ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử



tải về 4.82 Mb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18



PHONG TRµO GI¶I PHãNG D¢N TéC Vµ CHIÕN TRANH L¹NH ë VIÖT NAM: NH÷NG §¹I DIÖN KH¤NG GIAN
CñA CHIÕN TRANH SAU N¡M 1954

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI



GS Christoph Giebel


Ngày 16 tháng 11 năm 2006, khi nói đến cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 – thường được biết như một bước ngoặt của cuộc chiến tại Việt Nam – các bài viết trên kênh truyền hình CNN đã mô tả cuộc tấn công như một “cuộc tấn công trí mạng của Việt Cộng vào miền Nam Việt Nam”. Bài viết không sử dụng từ “tại” miền Nam Việt Nam mà sử dụng từ “vào” miền Nam Việt Nam như thể cuộc tấn công đó gần như do chính những lực lượng cách mạng miền Nam tiến hành trên khắp miền Nam Việt Nam và đó còn là một cuộc tấn công vượt qua biên giới đã được phân định. Bài mô tả không đầy đủ này đã làm nổi bật những tính chất tột bậc của một quá trình lâu dài mà trong đó Cộng hoà Việt Nam (1955 – 1975) đã được đặt một tên mới “miền Nam Việt Nam” và vấn đề gây tranh cãi đặc biệt về lãnh thổ miền Nam của cái được gọi là Vùng phi quân sự dọc vĩ tuyến 17 hoặc đã bị xoá bỏ biện hộ cho những sai lầm trong sự đồng hoá miền Nam hay ít nhất cũng mô tả rõ như một cuộc đấu tranh giữa các đảng chính nghĩa và phi nghĩa. Những lời mô tả hoa mỹ này dường như xuất phát từ cuộc Chiến tranh Lạnh và yêu cầu cần phân biệt ranh giới rõ ràng mà có thể bất kể bên nào cũng quan tâm, cũng như sự lên án và những sai phạm của bất kỳ một bên nào đó trong cuộc xung đột được nhìn nhận như một cuộc chiến khốc liệt giữa hai bên.

Tình hình có phần hơi quá thực tế này lột tả cuộc chiến tại Việt Nam bằng những từ ngữ phân chia rõ ràng như sự phân chia giữa “Bắc Việt Nam – Cộng sản” mà thường được Hoa Kỳ nhìn nhận như kẻ gây chiến và một bên là “miền Nam Việt Nam – chủ nghĩa dân tộc” thường xuất hiện trong các bài diễn văn phát biểu tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Thật vậy, việc sự thật hiển nhiên này xuất hiện ở khắp nơi cho thấy một điều rằng đó là một sự thật đã được thừa nhận và được giải quyết. Tuy nhiên, không cần phải nói rằng đó không chỉ là một sự thiếu chính xác mang tính lịch sử mà điều đó còn gây ra do cuộc Chiến tranh Lạnh để tạo điều kiện cho một khuôn khổ trung lập giải quyết những mâu thuẫn với rất nhiều tính phức tạp khi mà liên quan đến các bên tham gia của Việt Nam. Bài viết này cho rằng những sự phân tích và mô tả cuộc chiến tranh Việt Nam cuối cùng cần phải có sức thuyết phục hơn nhiều so với các quan điểm nhìn nhận của các nước đế quốc về cuộc Chiến tranh Lạnh và những hoạt động trang bị quân sự mạnh mẽ cho cuộc chiến và rằng để làm được điều này, thì cần phải hiểu đúng hơn nữa về việc không có đầy đủ những tuyên bố về không gian lãnh thổ.

Rõ ràng, việc bố trí hai bên “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam” ngồi cạnh nhau đều có lý do trong một số các điều khoản của Hiệp định Geneva năm 1954, theo sau đó là sự chấm dứt cuộc chiến tranh Pháp – Việt Minh hay còn được gọi là Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946 – 1954). Tuy nhiên, những gì còn chưa được biết nhiều – và cả những trường hợp cố tình tuyên bố sai sự thật – là chính Hiệp định Geneva đã hoàn toàn không lường được sự phân chia về địa lý – chính trị lâu dài của hai miền. Ngược lại, Hiệp định đặc biệt công nhận những nguyên tắc về sự thống nhất lãnh thổ Việt Nam trong khi vẫn ra sức cố gắng giải quyết một cách hữu hảo cuộc xung đột đang trở nên ngày càng sâu sắc giữa hai miền đang chống lại nhau và độc lập với nhau. Bất chấp những điều đó, những báo cáo không sát tình hình về cuộc chiến thường xuyên cho rằng Hiệp định Geneva đã “phân chia” hay “chia cắt” Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (hay Bắc Việt Nam) và Cộng hoà Việt Nam (hay miền Nam Việt Nam) và rằng từ đó trở đi hai miền khác nhau về địa lý này – hoặc thậm chí thành các quốc gia riêng rẽ cạnh nhau – cùng tồn tại theo cam kết chung với Vùng phi quân sự làm đường phân chia chính trị giữa hai bên.

Sự nhận thức sai lệch (hay tuyên bố phát động cuộc Chiến tranh Lạnh) cho rằng Việt Nam bị phân chia lãnh thổ thành hai quốc gia hoặc hai lãnh thổ cạnh nhau được khích lệ hơn rất nhiều bởi các ngữ nghĩa trong các thuật ngữ tiếng Anh “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam”. Với những điều này, thuật ngữ hàm ý cho rằng đó là hai lãnh thổ hoặc hai quốc gia có nền chính trị khác nhau được thể hiện bằng chữ cái hoa “S” và “N” thể hiện tính chính thức, chủ quyền và tính hợp pháp như ở Tây Đức và Đông Đức hay thậm chí Nam Đacôta và Bắc Đacôta. Thật vậy, thuật ngữ tiếng Anh có thể dùng thay thế là “Nam Việt Nam” và “Bắc Việt Nam” (hay “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam) cũng sẽ không có khả năng có tác dụng đó vì chúng lập tức sẽ gợi lên một thuật ngữ rộng hơn và không thể phân chia mà các vùng liên quan là một phần trong đó. Ngược lại trong tiếng Việt, không thể tái tạo nghĩa của sự khác biệt lãnh thổ và chủ quyền chính trị của thuật ngữ tiếng Anh “Nam Việt Nam” và “Bắc Việt Nam”. Thuật ngữ chẳng hạn như “Nam Kỳ/Bắc Kỳ”, “miền Nam/miền Bắc” và “Nam Bộ/Bắc Bộ” đều nói đến miền Nam và miền Bắc như là các “vùng” , “miền” hay “bộ phận” của một thực thể lớn hơn được hàm ý.



Chủ nghĩa địa phương và những nhà nước trước năm 1954

Trước khi quay trở lại bàn đàm phán của Hiệp định Geneva và phạm vi không gian lãnh thổ trong các điều khoản của Hiệp định, cần phải đảm bảo việc nghiên cứu chủ nghĩa khu vực và những quan điểm về tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Tác động của việc phân chia lãnh thổ thành “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam” thể hiện những cố gắng nỗ lực từ việc đề cao về văn hoá của người miền Nam và người miền Bắc mà chúng được sử dụng để miêu tả sự phân chia lãnh thổ Việt Nam như là những điều gì đó không mang nhiều tính chất áp đặt, độc đoán và phá hoại. Tuy nhiên, chủ nghĩa khu vực về phương diện lịch sử tại Việt Nam hiếm khi nào đúng với phạm vi phân chia không gian từ những quan điểm về cuộc Chiến tranh Lạnh sau năm 1954 của “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam”.

Để chắc chắn, hai phe chính trị khác biệt của Việt Nam tồn tại khoảng từ năm 1600 cho đến cuối thế kỷ XVIII dưới tên gọi Đàng Trong ở miền Nam do chúa Nguyễn nắm quyền và Đàng Ngoài ở miền Bắc do chúa Trịnh nắm quyền với một sự phân chia lãnh thổ sâu hơn về phía bắc của cái mà được gọi là Vùng phi quân sự năm 1954. Mặc dù xảy ra các cuộc nội chiến, cả hai miền đều tuyên bố lòng trung thành của mình đối với những ảo tưởng về một vương triều Lê thống nhất gắn kết cả hai miền. Đã tồn tại những khác biệt về vùng miền, tuy nhiên những khác biệt đó tập trung nhiều hơn vào khu vực Đồng bằng sông Hồng và vào những gì mà bây giờ là miền Trung Việt Nam xung quanh thành phố Huế với “miền Nam nằm sâu hơn phía dưới” thuộc Đồng bằng sông Cửu Long tồn tại như một khu vực hỗn độn không được người Việt kiểm soát chặt chẽ cho mãi đến thế kỷ XVIII.

Huế là một ví dụ điển hình cho việc chủ nghĩa khu vực ở Việt Nam không được thể hiện rõ nét dưới điều kiện chia cắt đất nước thành hai miền: “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam”. Những sự khác nhau giữa các vùng vẫn tồn tại chủ yếu giữa Huế và Hà Nội ở đầu triều Nguyễn (1802 – 1945, trị vì lãnh thổ mới được thống nhất từ Huế), với Sài Gòn chỉ trở về khu vực với Huế dưới chủ nghĩa thực dân Pháp sau những năm 1860 khi một số vùng xung quanh Sài Gòn và Đồng bằng sông Cửu Long trở thành thuộc địa của Pháp tại Đông Dương. Thậm chí tại Cộng hoà Việt Nam, Huế và các vùng thuộc miền Trung không hoàn toàn tuyên bố vai trò lãnh đạo của mình với Sài Gòn như những gì mà người ta lo ngại từ lúc ban đầu cho đến giữa những năm 1960. Một lần nữa, “miền Nam Việt Nam” lại bỏ lỡ không tận dụng được những điều kiện khác biệt vùng này.

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, chính sách chia để trị đã chia tách triều đình nhà Nguyễn thành thuộc địa Đông Dương riêng biệt hoàn toàn do Pháp quản lý và “hai quốc gia bị bảo hộ”: Bắc Kỳ ở miền Bắc Việt Nam và An-nam ở miền Trung Việt Nam – dù theo danh nghĩa vẫn nằm dưới sự cai trị của triều Nguyễn. Trong khi Đông Dương và những quỹ đạo khác nhau của mình đã tạo ra những thế lực xã hội khác nhau với những định hướng và những đặc điểm riêng biệt vùng thì phong trào chống thực dân ngày càng mạnh mẽ đầu thế kỷ XX bao gồm sự nổi dậy của phong trào do Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng như các phong trào tiếp nối sau đó rõ ràng đã chấp nhận tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên không chấp nhận Đông Dương như bất kỳ thứ gì hơn là một bộ phận không thể chia tách của một nhà nước Việt Nam độc lập mà người ta mường tượng. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Đông Dương ý nói đến “Nam Kỳ”, một khu vực thuộc phía nam. Đáng chú ý là sự tích cực của những người theo dân tộc chủ nghĩa trong tầng lớp người Việt Nam trong hầu hết giai đoạn những năm 1920 được chú trọng và tập trung tại chính Đông Dương.

Nếu đã có bất kỳ những hoài nghi về phạm vi địa lý tồn tại sự chống thực dân trong những năm 1930 như Christopher Goscha đã đề cập93, đó là dù Việt Nam hay Đông Dương (bao gồm Campuchia và Lào) sẽ là những lãnh thổ cuối cùng giành được độc lập từ thực dân Pháp thì trước những năm 1940, chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam cam kết sẽ thống nhất được một đất nước Việt Nam bao gồm ba “kỳ” như các tổ chức dân tộc chủ nghĩa chính đã đề ra (Việt Minh, Việt Nam Quốc dân Đảng, v.v…). Sau khi Nhật Bản lật đổ chính quyền cai trị của Pháp tháng 3 năm 1945, nền độc lập tồn tại trong thời gian cực ngắn dưới sự cai trị của Nhật Bản mà Hoàng đế Bảo Đại và nội các chính quyền Trần Trọng Kim đã chấp thuận là một nước Việt Nam bao gồm cả Đông Dương.

Cuối cùng, vào tháng 9 năm 1945, phong trào Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã tuyên bố nền độc lập và thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), một đất nước non trẻ tuyên bố thi hành quyền hợp pháp duy nhất đối với toàn bộ Việt Nam và thúc ép yêu cầu cần phải thống nhất ba miền. Mặc dù có khá nhiều sự phản đối đối với Việt Minh ở các khu vực Đông Dương mùa thu năm 1945, tình hình trong những giai đoạn này không cho thấy nghi ngờ nào cho rằng có sự trợ giúp tích cực, nhiệt tình và đôi khi quá mạnh mẽ của những người theo chủ nghĩa dân tộc đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Hiệp ước tháng 3 năm 1946 mà Hồ Chí Minh ký kết với thực dân Pháp đang quay trở lại đã thoả hiệp việc Việt Minh chấp thuận sự quay trở lại miền Bắc có giới hạn đến vĩ tuyến 16 để đổi lấy sự công nhận của Pháp về Việt Nam là một nước tự do cùng với một số quyền tự trị trong Khối Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên, cuối cùng, bản Hiệp định đã không được thực hiện khi thực dân Pháp cho rằng Đông Dương phải là một quốc gia riêng biệt và không thể là một bộ phận của Việt Nam. Chúng tôi vẫn cần phải tìm hiểu nhiều về cái được gọi là “Cộng hoà Đông Dương” xuất hiện ở thời điểm đó trong sự nỗ lực của thực dân Pháp vì những lợi ích của mình và những người miền Nam Việt Nam để phá huỷ bất kỳ những thoả hiệp nào với VNDCCH. Tuy nhiên, sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam bao gồm Nam Kỳ là nguyên lý chủ yếu của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, mặc dù đã bị đánh bại bằng vũ lực và bị thế giới cô lập sâu sắc nhưng chủ nghĩa đó vẫn không thay đổi mà còn chấp nhận sẵn sàng cuộc chiến tranh với Pháp trước vấn đề lãnh thổ miền Nam xa xôi còn dở dang chưa được giải quyết. Đây là vấn đề không thể thoả hiệp – một quan điểm mà được những người theo chủ nghĩa dân tộc cùng chia sẻ vượt xa khỏi những giới hạn của VNDCCH.

Năm 1947, khi thực dân Pháp tìm cách thành lập một chính phủ đối lập với VNDCCH do người Việt Nam nắm quyền dưới sự cai trị của cựu Hoàng đế Bảo Đại. Những người theo chủ nghĩa dân tộc chống Việt Minh của Việt Nam Quốc dân Đảng được mời tham gia chính quyền này cũng đã bỏ lỡ cơ hội để loại bỏ Đông Dương ra khỏi lãnh thổ của mình. Kế hoạch đã bị đổ vỡ, sau những cuộc đàm phán liên tục kéo dài, trong một hiệp định ngày 5 tháng 6 năm 1948, Pháp và Hoàng đế Bảo Đại vẫn không thể giải quyết được vấn đề và buộc phải dùng đến một tiếng nói mơ hồ rằng “Pháp chính thức cai trị nền độc lập của Việt Nam mà Pháp sẽ đem lại quyền đối với sự thống nhất cho Việt Nam”94. Phải mất hơn một năm sau, kế hoạch của Pháp về một nhà nước Việt thù địch đối trọng lại với VNDCCH đã trở thành hiện thực, tuy nhiên trước đó Pháp đã đồng ý từ bỏ những yêu sách của mình đối với Nam Kỳ. Nói cách khác, sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam là một ví dụ điển hình cho thấy những người theo chủ nghĩa dân tộc với sự nhận thức đầy đủ về ý thức hệ đã đồng tình với điều này. Một lần nữa, những thuật ngữ bóng bẩy “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam” sau năm 1954 cũng không thể nào lý giải cho những khác biệt về vùng miền của sự kiện lịch sử này.

Sau đó, đến trước tháng 10 năm 1949, một nhà nước Việt Nam thù địch đối đầu với VNDCCH đã được hình thành, nhà nước Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955) dưới sự cai trị của Hoàng đế Bảo Đại. Nhà nước này không được độc lập hoàn toàn khỏi sự bảo hộ của thực dân Pháp và không nhận được nhiều sự ủng hộ của đại đa số người dân so với VNDCCH sẽ không làm chúng ta quan tâm nhiều hơn so với vấn đề mà cũng giống như VNDCCH đòi hỏi quyền hợp pháp duy nhất (quyền của nước bản địa) đối với toàn bộ Việt Nam. Nhà nước Quốc gia Việt Nam này rõ ràng không phải là một đất nước thuộc miền Nam (như một số bài thuyết giảng và quần chúng nhân dân thừa nhận). Vì thế nên cuối năm 1949, Việt Nam đã tự nhận thấy mình đang ở một tình huống tồn tại hai nhà nước cùng một lúc trên cùng một lãnh thổ, cùng tuyên bố đòi nắm quyền với một VNDCCH đang chậm rãi mở rộng sự kiểm soát ra toàn lãnh thổ trong khi đó Nhà nước Quốc gia Việt Nam lại chủ yếu hoạt động dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp ở những khu vực đô thị, vùng đồng bằng.

Vì thế, cần thiết phải nhấn mạnh một lần nữa rằng Hiệp định Geneva năm 1954 đã không thiết lập lên hai nhà nước Việt Nam thù địch mới và rõ ràng đã không quyết định được hai nhà nước trên là hai lãnh thổ khác nhau ở miền Nam và miền Bắc. Sự cùng tồn tại hai nhà nước đòi nắm quyền duy nhất đối với toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể từ tháng 9 năm 1945 và bên còn lại kia cũng có hành động tương tự (dù nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp) kể từ tháng 10 năm 1949 đã diễn ra trước Hiệp định Geneva gần 5 năm.

Hiệp định Geneva

Đến trước tháng 5 năm 1954, khi các lực lượng của VNDCCH đã đánh tan căn cứ địa Điện Biên Phủ thì việc các bên đối đầu kiểm soát lãnh thổ Việt Nam đã bị đảo lộn trong quá trình xảy ra chiến tranh một cách chóng vánh nhất với thời kỳ cuối cùng của mình. Ở nơi mà năm 1947 VNDCCH vẫn duy trì tồn tại ở một vài căn cứ cô lập chủ yếu ở miền Bắc nơi vùng núi cao và ở miền Trung đất nước trong khi đó thực dân Pháp tiến hành việc kiểm soát bằng quân sự ở hầu hết các vùng đồng bằng đông dân cư mà hiện tại trong năm 1954 thực dân Pháp và các đồng minh nhà nước Quốc gia Việt Nam đã bị thu hẹp chỉ còn nắm giữ một vài các khu vực đô thị lớn. Trong khi Việt Minh lại kiểm soát ít nhất 75% lãnh thổ đất nước bao gồm hầu hết các vùng cao nguyên, các khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ và các vùng rộng lớn nằm sâu tận miền Nam của Đông Dương trước kia. Ở vùng thuộc miền Nam, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đối với Việt Minh được thể hiện bằng rất nhiều khoản tài chính vững mạnh. Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc cách mạng của phong trào Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo, sự ảo mộng về một Việt Nam độc lập, thống nhất dưới sự lãnh đạo của VNDCCH dường như nằm trong tầm tay.

Có rất nhiều những tài liệu nói về sự phân chia tại Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương, đặc biệt hơn về Việt Nam và tài liệu về Hiệp định Geneva tháng 7 năm 1954. Vì mục đích của bài viết ngắn này nên ở đây chỉ có những vấn đề quan trọng nhất mới được đề cập đến. Hiệp định Geneva và bản Tuyên bố đã đưa ra bốn điều khoản chính đối với tình hình tại Việt Nam:

Thứ nhất, ngừng bắn và các bên đối đầu phải rút lui lực lượng vũ trang của mình thành hai vùng tạm đóng được phân cách tại vĩ tuyến 17 bằng đường phân chia ranh giới không có hoạt động chính trị (trong đó các đơn vị quân sự phía Việt Minh sẽ quay trở lại phía bắc và thực dân Pháp, các lực lượng Quốc gia Việt Nam sẽ rút về phía nam). Điều khoản số 6 tuyên bố rõ rằng “đường phân giới quân sự (vĩ tuyến 17) chỉ là tạm thời và dù gì chăng nữa cũng không nên hiểu thay thế cho một đường biên giới phân cách về chính trị hay lãnh thổ”. Sự thống nhất về lãnh thổ của Việt Nam rõ ràng đã được khẳng định.

Thứ hai, chính quyền lâm thời của những vùng này do VNDCCH ở miền Bắc vĩ tuyến 17 lãnh đạo và miền Nam vĩ tuyến 17 do Pháp và Quốc gia Việt Nam
lãnh đạo.

Thứ ba, sự thống nhất của hai vùng tạm đóng dưới sự kiểm soát của một bên bao gồm Chính phủ và Nhà nước Việt Nam thông qua kết quả của các cuộc bầu cử tự do rộng khắp trên toàn quốc dưới dự giám sát của Liên hợp quốc được tổ chức vào năm 1956. Một lần nữa, khi quyết định sự thống nhất của Việt Nam, Điều khoản 7 đã đòi hỏi cần phải giải quyết những bất đồng chính trị “trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam với các cuộc bầu cử năm 1956 như một công cụ quan trọng để vượt qua tình hình chia cắt lãnh thổ tạm thời.

Thứ tư, quyền của những lực lượng không tham chiến và những nhân viên hỗ trợ được các bên cho phép hoạt động tự do và tham gia vào cuộc bầu cử năm 1956 ở bất kỳ miền nào và đồng thời bảo lãnh cho phong trào tự do giữa hai miền trong thời gian khoảng một năm.

Các bên tham gia ký kết Hiệp định Geneva bao gồm VNDCCH, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Anh và Liên bang Xôviết. Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ tham gia Hiệp định Geneva trong vai trò là quan sát viên, không tham gia ký kết Hiệp định mà ủng hộ việc các bên tôn trọng những cam kết trong Hiệp định. Hoa Kỳ cũng thuyết phục Bảo Đại không ký kết đại diện cho Quốc gia Việt Nam mặc dù hệ quả hợp pháp từ việc từ chối ký này vẫn còn là vấn đề không rõ ràng vì Pháp đã bảo lưu quyền thực dân để đại diện cho Quốc gia Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại.

Cho đến bấy giờ kết quả cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ lắng dịu, đặc biệt một mặt đối với Liên bang Xôviết, mặt khác Pháp, VNDCCH và Trung Quốc lo ngại sự can thiệp bằng quân sự của Hoa Kỳ thuộc phe tham chiến và dẫn đến sự bất ổn của khu vực95. Những bên có lợi ích và quan tâm nhiều hơn đã hợp tác với nhau để gây áp lực lên VNDCCH chấp thuận các điều khoản về lãnh thổ và quân sự của Hiệp định Geneva mà rõ ràng chúng không có lợi cho Việt Nam. Cuối cùng, các lực lượng vũ trang của Việt Minh đã buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát đối với toàn bộ miền Nam Việt Nam mà họ đã chiến đấu quyết liệt và chịu nhiều tổn thất để giải phóng hầu hết các vùng này và do đó đã bỏ rơi hàng triệu thường dân trung thành của mình trong tình trạng không được bảo vệ.

Tuy vậy, những áp lực từ bên ngoài cũng không thể lý giải cho việc cuối cùng VNDCCH chấp thuận và sau đó là thi hành Hiệp định Geneva. Nếu không có sự đảm bảo rằng việc từ bỏ quyền kiểm soát bằng quân sự và hành chính đối với các vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Nam do Việt Minh chiếm đóng chỉ là một biện pháp tạm thời và không có điều khoản nào đảm bảo cho các cuộc bầu cử thống nhất vào thời điểm quy định trong vòng hai năm thì những sự nhượng bộ chủ yếu của VNDCCH tại bàn đàm phán là những điều không thể lý giải. Việt Minh rất tự tin dựa vào những sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân cho rằng mà họ sẽ giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử này một cách dễ dàng – một dự đoán của rất nhiều các bên quan sát hiện tại khác. Trong mắt Việt Minh, những cuộc bầu cử được hy vọng này sẽ đem lại giải pháp chính trị cuối cùng để thành lập nên một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập chính là những vấn đề trọng tâm của các hiệp định. Như những sự kiện năm 1956 đã cho thấy, sự thống nhất về lãnh thổ của Việt Nam là một vấn đề quan trọng không thể thương lượng mà qua đó những người theo chủ nghĩa dân tộc cách mạng của phe Việt Minh đã được chuẩn bị tham gia cuộc chiến, thậm chí chống đối một cách hết sức quyết liệt. Thật vậy, các cuộc bầu cử thống nhất đất nước năm 1956 là những điều kiện cần thiết để lúc này Việt Minh có thể tập hợp lại được lực lượng quân sự của mình ở nửa miền đất nước thuộc miền Bắc. Điều này đã được các bên tham gia Hội nghị Geneva hiểu rất rõ bao gồm cả các đại diện quan trọng như Anh và Quốc gia Việt Nam96.

Tất nhiên vẫn còn môt chút nghi ngờ cho rằng vì rất nhiều lý do khác nhau những cường quốc mạnh hơn trong cuộc Chiến tranh Lạnh đã không quan tâm đến vấn đề các cuộc bầu cử thống nhất này. Trước việc công chúng ủng hộ mạnh mẽ cho VNDCCH, chẳng bên nào dù Quốc gia Việt Nam hay Hoa Kỳ có tư tưởng chống Cộng sản đã thực sự quan tâm dưới hình thức tài chính để cho phép các cuộc bầu cử được diễn ra và cả hai đã vội vã ngăn cản không cho Pháp có được bất kỳ tiếng nói nào đối với vấn đề này. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều không mong muốn những cuộc bầu cử này sẽ được tổ chức vượt hơn cả những thái độ thờ ơ trong hoạt động ngoại giao của mình khi VNDCCH đã mau chóng nhận ra điều đó. Một giải pháp hai nhà nước thực tế bao gồm một nhà nước thuộc “miền Nam Việt Nam” và một nhà nước thuộc “miền Bắc Việt Nam” dường như đã được chấp thuận, thậm chí được các cường quốc hùng mạnh mong muốn trong việc luôn theo sát các diễn biến của cuộc Chiến tranh Lạnh ngầm ám hiệu ủng hộ cho các hoạt động của chủ nghĩa đế quốc. Bất chấp những khát vọng hay những cuộc sống của những quốc gia yếu thế và bị nô dịch.

Tuy nhiên, điều muốn đề cập ở đây là không một nhà nước Việt Nam ở hai miền chấp thuận với quan điểm về một lãnh thổ quốc gia bị phân chia và nói rộng ra những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam với những quan điểm khác nhau cũng không chấp thuận với quan điểm này. Hơn nữa, Hiệp định Geneva tái khẳng định nguyên tắc về một đất nước Việt Nam thống nhất về lãnh thổ và tạo ra một hướng đi cụ thể để giải quyết những bất đồng còn tồn tại trước đó về những đòi hỏi chính trị và lãnh thổ giữa các nhà nước Việt Nam.

Việc cho rằng Hiệp định Geneva đã phân chia hay tách đất nước và tạo ra một nhà nước “miền Nam Việt Nam” và một nhà nước Việt Nam cơ bản không chính xác và trái với thực tế.

Việc bác bỏ những điều khoản bầu cử của Hiệp định một cách trơ tráo đơn giản như một thủ đoạn rõ ràng của các cường quốc đem lại những thực tế mới đã tạo ra một vị thế mà nó sẽ tiếp tay cho sự can thiệp của các nước đế quốc.

Vì thế, việc đề cập đến những thuật ngữ “miền Nam Việt Nam” và “miền Bắc Việt Nam” như những miền riêng đã bỏ qua những khát khao và mục tiêu của rất nhiều người dân Việt Nam đang trong cuộc khủng hoảng và đã từ chối những sự đa dạng của họ trong việc ủng hộ cho sự phân chia lãnh thổ.

Phía sau cuộc bầu cử bị từ chối

Một cuộc trưng cầu dân ý được Thủ tướng Ngô Đình Diệm của nhà nước Quốc gia Việt Nam dưới sự hậu thuẫn của Mỹ tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 1955
tại Nam Việt Nam mà không có sự tham gia và phản đối của Bảo Đại. Và rõ ràng bị Ngô Đình Nhu – em trai Ngô Đình Diệm lừa đảo và kết quả là hơn 98 % công nhận “hợp pháp hoá” lập Diệm là Quốc trưởng của Quốc gia Việt nam và cuối cùng truất phế "hoàng đế" Bảo Đại. Chỉ ba ngày sau, ngày 26 tháng 10 năm 1955, Diệm tuyên bố kết thúc Quốc gia Việt Nam và thay thế bằng Việt Nam Cộng hoà (VNCH). VNCH không còn nằm dưới quyền Pháp trong quan hệ quốc tế như Quốc gia Việt Nam, bây giờ đứng trên nền tảng vững chắc nhấn mạnh rằng quốc gia này là quốc gia không ký kết Hiệp ước Geneva, do đó không bị ràng buộc bởi các quy định của hiệp ước và không sẵn sàng tiến hành bầu cử được hình dung diễn ra năm 1956. Hoa Kỳ đã ủng hộ phe VNCH trong việc chống lại bầu cử hợp nhất lại đất nước.

Cũng giống như Quốc gia Việt Nam, VNCH coi chính mình là cơ quan có quyền lực duy nhất trên nước Việt Nam thống nhất. Ngô Đình Diệm trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 17 tháng 4 năm 1956 khẳng định rằng: “Việt Nam là một nước Cộng hoà độc lập, thống nhất và không thể chia cắt được”97. Hiến pháp của nước VNCH có hiệu lực từ ngày 26 tháng 10 năm 1956, trong Điều 1 – “Điều khoản cơ bản” cũng tuyên bố rằng: "Việt Nam là một nước Cộng hoà độc lập, thống nhất, không thể phân chia về lãnh thổ”98. Hơn nữa, đoạn đầu của Hiến pháp nói rằng: “Hiến pháp phải đáp ứng các nguyện vọng của toàn bộ đất nước từ điểm Cà Mau đến cửa ngõ Nam Quan ...”99, tức là Chính phủ Việt Nam dùng từ “vùng tự do” và “khu vực tạm thời chịu sự kiểm soát của Cộng sản Quốc tế”100.

Vào tháng 7 năm 1956, khi ngày ấn định bầu cử thống nhất đất trên toàn quốc đã đến qua sự phản đối của cơ quan VNDCCH, nhưng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của VNCH và Mỹ, Việt Nam phải đối mặt với tình hình giống năm 1949: tồn tại hai quốc gia cùng với tuyên bố riêng có thẩm quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi lãnh thổ trong vòng kiểm soát của hai nước này là rất khác nhau kể từ cuộc xung đột trước khi VNDCCH và Quốc gia Việt Nam kiểm soát các khu vực giáp ranh. Trong thời kỳ đầu của VNCH thì trên thực tế ít nhất hai nước đã kiểm soát các vùng lãnh thổ được xác định và phân chia bởi Khu vực phi quân sự tại vĩ tuyến 17. Nhưng Hiệp định Geneva đã xác định cụ thể Khu vực phi quân sự là khu vực tạm thời và phi chính trị; điều này không có nghĩa là đường biên giới. Việc Sài Gòn và Washington từ chối bầu cử dẫn đến sự phân chia đất nước không rõ ràng và ảnh hưởng cách Việt Nam nhìn nhận, kể lại, và chuẩn bị cho sự việc này.

Rõ ràng, từ việc VNCH từ chối cho phép tiến hành bầu cử năm 1956 đã không chính thức tạo hai nước trên hai lãnh thổ riêng biệt, miền Bắc/Nam của Khu vực phi quân sự. VNCH không ngớt đưa ra tuyên bố lãnh thổ và toàn bộ nước Việt Nam được thừa hưởng từ Quốc gia Việt Nam, và VNDCCH cũng đột nhiên không đồng ý thừa nhận tính hợp pháp và vùng lãnh thổ chỉ nằm ở phía bắc của Khu vực phi quân sự. Có thể sau năm 1956, VNDCCH và những người ủng hộ ở miền Nam của VNDCCH cảm thấy không còn bị ràng buộc bởi giới hạn tạm thời của Geneva về việc công nhận toàn bộ công bố của quốc gia này. Sau giai đoạn


1954 – 1956, thực tế VNDCCH đã trở thành miền “Bắc Việt Nam”. Đặt trung tâm tại Hà Nội, VNDCCH đã kiểm soát khá lớn miền Bắc lãnh thổ Khu vực phi quân sự từ năm 1954, nhưng VNDCCH (và người ủng hộ ở miền Nam) đã không công nhận Khu vực phi quân sự và phạm vi của VNDCCH (hoặc rộng hơn cuộc Cách mạng của VNDCCH) trong lãnh thổ phía nam Khu vực phi quân sự là đáng kể, đặc biệt là sau năm 1958 với mức độ kiểm soát khác nhau qua các dải đất rộng lớn phía Nam. Do đó, người ta có thể gọi VNDCCH là "miền Bắc Việt Nam" – một số người coi đó là sự hợp pháp và người khác coi là bất hợp pháp – nhưng chính thức hay sự thật thì miền này không phải là “Bắc Việt Nam” (được định nghĩa là lãnh thổ phía bắc Khu vực phi quân sự).

Cho đến năm 1960, VNDCCH đã nhiều lần cố gắng yêu cầu đàm phán với VNCH về việc tiến hành bầu cử toàn quốc năm 1956 theo yêu cầu trong Hiệp định Geneva. Hiển nhiên VNDCCH khẳng định sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam, không công nhận CHVN, và từ chối công nhận Khu vực phi quân sự là ranh giới chính trị. Một khi sự thật trở nên rõ ràng rằng không có cuộc bầu cử nào được tổ chức để thống nhất đất nước, VNDCCH cảm thấy không còn có nghĩa vụ phải tôn trọng Khu vực phi quân sự, để đến năm 1959 các nhà cách mạng miền Nam miễn cưỡng công khai cho phép bắt đầu lại kháng chiến, VNDCCH cam kết hỗ trợ các lực lượng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) sau khi thành lập vào cuối năm 1960.

Sau năm 1964, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến leo thang quy mô lớn đe doạ trực tiếp tới lãnh thổ phía Nam, thì quân chủ lực của VNDCCH di chuyển về phía Nam với số lượng ngày càng tăng qua đường mòn Hồ Chí Minh. Đây được coi như là như sự hỗ trợ đắc lực cho MTDTGPMNVN cho dù có nằm trong khu vực kiểm soát của Mỹ và VNCH. Thực tế trong tình thế quân sự có chênh lệch lớn thì các lực lượng chủ lực VNDCCH có thể hoạt động khá hiệu quả và không bị phát hiện trên diện rộng đã minh chứng cho sự ủng hộ và hỗ trợ trên diện rộng, lực lượng đã thu hút được một số lượng lớn những người ở vùng nông thôn miền Nam ủng hộ cách mạng101. Từ viễn cảnh đó, sự phân biệt giữa "Nam Việt Nam" và "Bắc Việt Nam" trở nên nhỏ lại khi họ thấy mình như những người đồng chí Việt Nam cùng tham gia vào nỗ lực chung chống lại quân xâm lược Mỹ.

Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc miền Nam (người theo Việt Minh trước đó đã ở lại phía Nam năm 1954 – 1955) thì họ cũng chưa bao giờ nghi ngờ về thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Cũng như những người giống họ ở miền Bắc Việt Nam, Khu vực phi quân sự đã không được coi là ranh giới chính trị. Việc VNCH và Mỹ từ chối bầu cử thống nhất lại đất nước có nghĩa là các nhà cách mạng miền Nam cảm thấy không có nghĩa vụ phải chấp nhận chế độ VNCH, thậm chí cả ở miền Nam, một miền được coi như là "con rối" của Hoa Kỳ đã vượt qua quyền hạn của mình bằng bạo lực có hệ thống lớn. Chuyển từ tự vệ và bạo lực có chủ định vào cuộc kháng chiến có tổ chức một khi thành lập MTDTGPMNVN năm 1960, những người ở miền Nam duy trì biện pháp độc lập từ Hà Nội. Ví dụ, một khi sự can thiệp của Mỹ có khả năng tạo ra một cuộc chiến kéo dài, họ nhấn mạnh cách tiếp cận dần dần vào thống nhất toàn vẹn đất nước với VNDCCH, đi đến tuyên bố năm 1969 về Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN). Sự hỗ trợ của MTDTGPMNVN nhận được sự ủng hộ trong hàng triệu người Việt Nam, không chỉ ở các vùng nông thôn, mà còn bí mật giữa nhân dân thành thị và ngay cả trong các tổ chức VNCH dưới hình thức cơ quan đại diện cho chính quyền làm cho thuật ngữ “Nam Việt Nam” (có nghĩa đặc biệt đối với VNCH) và “Bắc Việt Nam” trở nên đáng nghi ngờ.

Như đã nêu trước đó, VNCH đóng tại Sài Gòn cũng khẳng định nguyên tắc thống nhất lãnh thổ Việt Nam dưới quyền lực hợp pháp của riêng mình. VNCH tại Sài Gòn không công nhận VNDCCH đóng ở Hà Nội cũng như CPCMLTCHMNVN, tố cáo các chiến sỹ MTDTGPMNVN là “quân nổi dậy” và lực lượng VNDCCH miền Bắc ở miền Nam là “kẻ xâm lược”. Những chính phủ VNCH khác nhau tiến hành công khai tuyên bố “sự nghiệp giải phóng” Bắc Việt Nam và sự thống nhất là mục đích cuối cùng. Đặc biệt là sau năm 1960, khi VNCH mất khá nhiều quyền kiểm soát lãnh thổ trong khu vực phía nam Khu vực phi quân sự, VNCH xuất hiện để chuyển chính nó sang “Nam Việt Nam”. Khi tình hình quân sự trở nên tồi tệ hơn sau sụp đổ của Ngô Đình Diệm, VNCH dường như ngày càng lún sâu vào những việc Mỹ đề xuất, – một vấn đề phát triển đang chờ nghiên cứu thêm. Sẽ là có vấn đề ngay cả khi nói rằng thực tế VNCH sau năm 1955 – 1956 đã trở thành miền “Nam Việt Nam”. VNCH tập trung ở Sài Gòn, Nguyễn Cao Kỳ được tin cậy để giao cho kế hoạch quân sự “Bắc tiến” (“tiến về phía Bắc”) để khẳng định tính hợp pháp và mở rộng quyền kiểm soát của nó ở phía Bắc, nhưng đặc biệt là sau 1958, phạm vi lãnh thổ của VNCH đến cả phía nam Khu vực phi quân sự đã giảm đáng kể. Đến 1964, nhờ sự kết hợp với lực lượng miền Nam chống VNCH và các lực lượng của “miền Bắc Việt Nam”. Do đó, một số người chính thức và không chính thức công nhận VNCH là "miền Nam Việt Nam”, nhưng cả chính thức hay không chính thức thì VNCH không phải là "Nam Việt Nam" (gọi là lãnh thổ phía nam Khu vực phi quân sự). VNCH ở miền Nam Việt Nam, nhưng phần lớn sự tồn tại của CHVN thì không trùng với “Nam Việt Nam”.

Lúc đầu tại Geneva, Hoa Kỳ chống lại việc phân khu Việt Nam, nhưng sau đó chấp nhận điều đó khi sự thật rõ ràng rằng không thể có cách giải quyết nào tốt hơn. Lúc đầu họ đồng ý suông với khái niệm về sự thống nhất lãnh thổ Việt Nam, nhưng sau đó, trong những năm 1960, ngay lập tức họ lại từ chối đề nghị thống nhất. Rõ ràng Mỹ đã mô tả Khu vực phi quân sự là biên giới chính trị và lãnh thổ do đó dàn dựng nên cuộc chiến tranh như là một trong những hỗ trợ cho Chính phủ Sài Gòn chống lại sự xâm lăng miền Bắc và sự nổi dậy của miền Nam do “Bắc Việt Nam” vạch kế hoạch và điều khiển. Nói một cách hoa mỹ thì Mỹ thực hiện sự phân chia giữa “Nam Việt Nam” và “Bắc Việt Nam” rất rõ ràng. Franklin Weinstein trích dẫn từ sách trắng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 1965 khẳng định “ở Việt Nam, Chính phủ Cộng sản đã cố ý sắp đặt để chinh phục những người có chủ quyền tại một nước láng giềng”102. Hỗ trợ của VNDCCH cho những người theo chủ nghĩa dân tộc cách mạng cùng chí hướng ở miền Nam được lên án là “xâm lược miền Bắc Việt Nam” chống lại “Nam Việt Nam”.

Tóm lại vấn đề sau đó là gì với “Nam Việt Nam”/“Bắc Việt Nam” và sự phân chia giả tạo ra bởi các điều khoản này? Ít nhất trong các bài diễn văn công khai của Mỹ, ý niệm sai lệch về “phân khu” (portition) tại hoặc sau Geneva, định nghĩa về “Nam Việt Nam” và “Bắc Việt Nam” thông qua Khu vực phi quân sự thường xuyên được trộn lẫn với nhau và lặp đi lặp lại vô tận. Kết quả đó là do “đã dấn sâu vào nền tảng sai lầm” về hiểu biết chính trị của chiến tranh được tạo ra bằng cách: (a) che lấp phức tạp của tình hình; (b) vật chất hoá phép chuyển nghĩa dân tộc trường hợp ngoại lệ của Mỹ cho những người theo chủ nghĩa can thiệp; (c) vi phạm, mị dân, ủng hộ những nhà hoạt động có tổ chức ở Nam Việt Nam – những người đã đưa ra nhiều đòi hỏi công nhận "Nam Việt Nam" là VNCH.

Mục đích chỉ ra thực tế này đơn giản là không phải là để “đứng về phe nào” mà là đưa ra sự trung lập: Nó cho thấy cách mô tả hoa mỹ của “phân chia thành Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam” tạo ra một câu chuyện ở Mỹ về việc đứng về phe nào (chính quyền) cho VNCH. Trong câu chuyện này, “phân khu” (portition) yêu cầu giải quyết vấn đề giữa các miền đối lập bằng cách tạo ra hai nước riêng biệt (hoặc ít nhất là lãnh thổ cho các miền riêng biệt). Sự liên kết thất bại của “phân khu” với Geneva đưa ra khái niệm mập mờ về thực tế. Được xác định bởi Khu vực phi quân sự, “phân khu” (portition) giao “Bắc Việt Nam” cho những người Cộng sản, trong khi “Nam Việt Nam” trở thành lãnh thổ liên minh từ đó được Mỹ bảo vệ và nơi không có người hoạt động Việt Nam nào hợp pháp trừ VNCH. Một khi VNCH được xem như là “Nam Việt Nam”, các nhà hoạt động khác ở phía nam Khu vực phi quân sự được gọi là “quân nổi dậy”, “quân lật đổ chính quyền”, “khủng bố”,… họ bị “Bắc Việt Nam” “thao túng”, đáng ra Bắc Việt Nam được đặt ở phía bắc Khu vực phi quân sự mà vẫn “vi phạm” các quy định quốc tế bằng cách gửi Quân đội miền Bắc Việt Nam cho miền Nam. Khi ở “Nam Việt Nam”, Quân đội miền Bắc Việt Nam với vai trò là lực lượng bên ngoài cần phải rút đi nhưng Kissinger vẫn đầu hàng Lê Đức Thọ và vì thế Hoa Kỳ phản bội không phải VNCH mà “Nam Việt Nam”. Dưới đây là những lời của Franklin Weinstein:

"Điều đó là chính xác dựa trên sự chấp nhận quan niệm cho rằng vĩ tuyến 17 đã trở thành một ranh giới chính trị hợp pháp mà dựa vào đó giải thích cuộc chiến của Mỹ là sự xâm lăng vào “Bắc Việt Nam” chống lại ”Nam Việt Nam” ... Không thể duy trì “sự xâm lăng” của một nhà nước chống lại nhà nước khác khi không có cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của hơn một nhà nước. Đối với VNDCCH, ý kiến cho rằng Nam Việt Nam là “một nước láng giềng” là một điều hết sức ngớ ngẩn do Hoa Kỳ mong muốn giữ lại một chỗ đứng ở Đông Dương”103.

Dù cho hàng triệu người yêu nước Việt Nam không quan tâm đến những khái niệm chính trị/lãnh thổ của Mỹ; dù cho việc chia cắt lãnh thổ có ngăn cản việc hiểu ý nghĩa của từ “giải phóng” đối với những người cách mạng dân tộc trung thành và dù điều đó có làm cho những người ở khu vực phía Nam theo những con đường khác ngoài Việt Nam Cộng hòa và Mỹ bị cách ly, phi chính thống hóa và câm lặng thì sự hòa hợp của miền Nam Việt Nam trong đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa được chỉ định như là lực lượng hợp pháp duy nhất chỉ diễn ra trên một không gian nhỏ hơn những gì mà chính quyền này đã tuyên bố đại diện và lớn hơn khu vực nó thực sự kiểm soát trong suốt cuộc chiến. Hệ quả là, nhiều người ở phe đối lập với chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Trung và miền Nam Việt Nam tiếp tục chỉ mang tính hình thức và biểu tượng ở phía ngoài không gian này, gây trở ngại cho việc tìm hiểu ý nghĩa của những cuộc chiến đằng sau Chiến tranh Lạnh.

Vì thế, cuối cùng chúng tôi trở lại với những bài viết trên kênh truyền hình của CNN ngày 16 tháng 11 năm 2006 đã mô tả cuộc tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 như là “những người cộng sản Việt Nam nhảy vào miền Nam Việt Nam”. Không phải là “ở” mà là “nhảy vào” Nam Việt Nam. Vấn đề của việc không hiểu rõ hoàn toàn là do tính chất cô đọng trong việc lựa chọn từ ngữ bởi sự kiện đó không chỉ là sự xâm nhập từ bên ngoài của MTDTGPMNVM mà còn có quá trình phi - miền Nam hóa của tất cả các lực lượng cách mạng, không cách mạng, yêu nước, địa phương, lực lượng thứ ba, giáo phái không bị khống chế bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Rõ ràng, việc đặt một mũi nhọn hướng về Bắc Việt Nam đã khiến Hà Nội cảm thấy vui mừng với việc khẳng định như thế.

Những điều này giúp tôi đưa ra quan điểm cuối cùng. Việc phi - miền Nam hóa của MTDTGPMNVN và các lực lượng cách mạng khác ở miền Nam đã có những tác động làm mờ đi sự khác biệt thực sự giữa những người lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội và đồng minh của họ ở miền Nam. Sự cần thiết to lớn trong nghiên cứu này là thoát khỏi sự tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản thống nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng như việc miêu tả MTDTGPMNVN và các lực lượng khác ở miền Nam như là những con rối của Hà Nội. Do đó, chắc chắn sẽ là sai lầm khi lý tưởng hóa MTDTGPMNVN và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam độc lập với sự chỉ đạo của miền Bắc nhưng rõ ràng trong một chừng mực nào đó cũng đã có một sự khác biệt đáng kể trong quan điểm, chiến lược và mục tiêu chính trị – những điều mà sự phân cực giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam có xu hướng xóa đi.

Một trong những điều được đề cập là tâm trạng thất vọng của những người cách mạng miền Nam bao gồm cả những người di cư ở miền Bắc vào cuối những năm 1950 đã chiến thắng sự do dự của những người lãnh đạo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để tiếp tục các cuộc đấu tranh vũ trang ở phía Nam khu vực phi quân sự nhằm đối mặt với chính sách khủng bố của Ngô Đình Diệm để chống lại mạng lưới Việt Minh trước đây. Và một điểm khác đáng lưu ý là MTDTGPMNVN và sau đó là Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có cách tiếp cận gần hơn đối với vấn đề thống nhất so với kế hoạch cách mạng của miền Bắc.

Sau chiến thắng cuối cùng của những người dân tộc cách mạng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì tất nhiên sự khác biệt đó nhanh chóng kết thúc bởi đường lối thống nhất dưới sự bảo trợ của những người cộng sản miền Bắc và sau đó là tuyên ngôn thống nhất và Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Sự bất bình của cách mạng miền Nam về vai trò hạn chế của họ trong chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau đó đã được mở rộng và bước đầu được hé lộ ở nhiều hình thức khác nhau, ít nhất là sự ra đời của câu lạc bộ những người kháng chiến cũ như là một nhóm vận động hành lang cho các đảng phái chính trị vào cuối những năm 1980. Song một nhóm các ý kiến nhỏ bé chưa thể là một tiếng nói đáng kể trong một tập hợp to lớn và đa dạng của những người cách mạng dân tộc ở miền Nam; những người mà theo tầm nhìn của họ muốn theo đuổi việc xây dựng miền Nam Việt Nam bên trong một phạm trù dân tộc chủ nghĩa rộng lớn hơn. Chỉ mới trong thời gian gần đây - Hà Nội, với vai trò là nơi kiểm soát các câu chuyện về chiến tranh đã bắt đầu cho phép một số các quan điểm khác được biết đến cùng với sự thắng lợi của cương lĩnh bảo vệ đất nước dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản.

Tương tự như vậy, những người theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có lý do để im lặng hoặc hạn chế những phân tích lịch sử về chiến tranh cũng như né tránh và bỏ qua sự xuất hiện của một số lượng lớn những người chủ nghĩa dân tộc cách mạng ở miền Nam. Đối với nhiều người trong số họ, sự thật về Chiến tranh Lạnh và sự nhìn nhận theo không gian đã phần nào đem đến sự an ủi bất chấp sự không thừa nhận của những người miền Nam khác.

Và cuối cùng như Ngô Vĩnh Long đã từng ám chỉ, chúng ta có thể nhìn thấy thực chất sự phân chia miền Bắc và miền Nam Việt Nam theo một cách kỳ quặc chủ yếu để làm trùm lên câu chuyện thực chất về chiến tranh giữa Mỹ/Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa/Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với những người chịu ơn hệ thống Chiến tranh Lạnh, sự phân chia này cho phép tuyên bố về “sự xâm lăng miền Bắc” và “chủ nghĩa cộng sản quốc tế” mà bỏ qua việc nhắc tới vai trò trung gian của những người cách mạng dân tộc miền Nam. Một nhà nước chỉ được tạo ra với một phạm vi kiểm soát nhất định cho nên mặc dù MTDTGPMNVN và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có thể được gọi một cách chính thức là Nam Việt Nam nhưng trên thực tế các tổ chức này không hoàn toàn là nhà nước theo như khái niệm được sử dụng. Thật là châm biếm khi sự thừa nhận là nhà nước của các tổ chức này lại dựa trên sự tuyên bố của đối phương về việc loại trừ tất cả các chính quyền của người Việt Nam.

Trong bối cảnh ngược lại, đối với các đảng ở miền Bắc, nó cũng cho phép Trung ương Đảng che giấu những lãnh đạo tự do, những người cứu nước và thống nhất đất nước mà không phải tính đến những người có khả năng thách thức vai trò của họ như là quyền lực chủ yếu và duy nhất.



1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương