ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử


Hình minh hoạ 3: Gia đình thi đua ái quốc



tải về 4.82 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Hình minh hoạ 3: Gia đình thi đua ái quốc

Phân tích chặt chẽ ngôn từ ở đây sẽ cho thấy đâu là cái quan trọng đối với khái niệm gia đình thi đua. Các đặc trưng dưới đây là rất quan trọng:

– Chung sức làm và sử dụng vũ khí – đó là tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến;

– Tăng gia sản xuất;

– Đánh bại “giặc dốt”, phải biết đọc, biết viết, biết toán và địa lý;

– Tránh lãng phí trong các nghi lễ (trong tờ áp phích này, bên tay trái là đám tang tiêu biểu được tổ chức theo nghi lễ của vùng nông thôn Việt Nam, nhưng bên tay phải là một đám tang giản dị và riêng tư hơn nhiều của một gia đình “cải cách”;

– Cùng nhau xây dựng kế hoạch cho làng xã và gia đình;

– Quý trọng người già – họ là những người chỉ huy.



Cụ Ba đã xây dựng một kế hoạch mà gia đình cụ sẽ thực hiện để trở thành một gia đình thi đua trong tất cả các lĩnh vực trên. Một lần nữa chúng ta có thể thấy chủ đề xuyên suốt của công tác tuyên truyền là ba kẻ thù cần đánh bại: thực dân Pháp, giặc đói và giặc dốt (mù chữ). Hầu hết các tuyên truyền đều nhấn mạnh yêu cầu của việc đánh bại giặc đói và giặc dốt, rất ít tuyên truyền phải chống lại nước Pháp hay người Pháp nói chung, nhưng có rất nhiều tuyên truyền nhấn mạnh phải đánh đuổi thực dân Pháp.

Thơ ca và tranh vẽ dân gian

Tờ áp phích trong hình minh hoạ 4234 cho thấy một số đặc điểm hết sức thú vị của các áp phích tuyên truyền. Trong bức tranh là một phụ nữ đang khâu vá
dưới ánh sáng của ngọn đèn và em bé đang nằm ngủ ngon trong nôi. Tác giả của tờ áp phích
rõ ràng rất khéo léo trong việc thể hiện kỹ thuật vẽ điêu luyện của mình, tập trung vào các đường nét, những chi tiết sáng tối của bức tranh. Dưới đây là bài thơ trong bức tranh:

Em ơi, em ngủ say rồi,

Ngọn đèn chị thắp chị ngồi chị may.

Cho xong áo trấn thủ này,

Gửi đến chiến sỹ kịp ngày mùa đông.

Để cho chiến sỹ ấm lòng,

Vững tay cầm súng, ra công diệt thù.



Hình minh hoạ 4: Khâu áo cho chiến sỹ

Nội dung trong bức tranh có một số đặc điểm rất thú vị. Thứ nhất, bài thơ được viết theo thể thơ lục bát gồm cặp câu sáu chữ và tám chữ, đây là thể thơ được dùng rất phổ biến trong ca dao. Thể thơ này được gieo vần như sau: tiếng thứ 6 của câu lục phải vần với tiếng thứ 6 của câu bát; tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Thể thơ này rất dễ nhớ đối với người Việt Nam.

Đặc điểm thú vị thứ hai trong ví dụ này là trang phục của người phụ nữ và em bé và kiểu cách của chiếc nôi. Tất cả trang phục và chiếc nôi đều là đặc trưng của dân tộc Nùng – một dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam. Ngày nay, nếu có dịp ghé thăm Cao Bằng hoặc Lạng Sơn, chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục và những chiếc nôi giống như trong bức tranh.

Đặc điểm thú vị thứ ba chính là cách sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ. Thông thường từ em chỉ được dùng để xưng hô với những người trẻ hơn mình (hoặc được người con trai dùng để gọi người yêu của mình) và từ chị được dùng để xưng hô với người lớn tuổi hơn. Nhưng theo tôi được biết thì người dân Cao Bằng dùng từ em để gọi em bé. Hơn nữa, nhiều người khi được xem bức tranh này đã nói ngôn từ trong bài thơ hàm ý rằng mối quan hệ của hai người trong bài thơ là mối quan hệ mẹ con chứ không đơn thuần là chị em. Họ không lấy làm ngạc nhiên khi người mẹ tự cho mình là một người chị235.



Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho thấy sự tỷ mỷ đến từng chi tiết mà những người viết tuyên truyền đã biên tập tài liệu. Thoạt nhìn, tờ tuyên truyền trông có vẻ giản dị, mộc mạc và dễ hiểu, nhưng xem xét kỹ hơn sẽ thấy sự tỷ mỷ trong từng tờ áp phích để có thể lôi cuốn độc giả. Quy trình làm ra những tờ áp phích rất đơn giản, có khi được làm thủ công, có khi được làm từ những tờ giấy dó sản xuất từ các làng quê ở miền Bắc Việt Nam. Việc làm này có tác dụng giúp cho công tác tuyên truyền như được sinh ra từ nhân dân và do đó bất kỳ người dân nào cũng có thể làm tuyên truyền và thông điệp gửi đi sẽ được đón nhận như một phần của cộng đồng.



Hình minh hoạ 5: Ếch học “i, t”.

Một ví dụ khác về tranh dân gian được trình bày trong hình minh hoạ 5236. Tờ áp phích này là của tỉnh Yên Bái và là một trong bộ ba áp phích trong chiến dịch “Giáo dục nhân dân”. Hai tờ áp phích khác là “Công việc sản xuất” và “Bảo vệ xóm làng”. Bức tranh sử dụng hình ảnh con cóc như một thầy nho làng có học thức, gần giống như bức tranh làng Đông Hồ nổi tiếng, chỉ khác là cóc ở đây đang dạy học sinh học “i t” (giống dạy “ABC” trong tiếng Anh). Chữ viết trong tranh Đông Hồ gốc là chữ Nôm và nhiều người không đọc được, còn chữ viết trong tờ áp phích này là chữ quốc ngữ, do đó đã đề cao việc học chữ. Con cóc có lịch sử lâu đời trong dòng tranh dân gian Việt Nam, thậm chí còn xuất hiện trên trống Đông Sơn trên 5000 năm tuổi237. Bài thơ trên tờ áp phích dựa vào hình ảnh đầy chất thơ giữa người con trai (anh) và người con gái (em) và được viết bằng thể thơ lục bát:



Xuân sang hoa lá tươi cười,

Có chàng dốt chữ phải chui cổng mù.

Còn anh đã biết đọc chưa?

Nếu chưa xin chớ sang nhà, em kiêng.

Trong nhiều áp phích khác, từ anh em cũng được sử dụng rất thịnh hành (cách nói của những người đang yêu), người con gái thích người con trai biết chữ và làm việc cho kháng chiến. Nhiều áp phích khác cùng sử dụng đề tài này nhưng phản ánh trực tiếp hơn bằng cách đưa ra bức tranh những chàng trai, cô gái đang làm việc cho kháng chiến như đang vận chuyển gạo, hoặc đang phá hoại các mục tiêu của Pháp.



Các tài liệu tuyên truyền khác

Mặc dù không được thảo luận một cách kỹ lưỡng nhưng chúng ta không thể không đề cập tới vai trò của các loại tài liệu tuyên truyền khác. Stein Tonnesson đã có lý khi đánh giá cao vai trò của báo chí, đặc biệt là tờ báo Việt Nam Độc lập238. Ấn phẩm này do Hồ Chí Minh sáng lập và viết số đầu tiên. Người đã đặt nền móng cho những nỗ lực tuyên truyền tiếp theo của Việt Minh. Hồ Chí Minh đã tự mình dạy cho các nhà báo của Việt Minh cách viết đơn giản và dễ hiểu, với cách viết đó thì những người dân bình thường cũng cảm nhận được họ là người trong cuộc. Do vậy, phong cách viết này được sử dụng trên các báo và trong phần lớn các tài liệu mà tôi đã nghiên cứu. Tuy nhiên, tài liệu dành cho huấn luyện tuyên truyền viên lại được viết theo một lối khác, lan man hơn. Một số áp phích được thiết kế để gây ấn tượng trực tiếp với những người Việt Nam đang làm trong quân đội của Pháp nhằm thuyết phục họ ủng hộ phong trào giành độc lập dân tộc và những áp phích này thường chỉ có nội dung văn bản (có khẩu hiệu nhưng không có tranh). Một số áp phích và tờ rơi khác được thiết kế dành riêng cho những người theo đạo Thiên Chúa nhằm nhấn mạnh sự phá huỷ nhà thờ và chia rẽ cộng đồng của Pháp. Có những bài hát đã được những đoàn dân công hát để phục vụ chiến tranh. Một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu là hoạt động của các đoàn biểu diễn – một công việc gần giống các đoàn biểu diễn nổi tiếng của Trung Quốc trong chiến tranh chống xâm lược Nhật Bản năm 1937239.



Kết luận

Hai đặc điểm của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đều rõ ràng – mọi chuyện xảy ra nhanh và hiện tại cũng dễ bị lãng quên nhanh. Do vậy, ý thức dân tộc của người dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc ôn lại các sự kiện này.

Đọc một số tài liệu nội bộ của Việt Minh về công tác tuyên truyền và một số tài liệu huấn luyện của họ thì bộ mặt cai trị đối lập của Pháp càng trở nên rõ ràng. Những người bị lôi cuốn bởi phương thức dành độc lập của Việt Minh đều có những động cơ riêng và cần phải có cách tiếp cận và tuyên truyền khác nhau. Sự tiếp cận và tuyên truyền linh hoạt rất cần thiết đối với những vùng mới được giải phóng khỏi kiểm soát của Pháp cũng như nhiều vùng khác của Việt Nam.

Trong quá trình tuyên truyền, ít nhất có hai nguồn thông tin đã được sử dụng: đầu tiên là các nội dung có thật, các ngôn từ trong các bài thơ và tranh ảnh trên các áp phích; thứ hai là các thông tin được truyền đi bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Marshall McLuhan khi viết về các phương tiện truyền thông hiện đại như là ti vi đã viết “các phương tiện truyền thông là thông điệp” để miêu tả quá trình này240. Trong công tác tuyên truyền, các bài thơ thường được truyền đi bằng miệng, còn các bức tranh thường rất mộc mạc và gợi nhớ về một làng nghề thủ công. Ngay cả các phương tiện vật chất như giấy cũng được làm thủ công như các làng giấy vẫn làm. Tất cả những điều này đã nói lên sự gắn bó giữa những người tổ chức tuyên truyền với những người đang được tuyên truyền.



Báo chí xuất hiện và trở nên vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, tôi mới chỉ có một nghiên cứu sơ bộ về báo Việt Nam Độc lập và tạp chí văn học Tiên phong. Nếu tìm hiểu kỹ hơn về ngôn ngữ của các báo khác, đặc biệt là báo Cứu quốc, và nghiên cứu về các tranh biếm hoạ được đăng trên các báo đó thì chúng ta sẽ hiểu hơn về quan điểm và quan niệm của thời đại. Đặc biệt, tôi rất hy vọng nghiên cứu trên chuyên mục “Tiếng nói của bạn” sẽ soi sáng bối cảnh của công tác tuyên truyền và đưa ra các cuộc thảo luận sâu sắc trong cộng đồng. Phương tiện truyền thông đại chúng đầu tiên của Hồ Chí Minh cũng xuất hiện trong ấn phẩm này.



PHONG TRµO VËN §éNG V¡N Ho¸ §ÇU THÕ Kû XX:
QUAN HÖ GIAO TH¦¥NG
GI÷A VIÖT NAM Vµ MéT Sè N¦íC CH¢U ¸
Tõ GI÷A THÕ Kû XIX §ÕN 1945

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI



S.TS Nguyễn Văn Khánh


Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, giữ vai trò cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo, có chung đường biên giới và hải giới rất dài với Trung Hoa là điểm giao tuyến giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ, và án ngữ tuyến thương mại cả trên đất liền và trên biển từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á. Nhờ vị trí đặc biệt đó, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển quan hệ thương mại với nhiều quốc gia châu Á.

1. Quan hệ giao thương Việt Nam – châu Á vào nửa cuối thế kỷ XIX

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, Anh là đối thủ thương mại đáng gờm nhất của Pháp. Việc Anh có được thị trường khổng lồ và béo bở ở Trung Hoa làm cho giới tư bản Pháp hết sức lo lắng. Để thực hiện tham vọng thương mại ở Viễn Đông, năm 1858, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam. Từ đây, mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam với châu Á đã có những thay đổi đáng kể.

Cho đến trước khi chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp (vào năm 1884)241, trừ Nam Kỳ, triều Nguyễn vẫn kiểm soát được các hoạt động ngoại thương ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Mặc dù kiên trì quan điểm trọng nông ức thương, nhưng trước diễn biến của tình thế, đặc biệt là mong muốn cải cách, mở cửa của các nhà nho tiến bộ như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ…, vua Tự Đức đã buộc phải nới lỏng chính sách ức thương. Năm 1866, theo đề nghị của Đặng Huy Trứ, Tự Đức cho lập Ty Bình chuẩn để thúc đẩy việc buôn bán trong và ngoài nước. Năm 1876, Tự Đức bỏ lệnh cấm buôn bán đường biển, chú ý phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia trong khu vực, nhưng vẫn thờ ơ với phương Tây.

Trái ngược với tư tưởng và hành động bảo thủ của triều Nguyễn, ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp đã nhanh chóng xúc tiến các hoạt động thương mại, trước hết là vơ vét lúa gạo để xuất khẩu kiếm lãi. Nam Kỳ là một vựa lúa lớn nhất Việt Nam nên gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đem lại giá trị kinh tế cao. Mặc dù có sự can dự tích cực của người Pháp, nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, các hoạt động xuất khẩu gạo từ Nam Kỳ ra nước ngoài vẫn do Hoa thương thâu tóm.

Chính sách hạn thương với phương Tây của triều Nguyễn đã làm tăng thêm ảnh hưởng của Hoa thương ở Việt Nam. Họ điều phối và thao túng hầu hết các hoạt động thương mại của Việt Nam.

Từ năm 1860, Hoa thương đã thực thi 5 chức năng kinh tế của một hệ thống mại bản: 1. Làm trung gian xuất khẩu gạo sang châu Âu; 2. Thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo sang Hồng Kông; 3. Nhập khẩu và bán lại những mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc; 4. Đóng vai trò trung gian giữa những nhà xuất khẩu của Pháp và Đông Dương; 5. Cho thuê vốn và phân phối tín dụng nặng lãi242.

Năm 1874, 14 nhà buôn gạo lớn người Hoa ở Chợ Lớn đã kiểm soát hầu hết các hoạt động buôn bán gạo. Quyền lực thương mại ở Sài Gòn nằm trong tay người Hoa: “Người Trung Quốc đầu tư hơn 70% tổng khối lượng vốn ngoại quốc trong thương mại suốt thế kỷ XIX”243.

Cho đến khi triều Nguyễn phải đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp thì thị trường Việt Nam vẫn nằm trong tay người Hoa. Năm 1883, trong khi người Pháp mới có 8 cửa hiệu ở Hà Nội và Hải Phòng thì người Hoa đã có tới 183 cửa hiệu244. Hoa thương đảm nhận tới 2/3 tổng số hàng nhập khẩu.

Có một vấn đề đặt ra là cả Trung Hoa và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nhưng vì sao trong lịch sử, người Hoa rất có khả năng làm ăn buôn bán và đã rất thành công trên thương trường, trong khi đó hoạt động buôn bán của người Việt Nam lại không được quan tâm, thậm chí bị coi thường và trì trệ. Để lý giải tình hình này có người cho rằng vì người Trung Hoa chịu ảnh hưởng của Minh Nho – tức Nho giáo ở giai đoạn đã được cải đổi, mang tính chất phóng khoáng và năng động hơn nên người Trung Hoa đánh giá cao hoạt động thực nghiệp và thích kinh doanh buôn bán. Còn người Việt Nam do tiếp thu và chịu tác động tư tưởng của Tống Nho với nhiều quan điểm bảo thủ và kinh viện nên có xu hướng xa rời lao động chân tay và coi thường các hoạt động làm ăn buôn bán. Chính vì vậy, trong suốt thời trung – cận đại ở Việt Nam không hề có các thương nhân lớn. Hoạt động kinh doanh có quy mô lớn thường thuộc về người ngoại kiều: Hoa kiều, Ấn kiều và sau đó là người Pháp.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, hàng của Pháp nhập khẩu vào Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng của các nước châu Á như Trung Hoa, Ấn Độ và Đông Nam Á do giá thành cao. Thương nhân người Hoa và Ấn Độ vẫn là hai đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất đối với người Pháp ở Việt Nam.



2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Á từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945

Để độc chiếm thị trường Việt Nam và đối phó với sự canh tranh quyết liệt của các đối thủ châu Á, ngay từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, liên tiếp trong các năm 1887, 1892, 1910 và 1913, chính quyền thuộc địa Pháp đã ban hành các chính sách thuế quan. Theo đó, hàng của Pháp được giảm thuế và tăng thuế đối với hàng của nước ngoài nhập vào Đông Dương. Để bảo vệ tối đa hàng của Pháp và đồng hoá thị trường Việt Nam, năm 1928, chính quyền thực dân Pháp lại ban hành một đạo luật thuế quan mới nhằm xoá bỏ hàng rào quan thuế giữa Việt Nam và Pháp, đồng thời đánh thuế nặng hàng hoá của Trung Hoa và Nhật Bản nhập vào thị trường Đông Dương. Thông qua chính sách thuế quan này, Pháp muốn tách Việt Nam ra khỏi thị trường châu Á, và buộc Việt Nam phải lệ thuộc nặng nề vào thị trường chính quốc.

Chính sách thuế quan của Pháp đã gây cản trở đáng kể các hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác châu Á. Tuy nhiên, các quan hệ thương mại này còn phụ thuộc khá chặt chẽ vào những biến động của thị trường thế giới đang ngày càng mở rộng theo làn sóng bành trướng của chủ nghĩa thực dân Âu, Mỹ.

Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập. Riêng Việt Nam bị chia thành 3 kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ, với ba thể chế chính trị khác nhau. Chính sự sáp nhập ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia trong Liên bang Đông Dương đã tạo ra một thị trường thống nhất trên bán đảo Đông Dương. Trong đó Việt Nam nắm vị trí chủ đạo trong quan hệ thương mại với châu Á nhờ lợi thế ở ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (ở Nam Kỳ), cao su (ở miền đông Nam Kỳ và Tây Nguyên) và than đá (ở các tỉnh phía Bắc).

Trong quan hệ thương mại với châu Á, Trung Hoa, Hồng Kông và Nhật Bản (khu vực Đông Á); Thái Lan, Singapore và Philippines (khu vực Đông Nam Á) là những đối tác hàng đầu của Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.

2.1. Quan hệ thương mại với Trung Hoa

Cho đến nửa đầu thế kỷ XX, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng và gần gũi nhất của Việt Nam và Đông Dương thuộc Pháp. Nhờ cả Việt Nam và Đông Dương mà quan hệ thương mại giữa nước Pháp và Trung Quốc đã phát triển đều đặn và Pháp đứng ở vị trí thứ tư trong các đối tác thương mại của Trung Quốc.

Tính đến năm 1938, Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) đứng ở vị trí thứ 6 trong số các nhà cung cấp sản phẩm cho Trung Quốc với tổng trị giá lên tới 80 triệu F245 (Franc Pháp).

Năm 1937, tổng số hàng Đông Dương phải nhập khẩu từ Trung Quốc là 37.112 tấn, trị giá 115,5 triệu F, trong đó 5 mặt hàng là thiếc, tơ sống, chè, bông tẽ hạt và vải bông (cotton) chiếm hơn 75% tổng giá trị246.

Đến thời kỳ 1943 – 1945, hàng nhập khẩu chủ yếu là vải tơ lụa, vải bông, thuốc, chè, túi đay, quần áo, khăn vải và giấy. Các mặt hàng này đã chiếm 80% tổng lượng hàng nhập khẩu247.

Đông Dương xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng như gạo, cao su, gỗ, vải bông, xi măng, than đá… Năm 1937, tổng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc là 423.000 tấn, đạt 140 triệu F. Năm 1937, Đông Dương đã xuất khẩu sang Trung Quốc 125.000 tấn gạo, nhưng đến năm 1938 chỉ còn ở mức 17.000 tấn. Nguyên nhân của sự giảm sút này là gạo của Việt Nam phải cạnh tranh với gạo của Thái Lan và Miến Điện. Đông Dương là nhà cung cấp than đá hàng đầu cho Trung Quốc. Cao su cũng là mặt hàng mà Trung Quốc phải nhập nhiều từ Đông Dương. Năm 1934, sản lượng mặt hàng cao su là 39,5 tấn, trị giá 154.000 F; năm 1935 là 498 tấn, trị giá 2,4 triệu F; 1936 là 1.066 tấn, trị giá 4,1 triệu F. Đến năm 1937, Trung Quốc nhập được 365 tấn cao su, trị giá 3,5 triệu F, trong khi đó Hồng Kông nhập được 450 tấn, trị giá 4,1 triệu F. Nguyên nhân là do mâu thuẫn Trung – Nhật248, khiến hàng nhập khẩu vào nước này phải đi vòng, rất khó khăn.

Nhìn chung, trong thời gian từ 1913 đến 1945, mối quan hệ thương mại với Trung Quốc tương đối thuận lợi. Thặng dư thương mại luôn nghiêng về phía Đông Dương (trừ năm 1928, 1936 và năm 1938). Từ năm 1942 đến năm 1945, tỷ lệ hàng hoá của Trung Quốc xuất sang Việt Nam và Đông Dương nhiều hơn. Tuy nhiên, tổng trọng tải và tổng giá trị hàng hoá trao đổi giữa Trung Quốc và Đông Dương bị sụt giảm nghiêm trọng do tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai.

2.2. Quan hệ thương mại với Hồng Kông

Cuối thế kỷ XIX, Hồng Kông trở thành nhượng địa của Anh. Anh rất ưu đãi thị trường này vì Hồng Kông là cửa ngõ của phương Tây bước vào thị trường châu Á. Hồng Kông cũng là kho cất trữ và trung chuyển hàng hoá lớn nhất của Viễn Đông và phương Tây. Nhiều hàng hoá của Đông Dương xuất sang Hồng Kông sẽ được tái xuất sang nước thứ ba. Với những lợi thế đó, bước sang đầu thế kỷ XX, Hồng Kông trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Đông Dương.

Một số năm trong thời kỳ từ 1921 đến 1929, Hồng Kông nhập khẩu gần một nửa tổng số hàng xuất khẩu của Đông Dương; còn Đông Dương nhập khẩu từ Hồng Kông khá nhiều mặt hàng. Trong những năm 1936 – 1937, những mặt hàng mà Đông Dương nhập khẩu nhiều nhất là: bột lúa mì, các loại cây thuốc, tơ sống, túi đay, hoa quả ăn tươi, bông (cotton) pha len, thuốc lá, rau đóng hộp và giấy. Tổng số các mặt hàng trên chiếm tới 75% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Riêng các mặt hàng thực phẩm, năm 1937 chiếm tới 60% tổng số hàng nhập khẩu từ Hồng Kông249.

Năm 1937, 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đông Dương sang Hồng Kông là cá khô, quế, than đá, xi măng, lông gia cầm, lông tơ, trâu, tôm khô, cao su, da thuộc khô, gạo và các chiết xuất từ gạo. Toàn bộ 10 mặt hàng này chiếm tới 80% tổng các mặt hàng xuất khẩu của Đông Dương sang Hồng Kông, đạt trị giá 262 triệu F.

Các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu luôn chiếm được vị trí cao trong toàn bộ nền thương mại với các nước Đông Á, đạt tới 84% tổng số các hàng xuất khẩu năm 1935, 78% năm 1936 và 80% năm 1937. Riêng gạo và các sản phẩm khác chiết xuất từ gạo chiếm tới hơn 77% hàng hoá do Hồng Kông nhập khẩu250.

Thời kỳ 1913 – 1941, Đông Dương luôn xuất siêu sang Hồng Kông. Nhưng từ năm 1942 – 1945, quan hệ thương mại giữa Đông Dương và Hồng Kông bị sụt giảm nghiêm trọng do tác động của chiến tranh và Đông Dương phải nhập hàng nhiều hơn từ Hồng Kông. Tuy nhiên, lượng hàng hoá trao đổi giữa hai bên trong thời kỳ này hầu như không đáng kể.



2.3. Quan hệ thương mại với Nhật Bản

Đông Dương nhập khẩu những mặt hàng chế tạo của Nhật Bản và xuất khẩu sang Nhật Bản những mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu.

Theo P. Morlat thì vào đầu những năm 1920, Nhật Bản đứng hàng thứ tám trong số những nước xuất khẩu vào Đông Dương sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Anh, v.v… và ngược lại, Nhật Bản đứng thứ tư trong các khách hàng của Đông Dương sau Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore251.

Năm 1936, Đông Dương nhập khẩu khoảng 36.850 tấn hàng, trị giá 30 triệu F, xuất khẩu 1,2 triệu tấn, trị giá 80 triệu F.

Tính đến năm 1938, Nhật Bản là khách hàng nhập khẩu than đá hàng đầu của Đông Dương. Số lượng than đá Nhật Bản phải nhập khẩu từ Đông Dương lên tới 60 triệu F. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Đông Dương như sau: năm 1936, các sản phẩm chế biến bằng máy móc công nghiệp bán thành phẩm (15 triệu F), hàng nguyên liệu (11 triệu F), hàng thực phẩm (7 triệu); năm 1937, hàng vật dụng chế tạo (26 triệu F), hàng nguyên liệu (8 triệu F), hàng thực phẩm (6,5 triệu F)252.

Các hàng xuất khẩu từ Đông Dương sang Nhật luôn tăng cao. Năm 1936, tổng giá trị hàng xuất khẩu đạt 78 triệu F; năm 1937 đạt 110 triệu F; năm 1938


là 90 triệu F.

Những mặt hàng xuất khẩu của Đông Dương có giá trị kinh tế cao là gạo và các sản phẩm chiết xuất từ gạo, cao su, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, đồ sơn mài, bông, cát, than đá, sắt vụn, quặng sắt, muối biển…, trong đó than đá là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật Bản. Năm 1935, Đông Dương xuất khẩu sang Nhật 758,291 tấn hàng, trị giá 14 triệu F; năm 1936 xuất khẩu 913.075 tấn, trị giá 32,6 triệu F; năm 1937 xuất 807.800 tấn, trị giá 40,5 triệu F253.

Cán cân xuất nhập khẩu giữa Đông Dương và Nhật Bản luôn nghiêng về phía Đông Dương. Lượng hàng hoá xuất khẩu của Đông Dương thường cao hơn rất nhiều so với những gì Đông Dương phải nhập khẩu từ Nhật Bản.

Năm 1940, Nhật Bản xâm lược Đông Dương, Pháp buộc phải nhường ưu thế độc quyền thương mại cho Nhật Bản. Cuộc chiến tranh ác liệt ở mặt trận Thái Bình Dương sau sự kiện Trân Châu cảng năm 1941 đã làm sụt giảm nghiêm trọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Á. Từ năm 1941, Đông Dương bị cưỡng chế xuất khẩu hàng cho Nhật Bản để phục vụ chiến tranh, khiến nền ngoại thương Việt Nam bị phụ thuộc chặt chẽ vào nền thương mại Nhật Bản.

Thời kỳ 1943 – 1945, quan hệ thương mại Nhật – Việt giảm sút nghiêm trọng do quân Đồng Minh kiểm soát được không phận và hải phận ở biển Đông. Năm 1943, Nhật Bản mua gần như toàn bộ số gạo của Đông Dương, với giá thấp hơn so với thị trường 4 lần. Để giải quyết tình trạng thiếu sợi dệt, Nhật Bản bắt nhân dân Đông Dương nhổ lúa trồng đay, gai và bông. Đây chính là nguyên nhân làm cho hàng triệu người Việt Nam bị chết đói vào đầu năm 1945. Trong khi đó, các kho hàng của Nhật Bản ở Việt Nam có hơn 100.000 tấn gạo (riêng của công ty Mitsui là 69.000 tấn) bị tồn đọng không xuất đi được.

2.4. Quan hệ thương mại với Thái Lan

Việt Nam và Thái Lan (Xiêm) là hai nước có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giống nhau, đặc biệt là gạo. Thái Lan cũng nhập một số mặt hàng chủ lực giống Việt Nam như sợi, vải bông, vải tơ lụa, túi đay, kim loại, máy móc, thuốc phiện…

Tuy nhiên, Việt Nam và Thái Lan có mối quan hệ giao thương từ sớm, theo cả hai con đường trên bộ và quá cảnh bằng cửa biển. Từ đầu thế kỷ XX, Việt Nam và Đông Dương thuộc Pháp càng đẩy mạnh quan hệ thương mại với Thái Lan, điều đó đã góp phần nâng cao vị trí của Pháp trong cán cân thương mại ở nước này. Hoạt động thương mại tại Thái Lan chủ yếu do người Hoa di cư từ Nam Kỳ hoặc Việt kiều thực hiện. Trong những năm 1920, Thái Lan đứng ở hàng thứ 12 những nước xuất khẩu và hàng thứ 10 những nước nhập khẩu254.

Mặc dù các nhà tư bản Pháp đã khá nỗ lực hoạt động để thâm nhập vào thị trường Thái Lan, nhưng nhiều hãng lớn như Denis-Frères, Edmond và Henry, Descours và Caubaud, Đông Á Pháp, Messageries maritimes, Ngân hàng Đông Á… làm ăn trong tình trạng thua lỗ, hoặc ít lợi nhuận. Nguyên nhân là do Thái Lan không phải là thuộc địa của Pháp nên hàng hoá Pháp bị đánh thuế cao. Sự cạnh tranh của hàng Pháp tỏ ra yếu thế hơn so với hàng của các nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Trung Quốc… Chính lý do này đã tác động không nhỏ đến quan hệ thương mại giữa Đông Dương và Thái Lan.

Việt Nam và Đông Dương nhập khẩu các mặt hàng như vải, bông sợi, quần áo, gỗ tếch và gỗ xây dựng của Thái Lan. Riêng năm 1937, Đông Dương nhập khẩu từ Thái Lan 38.000 tấn hàng, trị giá 33 triệu F.

Việt Nam cũng không có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu sang Thái Lan, ngoài một số mặt hàng như cá khô ướp muối và hun khói, than đá, xi măng, và thuỷ tinh. Năm 1937, Đông Dương xuất sang thị trường Thái Lan 31.000 tấn hàng, trị giá 12 triệu F255.

Nhìn chung, tổng giá trị thương mại giữa Đông Dương và Thái Lan tương đối thấp, ít khi vượt ngưỡng 40 triệu F/năm. Trong thời kỳ từ 1913 đến 1933 (trừ năm 1929), Đông Dương luôn xuất siêu sang Thái Lan. Nhưng từ năm 1935, Thái Lan đã xuất khẩu được nhiều hàng hơn sang Đông Dương. Tuy nhiên, sự gia tăng và thâm hụt thương mại giữa hai bên không đáng kể.

2.5. Quan hệ thương mại với Philippines

Trong suốt những năm 1930, trị giá hàng Đông Dương nhập khẩu từ Phlippines chưa bao giờ đạt ngưỡng 2 triệu F và trị giá xuất khẩu của Đông Dương hiếm khi vượt quá 30 triệu F.

Các mặt hàng chính mà Đông Dương nhập khẩu là xì gà, thừng, chão, mây, song. Trị giá hàng nhập khẩu thấp: năm 1935 là 0,2 triệu F; năm 1936 là 0,1 triệu; năm 1937 là 2 triệu F và năm 1938 là 1,1 triệu F.

Trong thời gian 1932 – 1934 và 1942 – 1945, Đông Dương không có quan hệ giao thương với Philippines256.

Đông Dương xuất khẩu sang Philippines những mặt hàng chủ yếu như gạo, than đá, xi măng, ngói. Trị giá hàng xuất khẩu của Đông Dương như sau: năm 1937 là 5 triệu F; năm 1936 là 29 triệu F; năm 1937 là 20 triệu F và 1938 là 16 triệu F.

Từ năm 1913 đến năm 1941, cán cân thương mại luôn nghiêng về Đông Dương, giá trị hàng xuất của Đông Dương lớn hơn so với của Philippines257.



2.6. Quan hệ thương mại với Singapore

Quan hệ thương mại với Singapore vẫn được duy trì và phát triển khá mạnh. Những mặt hàng chính mà Singapore xuất sang Đông Dương là sáp ong thô, bơ, trái cây, cau khô, rau tươi, thiếc, sợi đay, thừng, chão, túi đay… Tổng giá trị hàng xuất khẩu của Singapore vào Đông Dương năm 1935 là 33.400 tấn, trị giá 102 triệu F; năm 1936 là 22.000 tấn, trị giá 109 triệu F; năm 1937 là 22.000 tấn, trị giá 58 triệu F; năm 1938 là 16.000 tấn, trị giá 64 triệu F258.

Singapore là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Đông Dương. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Đông Dương là bò và bò sữa, lợn, trứng gia cầm, cá khô (ướp muối, hun khói), tôm khô, gạo và các chiết xuất khác từ gạo, cao su, gỗ tếch, xi măng, than đá, quặng thiếc…

Năm 1936, Đông Dương xuất sang Singapore 92.000 tấn hàng, trị giá 109 triệu F; năm 1937 là 156.000 tấn, trị giá 196 triệu F; năm 1938 là 141.000 tấn, trị giá 277 triệu F259.

So sánh cán cân xuất nhập khẩu, lợi thế xuất khẩu luôn luôn nghiêng về Đông Dương. Trong giai đoạn 1926 – 1930, 1937 – 1941, chênh lệch xuất khẩu giữa Đông Dương và Singapore là khá lớn. Từ năm 1942 đến năm 1945, quan hệ thương mại giữa Đông Dương và Singapore bị gián đoạn do chiến tranh260.



2.7. Một số mặt hàng xuất khẩu chính

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất ở Việt Nam. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, trong đó châu Á chiếm thị phần lớn nhất.



Bảng 1: Phần gạo của Đông Dương xuất khẩu vào thị trường châu Á
từ 1913 đến 1943 trong tổng lượng gạo xuất khẩu
261

Năm

Tổng xuất khẩu (triệu tấn)

Xuất khẩu sang châu Á

Tỷ lệ (%)

Triệu tấn

Triệu F

1913

1,3

0,9

370

69

1918

1,6

1,5

490

93

1923

1,3

1,0

680

77

1928

1,8

1,1

930

61

1933

1,3

0,6

210

46

1938

1,1

0,3

270

27

1943

1,0

1,0

1.200

100

Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore là những nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, trong đó Hồng Kông tiếp nhận chủ yếu lượng gạo xuất khẩu gạo từ Bắc Kỳ. Tháng 12 năm 1901, số lượng xuất khẩu gạo ở Bắc Kỳ từ cảng Hải Phòng là 25.043 tấn. Chỉ riêng ngày 5 tháng 5 năm 1902, lượng gạo xuất sang Hồng Kông là 1.876 tấn262. Tổng sản lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 775.000 tấn trong những năm 1922 – 1926, và đạt 530.000 tấn trong thời kỳ 1933 – 1937.

Năm 1919, tổng số gạo xuất từ Đông Dương, chủ yếu là Nam Kỳ là 967.000 tấn; năm 1924, tăng lên 1.230.000 tấn, đến năm 1928 đã lên tới 1.798.000 tấn. Tính chung từ 1919 đến 1929 có gần 16 triệu tấn gạo và các sản phẩm từ gạo đã xuất cảng từ Đông Dương. Lượng gạo xuất khẩu vào Hồng Kông chiếm tới 40,3%, tiếp theo là Indonesia 9,8%, Trung Quốc 8,7%, Nhật Bản 8,2% và Singapore 5,9%. Năm 1930, số lượng gạo của Đông Dương đã chiếm tới 30 – 40% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc, bằng 1/4 số gạo xuất khẩu của thế giới263.

Đến những năm 1925 – 1933, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, gạo Việt Nam không xuất khẩu được nên bị sụt giá nghiêm trọng. Ngoài ra, gạo Việt Nam còn phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ gạo Thái Lan và Miến Điện. Việt Nam mất dần thị phần xuất khẩu gạo ở Nhật Bản, Philippines, Malaysia và Indonesia.

Hoa thương vẫn lũng đoạn thị trường xuất khẩu gạo ở Việt Nam: “Giới đại tư bản người Hoa ở Chợ Lớn, chủ của bốn nghiệp đoàn chính thức và hàng chục hội kinh doanh ít nhiều bí hiểm, đặc biệt là hội đầy quyền lực của những người buôn bán thóc (80 hội viên năm 1930). Khoảng 40 người Hoa và 11 nhà buôn Pháp đã đảm nhận hơn 80% lương gạo xuất khẩu”264. Năm 1938, giới chủ người Hoa sở hữu 25 trên tổng số 27 nhà máy gạo chạy bằng hơi nước có công suất hơn 100 C.V và gần như toàn bộ thuyền chở thóc trên các kênh rạch Nam Kỳ. Họ đảm nhận các khâu từ buôn bán thóc gạo, xay xát, vận chuyển và xuất khẩu.



Châu Á là thị trường xuất khẩu than đá lý tưởng của Việt Nam, trong đó, Nhật Bản, Hồng Kông và Trung Hoa là những nước nhập khẩu nhiều than nhất.

Bảng 2: Phần xuất khẩu than đá của Đông Dương vào châu Á
trong tổng số than xuất khẩu (1913 – 1943)265

Năm

Tổng xuất khẩu
(triệu tấn)


Xuất khẩu sang châu Á

Tỷ lệ (%)

triệu tấn

triệu F

1913

0,4

0,3

22

75

1918

0,3

0,3

30

100

1923

0,7

0,6

55

86

1928

1,1

1,0

96

91

1933

1,3

1,2

43

92

1938

1,6

1,3

76

81

1943

0,2

0,2

21

100

Sản lượng than đá trung bình hàng năm của Đông Dương xuất sang Nhật Bản là 44%. Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu than đá rất lớn từ thị trường Việt Nam, chiếm gần một nửa tổng lượng than đá xuất khẩu của Việt Nam và Đông Dương trong thời kỳ từ 1913 đến 1938. Tuy nhiên, sản lượng than đá xuất sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian diễn ra Thế chiến thứ hai.
Trong thời kỳ 1913 – 1928, Hồng Kông cũng nhập khẩu khá nhiều than đá từ Đông Dương. Từ 1933 – 1943, sản lượng than đá xuất khẩu từ thị trường Đông Dương sang Hồng Kông bị suy giảm đáng kể (đạt dưới 10% trên tổng số than xuất khẩu).

Cao su được coi là mặt hàng “vàng xanh” của Đông Dương. Sau Thế chiến thứ nhất, do nhu cầu của thế giới tăng cao nên diện tích trồng cây cao su ở Việt Nam tăng mạnh. Mặt hàng cao su ngày càng có vị trí cao trong hệ thống hàng xuất khẩu của Đông Dương. Châu Á cũng là một trong những thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Đông Dương.



Bảng 3: Phần cao su xuất khẩu vào châu Á trong tổng lượng cao su
xuất khẩu của Đông Dương từ 1913 đến 1945
266

Năm

Tổng xuất khẩu (triệu tấn)

Xuất khẩu sang châu Á

Tỷ lệ (%)

Tấn

Triệu F

1913

4.500

2.000

7

44

1918

6.700

2.400

9

36

1923

7.200

3.700

12

51

1928

9.800

780

3,2

8

1933

18.700

4.640

13,3

23

1938

58.000

20.000

65

34

1943

31.600

31.600

82

100

Mặt hàng cao su xuất khẩu không chiếm được tỷ lệ cao so với mặt hàng gạo và than đá trên thị trường châu Á. Nguyên nhân là do nhu cầu cao su trên thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ và Pháp rất cao. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu cao su trên thị trường châu Á vẫn có giá trị cao. Nhật Bản là nhà nhập khẩu cao su lớn nhất của Đông Dương.

Từ năm 1913 đến 1943, gạo, than đá và cao su luôn chiếm khoảng 80% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Đông Dương vào thị trường châu Á, trong đó gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế Đông Dương. Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, gạo và các sản phẩm từ gạo luôn thu hút sự quan tâm của các thương gia Việt Nam, Trung Quốc, Pháp và châu Âu.



Những nền kinh tế ở châu Á có sự phụ thuộc đáng kể vào thị trường gạo của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore và Ấn Độ (trong thời kỳ từ 1913 đến 1943, Hồng Kông nhập hơn 50% tổng số gạo xuất khẩu, Nhật Bản là 20%, Ấn Độ là 10%, Singapore là 8% và Trung Quốc là 7%)267. Thị trường than đá là Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản (từ năm 1913 đến năm 1943, Nhật Bản và Trung Quốc đã nhập khẩu 4/5 tổng lượng than xuất khẩu của Đông Dương)268; thị trường cao su là Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Bảng 4: Phần xuất khẩu sang châu Á của Đông Dương từ 1913 đến 1943
(% trung bình 5 năm/lần) trong tổng giá trị xuất khẩu


Năm

Gạo

Than đá

Cao su

Tổng

1913

81

5




86

1918

78

2

0,03

80,3

1923

74

6,5

0,05

80,6

1928

73

7,8

0,2

80

1933

57

13

4

74

1938

44

12

11

67

1943

63

1,3

20

84,3

Riêng về gạo, ngoài các nước nói trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang cả Indonesia. Năm 1921, sản lượng gạo xuất khẩu sang Indonesia đạt 30.000 tấn, năm 1931 tăng lên 337.000 tấn. Tuy nhiên, đến những năm 1933 – 1937, lượng gạo xuất khẩu sang nước này chỉ còn 43.000 tấn. Ngược lại, Đông Dương nhập khẩu từ Indonesia một số lượng quan trọng hydrocacbua269.

3. Một vài nhận xét

3.1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khác của châu Á, đặc biệt là với khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã được thiết lập từ sớm do có vị trí địa lý gần kề và nhiều nét tương đồng về văn hoá. Mối quan hệ truyền thống đó bị kìm hãm và hạn chế trong một thời gian dưới triều Nguyễn nhưng rồi lại tiếp tục được duy trì và phát triển khá mạnh mẽ vào thời kỳ Pháp thuộc.

Là thuộc địa lớn và màu mỡ nhất của Pháp, Việt Nam đã trở thành miếng mồi béo bở của các nhà tư bản thực dân trong thời kỳ thuộc địa. Để phục vụ mục tiêu lợi nhuận của nhà nước và các công ty tư bản, chính quyền thực dân Pháp đã tìm cách mở rộng các quan hệ giao lưu và buôn bán giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao thương đó vừa phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực, vừa có điều kiện phát huy lợi thế của thị trường tự nhiên để trao đổi kinh tế nhằm đưa lại lợi nhuận tối đa cho các nhà tư bản thực dân. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với châu Á phát triển mạnh do Pháp không có khả năng giữ vai trò độc chiếm thị trường thuộc địa, mà còn phải lo tham chiến ở chiến trường châu Âu. Đến thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ thương mại giữa Việt Nam, Đông Dương với nước Pháp và thị trường Đông Nam Á bị suy giảm nghiêm trọng. Thay vào đó, Nhật Bản trở thành đối tác thương mại độc quyền tại Việt Nam.



3.2. Về quan hệ đối tác, trước những năm 1920, tỷ trọng buôn bán giữa Việt Nam với châu Á cao hơn so với Pháp. Trong đó, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia và Ấn Độ được coi là những đối tác thương mại lớn hàng đầu trong khu vực của Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam ở châu Á là thực phẩm và nguyên liệu, trong đó gạo, than đá và cao su là những mặt hàng chiến lược. Trong quan hệ thương mại giữa hai bên, Việt Nam là thị trường xuất siêu, còn châu Á là nhập siêu. Trong thời kỳ từ 1913 đến 1932, hàng từ Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) xuất sang thị trường Nhật Bản bằng 5 lần số hàng Nhật Bản xuất sang Đông Dương270. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam. Số hàng của Đông Dương xuất sang Trung Quốc chiếm từ 4% đến 6% tổng số hàng nhập khẩu vào nước này. Tuy nhiên, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nhóm hàng thực phẩm và nguyên liệu, trong khi đó lại phải nhập khẩu những mặt hàng chế biến từ các nước khác của châu Á. Điều này cho thấy sự kém cỏi trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến của Việt Nam. Đến cuối thời Pháp thuộc, vai trò của kinh tế nông nghiệp và sản xuất thủ công vẫn hết sức đậm trội ở Việt Nam.

3.3. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trên thị trường châu Á chủ yếu do tư sản nước ngoài kiểm soát, trong đó nổi bật lên vai trò của Hoa thương. Với lợi thế am hiểu thị trường, vốn và kinh nghiệm, Hoa thương nhanh chóng chiếm lĩnh và chi phối hầu hết các quan hệ buôn bán lớn ở Việt Nam. Một tác giả chuyên nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á đã nhận xét: “Trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, người Hoa đã đóng một vai trò khá quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và họ cũng đã xác lập được vị trí của mình trong nền kinh tế thuộc địa, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và giữ độc quyền trong xuất khẩu lúa gạo”271.

Thế lực kinh tế của tư sản người Hoa chẳng kém tư sản người Pháp là bao nhiêu. Chính P. Richard Feray, một sử gia Pháp cũng đã khẳng định rằng: Ngành thương mại nói chung, ngành xuất khẩu nói riêng nằm trong tay thương nhân Hoa kiều. Nếu khối lượng hàng hoá lưu thông trong ngành thương mại tăng từ 525 triệu F năm 1911 lên 800 triệu F năm 1913 và 1 tỷ 800 triệu F năm 1919 thì phần thương mại do người Hoa nắm giữ cũng tăng tương đương là 400 triệu F năm 1911, 600 triệu F năm 1913 và 1 tỷ 500 triệu F năm 1919272.

Sài Gòn – Chợ Lớn là nơi Hoa thương có thế lực mạnh nhất: “Toàn bộ thương mại của thuộc địa với Singapore và Trung Hoa ở trong tay người Trung Hoa, về nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Chỉ cần nhìn vào chi tiết các bảng thống kê của các phòng thương mại Sài Gòn cũng nhận thấy rằng những số tiền lớn tương ứng với các sản phẩm như lúa gạo, thuốc phiện, tơ lụa, chè, đều qua tay người Trung Hoa; chỉ có khoảng 25% ngoại thương thuộc về người Pháp”273.

Tư sản Việt Nam cũng có những cố gắng nhất định nhằm giành quyền kiểm soát thị trường xuất nhập khẩu. Một số nhà tư sản Việt Nam đã cố gắng kiểm soát tuyến đường vận chuyển hàng hoá thuỷ nội địa (Hà Nội – Sài Gòn) và quốc tế (Việt Nam – Hồng Kông), tiêu biểu như Nguyễn Hữu Thu (ở Nam Kỳ) và Bạch Thái Bưởi (ở Bắc Kỳ). Một số khác đã thiết lập quan hệ buôn bán trực tiếp với Campuchia, Lào, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Indonesia. Hàng năm các công ty thương mại của tư sản Việt Nam đã nhập khẩu vào thị trường trong nước từ 3.000 tấn đến 7.000 tấn hàng hoá274. Họ cũng xuất một lượng lớn các mặt hàng truyền thống của Việt Nam ra thị trường khu vực như tơ sống, đường, chè uống, da trâu, bò, gạo và đồ thêu. Tuy nhiên, vai trò của thương nhân người Việt Nam vẫn nhỏ bé trước sự năng động và lấn lướt của tư sản nước ngoài.



3.4. Việc mở rộng quan hệ thương mại với châu Á đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích đáng kể. Trước hết, nó góp phần tăng thêm nguồn thu cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá nông sản và khoáng sản, vốn là thế mạnh của Việt Nam. Thứ hai, nhờ mở rộng quan hệ giao thương với khu vực mà Việt Nam đã đẩy nhanh được tốc độ hội nhập vào thị trường thế giới. Thông qua các hoạt động buôn bán trên thương trường, người Việt Nam có điều kiện học hỏi, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với người nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực và sức mạnh cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đưa Việt Nam chủ động tham dự vào nền thương mại quốc tế hiện đại đang ngày càng mở rộng. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, việc mở rộng quan hệ giao thương của Việt Nam với các nước trong khu vực còn thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tạo điều kiện cho các tư tưởng mới, lối sống mới du nhập vào Việt Nam, làm cơ sở và tiền đề cho sự hình thành một nền văn hoá mới và một phong trào dân tộc mang màu sắc mới ở Việt Nam trong thời kỳ cận đại.

Tuy nhiên, dưới thời thuộc địa, các lợi ích kinh tế đem lại từ hoạt động thương mại chủ yếu do người Pháp thụ hưởng. Người Việt Nam được hưởng lợi quá ít ngay cả so với thương nhân Hoa kiều. Sản phẩm gạo vốn là lợi thế của Việt Nam, nhưng sản lượng gạo xuất khẩu càng lớn thì đời sống của người nông dân càng khốn khó. Hàng triệu nông dân Việt Nam bị thiếu đói và chết đói. Rõ ràng có một sự bất bình đẳng to lớn trong việc thụ hưởng quyền lợi giữa thuộc địa với chính quốc, giữa người sản xuất và nhà xuất khẩu. Sự bất bình đẳng đó cho thấy, muốn có lợi ích thực sự, tránh sự bất bình đẳng trong thương mại thì phải có độc lập, tự do, tự chủ thật sự.



3.5. Ngày nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh khu vực hoá và quốc tế hoá trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giới. Trong điều kiện đó, Việt Nam cần duy trì, mở rộng và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với các nước, trước hết là với khu vực Đông Á và Đông Nam Á, vốn là các đối tác truyền thống và giàu tiềm năng trong khu vực. Chỉ có làm như vậy, Việt Nam mới có thể khai thác và tận dụng được thế mạnh của mình để nhanh chóng hội nhập và phát triển trong thế kỷ XXI.



NH÷NG NHµ L·NH §¹O CHñ CHèT
Vµ Sù L·NH §¹O TµI GIáI:
MéT NGHI£N CøU TR¦êNG HîP VIÖT NAM
SAU §¹I HéI LÇN THø X §¶NG CéNG S¶N VIÖT NAM

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





GS Abraham K.M. Leong


Một thế hệ mới các nhà lãnh đạo, bao gồm Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ mới đã được thành lập sau Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã được bầu ra để lãnh đạo đất nước đạt được mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006 – 2010). Các nhà lãnh đạo mới đã cho thấy khả năng quản trị tốt của họ trong hai năm qua mặc dù còn có những khó khăn kinh tế phải vượt qua. Họ không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho Việt Nam mà còn phải đối diện với nhiều khó khăn đến từ các nền kinh tế khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các nhà lãnh đạo trên và khả năng quản trị tốt của họ trong bối cảnh nền kinh tế.

Cơ cấu lãnh đạo mới của Việt Nam

Bộ máy lãnh đạo mới được thành lập từ năm 2006, bao gồm Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.



14 uỷ viên mới của Bộ Chính trị đã được bầu vào tháng 4 năm 2006, trong đó các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng là những thành viên ban đầu, còn các ông Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Trương Vĩnh Trọng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt và Phạm Quang Nghị là các thành viên mới. Mỗi người là một tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau noi theo.

Bảng 1: Chức vụ các thành viên Bộ Chính trị của Đại hội X

Tên

Trước/ sau Đại hội IX

Trước Đại hội X

Sau Đại hội X *

Nông Đức Mạnh

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội;
Tổng Bí thư.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Hồng Anh

Bí thư tỉnh Kiên Giang; Phó Ban Kiểm tra Trung ương.



Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Bộ trưởng
Bộ Công an.

Bộ trưởng Bộ Công an.

Nguyễn Tấn Dũng

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng thường trực.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Phó Thủ tướng thường trực.

Thủ tướng Chính phủ.

Nguyễn Minh Triết

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trương Tấn Sang

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng ban Kinh tế
Trung ương.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Trưởng ban Kinh tế Trung ương.


Trưởng ban Kinh tế Trung ương.


Nguyễn Phú Trọng

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Uỷ viên Bộ Chính trị;
Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Bộ Chính trị; Bí thư Thành uỷ thành phố Hà Nội;
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Phạm Gia Khiêm

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Phó Thủ tướng.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Phó Thủ tướng.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Phùng Quang Thanh

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trương Vĩnh Trọng

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Phó Thủ tướng Chính phủ.

Lê Thanh Hải

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Sinh Hùng

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nguyễn Văn Chi




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trưởng ban Kiểm tra Trung ương.

Trưởng ban Kiểm tra Trung ương.


Hồ Đức Việt

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ
và Môi trường.

Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.


Phạm Quang Nghị

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

*Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam: “Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X”,
trên
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn, (ngày 25 – 04 – 2006),

Đảng Cộng sản Việt Nam: “Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Khoá X”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn,


(ngày 25 – 04 – 2006); “Đảng lãnh đạo”, Thời báo kinh tế Việt Nam (tháng 5 – 2001).

Toàn bộ bộ máy lãnh đạo mới đã được thiết lập một cách vững chắc sau khi Quốc hội phê duyệt thành lập Chính phủ mới vào tháng 7 năm 2007.



Bảng 2: Thành viên Chính phủ mới của Việt Nam

Chức vụ

Tên

Chức vụ tại Đại hội IX

Chức vụ tại Đại hội X

Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng

Uỷ viên Bộ Chính trị; Phó Thủ tướng thường trực.

Uỷ viên Bộ Chính trị;
Phó Thủ tướng thường trực.

Phó Thủ tướng

Nguyễn Sinh Hùng

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Uỷ viên Bộ Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phó Thủ tướng

Trương Vĩnh Trọng

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp.

Uỷ viên Bộ Chính trị; Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Phó Thủ tướng

Phạm Gia Khiêm

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng;
Phó Thủ tướng.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng.

Phó Thủ tướng

Hoàng Trung Hải

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng; Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp.

Phó Thủ tướng

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng
Bộ Công an

Lê Hồng Anh

Uỷ viên Bộ Chính trị; Phó ban Kiểm tra Trung ương.

Uỷ viên Bộ Chính trị; Bộ trưởng Bộ Công an.

Bộ trưởng
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Hoàng Tuấn Anh




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

Bộ trưởng
Bộ Tư pháp

Hà Hùng Cường




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình.

Bộ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải

Hồ Nghĩa Dũng

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam

Nguyễn Văn Giàu




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ
Ninh Thuận.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Lê Doãn Hợp

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương.


Bộ trưởng
Bộ Công thương

Vũ Huy Hoàng




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ
Lạng Sơn.

Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao

Phạm Gia Khiêm

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng.

Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nguyễn Thiện Nhân




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng
Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội

Nguyễn Thị Kim Ngân

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Thương mại.

Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phạm Khôi Nguyên




Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng; Thứ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ trưởng
Bộ Tài chính

Vũ Văn Ninh




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc

Giàng Seo Phử

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Lào Cai.

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Chánh Văn phòng Chính phủ

Nguyễn Xuân Phúc




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; Phó Thanh tra Nhà nước.

Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Cao Đức Phát




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Võ Hồng Phúc

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng; Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ trưởng
Bộ Xây dựng

Nguyễn Hồng Quân

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng; Bộ trưởng
Bộ Xây dựng.

Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ

Hoàng Văn Phong

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên Thành uỷ Hà Nội; Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng
Bộ Y tế

Nguyễn Quốc Triệu




Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Tổng Thanh tra Chính phủ

Trần Văn Truyền

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Bến Tre.




Bộ trưởng
Bộ Nội vụ

Trần Văn Tuấn

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh uỷ
tỉnh Nam Định.

Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng.

Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng


Phùng Quang Thanh

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nguồn: “Cơ cấu Chính phủ mới” trên Thời báo kinh tế Việt Nam (tháng 8, 2007); “Các thành viên Chính phủ” trên Website của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, http://www.chinhphu.vn (31 – 03 – 2008)

Từ góc nhìn với các uỷ viên Bộ Chính trị, không có bất kỳ thành viên nào từ ngành ngoại giao. Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Mạnh Cầm là đại diện cho hệ thống trên với tư cách là uỷ viên Bộ Chính trị khi họ đã từng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ vị trí của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chỉ có Nguyễn Văn Son và Trần Văn Hằng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ban Đối ngoại Trung ương, đã được bầu làm uỷ viên chính thức tại Đại hội X. Đại diện duy nhất của ngành ngoại giao là Phạm Bình Minh, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức Quốc tế, đã được bầu làm uỷ viên dự khuyết.

Nguyễn Dy Niên, Lê Công Phụng, Vũ Dũng, Lê Văn Bằng, Nguyễn Phú Bình, Nguyễn Trung Thành và Đào Việt Trung nguyên Bộ trưởng; bốn Thứ trưởng và hai trợ lý Bộ trưởng đã không được bầu làm uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, dù là dự khuyết.

Từ ngành an ninh, Lê Hồng Anh, Trương Vĩnh Trọng và Nguyễn Văn Chi, các đại diện của ngành này đã được bầu làm uỷ viên Bộ Chính trị, nhằm mục tiêu chống tham nhũng – mặt trái của quá trình phát triển kinh tế.

Lần theo tiểu sử của họ, chúng ta có thể nhận thấy Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam275. Nguyễn Tấn Dũng cũng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ tháng 5 năm 1998276. Nguyễn Sinh Hùng và Hoàng Trung Hải là những người từ ngành tài chính và công nghiệp, và họ lần lượt đứng đầu Bộ Tài chính và Công nghiệp. Phạm Gia Khiêm không phải đến từ ngành ngoại giao nhưng ông từng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn 1976 – 1996. Các bộ trưởng lúc bấy giờ là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải sau này đều trở thành Thủ tướng. Phạm Gia Khiêm trở thành Phó Thủ tướng trong Chính phủ do Phan Văn Khải làm Thủ tướng277. Vũ Văn Ninh, Võ Hồng Phúc, Nguyễn Hồng Quân, Hồ Nghĩa Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân cũng là những người từ ngành tài chính, công nghiệp và đứng đầu các bộ ngành kinh tế. Thậm chí Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là một nhà kinh tế. Chúng ta có thể kết luận rằng một trong những nhiệm vụ trọng yếu của lãnh đạo mới là kinh tế, không chỉ là phát triển kinh tế mà còn là hội nhập với các tổ chức kinh tế quan trọng trong khu vực và thế giới như WTO, APEC và ASEAN.

Tuy nhiên, đây không phải là căn cứ làm suy giảm tầm quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam. Độ tuổi của bốn Thứ trưởng hiện tại của Bộ Ngoại giao nằm trong khoảng 50 đến 60. Vũ Dũng là người duy nhất được ở lại, ông từng là thành viên của phái đoàn Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Paris và thành viên của Uỷ ban Điều phối quân sự bốn bên. Sau đó ông đã từng làm việc tại các đại sứ quán Việt Nam tại Liên hợp quốc, Philippines và Nhật Bản278. Phạm Bình Minh, uỷ viên dự khuyết duy nhất của Bộ Ngoại giao trong Ban Chấp hành Trung ương và nguyên Vụ trưởng Vụ Các tổ chức Quốc tế, đã từng là Đại sứ ở Liên hợp quốc trong suốt những năm 1999 – 2001279. Nguyễn Văn Thơ là một Thứ trưởng mới nữa của Bộ Ngoại giao, lúc đầu cũng đã từng làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đó ông làm việc tại Vụ Chính sách Đối ngoại và phụ trách các vấn đề về UNESCO280. Đào Việt Trung, Thứ trưởng mới cuối cùng từng làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển, Thái Lan và UNESCO281. Từ sự sắp xếp và tiểu sử của Bộ trưởng và bốn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng một số vị trí quan trọng mà các chính sách ngoại giao của Việt Nam trong tương lai cần chú trọng là một số tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN.

Tóm lại, bộ máy lãnh đạo mới của Việt Nam có thể được phân thành ba nhóm. Họ chịu trách nhiệm cho sự phát triển kinh tế, chống tham nhũng và các vấn đề an ninh, đối ngoại nhằm đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Mục tiêu và kết quả của kế hoạch 5 năm

Mục tiêu chung của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 – 2010)282 là:

Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra những thay đổi quan trọng trong định hướng phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện đáng kể đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Thành lập các tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển dần dần nền kinh tế tri thức. Ổn định chính trị, trật tự an ninh xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới.



Các nhiệm vụ chính là:

1. Kiên quyết giải phóng lực lượng lao động, tận dụng tối đa các khả năng và nguồn lực, tạo bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi vững chắc cơ cấu kinh tế và dịch vụ, tăng sự cạnh tranh nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng phát triển, nhanh chóng đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.

2. Chuyển dịch một cách mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc thị trường, xây dựng một cách có hệ thống các loại thị trường và nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

3. Chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nhanh chóng mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại thương cùng với việc thiết lập nền kinh tế tự trị và tự chủ.

4. Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực vì lợi ích của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, và đề cao sự phát triển của nền kinh tế tri thức.

5. Tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ trong xây dựng nền tảng văn hoá, nhận thức, đạo đức và lối sống, cải thiện đáng kể sức khoẻ và thể chất của người dân, bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái.

6. Thực hiện tiến bộ xã hội, công bằng và bình đẳng giới, tạo công ăn việc làm, khuyến khích người dân làm giàu một cách hợp pháp, xoá đói giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội.

7. Đề cao dân chủ, coi đoàn kết dân tộc là động lực và nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu lực của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo ra sự thay đổi toàn diện và có ý nghĩa trong cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng và lãng phí.

8. Củng cố quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc nền độc lập, ổn định tình hình chính trị – xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng ta có thể đánh giá sự lãnh đạo đất nước của bộ máy mới ở Việt Nam dựa vào các mục tiêu chung và các nhiệm vụ chính đã được trình bày trong kế hoạch 5 năm ở trên. Các mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên có thể nói một cách đơn giản là kinh tế, chống tham nhũng và quan hệ đối ngoại.



Trên lĩnh vực kinh tế:

Theo kế hoạch 5 năm ở trên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2010 sẽ cao gấp 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 sẽ là 7,5 – 8,0%, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp sẽ tăng 3,0 đến 3,2%, công nghiệp và xây dựng sẽ tăng 9,5 đến 10,2%, dịch vụ tăng 7,7 đến 8,2%.



Bảng 3: Các chỉ số kinh tế quan trọng




2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

7,08

7,26

7,70

8,43

8,17

8,48

Nông nghiệp và ngư nghiệp

0,93

0,79

0,92

0,82

0,67

0,64

Công nghiệp và xây dựng

3,47

3,92

3,93

4,19

4,16

4,34

Dịch vụ

2,68

2,63

2,94

3,42

3,34

3,50

GDP bình quân đầu người (USD)

441,0

490,0

555,0

637,0

725,3

832,0

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người




11,1

11,3

14,8

13,9

14,7

Nguồn: “GDP theo từng ngành”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 173 (tháng 7 – 2008), trang 65.

Như bảng 3 đã chỉ ra, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2006 và 2007 lần lượt là 8,17% và 8,48%. GDP giá hiện hành trong năm 2007 là 70,977 triệu USD, GDP bình quân đầu người là 832 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người là 13,9% và 14,7%. Tất cả các chỉ số này đều cao hơn mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra.

Tăng trưởng GDP nhanh nhất là ngành công nghiệp và xây dựng. GDP tại mức giá hiện tại của ngành này là 25.328,5 triệu USD và 29.530,0 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng là 4,16% và 4,34%. Ngành tăng trưởng đứng thứ hai là ngành dịch vụ với GDP tại mức giá hiện tại là 23.225,4 triệu USD và 27.073,0 triệu USD; tốc độ tăng trưởng là 3,34% và 3,50%. Các con số trên đều cao hơn so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm. Do có những thay đổi trong hai năm gần đây, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm 20% GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm 42% và dịch vụ chiếm 38%. Điều này cho thấy Việt Nam đang tiến gần để trở thành đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lý do chính khiến GDP của Việt Nam tăng là do đầu tư tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng tăng từ 16% lên 40,4%, theo đó Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Á283. Một số học giả cho rằng Việt Nam sẽ phải đương đầu với khủng hoảng tài chính như tại Thái Lan năm 1999 do mức đầu tư cao. Nếu phân tích cơ cấu đầu tư của Việt Nam, chúng ta sẽ nhận thấy sự tăng đầu tư là do đầu tư vào địa phương, tốc độ tăng trưởng tăng từ 37,7% năm 2006 lên 40,7% năm 2007. Do đó, khủng hoảng tài chính như tại Thái Lan năm 1997 không thể dễ dàng xảy ra ở Việt Nam bởi lẽ hầu hết các yếu tố của cơ cấu đầu tư đều nằm trong tay các nhà đầu tư địa phương, những người có nhiều khó khăn hơn trong việc rút tiền ra khỏi Việt Nam.



Bảng 4: Chủ đầu tư tại Việt Nam (%)




Nhà nước

Không phải nhà nước

Nước ngoài

2002

57,3

25,3

17,4

2003

52,9

31,1

16,0

2004

48,1

37,7

14,2

2005

47,1

38,0

14,9

2006

46,4

37,7

15,9

2007

43,3

40,7

16,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, tại http://www.gso.gov.vn, (ngày 25 – 2 – 2008).

Tuy nhiên, lạm phát gần đây của Việt Nam là đáng lo ngại đối với các nhà đầu tư. Tỷ lệ lạm phát dưới 5% vào thời điểm trước tháng 5 năm 2007, sau đó tăng một cách nhanh chóng, lên 12,63%, 16,00% và thậm chí 18,40% lần lượt vào tháng 12 năm 2007, tháng 5 và 6 năm 2008. Tốc độ tăng lạm phát nhanh đã làm nhiều người quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trên thế giới phải kinh ngạc.



Bảng 5: Lạm phát giá hàng tháng tại Việt Nam (%)




2006

2007

2008

Tháng 1

1,00

1,00

2,30

Tháng 2

2,20

2,30

6,00

Tháng 3

2,80

3,20

9,20

Tháng 4

3,00

3,50

11,60

Tháng 5

3,60

4,30

16,00

Tháng 6

4,00

5,70

18,40

Tháng 7

4,40

6,20

n.a.

Tháng 8

4,80

6,80

n.a.

Tháng 9

5,10

7,30

n.a.

Tháng 10

5,40

8,20

n.a.

Tháng 11

6,00

9,45

n.a.

Tháng 12

6,60

12,63

n.a.

Nguồn: “Lạm phát hàng tháng”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 173, (tháng 7 – 2008), tr. 64.

Một trong những lý do chính khiến lạm phát tăng nhanh là do sự tăng mạnh của giá lương thực và giá dầu trên thế giới. Giá dầu lửa năm 2007 là 11.400 VNĐ/1 lít, đến tháng 5 năm 2008 tăng lên 14.500VNĐ/1 lít, và tốc độ tăng trưởng đạt mức 27%. Giá gạo tăng từ 6.040 VNĐ/1kg lên 11.500 VNĐ/1kg, tốc độ tăng là 90%284. Tuy nhiên Việt Nam là nước xuất khẩu gạo và dầu thô, nhập khẩu dầu lửa, vì vậy giá dầu và giá lương thực thế giới cao gây ảnh hưởng không quá nghiêm trọng.

Lý do thứ hai của lạm phát tại Việt Nam là do các doanh nghiệp nhà nước đa cấp đã đầu tư rất nhiều vốn vào lĩnh vực mà họ không chuyên trong những năm qua. Họ đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản, vì vậy xảy ra tình trạng cung cấp quá nhiều tiền, nhưng lại không đủ tiền thật theo giá trị sổ sách.

Bảng 6: Đầu tư bởi các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty
(ngày 31 – 12 – 2007)


Đầu tư bên ngoài

Số các tập đoàn kinh tế và tổng công ty

Số tiền

(triệu đồng)

% vốn chủ sở hữu

% tài sản

Quỹ đầu tư
và chứng khoán

13

1.061

0,31

0,13

Công ty cổ phần thương mại

13

420

0,12

0,05

Ngân hàng cổ phần thương mại

19

4.426

1,30

0,55

Bất động sản

18

1.463

0,43

0,18

Tổng




7.370







Nguồn: Báo cáo Quốc hội của Thủ tướng Chính phủ, ngày 31 – 05 – 2008.

Lý do cuối cùng cho lạm phát ở Việt Nam là Chính phủ Việt Nam không mong muốn sự mất giá của đồng tiền Việt Nam nên đã mua rất nhiều ngoại tệ.

Chính phủ đã quyết định nhiều chính sách và biện pháp để kiềm chế và giảm lạm phát như trong bảng 7.

Bảng 7: So sánh các thông báo chính sách mới


Phạm vi
chính sách


Thông báo chính thức
của Phó Thủ tướng số 319
(03 – 03 – 2008)


Website của Thủ tướng Chính phủ
(30 – 03 – 2008)


Thông báo
của Văn phòng Chính phủ số 91/TB–VPCP

(07 – 04 – 2008)

Tiền/ Tín dụng

Siết chặt các chính sách tiền tệ một cách linh động (5).

Tăng yêu cầu dự trữ, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải phát hành hoá đơn (6).

Tích cực thực hiện chính sách lãi suất (6).

Hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng đến 30% (8).



Siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ và kiểm soát việc cung ứng tiền (1).

Kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng các biện pháp thích hợp (2).

Huỷ bỏ mức trần tỷ giá tiền gửi (2).

Lãi suất thực theo cơ chế thị trường (2).

Giám sát giao dịch tài chính của các nhóm kinh tế (3).



Tỷ giá ngoại tệ

Kiểm soát tỷ giá ngoại tệ với đồng đô la và các tiền tệ khác (7).

Mở rộng mức tỷ giá lên trên dưới 2% (7).



Áp dụng tỷ giá ngoại tệ linh động sao cho không ảnh hưởng tới xuất khẩu (4).

Chọn mức tỷ giá giao dịch thích hợp (4).






Vốn lưu động

Tiếp tục mua ngoại tệ từ các nhà đầu tư (7).

Cấp phép cho các công ty nước ngoài quản lý quỹ (11).






Kiểm soát luồng vốn đầu tư ngắn hạn bao gồm danh mục vốn đầu tư (2).

Thu nhập/ chi tiêu Chính phủ

Nâng cao hiệu quả đầu tư; dừng hoặc sắp xếp lại các dự án không cần thiết (4).

Thắt chặt chi tiêu công cộng, nâng cao hiệu quả, kìm hãm thâm hụt ngân sách (5).

Hoãn việc phát hành trái phiếu nhà nước (15).


Cắt giảm chi phí và đầu tư công cộng (2).

Cắt giảm 10% chi phí quản lý hành chính (5).



Ngừng các dự án đầu tư không hiệu quả (3).

Ưu tiên chi tiêu Chính phủ cắt giảm 10% (3).

Không phê chuẩn chi tiêu cho năm tới (3).

Hạn chế sử dụng quỹ dự phòng, chỉ dùng để cứu trợ thiên tai (3).



Thị trường bất động sản

Ngăn chặn các hoạt động đầu cơ thông qua các chính sách thuế và kiểm soát tín dụng (9).

Khôi phục tín dụng từ các công ty nhà nước đầu cơ đất (9).









Thị trường chứng khoán

Tăng phát hành cổ phiếu, bao gồm cả lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (10).

Tiếp tục kiểm soát các chứng khoán liên quan đến các khoản vay (10).

Cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua chứng khoán khi cần thiết (13).





Mở rộng tiêu chuẩn để thiết lập các quỹ và các công ty tài chính (3).

Ngoại thương

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm mục đích tăng trưởng 25% (16).

Tăng cung cấp hàng hoá cho sử dụng trong nước (3).

Hạn chế xuất khẩu gạo khoảng 4 triệu tấn năm 2008 (4).



Điều chỉnh thuế nhập khẩu và lệ phí xuất khẩu để giảm nhập siêu (3).

Nhiên liệu và năng lượng




Không tăng giá nhiên liệu và xăng dầu cho đến tháng 6 - 2008 (4).

Duy trì mức giá ổn định của than đá, điện và dầu mỏ.

Cạnh tranh

Đấu tranh chống lạm dụng vị thế độc quyền (17).

Cân bằng cung và cầu của các mặt hàng thiết yếu (4).

Giám sát thị trường các mặt hàng thiết yếu để tránh đầu cơ (6).



Tăng cường giám sát thị trường và phòng chống buôn lậu (3).

Xã hội




Giảm bớt một số lệ phí cho nông dân đến tháng 6 - 2008 (4).

Thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội (7).

Tăng lương và phụ cấp (7).


Hỗ trợ người nghèo ổn định đời sống (7).

Nguồn: “Các mục tiêu và dự báo”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 171 (tháng 5 – 2008), tr. 11.

Bên cạnh các chính sách và biện pháp nêu tại bảng 7, Chính phủ Việt Nam cũng đã hoãn một số dự án đầu tư được đề xuất bởi các doanh nghiệp nhà nước đa cấp bởi vì hầu hết các dự án đó không thuộc phạm vi chuyên môn của họ. Các chính sách trên được nhiều nhà kinh tế học đánh giá cao, trong đó có nhà kinh tế học Greenspan.



Lĩnh vực chống tham nhũng:

Tham nhũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình Đổi mới. Nhiều nhà lãnh đạo trước như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ; Mai Chí Thọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ luôn lo lắng vấn nạn tham nhũng đe dọa nghiêm trọng không chỉ với Đảng Cộng sản mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ đất nước Việt Nam285. Tổ chức Minh bạch quốc tế đã xếp Việt Nam đứng thứ 112 trên tổng 163 nước vào năm 2006 về “cảm nhận tham nhũng”.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã quyết định đấu tranh chống tham nhũng tại phiên họp thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 28 – 5 – 2008286. Ban Chỉ đạo Trung ương chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu đã báo cáo rằng trong 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo đã xác định được 111 trường hợp trên tổng 1.700 đơn thư khiếu nại có thể liên quan đến tham nhũng. Trong khi đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng – Bộ Công an đã điều tra ra 12 vụ án nghiêm trọng với 96 người có liên quan, và đã chuyển
4 vụ án với 46 nghi phạm cho Viện Kiểm sát. Thanh tra Chính phủ cũng đã phát hiện 966.6 tỷ đồng và 45,500 USD bị tham ô chỉ trong 8 cuộc thanh tra. Trong giai đoạn xem xét lại, 192 vụ án tham nhũng với 471 người liên quan đã bị truy tố. Vụ án nghiêm trọng nhất là vụ Quản lý Dự án 18 (PMU 18). Sau đó là vụ đồng hồ điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là một nỗ lực để thuyết phục người dân về quyết tâm chống tham nhũng của Chính phủ287. Quốc hội cũng đã thông qua một số luật đấu tranh chống tham nhũng.

Lĩnh vực quan hệ đối ngoại:

Lý do khiến chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được đặt trên vai Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm là do ông đã từng chịu trách nhiệm đàm phán với rất nhiều tổ chức kinh tế thế giới như WTO. Thêm vào đó, các Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đều có rất nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với các tổ chức quốc tế. Điều này cho thấy Việt Nam rất mong muốn giành được vị trí uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và sẽ đảm nhiệm tốt vị trí này. Mặc dù nhiệm kỳ chỉ 2 năm (2007 – 2008) nhưng đây là cơ hội tốt để Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước.



Việt Nam đang từng bước chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ sau Đổi mới năm 1986. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt đã tham gia vào tổ chức ASEAN, APEC và WTO. Để hội nhập vào các nền kinh tế này, Việt Nam phải thay đổi cơ cấu kinh tế, thậm chí thay đổi cả chương trình giáo dục và đào tạo288.

Kết luận

Đối với một đất nước đang phát triển, phát triển kinh tế là vấn đề quan trọng bởi đó không chỉ là sinh kế mà còn là sự thịnh vượng. Ngược lại, tham nhũng luôn là mặt trái của phát triển kinh tế. Làm thế nào để cân bằng hai mặt này? Chống tham nhũng cùng với phát triển kinh tế sẽ kiểm tra trình độ cũng như khả năng quản lý của các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người phụ trách các vấn đề của Nhà nước.

Nhìn từ quan điểm về phát triển kinh tế, chúng ta có thể thấy các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam rất có khả năng quản trị trong lĩnh vực này. Tốc độ tăng trưởng GDP và sự cải tổ cơ cấu kinh tế đã chứng minh khả năng quản trị tốt. Mặc dù lạm phát là vấn đề nghiêm trọng nhưng các chính sách và biện pháp đã được các nhà lãnh đạo đưa ra có thể sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn hiện tượng này.

Nhìn từ quan điểm về phòng chống tham nhũng, từ các kết quả được nói đến ở trên, chúng ta có thể thấy quyết tâm và các chính sách đang được triển khai một sách sâu sắc để chống tham nhũng. Vì vậy, các nhà lãnh đạo mới cũng đã cho thấy khả năng quản trị tốt của mình trong lĩnh vực này.

Nhìn từ quan điểm về quan hệ ngoại giao, lãnh đạo mới của Việt Nam đã cho thấy một bảng thành tích xuất sắc trong lĩnh vực này. Việt Nam đã và đang giữ vai trò quan trọng trong Liên hợp quốc, WTO, APEC và ASEAN.

Nói một cách ngắn gọn, chúng ta có thể kết luận rằng lãnh đạo mới của Việt Nam có khả năng quản trị tốt để phát triển kinh tế, phòng chống tham nhũng và phát triển quan hệ ngoại giao.



1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương