Quốc, dân tộc Mán, Thổ thì việc thống nhất cân đo lường cực kỳ khó.

Lai Châu cũng ở sát biên giới, nhưng không nói về giao dịch buôn bán giữa người Việt và người nước ngoài hoặc dân tộc thiểu số mà chỉ nói là phải áp dụng ở những thành phố tiến hành giao dịch quan trọng như Lai Châu và Điện Biên Phủ trước đã. Lý do là so với các tỉnh khác, trình độ phát triển của họ vẫn còn thấp, toà sứ của tỉnh Lai Châu cho rằng không thể tưởng tượng được sự khó khăn khi phải từ bỏ hệ thống đo lường truyền thống đã tồn tại nhiều đời.

Tóm lại, chúng ta thấy rằng hầu hết các tỉnh biên giới, các tỉnh có dân tộc thiểu số sinh sống đều có thái độ tiêu cực đối với việc áp dụng sắc lệnh về thống nhất đơn vị đo lường tại khu vực mình. Tuy nhiên, đặc biệt là tỉnh Sơn La, mặc dù cũng có nhiều tộc người như Thái, Lào, nhưng tỉnh này lại tán thành việc thống nhất đơn vị đo lường để tạo thuận lợi cho hoạt động buôn bán tại đây.



3) Thời gian cần thiết để thực hiện áp dụng và ban hành sắc lệnh này

Nhiều tỉnh của nhóm 1 (Tuyên Quang, Hà Giang, Phúc Yên, Lạng Sơn, Hà Nam, Quảng Yên và Bắc Giang) cũng chỉ trích rằng việc áp dụng sắc lệnh này không thể thực hiện ngay được và vẫn cần thời gian để chuẩn bị dụng cụ đo lường. Cụ thể hơn là Tuyên Quang báo là cần 6 tháng, Hà Giang thì từ 6 tháng đến 1 năm, Lạng Sơn từ 5 năm đến 10 năm (nhất là về dụng cụ cho dung tích).



4) Tình hình sử dụng các đơn vị đo lường truyền thống

– Ý kiến của các tỉnh trong nhóm 1:

+ Bắc Giang: Những dụng cụ truyền thống như hộp bơ, bát... không sử dụng nữa thậm chí trong hoạt động buôn bán với quy mô nhỏ.

+ Cao Bằng: Những người tiếp xúc với người Trung Quốc, dân du mục ở biên giới sử dụng hệ thống đo lường khác nhau rất lớn.

+ Lạng Sơn: Hộp bơ đã phổ biến để đo bột ngũ cốc, đậu, v.v... Việc áp dụng về dụng cụ đo dung tích cần nhiều thời gian để thực hiện từ 5 đến 10 năm.

+ Nam Định: Ở Bắc Kỳ chưa có chế độ cân đo lường hợp pháp, cũng chưa có cơ quan nào được phép thanh tra dụng cụ đo lường là đúng hay vi phạm quy định. Nhìn chung, khi mua bán, cả người bán và người mua đều có dụng cụ đo lường riêng của mình, nhất là dụng cụ dung tích và khối lượng, hai bên đo lại bằng dụng cụ của mình và trả giá.

+ Ninh Bình: Về các dụng cụ đo dung tích và khối lượng chưa sử dụng dụng cụ của Pháp.

+ Phúc Yên: Hộp bơ, chai đã được sử dụng nhiều.

– Các tỉnh trong nhóm 2 như sau:

+ Thái Bình: Trong những văn bản pháp luật cũng sử dụng hệ thống cân đo lường Việt Nam.

+ Hà Đông: Đơn vị tập quán như đấu, bát... được sử dụng lâu đời.

5) Giáo dục

Tỉnh Nam Định (nhóm 1) và Hà Đông (nhóm 2) nói đến giáo dục. Tỉnh Hà Đông nhận xét rằng trình độ giáo dục của dân ở Bắc Kỳ chưa bằng Nam Kỳ vì người Nam Kỳ được giáo dục kiểu Pháp sớm hơn 30 năm. Dân ở địa phương bị mù chữ, điều này cũng gây khó khăn không ít cho việc thực hiện chế độ cân đo lường của Pháp.

Từ phương diện giáo dục, phương pháp để phổ biến cân đo lường, theo tỉnh Nam Định là các trường, các cơ quan chính phủ phải có dụng cụ chuẩn đo lường của hệ “mét” cho mọi người tìm hiểu và làm quen với những dụng cụ này. Trong khi đó tỉnh Hà Đông cho rằng các công ty thương mại, các cơ sở công cộng, các công ty tổng hợp, nhất là các trường phải có những dụng cụ này.

6) Phong trào chống chế độ

Nhiều tỉnh không nói về khả năng xảy ra phong trào chống Pháp nếu khi dân Pháp đưa hệ “mét” vào Bắc Kỳ. Trong đó chỉ có 3 tỉnh: Cao Bằng, Ninh Bình (nhóm 1) và Phú Thọ (nhóm 2) nói đến việc này nhưng 2 tỉnh đầu (nhóm 1) không nghĩ sẽ gặp phải phong trào chống đối nghiêm trọng. Phú Thọ cũng không dùng từ “phong trào” mà chỉ nói tạo ra nguyên nhân làm dân thấy bị đối xử tàn bạo và hà khắc.

7) Những sửa đổi hoặc xoá bỏ cần thiết một số điều trong sắc lệnh

Về việc kiểm tra dụng cụ đo lường từ điều 8 đến 16, nhất là về thanh tra viên (những kế toán hoặc viên lục sự được toà sứ giao trách nhiệm kiểm tra) và kiểm tra hàng năm ở khắp nơi, tỉnh Cao Bằng và Hà Giang báo rằng không thể thực hiện được vì ở miền núi và cao nguyên chưa có phương tiện giao thông thuận tiện. Trong tình trạng như thế, người thanh tra phải đi các cơ quan hành chính của các làng xã hàng năm và người có dụng cụ cũng phải đến đúng giờ để được kiểm tra. Điều này quá khó để có thể thực hiện. Còn 2 tỉnh ở châu thổ Bắc Kỳ là Nam Định và Hà Đông cũng phản đối với lý do là kế toán của toà sứ vốn rất ít người và công việc của họ đã quá bận rộn. Thêm nữa, Nam Định có 710 làng, Hà Đông có 850 làng, người được uỷ thác kiểm tra phải đi lại quá nhiều để thực hiện kiểm tra hàng năm.

Về điều 7, Móng Cái, Thái Nguyên và Hải Dương cũng có ý phản đối. Nội dung của điều 7 cụ thể như sau: những người trưng thuế ở các chợ sẽ chịu trách nhiệm tự trang bị một bộ dụng cụ đo lường với chi phí của họ. Móng Cái cho rằng đây là một đòi hỏi quá đáng và phi lý vì đa số người sản xuất với quy mô nhỏ chỉ có rất ít lãi. Thái Nguyên chỉ trích rằng các việc trưng thuế của các chợ đã được bãi bỏ theo nghị định ngày 23 tháng 10 năm 1910. Hà Đông không nói đến điều 7 một cách trực tiếp nhưng cũng cho rằng các dụng cụ đo lường Pháp đều đắt tiền, người dân không thể tự trang bị được.

Riêng tỉnh Nam Định cho rằng điều 2, 3, 4 và 6 được định nghĩa rất rõ về hình dáng, vật liệu cấu thành và kích thước của các dụng cụ cân đo lường, nhưng ở Bắc Kỳ chưa có chỗ sản xuất được những dụng cụ đặc biệt như vậy.

Ngoài 7 chủ đề nêu trên, chúng ta còn thấy một số kiến nghị khác nữa. Chẳng hạn, Hải Dương đã đưa ra một kiến nghị rất thú vị là không dịch các đơn vị đo lường sang tiếng Việt nữa mà chỉ ghi phát âm của nó như “ki-lô”, “mét”, “lít”. Vì, như chúng ta đã biết tại thời điểm đó (năm 1927), cách ghi tên đơn vị của tiếng Việt chẳng hạn như chỉ được dịch ra từ tiếng Pháp rồi thêm từ “tây” vào sau. Ví dụ, “metre” dịch là thước tây, “kilogram” dịch là cân tây... Thế nhưng, từ “tây” thường hay bị quên, không được thêm vào nên có nhiều khi gây ra lẫn lộn.

Tỉnh Bắc Ninh là nơi nông nghiệp phát triển, nhưng toà sứ viết là không thể nói nông dân người Việt Nam cần chế độ cân đo lường mới.

Toà sứ tỉnh Phú Thọ nghi ngờ tính hiệu quả của sắc lệnh này tại Campuchia.

2.4. Về nội dung của “circulaire” năm 1936363

Circulaire của năm 1936 được công sứ phát đến toà sứ các tỉnh, các tư lệnh quân đội và các đốc lý Hà Nội và Hải Phòng vào ngày 17 tháng 11. Công sứ uỷ ban địa phương được thống sứ Bắc Kỳ chọn làm uỷ ban địa phương về cân đo lường với trách nhiệm xem xét việc áp dụng hệ thống “mét” tại Bắc Kỳ mang lại những lợi ích gì. Uỷ ban này nhận trách nhiệm đặc biệt là điều tra tình trạng thực tế về cân đo lường và các dụng cụ đo lường hiện hành ở Bắc Kỳ. Circulaire này yêu cầu các tỉnh thực hiện điều tra sau đó báo cáo kết quả cho uỷ ban địa phương.



2.5. Trả lời của các toà sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ đối với circulaire năm 1936364

Circulaire năm 1936 đã nhận được trả lời từ các 28 tỉnh: Hà Nội, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Bình, Sơn Tây, Hà Giang, Vĩnh Yên, Hải Phòng, Ninh Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định, Lào Cai, Phúc Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn La, Kiến An, Hà Đông, Bắc Giang, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Yên, Hải Ninh.

Dưới đây là tóm tắt kết quả trả lời của các tỉnh đó. Ở đây, chúng tôi dành sự quan tâm miêu tả cho cân đo lường thông thường và cân đo lường chính thức, còn cân đo lường đặc biệt, tức là đo lường của những người thợ cá lẻ, hoặc của một số nghề nghiệp hay của một loại sản phẩm như thước kinh, thước mộc, tael (cho cân thuốc phiện) v.v... thì chỉ có vài tỉnh đề cập đến. Những kiểu loại cân đo lường này sẽ được chúng tôi xem xét vào một dịp khác.

a) Khối lượng

Theo báo cáo của các tỉnh, các đơn vị khối lượng được sử dụng thực tế như sau.



Bảng 2: Đơn vị khối lượng thực tế theo báo cáo của các tỉnh vào năm 1937

Tên đơn vị

Đơn vị tương đương

Quy ra gam, kilôgam

Phạm vi sử dụng đơn vị này

Yến

10 cân

6kg

Tất cả các tỉnh

Tạ

10 yến

60kg

Tất cả các tỉnh (trừ Hà Nội)

Tấn

10 tạ

600kg

Lạng Sơn và Hải Phòng

Cân

16 lạng

600gr

Tất cả các tỉnh

Lạng

1/16 cân

37gr50

Tất cả các tỉnh (trừ Sơn La và Hà Nội)

Đồng cân

1/10 lạng

3gr75

Tất cả các tỉnh (trừ Sơn La và Hà Nội)

Phân

1/10 đồng cân

0gr375

21 tỉnh

Ly

1/10 phân

0gr0375

15 tỉnh

Ngoại lệ:

– Về đơn vị: yến, tạ, cân. Ở Hà Nam, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Phòng: 6kg045, 60kg45, 604gr50; Ở Lào Cai và Phúc Yên: 6kg400, 64kg, 640gr

– Về đơn vị: lạng, đồng, cân, phân, ly. Ở Hà Nam, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Phòng: 37gr78, 3gr778, 0gr3778, 0gr03778. Ở Lào Cai và Phúc Yên: 40gr, 4gr, 0gr40, 0gr040.

Dựa theo bảng này, chúng tôi có thể khẳng định rằng về cân đo lường khối lượng thông thường thì đã phổ biến cùng một chế độ ở toàn Bắc Kỳ. Thế nhưng, mặc dù sử dụng cùng một đơn vị, số lượng tương đương của nó vẫn khác nhau theo tỉnh. Về đơn vị yến, tạ, cân đã có 3 hệ thống tiêu chuẩn là 600g, 604g50, 640g, sau đó được tính theo phương pháp tăng dần theo bội số 10. Còn đơn vị lạng, đồng, cân, phân, ly cũng có 3 hệ thống tiêu chuẩn là 0g0375, 0g03778, 0g040.

Về dụng cụ đo lường, trừ Phúc Yên, còn các tỉnh khác ở Bắc Kỳ đều sử dụng cái cân giống kiểu La Mã phổ biến. Cán cân tay của cân to làm bằng gỗ hoặc tre, của cân nhỏ làm bằng xương hoặc ngà. Các quả cân chủ yếu làm bằng chì, đồng, sắt và đá.

b) Chiều dài

Bảng 3: Đơn vị chiều dài thực tế theo báo cáo của các tỉnh vào năm 1937


Tên đơn vị

Đơn vị tương đương

Quy ra mét

Phạm vi sử dụng đơn vị này

Ngũ

5 thước

2m

Tất cả các tỉnh (trừ Hà Nội và Lạng Sơn)

Trượng

10 thước

4m

Tất cả các tỉnh (trừ Hà Nội, Sơn La và Phú Thọ)

Ly

180 trượng

720m

Lạng Sơn

Dặm

1000 trượng

4000m

Phúc Yên

Thước*

10 tấc

0m40

Tất cả các tỉnh

Tấc

1/10 thước

0m04

Tất cả các tỉnh (trừ Hà Nội)

Phân

1/100 thước

0m004

Tất cả các tỉnh (trừ Hà Nội)

Ly

1/1000 thước

0m0004

Tất cả các tỉnh (trừ Hà Nội, Bắc Giang,
Bắc Kạn, Quảng Yên, Thái Nguyên và Yên Bái)

Về chiều dài, có một đơn vị pháp định (theo nghị định ngày 2 tháng 7
năm 1897) là thước. Ở Bắc Kỳ, đến năm 1937 hệ thống đo chiều dài tiêu chuẩn là
1 thước bằng 0m40 đã phổ biến rồi.

Theo báo cáo của tỉnh Lạng Sơn và Phúc Yên, riêng 2 tỉnh này đơn vị tương đối lớn là ly (720m) và dặm (4000m) cũng tồn tại. Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình và các tỉnh ở cao nguyên như Sơn La, Cao Bằng (Đạo quân binh thứ 2), Hà Giang (Đạo quân binh thứ 3), Lai Châu (Đạo quân binh thứ 4) cho rằng đơn vị sải (brasse, 1m60) và gang (empan, 0m20) vẫn sử dụng.



c) Diện tích

Tên đơn vị

Đơn vị tương đương

Quy ra mét vuông

Phạm vi sử dụng đơn vị này

Mẫu**

10 sào

3600m2

Tất cả các tỉnh

Sào

1/10 mẫu

360m2

Tất cả các tỉnh

Thước

1/15 sào

24m2

19 tỉnh

Tấc

1/10 thước

2m240

21 tỉnh

Phân

1/10 tấc

0m2240

Bắc Ninh, Hà Đông, Hưng Yên, Phú Thọ và Thái Bình

Ly

1/10 phân

0m20240

Bắc Ninh, Hà Đông, Hưng Yên, Phú Thọ và Thái Bình


Ngoại lệ:

Về đơn vị Ly: Hà Đông, Hưng Yên, Thái Bình là 0m240.

Về diện tích, cũng như hệ thống đo chiều dài, có một đơn vị pháp định theo nghị định (ra ngày 2 tháng 7 năm 1897) là mẫu. Mẫu và sào, 2 đơn vị lớn này đã được sử dụng ở khắp Bắc Kỳ.

Nhưng về các đơn vị nhỏ hơn, số tỉnh sử dụng hệ thống của bảng trên dần dần giảm xuống. Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và Phúc Yên có đơn vị tên là miếng (1/9 sào bằng 40m2). Tỉnh Bắc Ninh có hệ thống tiếp theo như sau: thân (1/9 miếng bằng 4.44m2), ghe (1/25 thân bằng 0,177m2), gang (1/4 ghe bằng 0,0444m2). Tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Phúc Yên và Hải Phòng có đơn vị tên là khấu (1 khấu bằng 4m2).

Dụng cụ đo lường phổ cập là ngũ và thước.

d) Dung tích


Tên đơn vị

Đơn vị
tương đương


Quy ra lít

Phạm vi sử dụng đơn vị này

1. Ngũ cốc

Thang

2 đấu

2 lít

Hà Đông, Hà Nam, Sơn Tây, Hải Phòng,
Ninh Bình

Thùng




Từ 15 đến 17 lít

Ninh Bình, Phúc Yên, Nam Định

Thưng

20 đấu

20 lít

10 tỉnh

Phương

30 đấu

30 lít

9 tỉnh

Hộc

60 đấu

60 lít

Hà Nam, Hải Phòng, Sơn Tây, Tuyên Quang

Đấu

10 lẻ

đa dạng

23 tỉnh

Bát

1/2 đấu

0 lít 5

8 tỉnh

Lẻ

1/10

0 lít 1

12 tỉnh

2. Chất lỏng

Ruoc

Gáo








Lạng Sơn, Sơn Tây, Thái Bình, Vĩnh Yên,

Sơn Tây, Thái Bình, Vĩnh Yên



Ngoại lệ:

– Về đơn vị Thang, Phúc Yên 4 lít 80.

– Về đơn vị Thùng, Bắc Giang: 13kg.

– Về đơn vị Thưng, Thái Bình, Yên Bái: 20kg, Bắc Giang: 22kg.

– Về đơn vị Phương, Bắc Giang: 20kg, Thái Bình: 40kg, Vĩnh Yên: 15 lít.

– Về đơn vị Đấu, 8 tỉnh: 1 lít, 3 tỉnh: 1kg, 3 tỉnh: dưới 1 lít, Móng Cái: 13 lít 50, Quảng Yên: 100cm3.

– Về đơn vị Lẻ: Bắc Giang: 0kg130.

Về đơn vị dung tích, chúng ta có thể nhận thấy vào năm 1937 vẫn chưa có hệ thống đo lường thống nhất ở Bắc Kỳ. Đối với trường hợp sử dụng cùng đơn vị, số lượng của nó cũng khác nhau nhiều tuỳ theo các tỉnh.

Hình dạng của dụng cụ đo lường cũng rất đa dạng. Dụng cụ cho thưng, có cái hình khối lập phương, có cái hình trụ, có cái làm bằng gỗ...

Dụng cụ cho đấu thì hình trụ làm bằng gỗ, đôi khi làm bằng sắt trắng.

Dụng cụ cho ruoc cũng là hình trụ làm bằng gỗ, số lượng khác nhau theo tỉnh. Gáo đong bằng trái dừa có cán.

Ngoài bảng trên, dân gian còn sử dụng các đồ dùng hằng ngày để cân đo chẳng hạn tỉnh Bắc Kạn và Móng Cái dùng ống tre. Ninh Bình, Quang Yên, Hà Giang dùng bình đựng xăng. Lai Châu, Sơn La và Ninh Bình dùng hộp bơ. Kiến An và Ninh Bình dùng hộp sữa, Sơn La dùng chai bia.



3. Kết luận

Trước hết, chúng tôi tóm lại những điểm quan trọng về việc áp dụng sắc lệnh về cân đo lường và tình trạng thực tế hệ thống đo lường ở Bắc Kỳ vào năm 1927 qua xem xét thư trả lời của các tỉnh ở mục 2.3.

Chúng tôi thấy rằng, đến năm 1927 hệ thống mét (m) đã phổ biến tại đô thị lớn hoặc trong hoạt động thương mại. Còn tại các địa phương ở biên giới, trên cao nguyên, khu vực có giao dịch với dân tộc thiểu số hay Trung Quốc, Lào thì hệ thống đo lường vẫn là cực kỳ đa dạng, khó thực hiện chế độ cân đo lường mới.

Cho đến năm 1927, 2 toà sứ của Nam Định và Thái Bình vẫn báo cáo rằng ở Bắc Kỳ chưa có chế độ cân đo lường hợp phép, chưa có cơ quan có quyền thanh tra dụng cụ đo lường, hơn nữa là trong văn bản pháp luật cũng vẫn sử dụng hệ thống đo lường truyền thống. Hai tỉnh này đều ở châu thổ sông Hồng, cả nông nghiệp lẫn phương tiện giao thông cũng tương đối phát triển. Trong tình hình như thế, nếu không có hệ thống đo lường thống nhất thì việc giao dịch, lưu thông hàng hoá v.v... rất khó khăn. Thế mà hai tỉnh này vẫn báo cáo như trên là một điểm chúng tôi phải quan tâm đến.

Những vấn đề được toà sứ của các tỉnh đặt ra về việc áp dụng sắc lệnh giống với sắc lệnh cân đo lường đã ban hành tại Nam Kỳ và Campuchia, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào bốn luận điểm như sau:

– Chênh lệch giữa các khu vực: Ở thành phố lớn, chế độ cân đo lường hệ “mét” đã tương đối phổ biến, nhất là trong hoạt động thương nghiệp. Còn địa phương, đặc biệt là các nơi sát biên giới, chế độ đo lường cực kỳ đa dạng, vẫn có nhiều kiểu, loại khác nhau.

– Giáo dục: Ở Nam Kỳ, họ đã được tiếp xúc với nền giáo dục kiểu Pháp sớm hơn 30 năm so với Bắc Kỳ, vì thế ảnh hưởng giáo dục của châu Âu ở Nam Kỳ cao hơn so với Bắc Kỳ.

– Về dụng cụ đo lường: Việc chế tạo các dụng cụ đo lường đầy đủ đúng theo sắc lệnh này không phải là việc dễ ở Bắc Kỳ. Thêm nữa, dân thường phải tự mua một bộ dụng cụ hợp pháp. Thế nhưng đa số người dân không chịu trách nhiệm tự trang bị vì điều kiện kinh tế của họ không cho phép.

– Về việc thanh tra dụng cụ đo lường: Ở Bắc Kỳ địa hình tự nhiên không đều, châu thổ, cao nguyên, miền núi... Vì vậy, việc gửi người thanh tra dụng cụ đo lường đến tất cả các làng xã rất khó thực hiện.

– Tiếp theo, chúng tôi tóm lại mục 2.5 về hệ thống đo lường thực tế vào năm 1936. Chúng ta cũng có thể nói đơn vị chiều dài và diện tích tương đối đã được chuẩn hoá, nói một cách rõ hơn là đã có hệ thống đo lường một cách thống nhất và hệ thống. Nhất là “thước” và “mẫu” đã phổ biến ở khắc Bắc Kỳ rồi. Hai đơn vị này là đơn vị pháp định đã được xác định vào ngày 2 tháng 7 năm 1897.

Còn đơn vị khối lượng và dung tích vẫn rất đa dạng. Ở Bắc Kỳ có tình trạng cùng đơn vị, nhưng khối lượng và dung tích tương đương của nó vẫn khác nhau tuỳ theo tỉnh. Đặc biệt là đơn vị và dụng cụ dung tích có nhiều loại khác nhau.

Tổng hợp các kết quả trên, chúng ta thấy rằng, cho đến năm 1936, ở Bắc Kỳ vẫn chưa có hệ thống cân đo lường nào phổ biến một cách toàn diện. Nhưng trong đơn vị chiều dài và diện tích, một số đơn vị tương đối được sử dụng ở các tỉnh Bắc kỳ. Còn đơn vị khối lượng và dung tích, tức là đơn vị mà người dân thường sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày vẫn còn tồn tại các kiểu loại khác nhau.

Về nguyên nhân của tình trạng đo lường, qua xem xét thư trả lời của các toà sứ, chúng tôi có thể rút ra kết luận như sau:

Bắc Kỳ có đặc trưng riêng về địa hình, có cả miền núi, cao nguyên lẫn châu thổ. Ở miền núi và cao nguyên, phương tiện liên lạc và đi lại bị hạn chế, lại có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Thêm nữa, khu này sát biên giới, có giao dịch với người nước ngoài. Vì vậy, họ đã sử dụng dụng cụ đo lường riêng của mình, các loại dụng cụ đó rất đa dạng và khác nhau. Đối với khu vực này, việc thanh tra các dụng cụ đo lường tại tất cả các làng xã cũng khó thực hiện.

Còn ở châu thổ, nhất là châu thổ sông Hồng và sông Đáy là một khu vực có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Vì thế các địa phương có chế độ cân đo lường riêng cho việc sản xuất và mua bán lúa gạo tại các địa phương, các cộng đồng làng xã của mình. Hệ thống đo lường của các địa phương này, đặc biệt là các dụng cụ khối lượng và dung tích đã phát triển và trở nên chặt chẽ trong quá trình phát triển nông nghiệp ở mỗi địa phương.

Ngoài ra, cũng có những vấn đề về trình độ giáo dục kiểu Âu, về sản xuất các dụng cụ đo lường... Những điểm nêu trên cũng là một yếu tố của tính đa dạng khu vực về cân đo lường ở Bắc Kỳ, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khó thống nhất hệ thống cân đo lường ở Bắc Kỳ.

Cuối cùng chúng tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa tầm quan trọng của phương pháp trong nghiên cứu cân đo lường. Đó là phải khai thác và dựa vào những tài liệu có tính hệ thống, có tính chất giống nhau, tức là công văn có cùng hình thức, được tạo ra trên cơ sở cùng một quy định, cùng một cơ quan... Nếu không như vậy thì vấn đề tiêu chuẩn không thể được đưa ra. Và để có thể nghiên cứu được hệ thống cân đo lường vốn rất đa dạng và phong phú trong dân gian, thiết nghĩ, trước tiên chúng ta cũng vẫn phải căn cứ vào những tài liệu có tính hệ thống này. Nói cách khác, chính những tài liệu này có thể giúp chúng ta nghiên cứu hệ thống cân đo lường dân gian một cách khách quan và khoa học.

Để tìm hiểu và làm rõ về tính khu vực của Bắc Kỳ thể hiện qua cân đo lường thì việc tiến hành nghiên cứu về Trung Kỳ và Nam Kỳ theo cùng phương pháp với tài liệu có cùng tính chất cũng là một việc rất quan trọng. May mắn là chúng tôi đã tìm ra những tài liệu gốc để tiến hành việc này và đang chuẩn bị một bài viết khác.

Một điểm quan trọng trong việc nghiên cứu cân đo lường là xem xét các văn bản pháp luật, các quy định về cân đo lường – điều mà trước nay chưa có công trình nào thực hiện được một cách đầy đủ. Ý thức được điều này, chúng tôi đã cố gắng tìm thêm những thông tin về pháp luật có liên quan đến cân đo lường trong một số tài liệu Hán văn như Đại Nam thực lục, Việt Sử thông giám cương mục, Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn... nhưng vẫn chưa tìm được nhiều. Sau này, chúng tôi phải tiếp tục cố gắng tìm ra những thông tin về cả triều Nguyễn lẫn chính phủ Pháp trong tài liệu gốc và các tạp chí công báo Đông Dương.

Chúng tôi hy vọng rằng với một bộ công trình nghiên cứu nghiêm túc về cân đo lường sẽ đưa ra được những khuyến nghị hợp lý đối với việc tìm hiểu cân đo lường một cách toàn diện.



1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương