ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử


Sù THIÕT LËP NÒN “Tù DO D¢N CHñ” CñA Mü ë MIÒN NAM VIÖT NAM (1954 - 1973)



tải về 4.82 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18



Sù THIÕT LËP NÒN “Tù DO D¢N CHñ” CñA Mü
ë MIÒN NAM VIÖT NAM (1954 - 1973)

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





S Nguyễn Ngọc Dung


Theo quan điểm của người Mỹ thì chủ nghĩa cộng sản là chế độ độc đoán, đối lập với bản chất tự do dân chủ của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, chiến lược “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản đồng thời cũng là chiến lược mở rộng nền dân chủ trên thế giới theo cách hiểu của họ.

Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản, hiện thực qua phong trào Cộng sản quốc tế lại không phải là một thực thể thuần nhất, mà là một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều lực lượng, trong đó chủ yếu là những quốc gia – dân tộc với trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, thân phận lịch sử khác nhau, đeo đuổi những mục tiêu chính trị trước mắt khác nhau. Nhưng đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, tất cả họ đều là kẻ thù của nền dân chủ.

Cho nên, để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, từ sau năm 1945, Mỹ đã can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới sự bảo trợ của Mỹ, chế độ Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam đã ra đời, về phương diện chính trị, nhằm thực thi những giá trị dân chủ của Mỹ và phương Tây.

Trọng tâm của bài viết là tìm hiểu quá trình thiết lập nền “tự do dân chủ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam vốn được các chính khách Mỹ gắn liền với mục tiêu chống Cộng. Dân chủ và chống Cộng trở thành lá bài chiến lược trong suốt thời kỳ Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam (1954 – 1973). Bên cạnh đó, bài viết còn góp thêm cái nhìn vào bản chất cuộc chiến tranh ở Việt Nam (1954 – 1975).



1. Chiến lược “ngăn chặn” của Mỹ ở Đông Nam Á và mục tiêu xây dựng một quốc gia dân chủ ở miền Nam Việt Nam

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, hai cường quốc Xô – Mỹ đã hoàn tất việc phân chia ảnh hưởng của mình qua Hội nghị Postdam nhóm họp từ ngày 17 – 7 đến ngày 2 – 8 – 1945. Từ đây, nước Mỹ trở thành đồng đạo diễn với Liên Xô trên kịch trường chính trị châu Âu (sau đó trên toàn thế giới). Lịch sử nhắc nhở chúng ta đừng quên rằng hơn một thế kỷ trước, người Mỹ vẫn còn lo lắng thế lực của các cường quốc châu Âu can thiệp vào công việc châu Mỹ qua học thuyết Monroe. Còn đối với Liên Xô, những mất mát lớn lao trong chiến tranh cũng được bù đắp xứng đáng khi vào đầu thập niên 1950, hầu hết các quốc gia Đông Âu sau khi được Hồng quân giải phóng đã thiết lập được các nhà nước kiểu Xôviết, trở thành vùng đệm của Liên Xô. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã rộng hơn rất nhiều so với vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của nước Nga Sa hoàng phong kiến trước kia.

Ở châu Á, cuộc tranh giành ảnh hưởng Xô – Mỹ bắt đầu từ Trung Quốc. Việc chính quyền Truman quyết định giúp Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc những năm 1946 – 1949 đã buộc Liên Xô phải lựa chọn Đảng Cộng sản Trung Quốc làm đối tượng ủng hộ. Tháng 10 năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Dưới con mắt của phương Tây, ở châu Á bấy giờ đã hình thành trục chiến lược Trung – Xô nhằm kiểm soát vùng châu Á – Thái Bình Dương, khu vực mà hơn một trăm năm trước, Mỹ đã tốn nhiều công sức buộc một số quốc gia trong khu vực phải “mở cửa” cho hoạt động thương mại Mỹ.

Biến cố quan trọng thứ hai ở châu Á trong thời gian này là cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên (1950 – 1953). Chiến tranh Triều Tiên nổ ra đúng vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đi vào giai đoạn thắng lợi cuối cùng. Song, dưới cái nhìn ý thức hệ, nhiều người Mỹ lại hiểu rằng chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên là “hai cuộc xung đột theo mỗi cách khác nhau. Nhưng rõ ràng mỗi xung đột đều có vị trí trong một tổng thể phức tạp mang tính chính trị và chiến lược. Chúng đều chia sẻ một sự kiện căn bản. Mỗi cái là kết quả từ cuộc bành trướng của thế lực Xôviết tới khu vực, đẩy vệ tinh của họ về phía trước, lợi dụng để chống lại phương Tây và chủ nghĩa quốc gia…”81.

Trong sự tưởng tượng dồi dào của người Mỹ thời điểm đó, ảnh hưởng của khối Trung – Xô đang lan toả mạnh mẽ xuống vùng châu Á – Thái Bình Dương, khiến giới lãnh đạo Mỹ nghĩ ra học thuyết Domino, coi rằng sự sụp đổ của Đông Dương sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền khắp vùng Đông Nam Á, đến tận Úc châu. Có thể thấy quan điểm này qua lời phát biểu của Tổng thống Eisenhower trong cuộc họp báo ngày 5 – 4 – 1954: “Nhưng khi chúng ta đối diện với một khả năng có thể tuần tự, sự mất Đông Dương, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Indonesia tiếp theo; thì chúng ta bắt đầu nói về một khu vực không chỉ làm tăng gấp bội những bất lợi mà chúng ta sẽ phải hứng chịu qua việc mất mát vật chất, tài nguyên, mà còn nói về hàng triệu, hàng triệu con người… cuối cùng (là) vị trí địa – chính trị đã có (của khu vực), vì thế làm được rất nhiều việc. Điều đó quay trở lại cái gọi là chuỗi đảo phòng thủ Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và đến tận phía Tây, dẫn đến đe doạ cả Úc châu và Tân Tây Lan… Như vậy, kết cục mất mát có thể là mở rộng đến cả thế giới tự do”82.

Như vậy, người Mỹ nhìn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để giành lại độc lập của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Trước tình thế này, phản ứng của người Pháp và người Mỹ rất khác nhau: người Pháp chọn “giải pháp Bảo Đại”, công nhận Việt Nam độc lập nằm trong Liên hiệp Pháp tháng 3 năm 1949, dựng lên một chính phủ bù nhìn do Bảo Đại làm Quốc trưởng, hòng gạt bỏ Việt Minh khỏi quyền lực thực tế; còn người Mỹ thì muốn loại trừ ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam, xây dựng một chế độ chống Cộng và chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu chống Cộng và chia cắt lâu dài Việt Nam, người Mỹ đã từ chối ký vào Hiệp định Geneva và lựa chọn con bài chính trị Ngô Đình Diệm để xây dựng một nhà nước dân chủ ở miền Nam Việt Nam. Ngô Đình Diệm là người vừa có tinh thần chống Cộng và chống Pháp, một tín đồ Kitô giáo cuồng tín. Ông sinh năm 1911, mới 31 tuổi đã được bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ Lại (1932), tuy nhiên khoảng một năm sau thì ông đã từ chức. Suốt thời gian 1933 – 1945, Ngô Đình Diệm tạm gác đời sống chính trị của mình. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh có mời ông tham chính cho nền cộng hoà non trẻ nhưng ông từ chối83. Một thời gian ông đã qua Mỹ (1950 – 1953) và sống tại tu viện Maryknoll, giao thiệp với nhiều lãnh tụ Kitô giáo, sau đó ông sang Bỉ, tiếp tục sống cuộc đời tu sỹ của mình cho đến khi được người Mỹ hậu thuẫn, ông trở về Việt Nam84.

Người có vai trò to lớn trong việc đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam Việt Nam chấp chính là Thượng nghị sỹ người Mỹ Mike Manafield và đức Hồng y Spellman85. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm còn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của người đứng đầu nước Mỹ J. F. Kennedy, người mà trước khi trở thành Tổng thống Mỹ đã tham gia câu lạc bộ “Tổ chức những người bạn Mỹ của Việt Nam” (năm 1955). Sau này, trong một bài phát biểu tại Thượng viện, dưới nhan đề “Lập trường của Mỹ tại Việt Nam”, ông nhấn mạnh:

“Việt Nam thể hiện là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á, là viên đá chốt của mái đá vòm, xương sống của con đê. Miến Điện, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và tất nhiên cả Lào, Campuchia ở trong số đó; nền an ninh của các nước này có thể bị đe doạ nếu làn sóng Cộng sản đổ vào Việt Nam.

Việt Nam thể hiện khả năng cung cấp thứ dân chủ nền tảng tại châu Á. Dù rằng chúng ta có thể xem thường hay phản đối điều này. Sự lớn mạnh về uy tín và ảnh hưởng của Trung cộng ở Á châu là một sự kiện không gì có thể thách thức. Việt Nam thể hiện sự thay thế đối với chế độ độc tài Cộng sản. Nếu sự thể nghiệm dân chủ này mà sụp đổ, nếu vài triệu người tỵ nạn buộc phải từ bỏ chế độ độc đoán tại miền Bắc để không tìm thấy sự an toàn ở miền Nam thì thật sự là yếu kém chứ không phải là hùng mạnh – sẽ mang ý nghĩa đặc trưng của nền dân chủ trong suy nghĩ của những người châu Á khác nữa. Nước Mỹ chịu trách nhiệm trực tiếp về sự thử nghiệm này... chúng ta không cho phép sự thất bại.

Chúng ta không có ý đồ mua lấy tình bạn của những người Việt Nam. Chúng ta không thể giành lấy trái tim họ bằng cách buộc họ phải phụ thuộc vào đôi tay chúng ta. Thứ mà chúng ta phải đưa ra cho họ là một cuộc cách mạng – cuộc cách mạng về chính trị, kinh tế, xã hội vượt xa với những gì mà những người Cộng sản có thể đề xuất – hoà bình hơn nhiều, dân chủ hơn nhiều và kiểm soát cục bộ được hơn nhiều. Một cuộc cách mạng như thế sẽ đòi hỏi rất nhiều từ nước Mỹ cũng như rất nhiều từ Việt Nam86”.

Ngay cả những người Cộng sản cũng thật khó phê phán quan điểm trên của Tổng thống Kennedy, nhưng đây chỉ là lời nói của một chính khách. Hầu hết nội dung tư tưởng này đã vắng bóng trên thực tế, ngoại trừ nguyên tắc kết hợp giữa mục tiêu chống Cộng và xây dựng nền dân chủ giả hiệu ở miền Nam Việt Nam là được người Mỹ theo đuổi mà thôi.



2. Chống Cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – cuộc thử nghiệm lần thứ nhất

Những người đặt viên gạch thiết kế một chính quyền chống Cộng ở miền Nam Việt Nam là trung tướng O. Daniel, Trưởng phái bộ viện trợ và cố vấn quân sự Mỹ (Military Assistance and Advisory Group); đại tá W. Lansdale, sỹ quan CIA (sau được phong cấp tướng) và GS. TS. W. Fishel, Trưởng phân bộ Khoa Chính trị, Đại học Michigan Mỹ.



Kể từ tháng 7 – 1954 khi vừa lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã mời GS. Fishel, người có tư tưởng chống Cộng đến miền Nam Việt Nam làm cố vấn. Đến tháng 9 – 1954 có thêm bốn giáo sư chuyên ngành khác: Arthur Brandstat – chuyên gia về hành chính, James Denission – chuyên gia về quan hệ cộng đồng, Eward – chuyên gia chính trị học, Charles Killingsworth – chuyên gia kinh tế. Nhóm Giáo sư Fishel cùng với nhóm sỹ quan CIA của Lansdale trở thành cầu nối giữa Ngô Đình Diệm với Chính phủ Mỹ.

Ngay khi lên làm Thủ tướng cho Bảo Đại, Ngô Đình Diệm đã phải đối mặt với hai thách thức to lớn: thứ nhất, quyền lực của trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia, người có tư tưởng thân Pháp và được lực lượng Pháp tại Việt Nam ủng hộ; thứ hai, các phe phái đối lập như giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo và lực lượng Bình Xuyên với lãnh địa rộng lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Bảo Đại. Vì vậy, chỉ sau 3 tháng nhậm chức, Chính phủ Ngô Đình Diệm đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng, có nguy cơ sụp đổ. Nhưng nhờ có sức mạnh của đồng đô la rót từ Chính phủ Mỹ, nhất là sự lèo lái trực tiếp của Lansdale và Fishel, Chính phủ Diệm đã đứng vững. Các phe đối lập Diệm lần lượt bị triệt hạ. Trong những năm từ 1954 – 1959, Mỹ đã viện trợ cho Chính phủ Ngô Đình Diệm khoảng 1,2 tỷ đô la; khoảng 80% chi phí quân sự và 50% chi phí phi quân sự của Chính phủ Diệm được Washington bao trả87.

Dưới sự chỉ đạo của nhóm cố vấn Mỹ, Ngô Đình Diệm đã tổ chức “trưng cầu dân ý” phế truất Bảo Đại (23 – 10 – 1955), tổ chức tuyển cử riêng rẽ để lập Quốc hội (4 – 3 – 1956), ban hành hiến pháp, dựng lên chính thể Việt Nam Cộng hoà, cự tuyệt hiệp thương tuyển cử thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, Phái bộ trường Đại học Michigan còn ký với Chính phủ Diệm một hợp đồng lớn về tổ chức và phát triển cơ quan an ninh, mật vụ cảnh sát88. Cho nên, từ năm 1956 đến năm 1959, Fishel cùng một nhóm gồm khoảng 30 chuyên gia Đại học Michigan phụ trách Uỷ ban tư vấn đào tạo cán bộ, công chức hành chính, cảnh sát cho bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm. Fishel cũng giúp chính quyền Diệm tiến hành cải cách điền địa theo mô hình Philippines và Đài Loan89. Đến cuối năm 1959, về cơ bản, người Mỹ đã dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chính phủ dân sự hợp hiến theo mô hình chính thể Mỹ. Nó được Chính phủ Mỹ và đồng minh của họ công nhận là “quốc gia độc lập, dân chủ”, thuộc về thế giới tự do. Trong diễn văn đáp lại Phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson khi ông này viếng thăm Sài Gòn tháng 5 – 1961, Ngô Đình Diệm đã nói: “Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải”90.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực của người Mỹ chỉ đủ khoác lên Chính phủ Ngô Đình Diệm một thứ dân chủ hình thức. Chính thể cộng hoà đã nhanh chóng biến thành chính thể gia đình trị. Anh em Diệm – Nhu cùng Đảng Cần lao Nhân vị thao túng quyền lực ở trung ương, cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện) ngay từ năm 1957 đã bị họ quân sự hoá. Tính đến đầu năm 1963, trong số 44 tỉnh ở miền Nam đã có 38 tỉnh trưởng là sỹ quan quân đội.

Song song với tình trạng quân sự hoá chính quyền là chính sách chống Cộng, giết hại hàng nghìn tù chính trị trong vụ thảm sát tại nhà tù Phú Lợi (12 – 1958). Tháng 5 – 1959, Diệm đã ban hành Luật chống Cộng, giết hoặc bỏ tù bất kể ai bị nghi ngờ là cộng sản. Theo những khuyên bảo của cố vấn Mỹ, ông ta cũng xây dựng các “khu trù mật”, “ấp chiến lược” nhằm tách quần chúng khỏi những người cộng sản. Cuối năm 1963, có gần 7.000 ấp chiến lược được xây dựng, tập trung khoảng 8 triệu nông dân vào đó sinh sống. Ấp chiến lược là một hình thức quản thúc người dân, tước đi của họ hầu hết mọi quyền tự do tối thiểu.

Cùng với chính sách chống Cộng là chính sách đàn áp các tôn giáo khác, nhất là Phật giáo, mặc dù không có bằng chứng thuyết phục về sự ủng hộ của Phật giáo đối với những người cộng sản. Những chính sách phát xít trên làm phẫn nộ nhiều chính phủ trên thế giới, kể cả Anh và Pháp. Tháng 2 – 1963, Thượng nghị sỹ Mansfield, người ủng hộ nhiệt thành Ngô Đình Diệm trước đây, đã đọc phúc trình trước Thượng viện Mỹ sau chuyến đi thực tế của ông tại miền Nam Việt Nam, kết luận rằng: “Điều rất đáng lo ngại là sau 7 năm theo chế độ cộng hoà, miền Nam Việt Nam lại còn bất ổn định hơn so với giai đoạn đầu, càng xa rời với bộ mặt một chính phủ xuất phát từ dân chúng”.

Như vậy, toàn bộ những nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm xây dựng một chế độ cộng hoà dân chủ ở miền Nam Việt Nam thời Ngô Đình Diệm đã trở nên hão huyền. Đã đến lúc người Mỹ phải thay ngựa giữa đường. Tiếc rằng, lý do thay ngựa lại không phải vì mục tiêu thiết lập nền tự do dân chủ ở miền Nam Việt Nam. Dẫu sao, việc thay con bài Ngô Đình Diệm đã cho thấy chủ trương kết hợp chống Cộng với xây dựng nền dân chủ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam bước đầu bị phá sản.

3. Chống Cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – lần thử nghiệm thứ hai

Lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm, người Mỹ đã chính thức vứt bỏ sự thử nghiệm xây dựng chính quyền tay sai dân sự ở miền Nam Việt Nam theo mô hình “quốc gia dân chủ, độc lập” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hệ thống cố vấn Mỹ. Họ chuyển sang một hình thức linh hoạt hơn là thiết lập một chính phủ bán dân sự mà thành phần cốt cán là những tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà.

Là người cầm đầu cuộc đảo chính quân sự chống Diệm, tướng Dương Văn Minh được người Mỹ ủng hộ, đã được bổ nhiệm làm Quốc trưởng tháng 11 – 1963, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng. Hội đồng này nắm quyền lập pháp và hành pháp; nó chỉ định ra một Chính phủ lâm thời do Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng, tuy nhiên, thành phần nội các chủ yếu là các sỹ quan cao cấp. Bên cạnh Chính phủ lâm thời còn có Hội đồng nhân sỹ gồm 60 người do Trần Văn Lắm làm Chủ tịch.

Về hình thức, chế độ Dương Văn Minh là bước thụt lùi của dân chủ so với chế độ Ngô Đình Diệm. Nó đánh dấu một khuynh hướng quân sự hoá bộ máy nhà nước của Việt Nam Cộng hoà. Song, sự tồn tại của chế độ Dương Văn Minh chỉ kéo dài trong 3 tháng (từ tháng 11 – 1963 đến tháng 1 – 1964) cho thấy tính chất mong manh của một chính phủ bán dân sự ở miền Nam Việt Nam. Hình như người Mỹ hiểu được điều này nên đã để cho tướng Nguyễn Khánh tổ chức một cuộc đảo chính khác (30 – 1 – 1964) để lật đổ Hội đồng quân nhân cách mạng, thành lập một chính phủ mới mang màu sắc dân chủ hơn.

Chính phủ mới này, ngoài phái quân sự, còn có Nguyễn Tôn Hoàng là lãnh tụ của phái Tân Đại Việt. Ông là nhân vật thân Mỹ, được người Mỹ nhiều lần giới thiệu vào Chính phủ Ngô Đình Diệm, nhưng bị Diệm từ chối. Lần này Nguyễn Tôn Hoàng được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng thứ nhất91. Đảng Đại Việt của ông sẽ thay thế đảng “Cần lao Nhân vị” của Ngô Đình Diệm, tạo ra một thể chế chính trị – quân sự song đôi trong chính phủ mới, giữ phần nào tính dân chủ hình thức cho chế độ Việt Nam Cộng hoà.

Nhưng sự thử nghiệm hình thức chính phủ bán dân sự của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam là con dao hai lưỡi, không đảm bảo cho một chính thể dân chủ thực sự. Tướng Nguyễn Khánh đã từng nói câu nổi tiếng: “Quân đội là cha quốc gia”, sự lạm quyền của khối tướng lĩnh quân đội là điều khó tránh khỏi. Tháng 8 – 1964, chỉ sau 6 tháng đảo chính, Nguyễn Khánh đã phế truất Nguyễn Tôn Hoàng, tự công bố bản “Hiến chương Vũng Tàu”, một mình làm Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ và Tổng tư lệnh quân đội.

Hành động chuyên quyền của tướng Nguyễn Khánh đã gây nên làn sóng công phẫn trong nhiều tầng lớp xã hội. Không để cho đường lối độc tài quân sự của Nguyễn Khánh gây nguy cơ phá vỡ sự thể nghiệm xây dựng chính phủ bán dân sự của người Mỹ, họ đã buộc ông phải từ chức, huỷ bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”, thành lập “Tam đầu chế” gồm Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm để giải thể chế độ quân phiệt.

“Tam đầu chế” chỉ là bước quá độ để người Mỹ quay trở lại việc thiết lập một chính phủ bán dân sự mới. Từ tháng 10 – 1964 đến tháng 1 – 1965, người Mỹ đưa
ê kíp mới là Phan Khắc Sửu (Quốc trưởng), Trần Văn Hương (Thủ tướng) lên làm bức bình phong dân chủ; bên trong vẫn là các tướng lĩnh: Nguyễn Văn Thiệu (Phó Thủ tướng), Trần Văn Minh (Tổng trưởng Quân lực), Linh Quang Viên (Tổng trưởng Bộ Chiến tranh tâm lý), Nguyễn Cao Kỳ (Tổng trưởng Thanh niên).

Sau Chính phủ của Trần Văn Hương lại đến Chính phủ của Phan Huy Quát (từ tháng 2 đến tháng 6 – 1965). Phan Huy Quát thuộc phái Đại Việt miền Bắc, muốn hợp tác với một số nhân vật Quốc dân Đảng là Trần Văn Tuyến (Phó Thủ tướng), Nguyễn Hoà Hiệp (Tổng trưởng Nội vụ). Tuy nhiên, bản chất mong manh của một chính phủ bán dân sự chỉ cho phép nó tồn tại trong vòng 4 tháng. Tính ra, Chính phủ Phan Huy Quát là chính phủ thứ chín được thành lập kể từ khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ.



4. Chống Cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – lần thử nghiệm thứ ba

Những chính phủ bán dân sự từ thời Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát đều là những bước thụt lùi về dân chủ nhưng vẫn đảm bảo tính chất chống Cộng đầy đủ như Chính phủ của Ngô Đình Diệm trước đây. Tuy nhiên, việc xây dựng những chính phủ bán dân sự như thế không đưa lại cho người Mỹ những kết quả mong muốn; trái lại, làm hạn chế khả năng thực hiện các mục tiêu chống Cộng do sự bất ổn triền miên về chính trị ở miền Nam Việt Nam. Điều này giải thích vì sao người Mỹ quyết định vứt bỏ mô hình chính phủ bán dân sự để đi đến xây dựng một chính phủ quân sự thuần tuý gồm những tướng lĩnh có lập trường chống Cộng khét tiếng, đáp ứng mục tiêu của Mỹ lúc này là can thiệp mạnh mẽ vào miền Nam Việt Nam bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Sự kiện khởi đầu của sách lược xây dựng chính phủ quân sự ở miền Nam Việt Nam là cuộc đảo chính ngày 11 – 6 – 1965 do các tướng trẻ Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ thực hiện lật đổ Chính phủ dân sự Phan Huy Quát. Từ đây, con đường quân phiệt hoá chế độ Việt Nam Cộng hoà đã được xác lập.

Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1923 tại Ninh Thuận, một tỉnh miền Trung của Việt Nam. Ông từng là sỹ quan trong quân đội Liên hiệp Pháp. Từ 1955, Nguyễn Văn Thiệu gia nhập quân lực Việt Nam Cộng hoà và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội. Sau khi giải tán Chính phủ bán dân sự Phan Huy Quát, Nguyễn Văn Thiệu trở thành Quốc trưởng, Nguyễn Cao Kỳ được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ mới. Trái ngược với nền Đệ nhất Cộng hoà Ngô Đình Diệm, nền Đệ nhị Cộng hoà của Nguyễn Văn Thiệu là một chính phủ quân sự độc tài nhưng được sơn phết một cách hoàn hảo thứ độc lập và dân chủ giả hiệu.

Để khoác lên mình lớp áo “chính phủ dân sự”, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đã tổ chức “Đại hội chính trị toàn quốc” (12 – 4 – 1966), sau đó thành lập “Uỷ ban lãnh đạo quốc gia mở rộng” và bầu cử “Quốc hội lập hiến” (8 – 1966). Thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu trở thành vị Tổng thống của nền Đệ nhị Cộng hoà miền Nam Việt Nam (1967 – 1975). Tình trạng quân sự hoá thành phần nội các chính phủ làm cho Phan Huy Quát, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà, đã phải thốt lên rằng: “Công việc của họ (tướng lĩnh quân sự) là đánh nhau ở mặt trận, vậy mà họ nhào vào hết các lĩnh vực, làm tổng thống, phó tổng thống, làm thủ tướng, chiếm hết các ghế bộ trưởng, tỉnh trưởng. Ở miền Nam này chỉ có một đảng chính trị thôi, đó là đảng quân đội”.

Cũng giống như Ngô Đình Diệm, trong quá trình tập trung quyền lực cá nhân, Nguyễn Văn Thiệu đã dần loại bỏ những lực lượng đối lập, xây dựng một chế độ dựa trên lực lượng quân đội và cảnh sát, đưa cả miền Nam vào cuộc chiến chống Cộng với quy mô chưa từng có. Để kiểm soát số dân cư khoảng 10 triệu sinh sống trên vùng đất thuộc chính quyền Sài Gòn và phục vụ chiến tranh, Nguyễn Văn Thiệu xây dựng một lực lượng vũ trang hùng hậu gồm khoảng 1,1 triệu binh lính, 12 vạn cảnh sát. Ông bố trí các sỹ quan thân tín của mình vào tất cả các vị trí chủ chốt trong bộ máy hành chính và tư pháp ở các tỉnh, thành. Đầu năm 1973, với sắc luật số 60/72, ông tổ chức ra Đảng Dân chủ và xoá bỏ cùng lúc gần 30 đảng phái chính trị khác. Ông tăng cường quyền hành pháp cho mình bằng cách cải tổ nội các, đặt thêm các Phủ tổng uỷ, Văn phòng cố vấn đặc biệt trực thuộc Phủ Tổng thống để tước bớt quyền hành của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Ngay trong quân đội, ở cương vị Tổng tư lệnh, Nguyễn Văn Thiệu bỏ qua vai trò Tổng tham mưu trưởng của tướng Cao Văn Viên, liên lạc trực tiếp với các quân khu qua hệ thống thông tin đặt tại Dinh Độc lập92. Như vậy, Ngô Đình Diệm thiết lập chế độ độc tài với cả một gia đình, còn Nguyễn Văn Thiệu – với chỉ một cá nhân.



5. Chống Cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – nguyên nhân thất bại

Mặc dù người Mỹ nhìn nhận vai trò quan trọng của Việt Nam như “hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á”, có khả năng “cung cấp thứ dân chủ nền tảng tại Á châu”, nhưng thứ tự do, dân chủ mà người Mỹ tạo dựng ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn xa lạ với chính bản thân xã hội Mỹ. Tự do dân chủ ở đây không phải là mục tiêu, mà là phương tiện, là lý do để người Mỹ gây chiến tranh xâm lược, lừa gạt người dân Việt Nam, cộng đồng thế giới và cả người dân Mỹ.

Vì bản chất lừa gạt, nên người Mỹ rất khó khăn thực hiện mục tiêu xây dựng một quốc gia tự do dân chủ ở miền Nam Việt Nam, nhất là khi ý thức một dân tộc thống nhất đã được cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 chiếu sáng trong tâm khảm của tuyệt đại đa số người Việt Nam lúc bấy giờ. Trong điều kiện lịch sử như vậy, chiến lược chống Cộng kết hợp với thiết lập nền dân chủ kiểu Mỹ là một sai lầm về chính trị. Kết quả là chỉ tạo ra một loại chính phủ bù nhìn. Thứ chính phủ này luôn phải tự vật lộn trong mâu thuẫn sâu sắc giữa độc lập quốc gia và lệ thuộc ngoại bang, giữa tự do, dân chủ và độc tài quân sự để phục vụ chiến tranh đế quốc, đi ngược lại nguyện vọng hoà bình thống nhất nước nhà.

Trong mối quan hệ với mục tiêu chống Cộng ở miền Nam Việt Nam, quân sự hoá hệ thống chính quyền là khuynh hướng tất yếu. Chỉ có quân sự hoá chính quyền miền Nam mới đáp ứng được những đòi hỏi của các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” hay “Việt Nam hoá chiến tranh” của người Mỹ. Rõ ràng chống Cộng dẫn đến triệt tiêu dân chủ xã hội.

Có thể giai cấp tư sản và các đảng phái chính trị ở miền Nam Việt Nam căn bản thống nhất với nhau về mục tiêu chống Cộng, nhưng bị chia rẽ vì mục tiêu dân chủ. Số lượng đảng phái chính trị khá lớn, có thời kỳ lên tới hơn 100 tổ chức chính trị và tôn giáo. Họ bị cuốn vào vòng tranh đấu quyền lực cá nhân hoặc phe phái hơn là tranh đấu vì một nền dân chủ tư sản đích thực như ở phương Tây.

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất làm sụp đổ mưu đồ chống Cộng là cuộc đấu tranh anh dũng, bền bỉ của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai Sài Gòn. Ở Việt Nam, lập trường chống Cộng thực chất là lập trường chống lại nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất đất nước. Các chế độ độc tài từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu càng thực hiện những biện pháp chống Cộng bao nhiêu thì càng trực tiếp đánh vào dân bấy nhiêu. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn bị mất dần cơ sở chính trị lẫn cơ sở xã hội. Họ trở thành một nhóm nhỏ đối lập với biển cả nhân dân, chỉ còn biết dựa vào những người Mỹ xâm lược, khi người Mỹ rút thì họ phải sụp đổ.



6. Kết luận

– Chống Cộng kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ kiểu Mỹ là hai mục tiêu chiến lược mà người Mỹ muốn thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Nhưng trong quá trình thực hiện, mục tiêu chống Cộng không thể nào đi cùng với mục tiêu dân chủ. Đã chống Cộng thì không thể nào xây dựng được dân chủ.

– Song người Mỹ đã cố gắng lèo lái thực hiện hai mục tiêu chống Cộng và dân chủ bằng cách thiết lập các chính phủ từ dân sự đến bán dân sự, sau cùng chuyển sang chính phủ quân sự thuần tuý. Dù là chính phủ kiểu nào, cũng chỉ là những chính phủ độc đoán, tính chất quân phiệt của chúng gia tăng cùng với diễn tiến can thiệp ngày càng sâu của người Mỹ vào công việc nội bộ của Việt Nam.

– Mặc dù cố tình tạo ra thứ dân chủ giả hiệu cho chính quyền Sài Gòn, nhưng từ sau năm 1965, vấn đề dân chủ hoá miền Nam Việt Nam không còn là mối quan tâm của người Mỹ nữa. Họ đã vứt bỏ thứ “quốc gia độc lập, dân chủ” của Việt Nam Cộng hoà, đổ quân xâm lược Việt Nam. Quá trình người Mỹ xây dựng nền dân chủ cho miền Nam Việt Nam thực sự là quá trình thiết lập các chính thể phát xít phản động, được mở đầu bằng chế độ Ngô Đình Diệm và kết thúc bằng chế độ Nguyễn Văn Thiệu.



– Sự thất bại của chiến lược chống Cộng và thiết lập chế độ dân chủ kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ chính những mâu thuẫn bên trong của chiến lược này. Trước tiên là người Mỹ không thể xây dựng được ở miền Nam Việt Nam một quốc gia độc lập mà không lệ thuộc Mỹ. Mặt khác, người Mỹ luôn cố gắng khoác cho các chính phủ phát xít hoặc quân phiệt của Việt Nam Cộng hoà chiếc áo dân chủ, giả hiệu như chính nền độc lập của nó; từng bước leo thang chiến tranh chống lại nhân dân Việt Nam. Họ đã quên những ý tưởng khôn ngoan mà Tổng thống Kennedy từng tuyên bố: “Chúng ta không có ý đồ mua lấy tình bạn của những người Việt Nam. Chúng ta không thể giành lấy trái tim họ bằng cách buộc họ phải phụ thuộc vào đôi tay chúng ta. Thứ mà chúng ta phải đưa ra cho họ là một cuộc cách mạng – cuộc cách mạng về chính trị, kinh tế, xã hội vượt xa với những gì mà những người cộng sản có thể đề xuất – hoà bình hơn nhiều, dân chủ hơn nhiều và kiểm soát cục bộ được hơn nhiều…”.
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương