ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử


VIÖT NAM TRONG THÕ GIíI H«M NAY NH×N THEO CHIÒU S©U V¡N MINH, V¡N HIÕN



tải về 4.82 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18



VIÖT NAM TRONG THÕ GIíI H«M NAY NH×N THEO CHIÒU S©U V¡N MINH, V¡N HIÕN

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





S Văn Tạo


Trong thế giới hôm nay, Việt Nam như một con tàu từ sông sâu ra biển cả. Từ một dân tộc có ngàn năm văn hiến mà cho đến đầu thế kỷ XX vẫn còn ẩn hiện trên bán đảo Đông Dương vì thực dân Pháp muốn xoá tên Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã như ngôi sao đang phát sáng trong bầu trời “Hoà bình, hữu nghị, cùng hợp tác, cùng phát triển” giữa các quốc gia, dân tộc. Anh em, bạn bè trên thế giới nhìn Việt Nam như một sức trẻ đang lên: độc lập, tự chủ, vững vàng, tự tin, chịu học hỏi, cầu tiến bộ, phấn đấu để đạt tới dân giàu, nước mạnh. Từ tầm vóc quốc gia, khu vực, tiến lên có tầm vóc quốc tế đáng tin cậy.

Công cuộc Đổi mới được tiến hành trong hơn hai thập kỷ qua đã đưa Việt Nam tiến lên với “đôi hài nghìn dặm”. Ngoài những thành quả về kinh tế, văn hoá, xã hội... thì quá trình hội nhập quốc tế cũng đem lại những thành công rất đáng khích lệ:

Từ cuối thế kỷ trước, sau khi gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã trở thành thành viên sáng lập của diễn đàn Á – Âu (ASEM). Năm 1998, Việt Nam gia nhập tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Năm 1999, trở thành thành viên Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC). Năm 2006, trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 16 tháng 10 năm 2007, trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với 183 phiếu trên tổng số 190 phiếu của các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc có mặt, ủng hộ Việt Nam, vượt xa mức 2/3 theo quy định của Liên hợp quốc365.

Những thành tựu đó chính là thắng lợi của truyền thống văn minh, văn hiến, của ý chí và nguyện vọng hoà bình hữu nghị, cùng hợp tác, cùng phát triển đối với các dân tộc khác trên thế giới, của toàn dân Việt Nam, biểu hiện tập trung trong đường lối ngoại giao sáng tạo, được ghi trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng là:

“Thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào hợp tác quốc tế và khu vực”366.

Trong mỗi bước vươn ra biển cả kể trên, Việt Nam đều được thế giới đón nhận với một niềm tin cậy chân thành. Năm 2006, khi đón mừng Việt Nam gia nhập WTO, bạn bè của Việt Nam đã có nhận định rất khách quan khoa học là: gặp khó khăn, người Việt Nam rất giỏi vươn lên, vượt khó khăn để giành thắng lợi. Bà Sandra Kristoff, Đại sứ, cố vấn cao cấp của tập đoàn New York Life (Mỹ) đã nói một cách ấn tượng: “Chiếc máy bay Việt Nam sẽ cất cánh khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO”. Và điều đó nay đã trở thành hiện thực. Nhiều bạn bè đặt một niềm tin vào Việt Nam. Báo Paris Match số ra tuần đầu tháng 10 – 2007 đã viết: “Việt Nam như một con hổ ở châu Á thức dậy, đang vươn lên với một sức mạnh tiềm ẩn và một ý chí quyết tâm to lớn”. Báo Người quan sát Marốc, ra đầu tháng 3 – 2007, với nhiều tư liệu chứng minh về sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đã đi đến kết luận “Việt Nam tất nhiên sẽ phát triển và trở thành con Rồng châu Á”. Tờ Đài Bắc thời báo ngày 7 – 10 – 2007, trong bài Mọi con mắt đổ về Việt Nam viết: “Giới doanh nhân tìm đến một ngôi sao sáng đang lên ở châu Á – đó là Việt Nam”. Đánh giá tài năng của nhân dân Việt Nam, ông Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng Singapore, trong cuốn sách Hồi ký Câu chuyện Singapore – từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất đã khen tặng Việt Nam: “Tài năng của người Việt Nam trong việc sử dụng và cải tiến các khí tài của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh và tài năng của người Việt hiện sống ở Mỹ và Pháp nhắc nhở chúng ta về những phẩm chất tuyệt vời của dân tộc này’’367.

Những phẩm chất đó không phải ngẫu nhiên có được mà chính là kết tinh của hàng ngàn năm lịch sử văn minh, văn hiến Việt Nam biểu hiện liên tục trong cả bề dầy lịch sử:

1. Việt Nam có sức mạnh trường tồn: Từ trong lịch sử, Việt Nam đã kiên trì gian khổ dựng nước, kiến lập nên quốc gia Văn Lang, Âu Lạc từ mấy thế kỷ tr. CN. Từ là một thành viên trong Bách Việt ở Đông và Đông Nam Á đã vượt qua được bao thử thách của nghìn năm Bắc thuộc để tồn tại và phát triển.

2. Việt Nam đã tôi luyện được tài năng giữ nước qua bao thử thách gian nan: Từ tư tưởng Nam quốc sơn hà Nam đế cư của nhà Lý, một triều đại tồn tại tới hơn hai thế kỷ (1009 – 1225); đến ba lần chiến thắng Mông Nguyên với những chiến công Bạch Đằng giang, Chương Dương độ, Hàm Tử quan ở thế kỷ XIII. Vó ngựa Mông Nguyên tung hoành từ Á sang Âu mà phải dừng bước ở Đại Việt. Thắng lợi của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thế kỷ XV là kỳ vĩ, như anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi – danh nhân văn hoá thế giới, đã ghi: “Bởi trời muốn khốn ta để trao trách nhiệm. Nên ta càng cố chí để vượt gian nan”. Và kết thúc là đã: “Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo”368. Rồi đến thế kỷ XVIII, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã chiến đấu với khí thế và niềm tin: Đánh cho kẻ thù biết “Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”.

3. Nhưng nếu nói về văn minh, văn hiến Việt Nam thì phải kể đến đức nhân ái, vị tha, lòng khoan dung, độ lượng: Mỗi chiến thắng trên đều đi kèm với ý chí hoà bình và mong muốn xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. Thậm chí sau mỗi chiến thắng đều “trải thảm đỏ cho người bại trận về nước” và huỷ bỏ đi mọi sổ sách ghi tên số người đã lầm đường theo giặc để xoá bỏ hận thù.

Cụ thể, với Pháp, dưới chế độ thuộc địa Pháp, trên đất Việt Nam, nhà tù nhiều hơn trường học, tháp canh, lô cốt nhiều hơn bệnh xá, bệnh viện, thì nay tình hữu nghị Việt – Pháp do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng nhân dân cách mạng Pháp xây đắp vẫn được đơm hoa kết trái.

Việt Nam đang là thành viên tích cực của Hội Pháp ngữ quốc tế. Pháp lại tạo cầu nối để Việt Nam cùng một số quốc gia trong Hội Pháp ngữ quốc tế ở châu Phi xây dựng quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nhất là về nông nghiệp, y học, giáo dục.

Với Nhật, sau khi Nhật bại và nhất là đến năm 1995, tội ác làm 2 triệu người Việt Nam chết đói năm 1945 nay đã được làm rõ, thì hận thù lại được Việt Nam khép lại để cùng nhau hướng tới tương lai hoà bình, hữu nghị.

Với Mỹ, cơ hội tiếp xúc ban đầu giữa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với Tổng thống Mỹ Roosevelt trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945 với yêu cầu thừa nhận nền độc lập Việt Nam chưa đạt được. Hai nước lại phải trải qua một cuộc đụng độ với tổn thất khôn lường, thì nay lại bắc lại được nhịp cầu thân thiện mà từ lâu nhân dân hai nước Việt, Mỹ từng mong muốn. Nhiều cựu chiến binh Mỹ đến Việt Nam đã ngạc nhiên thấy được đón nhận bằng những nụ cười thân thiện, đôn hậu.

Sau chuyến đi thăm Mỹ vừa qua, với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai hoà bình, hữu nghị ...”, trong thư gửi Tổng thống Mỹ George W. Bush, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã viết:

“Thay mặt đất nước và nhân dân Việt Nam, tôi xin gửi lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất. Chúc cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai dân tộc chúng ta mãi mãi phát triển”369.

Với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Việt Nam vẫn giữ được mối tình đoàn kết thuỷ chung như châm ngôn Việt Nam đã nói: “Khi gian khổ, hoạn nạn có nhau, thì lúc thanh bình, hạnh phúc đừng có quên nhau”.

4. Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và cởi mở: trường đại học đầu tiên của Việt Nam (Quốc Tử Giám) ra đời từ thế kỷ XI, cùng với khoa thi đầu tiên chọn Thái học sinh (nay là Tiến sỹ) được mở ra. Từ đó cho đến đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã đào tạo được gần 3.000 tiến sỹ trong đó có một số trạng nguyên. Nền văn minh, văn hiến Việt Nam đã cho ra đời những nhà văn hoá kiệt xuất có tầm cỡ quốc tế như Trần Hưng Đạo thế kỷ XIII, Nguyễn Trãi thế kỷ XV và Hồ Chí Minh thế kỷ XX.

Văn hoá Việt Nam còn là một nền văn hoá mở. Tuy mang tính bản địa Lạc – Hồng đặc sắc nhưng không đóng kín mà lại rộng rãi giao lưu và hội nhập được với nhiều nền văn hoá lớn lao trên thế giới từ cổ chí kim như: văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật, Pháp, Mỹ...

5. Chiều sâu văn minh văn hiến còn biểu hiện đặc sắc trong xây dựng đất nước

Nếu lý luận Mác – Lênin khẳng định: Trong lịch sử loài người, việc chuyển từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác cao hơn (Nô lệ sang Phong kiến, Phong kiến lên Tư bản, Tư bản lên Xã hội chủ nghĩa) đều phải qua cách mạng bạo lực, nhưng lịch sử Việt Nam lại chỉ qua có một cuộc cách mạng là Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhằm đánh đổ thực dân phong kiến chứ chưa phải là thay đổi triệt để phương thức sản xuất cũ. Ấy vậy mà lịch sử Việt Nam vẫn cứ tiến lên. Đó là nhờ phát huy được truyền thống cải cách, đổi mới đã có từ lâu đời trong lịch sử.

Truyền thống này biểu hiện qua 10 cuộc cải cách, đổi mới nổi bật:

1. Cải cách hành chính, cải cách kinh tế, xã hội của họ Khúc, tiến đến giành được độc lập, tự chủ, thế kỷ X.

2. Công cuộc đổi đế đô, đổi mới xã hội của Lý Công Uẩn, thế kỷ XI.

3. Sự nghiệp đổi mới cơ chế, chính sách quản lý xã hội của Trần Thủ Độ góp phần to lớn vào việc chiến thắng Mông Nguyên, thế kỷ XIII.

4. Cải cách kinh tế – tài chính của Hồ Quý Ly, thế kỷ XIV.

5. Cải cách hành chính, phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội của Lê Thánh Tông, thế kỷ XV.

6. Đổi mới xã hội Đàng Trong dưới quyền chúa Nguyễn của Đào Duy Từ, thế kỷ XVII.

7. Cải cách tài chính, cứu vãn khủng hoảng kinh tế – xã hội của Trịnh Cương, thế kỷ XVIII.

8. Cải cách hành chính, củng cố và phát triển vương triều Nguyễn của Minh Mệnh, thế kỷ XIX.

9. Tác động của tư duy cải cách của Nguyễn Trường Tộ đến chuyển biến xã hội, thế kỷ XIX.

10. Cao trào đổi mới của các Tổ chức Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục… đầu thế kỷ XX370.

Đến giữa thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống ông cha và tiến hành cách mạng sáng tạo với tư duy đổi mới. Hồ Chí Minh tham gia phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế trên tinh thần giữ vững và phát huy chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, cho nên: trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố cấu thành là lý luận Mác – Lênin và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh đã đưa thêm vào đó phong trào dân tộc. Trong khi quốc tế cộng sản chỉ đạo xây dựng Đảng Cộng sản Đông Dương, Hồ Chí Minh lại chủ trương xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và tôn trọng quyền tự quyết của các đảng và các dân tộc anh em: Miên, Lào. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng các tổ chức cứu quốc trong mặt trận Việt Minh thay cho các tổ chức phản đế trong Mặt trận phản đế Đông Dương. Mục tiêu là nêu cao chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước nhằm chỉ chống đế quốc nào xâm lược Việt Nam thôi, chứ không chống toàn bộ các đế quốc trên thế giới, như tinh thần “phản đế” nói chung… Tư duy đổi mới đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một đóng góp lớn vào phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế và cao trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới ở thế kỷ XX.

Ngày nay các nhà cách mạng Việt Nam đã kế thừa truyền thống cải cách, đổi mới của ông cha, tích cực học tập và phát huy tư duy đổi mới Hồ Chí Minh. Nhờ vậy chỉ qua hơn 20 năm, công cuộc Đổi mới – cải cách (1986 – 2008) đã đem lại thành công ngang tầm một cuộc cách mạng.

Chiều sâu văn minh, văn hiến của “con tàu Việt Nam” trước khi ra biển cả là như thế. Cho nên ngày nay nhân dân thế giới như mới phát hiện ra chân lý ấy và bỏ phiếu cho Việt Nam (183/190) trong cuộc bầu cử Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như trên đã nói.

Từ sự kiện lịch sử này, thế giới không sửng sốt mà là ca ngợi. Ông Andre Sauvageot, chuyên gia cố vấn cho các công ty Mỹ đến Việt Nam đầu tư đã đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam: “Việt Nam có thể trở thành một thành viên xuất sắc (tuy là thành viên không thường trực – TG) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bởi Việt Nam có một lịch sử vô cùng đặc biệt. Hàng ngàn năm qua Việt Nam luôn luôn đấu tranh giành độc lập chống ngoại xâm, nhưng khi thắng lợi, Việt Nam lại gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Những phẩm chất anh hùng, yêu hoà bình và tự do đó rất phù hợp với tôn chỉ của Liên hợp quốc”371.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon ca ngợi những dự định đóng góp cụ thể của Việt Nam vào Liên hợp quốc như quan tâm đến tình hình thay đổi khí hậu thế giới, đến thực hiện sáng kiến mô hình “Một Liên hợp quốc tại Việt Nam”, đến thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, đồng thời cũng đánh giá cao những cố gắng của Việt Nam về quá trình công khai, minh bạch trong công tác quản lý và dân chủ hoá đời sống xã hội...”372.

Trước những thành tâm, thiện chí kể trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời Thông tấn xã Việt Nam sau ngày Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã chân thành cám ơn bè bạn cùng đồng bào và cam kết: “Nhờ có thành tựu to lớn về đối nội, đối ngoại sau hơn 20 năm Đổi mới toàn diện của chúng ta,... chúng ta sẽ hoàn thành tốt trọng trách này, đáp ứng sự trông đợi của cộng đồng quốc tế”. Thủ tướng cũng khẳng định: “Việc trở thành Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ hội để chúng ta nâng cao hơn nữa vị thế và hình ảnh một đất nước Việt Nam yêu hoà bình với những tham gia và đóng góp hiệu quả vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, phồn vinh, dân chủ và tiến bộ xã hội”373.

Có bao giờ đẹp như hôm nay, lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam với tư cách là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tung bay trên trụ sở của Hội đồng, cũng như đang tung bay trên thủ đô 167 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cũng vậy, lá cờ của các nước bè bạn anh em đang tung bay trên bầu trời Hà Nội – Thủ đô vì hoà bình.

Tuy vậy, Việt Nam lạc quan nhưng không hề chủ quan, tự mãn. Trong thế giới hôm nay, Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn như Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ:



Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng”374.

Hội nhập thế giới chỉ là điều kiện khách quan. Nỗ lực chủ quan của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam mới là quan trọng.



Hình ảnh Việt Nam trong thế giới hôm nay đang đem lại niềm vui cho cả dân tộc Việt Nam quyết tâm vượt qua những thử thách, khó khăn trước mắt, kiềm chế lạm phát, thực hiện được định mức tăng trưởng GDP, ổn định và phát triển đời sống xã hội, để tiếp tục tiến lên trong hoà bình, hữu nghị, cùng hợp tác, cùng phát triển giữa các dân tộc.



C¸C CUéC §ÊU TRANH CHèNG PH¸P CñA §åNG BµO MIÒN NóI ë NAM TRUNG Kú
NH÷NG N¡M §ÇU THÕ Kû XX

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





S Nguyễn Văn Thưởng


Các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường. Do khó khăn trong cuộc sống bởi vùng đất nghèo lại chịu sự áp bức, bóc lột của các tầng lớp phong kiến, địa chủ, nhân dân các dân tộc ở đây sớm tạo cho mình đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tính cách độc lập, tự chủ, tinh thần đấu tranh bất khuất bảo vệ quyền sống, bảo vệ quê hương.

Đồng bào các dân tộc ở miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ đã liên tục đứng lên chống Pháp cùng với người Kinh ở đồng bằng, góp phần vào thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của cả nước. Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào Bana, Êđê, Chăm Hơroi, Cadong, H’rê, Xơđăng ở miền núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà... đã diễn ra liên tục dưới nhiều hình thức.



1. Vài nét về miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ XX

Dọc theo phía tây của các tỉnh là những dãy núi kéo dài nối liền với các tỉnh Tây Nguyên phía nam dãy Trường Sơn và cực Nam Trung Bộ. Các huyện miền núi của các tỉnh Nam Trung Kỳ đầu thế kỷ XX tuy có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, nhưng nhân dân các địa phương này đã có mối quan hệ với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ rất sớm. Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 21 – 11 – 1904, từ năm 1904 đến năm 1913, một phần tỉnh Đắk Lắk thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên, chính vì thế, nhân dân Phú Yên và đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk có mối quan hệ gần gũi, nhất là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Các tỉnh Gia Lai và Kon Tum trong quá trình hình thành có các buôn làng người Giarai, Êđê sống trên địa bàn của Pơtao Pui “vua Lửa” và Pơ tao Ia “vua Nước” nên đã có quan hệ lâu đời với nhân dân miền núi các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương, ngày 25 – 4 – 1907, đến năm 1913, Đại lý Kontum được sát nhập lại tỉnh Bình Định.

Để quản lý vùng đất này, khi thực dân Pháp xâm lược, dọc sông Ba và Củng Sơn thuộc huyện Sơn Hoà đến vùng núi huyện Đồng Xuân đều có những đồn binh quân phòng trú bản xứ lập ở Pơtao Pui và Bantur. Riêng Cheo Reo, Pháp đặt một đại diện hành chính theo Nghị định ngày 12 – 6 – 1907 để quản lý cả vùng (từ An Khê đến Mdăk). Thực dân Pháp một mặt tìm cách chia rẽ, kiểm soát, mặt khác chúng dùng vũ lực để quy phục đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, tuy nhiên, chúng đã sai lầm vì càng uy hiếp bao nhiêu thì sự kháng cự của đồng bào càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

Về kinh tế, trong chính sách về thuế, chính quyền thực dân phân biệt giữa người “bản xứ” nói chung với đồng bào các dân tộc để thực hiện. Đối với các đồng bào dân tộc (được gọi chung là Mọi), mức thuế được phân ra như sau, theo các quy định tại các Đạo từ 1905 đến 1914, 1917, 1927:

– 1 $ cho 1 hộ (cả thuế thân và thuế ruộng đất) ở Quảng Ngãi;

– 1 $ cho 1 nội tịch ở Quảng Trị;

– 1 $ cho một đàn ông từ 18 đến 60 tuổi đối với đồng bào các dân tộc ở những vùng còn lại, trừ Đắk Lắk (1$50)375.

Từ những năm cuối thế kỷ XIX, khu vực miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ nói riêng và Tây Nguyên nói chung, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche (16 – 10 – 1898) đã đề nghị lên Cơ mật viện:

1. Huỷ bỏ chế độ thương mại có tính cách độc quyền tại các vùng thượng;

2. Huỷ bỏ việc thu thuế bằng phẩm vật;

3. Để người Pháp trực tiếp phụ trách việc an ninh tại các vùng thượng376.

Đồng thời, được sự thoả thuận của triều đình Huế, từ năm 1899, vùng núi phía tây các tỉnh Nam Trung Kỳ, trên danh nghĩa bắt đầu thuộc quyền "bảo hộ" của Pháp. Để cai quản và khai thác vùng đất này, thực dân Pháp bắt đầu thành lập các đại lý. Năm 1900, Pháp lập một đại lý ở Củng Sơn, tỉnh Phú Yên để cai trị tất cả miền cao nguyên từ Bình Định đến biên giới Khánh Hoà, Đắk Lắk. Năm 1901, Pháp lập một đại lý thuộc vùng Trà Mi tỉnh Quảng Nam và dần dần thiết lập ở các tỉnh khác trên Tây Nguyên. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn lập các đồn binh để kiểm soát các hoạt động của đồng bào và chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Tháng 4 – 1900, hệ thống Sơn phòng Bình Định đặt dưới quyền kiểm soát của Công sứ Pháp. Tháng 1 – 1900, tiền đồn của Pháp ở Quảng Ngãi xây dựng tại Ba Tơ và năm 1904 xây dựng tại An Điềm. Năm 1905, Pháp xây dựng đồn binh ở Đức Phổ…

Thực dân Pháp tổ chức cai trị ở đây bằng cách lợi dụng những thổ hào, thổ mục để bắt dân làng thực hiện theo chế độ tù trưởng. Theo đó, đồng bào các dân tộc thiểu số phải chịu một số ngày lao dịch nhất định, từ 5 đến 16 ngày hoặc có thể trả thay bằng tiền cho một số ngày, tuỳ theo từng vùng. Cùng thực hiện chính sách ấy, thực dân Pháp tăng cường bao vây kinh tế, thu cướp lâm thổ sản, ngăn chặn sự tiếp tế muối, lương thực, thực phẩm từ miền xuôi lên miền núi.

Những buôn làng chiến đấu tiêu biểu như Buôn Hòn Ông, Suối Trai, Krông Pa, La Hai, Đá Mài, Phú Mỡ đến vùng núi An Khê, Ba Tơ và đồng bào Giarai, Êđê, Bana ở các huyện miền núi đã chung sức cùng với người Kinh làm chậm quá trình thực hiện kế hoạch “bình định” và xác lập sự cai trị của thực dân Pháp ở khu vực Nam Trung Kỳ và cả Tây Nguyên.

2. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi

2.1. Tham gia cuộc đấu tranh của Pơtao Pui

Cùng với miền xuôi, các cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào miền núi đã diễn ra không ngừng. Trước tiên là đồng bào Giarai, Bana ở vùng núi huyện Sơn Hoà và Đồng Xuân dọc theo thung lũng sông H’Năng, sông Ba (xã Krôngpa Phú Yên và huyện Krôngpa Gia Lai ngày nay) đã hưởng ứng theo Pơtao Pui đấu tranh không để thực dân Pháp chiếm đất, chiếm làng. Sự tham gia đông đảo và mạnh mẽ của đồng bào đã chặn đứng được hai toán quân Pháp hành quân từ ông Cầu theo đường Củng Sơn lên chiếm miền núi Phú Yên và tìm đường thăm dò Tây Nguyên vào năm 1894.



2.2. Cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ

Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp tăng cường đàn áp và bóc lột làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Cũng như cả nước, đồng bào các dân tộc ở miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ vẫn tiếp tục đứng lên đấu tranh, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ, Trần Cao Vân ở Phú Yên, Bình Định vào những năm 1898 – 1900.

Võ Trứ ở làng Nhơn Ân, tổng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp ở Bình Định. Ông ở chùa bốc thuốc, phát bùa, nhương sao, giải hạn, tống quái, trừ tà... với mục đích chính là vận động, tập hợp nhân dân, xây dựng lại phong trào chống Pháp.

Trần Cao Vân ở làng Tư Phú, thuộc tổng Đa Hoà, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, một trong mười mấy làng thuộc khu đất Gò Nổi, một khu đất đã có tiếng tăm văn vật trên mảnh đất Quảng Nam. Ông từng tham gia Nghĩa Hội Quảng Nam, “nhận được tin mời của Võ Trứ... cũng quyết định vào để hợp lực cùng Võ Trứ hoạch thêm đường lối tiến hành”377.

Miền núi tỉnh Phú Yên được Võ Trứ và Trần Cao Vân chọn làm căn cứ với các địa điểm Đá Mài, La Hiên, Thồ Lồ và chùa Đá Trắng đã trở thành cơ sở của phong trào chống Pháp. Trong báo cáo của Công sứ Phú Yên gửi Khâm sứ Trung Kỳ, có đoạn viết: “Võ Trứ đến Phú Yên trong vòng hai năm, lúc đầu dựa vào người “mọi” ở Thồ Lồ, làng Xí, làng Đồng, Phú Giang, làm căn cứ ở La Hiên, Cây Vừng, sau mở rộng ra đến người Annam”378.

Lực lượng tham gia phần lớn là đồng bào dân tộc làng Đồng, làng Chăm Diêng, làng Xí Thoại, làng Thâm Trang ở Sơn Hoà, Đồng Xuân tỉnh Phú Yên và hai xã Canh Sơn, Canh Lãnh huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Phong trào thu hút được phần lớn đồng bào các dân tộc tham gia, đặc biệt các già làng Bok Chơng, Bok Thơt, Bok Blang, Bok Ngưm và Y Dơm đã có nhiều công đóng góp tích cực cho cuộc khởi nghĩa.

Bên cạnh các hoạt động thu hút đồng bào dân tộc thiểu số, Võ Trứ và Trần Cao Vân còn vận động các nhà sư, thân hào, nhân dân trong dịp đi lễ chùa và tổ chức họ tham gia nghĩa quân chống Pháp. Lực lượng tham gia có nhiều tăng ni, phật tử, vì thế Pháp gọi nghĩa quân Võ Trứ là “giặc Thầy Chùa”. Tiêu biểu cho những người đó là Nguyễn Khoẻ và Huỳnh Cự vận động tín đồ tham gia cuộc khởi nghĩa.

Về vũ khí trang bị, phần lớn nghĩa quân tự chế, chủ yếu “rựa" cất giấu ở các chùa và trong rừng, cho nên, thực dân Pháp còn gọi nghĩa quân của Võ Trứ là “giặc Rựa”. Về phía nghĩa quân, sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Võ Trứ tổ chức lễ Tế cờ tại làng Phú Giang rồi chỉ huy dân binh từ vùng núi La Hiên xuống tỉnh lị Sông Cầu. Các làng Phú Giang đến Kỳ Lộ, Lương Phước, Cao Phong, Khoan Hậu, Phương Lưu... đều treo cờ “Minh Trai chủ Tể” hưởng ứng mạnh mẽ cuộc khởi nghĩa.

Nghĩa quân tham gia lúc đầu có khoảng 600 người. Khoảng 11 giờ đêm vào mùa hè năm 1898, nghĩa quân tiến đến Dốc Quýt, cách Sông Cầu 5km về phía Nam thì gặp quân Pháp. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm, nhưng bị bất ngờ, vũ khí còn quá thô sơ và ít ỏi lại phải đối phó với địch được trang bị vũ khí hiện đại nên cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Võ Trứ cùng nghĩa quân rút về núi La Hiên. Theo báo cáo của Công sứ Phú Yên gửi Khâm sứ Trung Kỳ ngày 50 – 4 – 1900: “Trigue – phụ tá của tôi (Blain Ville) đã đến vùng Phú Giang để khai thác và thu thập thông tin, nhưng không có kết quả”379. Không còn cách nào khác, chúng điên cuồng tập trung quân bắn giết, đốt phá nhà cửa đồng bào ở gần căn cứ nghĩa quân. Nhiều ngôi làng xung quanh vùng sông Kỳ Lộ bị thực dân Pháp đốt sạch. Trước hoàn cảnh đó, để tránh cho nhân dân khỏi những cuộc tàn sát, trả thù dã man của thực dân Pháp, ngày 31 – 5 – 1900,


Võ Trứ quyết định nộp mình để cứu lấy nhân dân. Quân sư Trần Cao Vân bị thực dân Pháp bắt giam đang lúc bị bệnh nặng ở vùng núi La Hiên. Cuộc khởi nghĩa Võ Trứ, Trần Cao Vân kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tính chủ động, tinh thần quật khởi, sự sáng tạo trong hình thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của người dân Phú Yên. Đối với cả nước, phong trào này thể hiện một hình thức đấu tranh mới – dưới màu sắc tôn giáo. GS. Trần Văn Giàu trong Phú Yên – Yên Định trong phú cường đã viết: “Võ Trứ đã tìm ra con đường đấu tranh mới trong hoàn cảnh đen tối của đất nước, thực dân Pháp đã đặt xong nền cai trị ở nước ta, phong trào Cần Vương đã thất bại hoàn toàn”380.



2.3. Hưởng ứng cuộc đấu tranh do Ama Jhao lãnh đạo

Khi Pháp chiếm được một vài nơi ở miền núi Phú Yên, Khánh Hoà chúng liền thiết lập các đồn kiểm soát và các đại lý hành chính để tiếp tục chiếm đất và bắt phu. Đồng bào các dân tộc Êđê Mêthur, Bana, Chăm ở Phú Yên và Khánh Hoà đã có nhiều cách “bất hợp tác” với giặc như không đi phu, không đi lính, không nộp thuế và không để người Pháp cướp đất, làm đường sá. Chính lúc này, Ama Jhao (người Êđê yêu nước tên là Y Yên ở Đắk Lắk) đã vận động đồng bào khắp vùng Tây Nguyên thu nhặt lâm thổ sản như mật ong, sáp ong, gạc nai, xương hổ, ngà voi, gỗ trầm từ Đắk Lắk đưa tới vùng núi Củng Sơn huyện Sơn Hoà để đổi lấy muối và đồ sắt. Đồng bào Sơn Hoà đã tích cực trao đổi với giá rẻ nên từng bước phá vỡ được lưới bao vây của Pháp, bảo đảm việc tiếp tế cho các hoạt động đấu tranh do Ama Jhao lãnh đạo ở giai đoạn (1901 – 1905) không hề bị gián đoạn. Trước những hoạt động đó, thực dân Pháp phải nhiều lần huy động lực lượng quân sự lớn từ Huế lên và Campôt sang để trấn áp cuộc khởi nghĩa.



2.4. Sự kiện Odend’hal năm 1904

Đầu năm 1904 đã diễn ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong các cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên cũng như các tỉnh Tây Nguyên. Sau khi thực dân Pháp căn bản chiếm được Tây Nguyên, Odend’hal – một viên quan cai trị cao cấp của thực dân Pháp, đồng thời một nhà thám hiểm, từng tham gia phái bộ Pavie, dưới quyền chỉ huy của Cupet được phong làm Công sứ Phú Yên và là cộng tác viên đắc lực của Trường Viễn đông Bác cổ, nhận nhiệm vụ khảo sát lịch sử cổ đại của các dân tộc thiểu số ở vùng này381. Từ Sông Cầu, Odend’hal đến Cheo Reo nhằm mục đích nghiên cứu tháp Chàm và tìm cách khuất phục Pơtao Pui – Ôi Ất (vua Lửa).

Dù bị thực dân Pháp chiếm đất, lập đồn nhưng đồng bào các dân tộc miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ vẫn đấu tranh không ngừng. Chính Stenger đã hiểu rõ vùng đất này và những người dân nơi đây, nên khi hình dung ra cảnh một đám người Sadète, ông cảm thấy sợ hãi.

Sau cuộc tiếp xúc với Pơtao Pui, ngày 31 – 3 – 1904, Odend’hal đã viết báo cáo gửi Khâm sứ Trung Kỳ về tình hình ở đây. Lúc đó, Odend’hal có tham vọng “được thanh kiếm thần mà vua Lửa Ôi Ất đang cất giữ”382. Thực chất Odend’hal muốn thu phục dân tộc Giarai quy thuận thực dân Pháp.

Trong quá trình tiếp xúc với Pơtao Pui – Ôi Ất, Odend’hal đã mắc một số sai lầm, vi phạm luật tục của buôn làng:

1. Odend’hal từ chối đồ tặng của Pơtao Pui (Odend’hal đưa đồ tặng để người hầu sử dụng).

2. Odend’hal muốn vào ngay trong làng, vì vậy làm cho người Giarai càng nghi ngại.

3. Odend’hal còn khăng khăng đòi xem những bảo vật của vua Lửa (đó là thanh gươm thần mà chỉ vua Lửa mới được xem xét mà không sợ chết).

4. Odend’hal vội vã viết thư để kể lại những kết quả đã làm cho viên quan cai trị, tỉnh trưởng ở gần đó. Người dẫn đường liền đi báo cho người Giarai khác là Odend’hal gửi thư để xin quân đội đến để uy hiếp Hoả Xá và người Giarai383.

Do hành động bất cẩn của mình trước những phong tục, lễ nghi của đồng bào, vì thế, ngày 7 – 4 – 1904, Odend’hal cùng người bồi và người đầu bếp bị giết, viên thông dịch chạy thoát về Cheo Reo. Cùng với sự kiện trên, chủ làng Plei Kueng làm tay sai cho Pháp liền bị Pơtao Pui – Ôi Ất trừng trị. Henri Maitre đã nhận định “những biến cố đáng tiếc đó đánh dấu sự mở đầu của một kỷ nguyên rối loạn trong cả vùng phía Đông này của người Giarai”384.

Sau sự việc Odend’hal bị giết, thực dân Pháp điên cuồng, chúng liền tổ chức cuộc hành quân lớn với 3 cánh quân từ Phú Yên lên, từ Buôn Ma Thuột sang và từ Attopơ đến. Từ Phú Yên, một đội quân gồm 200 lính bản xứ do thanh tra Vincilion lãnh đạo, dưới quyền chỉ huy của một đội quân túc vệ gồm Triquet, Dandrieux, Phillipe, Renard và Stenger (đồn trưởng H’wing – TG) được điều động tới vùng này. Họ phải giao chiến nhiều lần với người Giarai. Pháp thừa nhận những cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục xảy ra trên đất nước người Mọi, như trận xảy ra tại làng Pơtao Pui đã gây ra nhiều náo loạn cho dân chúng trong vùng. Hầu hết các làng gần Plei Kueng bị Pháp đốt phá, đồng bào ở đây thực hiện “vườn không nhà trống” và được Pơtao Pui đưa vào rừng sâu tiếp tục chống Pháp.

2.5. Tham gia cuộc đấu tranh do Ama Lai lãnh đạo

Suốt những năm 1905 – 1907, không chỉ hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Pơtao Pui trong phong trào chống bắt phu, thu thuế, mà đồng bào ở quanh vùng Cheo Reo còn nổi dậy, tham gia cuộc đấu tranh do Ama Lai, chủ làng Đê Bla lãnh đạo. Nhiều hoạt động chống Pháp của nghĩa quân như làm bẫy chông, bất hợp tác, dời làng đi nơi khác, tổ chức tập kích vào đồn Pháp. Căn cứ chính của Ama Lai đóng ở vùng núi thuộc làng Plei Bông và H’wing. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng khắp vùng Cheo Reo, Củng Sơn, M’Dak. Cuộc đấu tranh của nghĩa quân thất bại khi Ama Lai bị bắt (8 – 1907). Tuy nhiên nhiều cuộc tấn công của nghĩa quân vào đồn Plei Tur đã gây cho Pháp không ít thiệt hại.



2.6. Hưởng ứng cuộc vận động chống Pháp của Ma Bơi

Tháng 8 – 1907, Ma Bơi vận động đồng bào xây dựng căn cứ ở La Hai, Plei Bông chuẩn bị chống Pháp. Ông tổ chức đồng bào các dân tộc ở Plei Bông chặn đánh cuộc hành quân của Pháp tại Bun – Houne (nay thuộc huyện AJunpa – Gia Lai). Mặc dù người quản Thượng bị bắt, người dân vùng Malai vẫn tiếp tục đấu tranh gần 2 tháng ở La Hai, Pleibong, Thích Ngo, Plei-Kuté, Plei-Gung (huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân tỉnh Phú Yên và huyện Krôngpa, AJunpa tỉnh Gia Lai ngày nay – TG).
Họ đã bắn bị thương thiếu uý Bernier và một số lính địch385.

Tháng 10 – 1907, thực dân Pháp tiếp tục hành quân vào các làng Plei-Kuté, Plei-Gung và chúng luôn vấp phải sự chống trả quyết liệt của dân làng ở đây. Tháng 11, làng Buôn Lin cũng bị Pháp tấn công. Cuối năm 1907, quân Pháp mở cuộc hành quân lớn vào thung lũng Ayunpa, bắt được Pơtao Pui. Phong trào đấu tranh của đồng bào lúc này lắng xuống. Từ đó, thực dân Pháp luôn bắt ép nhân dân lao động phục dịch (làm đường giao thông), tăng cường kiểm soát các đồn thu thuế và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo một vài tù trưởng đồng bào các dân tộc ở đây để làm tay sai cho chúng.

Dù thông tin liên lạc khó khăn, cách xa trung tâm chính trị của tỉnh, nhưng đồng bào các dân tộc miền núi Phú Yên vẫn hưởng ứng các cuộc đấu tranh của nhân dân ở đồng bằng, nhất là phong trào chống xâu, chống thuế diễn ra đầu thế kỷ XX.

2.7. Cuộc biểu tình chống thuế của Ama Keng

Ama Keng là người Bana, đứng đầu buôn Hòn Ông ở Sơn Hoà. Ông phối hợp với Ama Khok ở buôn Bei – M’Drăk cùng vận động đồng bào Củng Sơn đấu tranh chống lại việc bắt đi xâu, thu thuế của thực dân Pháp. Dân làng được triệu tập ở Suối Trai gần buôn Thi và Phước Thuận với số lượng lên tới 50 làng. Hình thức đấu tranh là cử đại diện xuống Sông Cầu đòi Pháp giảm thuế và không đi xâu. Cuộc đấu tranh kéo dài nửa tháng và đã buộc Công sứ Piérot phải nhượng bộ, miễn xâu thuế 3 năm386.

Cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc miền núi Phú Yên cũng như đồng bào Tây Nguyên còn mang tính tự động, lẻ tẻ và chưa có tổ chức thống nhất, nhưng luôn thể hiện truyền thống bất khuất, tinh thần thượng võ, ý thức cộng đồng nhằm bảo vệ buôn làng, giành độc lập cho quê hương, đất nước.

Để dập tắt những cuộc khởi nghĩa của đồng bào, chính quyền thực dân và tay sai đã tiến hành nhiều biện pháp, mà chủ yếu là chia rẽ, lấy dân tộc này chống lại dân tộc khác và sử dụng biện pháp trấn áp bằng vũ lực. Thực dân Pháp liên tiếp tổ chức hành quân vào các làng, buôn của đồng bào nhưng chúng luôn vấp phải sự chống trả quyết liệt của dân làng ở đây.



2.8. Phong trào "Nước Xu" do Săm Brăm lãnh đạo

Từ sau năm 1930, thực dân Pháp muốn mở rộng ra vùng đất mới Tây Nguyên trong đó có miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ bằng con đường "thâm nhập” như xây dựng đồn bốt, lập trung tâm hành chính và tiến hành thực dân hoá một vài nơi. Để thực hiện kế hoạch đó, Pháp tăng cường bộ máy đàn áp nhằm uy hiếp đồng bào Giarai, Bana, Êđê. Viên Khâm sứ Trung Kỳ – Auvergne đã cử một đại đội lính khố xanh dưới sự chỉ huy của viên Chánh binh Vincilioni cùng với các viên Chánh quản Renard, Trinquet, Daudrieur, Jacques và Philippe mở cuộc hành quân càn quét từ Củng Sơn lên Cheo Reo, đến tận An Khê.

Một phong trào chống Pháp tiêu biểu ở miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ vào nửa cuối thập niên 30 của thế kỷ XX là phong trào “Nước Xu” hay còn gọi là “Nước Xu đỏ” hoặc phong trào “lấy nước phép đánh Tây” do Săm Brăm lãnh đạo.

Săm Brăm là người dân tộc Chăm Hơroi, tên thật là Lơ, dân làng gọi ông là Ma Chàm, ở làng Suối Ché nay thuộc xã Phước Tân, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên. Trước khi lãnh đạo phong trào chống Pháp, Săm Brăm là một thầy thuốc, thầy cúng.

Săm Brăm là một thầy thuốc thường lên miền núi và xuống đồng bằng chữa bệnh cho đồng bào nên rất am hiểu đời sống của các dân tộc và cảnh cơ cực của nhân dân nói chung. Hội Truyền giáo Kon Tum đã viết về ông: “Săm Brăm có khả năng làm những điều thần kỳ và nói được mọi tiếng vùng cao”.

Kế thừa và nêu gương những già làng, trưởng buôn từng lãnh đạo các cuộc đấu tranh trước đó như Pơtao Pui – Ôi Ất , Ama Jhao, Ama Dơi, Ama Keng, từ năm 1935, Săm Brăm đã tiếp bước đấu tranh chống Pháp với một hình thức mới lạ “huyền bí” làm dấy lên phong trào “Nước Xu”.

Khởi đầu từ buôn Ma Chàm rồi đến các buôn làng người Êđê, Chăm Hơroi, Bana ở Sơn Hoà, Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đều đã đến gặp Săm Brăm để nhận “nước thánh” (trị bệnh và chống được súng đạn) và sau khi nhận “nước thánh” mỗi người để lại một đồng xu. Đồng bào các tỉnh Tây Nguyên kéo nhau xuống gặp Săm Brăm, họ mang theo nhiều lợn, gà, lúa, bắp ủng hộ Săm Brăm. Việc ban nước thánh bắt đầu diễn ra rầm rộ, chính vì thế, viên Công sứ Pháp ở Phú Yên nhiều lần phải ghé vào làng Săm Brăm để thị sát.

Việc ban phát nước thánh tiếp tục diễn ra, người Chăm và Bana ở Vân Canh và An Lão tỉnh Bình Định; người Cadong, H’rê ở Quảng Ngãi; người Xêđăng ở Quảng Nam lần lượt đến với Săm Brăm. Các cụ già ở xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, còn kể lại rằng “…Các buôn làng trên cao sôi nổi chuẩn bị, mọi người từ già đến trẻ đều đóng góp một đồng xu đỏ có in hình vua Lui, mà người Giarai khi ấy gọi là Lui nộp cho trưởng làng… Nhà Săm Brăm chật kín người từ các nơi đổ về. Gạo đóng góp của mỗi buôn được đổ vào bồ, tiền xu cũng được để vào gùi. Chỉ mấy ngày gạo đã đầy có ngọn. Săm Brăm chỉ nhận gạo và tiền, còn gà và rượu được làm lễ cúng. Cúng xong, ông lấy chai đựng gạo xuống sông Cà Lúi rửa râu và tóc của mình, rồi đổ nước đầy chai trao cho những người đi lấy nước thần mang về. Dân làng tin rằng có nước phép đó thì đạn bắn không chết và sẽ tránh được bệnh tật ốm đau..”387. Việc nhận “nước thánh” và nộp các “đồng xu” là cách thức để khẳng định việc tham gia phong trào chống Pháp của người đi dự, dù gián tiếp hay trực tiếp.

Thực dân Pháp thấy sự lớn mạnh của phong trào, chúng tìm mọi cách đối phó, khủng bố. Cuối năm 1936, tên đồn trưởng Tân An là Bourgerire đã dẫn lính đến vây bắt Săm Brăm. Ngày 25 – 7 – 1937, Săm Brăm bị giam ở đồn Trà Kê rồi giao cho Công sứ Pleiku, sau đó chuyển lên Buôn Ma Thuột. Một thời gian sau, Săm Brăm bị Pháp đưa xuống giam ở Sông Cầu và đưa ra nhà lao Thanh Hoá.

Cùng với việc bắt Săm Brăm, thực dân Pháp còn đưa lính đến nhà ông lấy hết tài sản, bắt bớ và khủng bố người thân. Chúng phá dỡ ngôi nhà của ông đưa về đồn Trà Kê và những đồng xu bị chúng cướp sạch mong xoá bỏ hết vết tích của phong trào Săm Brăm trên quê hương ông.



Săm Brăm bị bắt từ năm 1936 nhưng phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ, tháng 9 – 1937, Jeannin nhận thấy rằng những người Thượng ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đang tìm kiếm đồng xu loại một trăm đồng, một dấu hiệu cho thấy những tin tức về Săm Brăm đã lan tới phía Bắc388. Thực tế, phong trào này đã diễn ra trước đó, các huyện đã hưởng ứng phong trào này là Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, Trà Mi tỉnh Quảng Nam.

Phong trào “Nước Xu” ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ vì đồng bào miền núi các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cùng chung số phận bị bóc lột nên họ đứng lên chống lại Pháp, bảo vệ buôn làng, thực hiện nguyện vọng của người dân về một cuộc sống tự do. Thực dân Pháp khi đánh chiếm Tây Nguyên đã thú nhận: “Nếu họ bị bắt phải quy thuận thì họ cứ quy thuận, nhưng trong thâm tâm của họ vẫn giữ tư tưởng quật khởi, khi có thời cơ thuận lợi là họ vùng dậy”389.



Mặc dù cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc miền núi ở Nam Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ XX còn mang tính tự phát, chưa có tổ chức thống nhất nhưng luôn thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm, tinh thần thượng võ, ý thức cộng đồng nhằm bảo vệ buôn làng, giành độc lập cho quê hương, đất nước.
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương