ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử



tải về 4.82 Mb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18



CèNG HIÕN CñA NH÷NG NG¦êI NHËT “VIÖT NAM MíI” VíI CUéC KH¸NG CHIÕN CHèNG PH¸P
CñA NH¢N D¢N VIÖT NAM (1945 - 1954)

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





GS.TS Hoàng Hồng


Trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, có một số binh sỹ và thường dân nước ngoài do nhiều lý do khác nhau còn ở lại Việt Nam và đã tham gia cùng nhân dân Việt Nam chống Pháp. Họ trở thành những người “Việt Nam mới” như cách gọi của những người cách mạng Việt Nam.

Khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh, toàn bộ binh sỹ Nhật ở Đông Dương lúc đó khoảng 9 vạn người. Theo thoả thuận của các nước Đồng minh, binh sỹ Nhật được tập trung ở một số địa điểm dưới sự quản thúc của quân đội Trung Hoa dân quốc (phía bắc vĩ tuyến 16) hoặc của quân Anh (phía nam vĩ tuyến 16), rồi sau đó tháng 4 – 1946 rời Việt Nam về nước từ cảng Hải Phòng và Vũng Tàu. Trong khoảng thời gian này, do sự lơi lỏng trong quản lý của quân Tưởng và quân Anh, một số binh sỹ Nhật Bản đã đào ngũ. Theo C.E. Goscha, một nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, số binh sỹ Nhật Bản đào ngũ ở phía bắc vĩ tuyến 16 khoảng 2.000 người, còn ở phía nam vĩ tuyến 16 khoảng 600 người. Nhưng con số này luôn luôn biến động vì sau đó nhiều quân nhân Nhật tự nguyện hoặc bị bắt trở lại đơn vị.

Vì sao họ đào ngũ và không muốn trở về Nhật Bản? Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng tựu chung thường quy vào các lý do: 1) Bi quan về tương lai của nước Nhật dưới sự chiếm đóng của quân Mỹ; 2) Lo sợ bị ngược đãi với thân phận là tù binh hoặc bị xét xử với tư cách là tội phạm chiến tranh; 3) Quyết tâm chiến đấu cùng với ý chí của một người lính vì sứ mạng lịch sử Đại Đông Á hoặc là có một mối quan hệ tình cảm nào đó ở Việt Nam.

Không phải tất cả các binh sỹ Nhật Bản đào ngũ đều tham gia Việt Minh và cũng không phải họ đã sẵn sàng tham gia Việt Minh ngay sau khi đào ngũ. Hành động đào ngũ của họ không theo một chủ trương nào và cũng không nằm trong một tổ chức nào.



Oka Kazuaki (cựu Hội trưởng Hội Hữu nghị Nhật – Việt) cho rằng có khoảng 800 người Nhật ở lại Việt Nam trong đó có 186 người từng tham gia Việt Minh.
C. E. Goscha ước tính có “tối đa là 200 người từ năm 1945 đến năm 1950 đã theo Việt Minh”. Ikawa Kazuhisa, tác giả “Bản báo cáo điều tra nghiên cứu về dấu tích của những người Nhật tham gia kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam” dựa vào tài liệu “Bản danh sách những người chưa về nước từ Đông Dương thuộc Pháp” của Bộ Lao động và Y tế Nhật Bản ban hành tháng 7 – 1955 đã đoán định số quân nhân Nhật Bản đào ngũ và còn ở lại Việt Nam tính đến cuối năm 1946 là 800 người, trong đó số người tham gia Việt Minh khoảng 600 người và ước tính “khoảng một nửa trong số đó đã ngã xuống trên mảnh đất Việt Nam”.

Theo nguồn tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, số người Nhật hồi hương từ miền Bắc Việt Nam đã diễn ra qua 3 đợt (từ 1954 đến 1960) với tổng cộng là 105 người. Ở miền Nam, từ sau năm 1954, Nhật kiều hồi hương rải rác nhưng nhiều nhất là năm 1978. Nhà nghiên cứu Ikawa Kazuhisa tiến hành điều tra tại Nhật Bản và có danh sách 128 Nhật kiều (trong đó 102 người hồi hương từ miền Bắc Việt Nam, 26 người hồi hương từ miền Nam Việt Nam).

Dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ của Cục Lưu trữ Nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng, một số tài liệu lưu trữ tại Hội Hữu nghị Việt – Nhật, các hồi ký của một số sỹ quan quân đội và tài liệu điều tra dấu tích những người Nhật Bản hồi hương từ Việt Nam của Ikawa Kazuhisa, chúng tôi đã tập hợp được một danh sách gồm 160 người Nhật Bản đã tham gia chống Pháp cùng nhân dân Việt Nam162. Những người Nhật Bản này đã có những đóng góp nhất định đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Hoạt động nổi bật nhất của những người Nhật “Việt Nam mới” là lĩnh vực huấn luyện quân sự. Điều này xuất phát từ nhu cầu trực tiếp của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Nam Bộ bắt đầu. Nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lúc đó là phải tăng cường lực lượng vũ trang cả về số lượng và chất lượng. Các chiến sỹ Vệ quốc đoàn cần phải có kiến thức về kỹ thuật và chiến thuật, cán bộ chỉ huy cần phải có trình độ nhất định về chính trị và quân sự. Những người Nhật “Việt Nam mới” đã được chỉ huy nhiều đơn vị quân đội trưng dụng làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự.

Những cơ quan và đơn vị sau đây đã có những người Nhật “Việt Nam mới” đến giảng dạy hoặc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật quân sự:

– Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu.

– Trường Quân chính Quảng Ngãi.

– Trường Quân chính Bắc Sơn.

– Trường Quân chính Cao Miên.

– Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn.

– Bộ Tư lệnh Liên khu I.

– Bộ Chỉ huy Chiến khu V.

– Bộ Chỉ huy mặt trận Nha Trang – Khánh Hoà.

– Trung đoàn Trần Cao Vân.

– Trung đoàn 95 Nguyễn Thiện Thuật.

– Tỉnh đội Quảng Ngãi.

– Tỉnh đội Ninh Thuận.

– Tỉnh đội Bình Thuận.

– Tỉnh đội Hà Tĩnh.

– Tỉnh đội Hà Giang.

– Tỉnh đội Phú Thọ.

– Tỉnh đội Bắc Giang.

– Tỉnh đội Bắc Ninh.

...


Tiêu biểu nhất là Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi khai giảng ngày 01 – 6 – 1946 (Tướng Nguyễn Sơn làm Hiệu trưởng) có đội ngũ giáo viên quân sự toàn người Nhật. 4 giáo viên chính của 4 đại đội là: Tanimoto – Đông Hưng, Nakahara Mitsunobu – Minh Ngọc, Ikari Kazumasa – Phan Lai, Kamo Tokuji – Phan Huệ; 4 giáo viên trợ giảng là: Aoyama Hiroshi, Onishi Suegami, Namada Suegami, Minegishi Sadai. Ban Huấn luyện có 2 người Nhật là: Ishu Taku – Nguyễn Văn Thống, Sato – Minh Tâm. Bộ phận quân y có bác sỹ Kisei Fujio – Lê Trung. Bài giảng của giáo viên Nhật Bản được biên soạn theo cuốn Bộ binh thao điển của quân đội Nhật. Các giáo viên Nhật Bản luôn thể hiện sự nhiệt tình, gương mẫu, cùng chịu đựng mọi gian khổ thiếu thốn như các học viên. Trên 400 cán bộ chỉ huy sơ cấp được đào tạo trong một khoá học của Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi có phần đóng góp không nhỏ của những người Nhật “Việt Nam mới”.

Việc sử dụng các binh sỹ Nhật Bản làm nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện quân sự cho cán bộ và chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã tỏ rõ là một chủ trương đúng và hiệu quả. Những người Nhật “Việt Nam mới” trong lĩnh vực này cũng đã phát huy cao độ khả năng của mình. Có thể đánh giá đây là cống hiến lớn nhất của những người Nhật tham gia chống Pháp cùng nhân dân Việt Nam.

Nhiều người Nhật “Việt Nam mới” trực tiếp tham gia chiến đấu. Là những binh sỹ được đào tạo bài bản nên trong các đơn vị chiến đấu, họ thường phát huy được khả năng về kỹ thuật, chiến thuật góp phần tích cực cho thắng lợi của nhiều trận đánh. Chúng tôi đã thống kê được 41 người Nhật tham dự những chiến dịch lớn hoặc chiến đấu ở các mặt trận địa phương: Chiến dịch Việt Bắc, Chiến dịch Biên giới, Chiến dịch đường số 14; các mặt trận: Pleiku, Buôn Ma Thuột, Campuchia, Lào, Cà Mau, Biên Hoà, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang...

Một số người Nhật “Việt Nam mới” thể hiện được là những chiến binh quả cảm, được các chiến sỹ Việt Nam cùng đơn vị cảm phục. Có người hy sinh (Ikawa – Lê Chí Ngọ), nhiều người bị thương (Yutumn Suchio – Nguyễn Đức Hồng, Nakano Isao – Nguyễn Văn Lợi, Mavaki Yoshira – Hồ Tâm, Nobumino Taoto – Nguyễn Văn Hiển, Iwai Koshio – Nguyễn Văn Sáu, Nakamura Ichitaro – Trần Hoà, Yamazaki Zensaku – Trần Hà, Nobuyoshi Tachibana – Trần Đức Trung, Katsuo Uykawa – Ngô Tử Cân, Takeshi Amakawwa – Lê Tùng...).

Do những thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, những người Nhật “Việt Nam mới” đã nhận được trên 30 huân huy chương các loại của Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đây là những cá nhân tiêu biểu:

1. Iwai Koshio – Nguyễn Văn Sáu:

– Huân chương Chiến công hạng Nhất.

– Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,

2. Ikari Kazumasa – Phan Lai:

– Huân chương Chiến công hạng Ba.

– Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.

3. Nakahara Mitsuboni – Nguyễn Minh Ngọc:

– Huân chương Chiến công hạng Ba.

– Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.

4. Yoshida Tamio – Phan Tiến Bộ:

– Huân chương Chiến thắng hạng Ba.

– Huân chương Chiến sỹ hạng Ba.

– Huân chương Lao động hạng Ba.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

5. Tsuchiyo Tuchitani Isamu – Nguyễn Văn Đông:

– Huân chương Chiến thắng hạng Ba.

– Huân chương Lao động hạng Nhì.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

6. Yutumi Suchio – Nguyễn Đức Hồng:

– Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.

– Huân chương Chiến thắng hạng Hai.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

7. Takeda Yoshiro – Nguyễn Văn Phước:

– Huân chương Chiến thắng hạng Ba.

– Huân chương Chiến sỹ hạng Ba.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

8. Nakano Isao – Nguyễn Văn Lợi:

– Huy chương Chiến thắng hạng Nhất.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

9. Mavaki Yoshira – Hồ Tâm:

Huy chương Chiến thắng hạng Nhất.

10. Yoshi Omori – Nguyễn Nghị:

– Huân chương Chiến sỹ hạng Nhì.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

11. Nobuyoshi Tachibana – Trần Đức Trung:

– Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.

– Huy chương Kháng chiến hạng Ba.

12. Yazawa Tsuruji – Lê Văn Thanh:

Huân chương Chiến sỹ hạng Ba.

13. Masato Nakagawa – Nguyễn Văn Cân:

– Huy chương Kháng chiến hạng Ba.

– Huân chương Chiến thắng hạng Ba.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

14. Shimoda Shichiro – Nguyễn Văn Tân:

– Huân chương Kháng chiến hạng Ba.

– Huân chương Chiến thắng hạng Ba.

– Kỷ niệm chương Kháng chiến.

15. Katsutaro Yoshida – Nguyễn Quyết Thắng:

– Huy chương Kháng chiến hạng Hai.

– Huy chương Chiến sỹ hạng Hai.

16. Takeshi Amakawa – Lê Tùng:

– Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.

– Huy chương Kháng chiến hạng Ba.

– Huân chương Chiến sỹ hạng Ba.

17. Hayaka Seuchiro – Tống Văn Huân:

Kỷ niệm chương Kháng chiến.

18. Siro Shiina – Nguyễn Nhật Linh:

Có 7 giấy chứng nhận huy, huy chương các loại.

19. Ota Takuchi – Mạnh Chung:

– Huy chương Chiến sỹ hạng Nhì.

– Huy chương Chiến sỹ hạng Ba.

20. Kenji Mizue – Nguyễn Trị:

– Huy chương Kháng chiến hạng Hai.

– Huy chương Chiến sỹ hạng Hai.

...

Có 4 người Nhật được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam:



1. Iwai Koshiro – Nguyễn Văn Sáu: kết nạp năm 1952.

2. Yutumi Suchio – Nguyễn Đức Hồng: kết nạp năm 1949.

3. Tsuchiyo Tuchitami – Nguyễn Văn Đông: kết nạp năm 1949.

4. Yoshida Tamio – Phan Tiến Bộ: kết nạp năm 1950.



Sự có mặt của những người Nhật, những đóng góp công sức và xương máu của họ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam là một sự thật lịch sử, nhưng sự thật lịch sử này còn chưa được khôi phục đầy đủ. Những thông tin lịch sử trên đây còn rất sơ sài so với thực tế. Công việc nghiên cứu chắc chắn còn phải tiếp tục nhằm góp phần nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của dân tộc Việt Nam, về chính sách đại đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam và về một dấu ấn lịch sử trong quan hệ Việt – Nhật.

1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương