ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử



tải về 4.82 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18



TRÝ THøC Hµ NéI Lµ lùc l­îng ®ãng gãp
CHO §êI SèNG V¡N HO¸ trong c«ng cuéc ®æi míi Vµ CUéC §ÊU TRANH GI¶I PHãNG tù do

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





S Susan Bayly


Giới thiệu

Trong 8 năm qua, nghiên cứu của tôi ở Việt Nam sử dụng kết hợp các phương pháp nhân học và lịch sử để khám phá những phương thức chuyển tải các biến đổi phức tạp của thế giới thành những trải nghiệm quy mô nhỏ hơn của trí nhớ cá nhân và thực tiễn tập thể. Tôi làm việc chủ yếu ở Hà Nội, tập trung vào nghiên cứu nhằm nỗ lực tìm hiểu kinh nghiệm sống của những người Hà Nội có nghề nghiệp và nền tảng gia đình xác định họ là “người trí thức” - những người trí thức hiện đại.

Cụm từ “người trí thức” có từ tương đương ở nhiều vùng thuộc khu vực thuộc địa cũ, nơi mà các thành viên của giới trí thức đọc thông viết thạo nhiều ngôn ngữ quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc xác định những điều kiện mà dựa trên đó những người đồng bào của họ chuyển từ thế giới quan phong kiến sang thế giới quan toàn cầu và kinh tế chính trị. Những người như vậy thường bị nhầm lẫn là những phần tử ưu tú của thời hậu thực dân, mặc dù theo tôi, cụm từ này còn gây phức tạp khó hiểu hơn nhiều.

Nghiên cứu của tôi có hai điểm chính. Một là, sự quan tâm của tôi đối với gia đình như một thực thể sống, chủ động có phẩm chất nổi bật của một cơ quan. Tôi coi biểu hiện chính của cơ quan này - thuật ngữ quan trọng đương thời dùng để chỉ khả năng dẫn dắt một cuộc sống năng động có mục đích, và có đạo đức - là khả năng chung của gia đình trí thức: hoạt động như một đơn vị sản xuất và chia sẻ ký ức tập thể. Các công việc ghi nhớ đặc biệt như vậy tập trung vào các mục đích và thành quả đạt được liên quan đến việc tiếp thu và sử dụng những loại tri thức cụ thể. Trong giới trí thức Hà Nội, nó bao hàm cả kiến thức gia đình cũng như kiến thức lịch sử về Việt Nam và vị thế của Việt Nam trong thế giới hội nhập rộng lớn hơn với các dân tộc, các quốc gia phát triển, tiến bộ khác.

Những người Hà Nội mà tôi biết thường kể cho nhau nghe về những nét văn hoá được truyền lại và tiếp nhận trong thời thực dân và hậu thực dân. Đó là cách thức duy trì bản sắc của họ với tư cách là những người theo chủ nghĩa thế giới năng động, thực thi sứ mệnh đóng góp quên mình cho thế giới đại đồng14. Điều này được ghi nhận rộng rãi và được coi là một trách nhiệm lớn lao, một hình mẫu, tấm gương hiện đại cho những người đang sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Như tôi giải thích dưới đây, một đặc điểm quan trọng của đời sống trí thức Hà Nội là khả năng đặc biệt dễ thích nghi của rất nhiều người tham gia sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các nước thuộc khối Tương trợ Kinh tế COMECON cũ và tham gia công tác phát triển trong sự hạn chế về hỗ trợ kỹ thuật một thời gian dài ở các vùng miền Bắc và vùng cận Sahara châu Phi thuộc địa Pháp. Kinh nghiệm của họ cho thấy những thách thức mà họ biết phải vượt qua trong việc tìm ra những điểm chung giữa giai đoạn sau của chế độ quân chủ với các quan hệ trao đổi toàn cầu hoá của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa.

Để hiểu những gia đình trí thức về mặt này, với tư cách là những tập thể hoạt động có mục đích trong một thế giới đầy thách thức và biến đổi, không có nghĩa là những yêu cầu về dòng họ và hôn nhân trong gia đình họ lấn át những hình thái tập thể khác trong xã hội Việt Nam ngày nay. Cũng không có nghĩa là người Việt Nam thiếu năng lực trải nghiệm thế giới, họ là những cá nhân năng động với khả năng suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo đến những tục lệ và quan hệ quyền lực ràng buộc hành vi của mình. Thay vào đó, những gì tôi muốn nói là chúng ta nên hiểu quan hệ dòng họ và hôn nhân dưới cái nhìn của những người đại diện cho gia đình, đơn thuần đó chỉ là biểu thị cho lực lượng lớn hơn, như trong nhiều công trình nghiên cứu, gia đình được quan tâm với tư cách là một đối tượng của nghệ thuật phê bình xã hội hiện đại hay chế độ thực dân cải cách, hoặc là sản phẩm của các loại diễn ngôn nhận dạng được phát hành rộng rãi ra bên ngoài. Vì vậy, những gì tôi quan tâm đều liên quan tới những nghiên cứu gần đây về đời sống gia đình với tư cách là biểu hiện của mục tiêu quốc gia và đạo đức (ví dụ: Pettus, 2003), mặc dù những gì tôi muốn nhấn mạnh là những nghiên cứu này đôi khi vấp phải sự phản đối của gia đình.15

Điểm chính khác trong tác phẩm của tôi là vấn đề liên quan đến tính hiện đại thực dân và hậu thực dân, đó là một hoàn cảnh được tạo ra qua các hành động chiếm dụng sáng tạo, chứ không phải là các tác động của những mối bất hoà kéo dài, hay “bạo lực trí thức” (Spivak, 1988). Tôi đã cố gắng làm sáng tỏ những quá trình này bằng cách tìm hiểu cách thức mà những người trí thức Hà Nội tôi biết thuật lại những kinh nghiệm lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp của gia đình họ. Qua câu chuyện của họ, tôi thấy ấn tượng về tính kiên định của các thế hệ già, trẻ rằng những gì một người có đạo đức có thể làm khi đối mặt với thế giới hiện đại đó là sử dụng trí thông minh trời phú và khả năng biến những thiên phú này thành tính cách của con người họ; chẳng hạn rất coi trọng tài năng của nhà khoa học hiện đại không lệ thuộc vào yêu cầu đòi hỏi của thực dân phương Tây là biểu hiện duy nhất của tính hiện đại đó.

Do đó, đối tượng quan tâm của bài báo này chỉ là những biểu hiện của đời sống tinh thần năng động của trí thức Hà Nội ở phạm vi cá nhân, gia đình và quốc gia, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng từ những người Việt yêu nước và những nguồn tư liệu khác. Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh nguồn tham khảo suốt dọc chiều dài đất nước Việt Nam tạo cơ sở tư liệu cho tôi về việc tiếp thu và sử dụng vốn văn hoá hiện đại dưới những hình thức như kiến thức ngoại ngữ và bằng cấp trong khoa học, nghệ thuật đương đại. Điều này bao hàm cả những thành tựu đã được ghi nhận rộng rãi nhưng thường bị hiểu méo mó trong các bài tường thuật đời sống văn hoá ở các chế độ hậu thực dân châu Á và châu Phi. Chúng là các giá trị và thành tựu của người Hà Nội mà tôi được biết - những người không chỉ tự hào say mê về những nhà thơ, nghệ sỹ, nhà soạn nhạc của đất nước Việt Nam, mà còn hăng say nói về nhiệt thành tuổi trẻ của họ dành cho Tolstoy, Walter Scott, Tchaikovsky và Mallarmé. Và trong khi nồng nhiệt nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh như là vị lãnh tụ vĩ đại và tấm gương học tập, họ cũng nhắc đến những tấm gương khác của thời hiện đại nổi tiếng thế giới làm giàu cho trí tuệ và trái tim họ kể từ thời thơ ấu, những Marie Curie, Pasteur cho tới Picasso hay Pushkin và Beethoven.

Như hàng nghìn đồng bào khác, những người cung cấp tin tức cho tôi đã tích luỹ và gặt hái thành quả trong sự nghiệp đào tạo khoa học và chuyên môn của mình ở mọi nơi từ Leningrad và Bucharest đến Conakry, Antananarivo và Sidi Bel Abbes. Sự thông hiểu Pháp văn của họ đã giúp họ có nhiều hỗ trợ trong thời kỳ bao cấp khi sang làm chuyên gia ở các nước hậu thực dân có xu hướng xã hội chủ nghĩa như Algeria, Madagascar, Guinea và Congo-Brazzaville16. Hầu hết họ đều có những album ảnh đặc biệt lưu giữ những hình ảnh đáng nhớ của các thành viên gia đình trong thời chiến và trong suốt những năm sống và tu nghiệp ở nước ngoài. Một ví dụ điển hình là bộ sưu tập ảnh quý giá của một trong những người cung cấp tin tức của tôi, một nhà khoa học được đào tạo ở Nga nay đã nghỉ hưu, bức ảnh chụp mẹ của bà thời nữ sinh cấp 3 trường Pháp thuộc trong bộ áo dài, đọc báo Quốc ngữ vào buổi tối trước khi gia đình chia ly để sơ tán về vùng nông thôn gần Thanh Hoá ở Liên khu IV, nơi gia đình đã đoàn tụ trở lại từ năm 1946 - 1954 trong cuộc đấu tranh chống Pháp giải phóng tự do. Còn có những bức ảnh chụp các chị của bà ăn vận trong trang phục kaki thời chiến, tóc cắt ngắn, đội mũ canô tuyên thệ làm thành viên của tổ chức thanh niên Việt Minh17.

Album đặc biệt này còn có những bức ảnh chụp nhà khoa học đã về hưu với một đôi vợ chồng Ba Lan nói tiếng Nga, từng làm bạn với bà trong suốt 4 năm bà giảng dạy môn Hoá ở một trường đại học kỹ thuật Angieri những năm 1980. Các bức ảnh ở Algieri của bà đều là ảnh màu, được chụp bằng camera hiệu Lubitel Nga của đôi vợ chồng người Ba Lan - một sản phẩm đạt giải tiêu dùng Xôviết. Nhiều bức ảnh được chụp qua những chuyến viếng thăm các vùng khảo cổ La Mã, bà đã lưu giữ những khoảnh khắc hợp tác với đôi vợ chồng đó. Họ là những người mà bà có thể cùng đàm đạo về sách vở và âm nhạc, rồi từ đó truyền bá, trau dồi cuộc sống về xã hội chủ nghĩa hiện đại, mặc dù bà xa gia đình và chỉ được dõi theo tình hình học tập của con cái ở trường với sự chăm sóc yêu thương của cha chúng qua những bức thư mà chúng còn lưu giữ về những khoảnh khắc quý giá trong những năm tháng khó khăn gian khổ đó.

Xem những album như vậy và những di vật khác được bày trên bàn thờ tổ tiên gia đình tạo nên những ấn tượng mạnh trong các cuộc gặp gỡ của tôi, và đó còn là những tư liệu quan trọng mà những người cung cấp tin tức cho tôi đã chia sẻ, thể hiện sự trân trọng của họ đối với những đức tính tinh tế, tao nhã và sự trau dồi tri thức vốn là tài năng thiên phú được coi trọng và giữ gìn bởi các thế hệ đi trước đáng kính như là tài sản của quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Thậm chí dưới thời thực dân, vốn văn hoá đó đã được biến tấu và sàng lọc trong bối cảnh không có các quan hệ bóc lột và bị bóc lột, nhất là bằng việc sử dụng chúng rộng rãi mà cũng vì đó tôi đã sử dụng thuật ngữ “hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới” (Bayly, 2007).

Cụm từ hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới dùng để chỉ vũ đài gặp gỡ và tác động lẫn nhau vượt xa giới hạn liên minh và các quan hệ trao đổi của Hội đồng Tương trợ Kinh tế COMECON thời trước. Dấu vết của nó bị xoá mờ, nhưng không hẳn đã hết, bởi sự kết thúc của hệ thống xã hội chủ nghĩa chính thức đầu tiên ở Liên Xô và Đông Âu, cùng với cơ chế thị trường ở Trung Quốc, Việt Nam và sự tự do kinh tế ở Ấn Độ và nhiều nơi ở châu Phi, châu Mỹ Latinh. Đó chắc chắn là một sự hiện diện sống động trong ký ức và trong những câu chuyện riêng tư của những người tôi đã được làm việc cùng tại Việt Nam. Nhiều người cung cấp tin tức cho tôi nay đã ở tuổi “thất thập cổ lai hi” mà gia đình có truyền thống giáo dục ấn tượng từ những năm đầu thế kỷ XX. Hầu hết họ đều là con em cán bộ Việt Minh, và rất nhiều người đã trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp cùng với gia đình mình hoặc sống trong sự đùm bọc của các gia đình người dân vùng tự do dưới chính quyền Việt Minh. Những người cung cấp tin tức của tôi hồi tưởng lại thời thơ ấu sống ở vùng ranh giới giữa căn cứ kiểm soát của Pháp và vùng liên khu tự do của Việt Minh, đó như là một dự báo cho tương lai cuộc sống của họ khi trở thành người lớn, sống trong giao thoa văn hoá của hai vùng lớn ảnh hưởng lẫn nhau - một đặc điểm hình thành nên đời sống của họ sau độc lập: vùng chế độ cai trị của thực dân Pháp cũ và hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa sau năm 1945. Nhiều người đã kể với tôi rằng, trong suốt cuộc chiến tranh, cha mẹ họ thường trở về từ các điệp vụ nguy hiểm đến các vùng Pháp thuộc và mang theo những thứ kỳ diệu hiếm thấy: những cuốn sách thiếu nhi có tranh minh hoạ, kẹo bánh với giấy bọc nhiều màu sắc, bút viết và các đĩa nhạc. Những thứ này không phải là sự ảnh hưởng từ tư duy hàng hoá vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản, mà dưới những hộp bọc lung linh và nhãn hiệu nổi tiếng, chúng là kho báu riêng tư quý giá, gửi gắm tình yêu của các thế hệ cách mạng đi trước.

Ở các trường học liên khu, giáo viên của họ nhận những bản tin vắn thường kỳ về tin tức chiến sự thế giới và truyền đạt lại trong lớp học. Những người bạn của tôi hồi tưởng lại những giờ phút được dạy về ý nghĩa sự kiện vũ khí hạt nhân của Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki, những thử nghiệm bom nguyên tử của Mỹ và Liên Xô thời hậu chiến, những bài học được tiếp thu ở các trường trung học, đại học những năm 1950, cũng như ý nghĩa lớn lao của sức mạnh xã hội chủ nghĩa và thế giới trước sự kiện phóng con tàu Sputnik của Liên Xô năm 1957. Về từ “nguyên tử”, một người bạn của tôi giải thích: “Đó là từ chúng tôi dùng để chỉ mọi thứ ấn tượng”: bất kỳ thứ gì mạnh mẽ, siêu hiện đại, kiên cố, kỳ diệu đều được gọi là “nguyên tử”.

Điều đó báo hiệu là thật sự những gì siêu hiện đại trong trật tự thế giới sau năm 1945 không phải là từ Pháp mà từ những lực lượng siêu cường của thế giới mới, Mỹ và Liên Xô. Ngoài những bài học được rút ra về bom nguyên tử và tầm quan trọng của nó đối với chận triến Đông – Tây mới phát sinh, giới trẻ cũng được kể rằng những phương thuốc mới thần kỳ tốt nhất (thần dược) làm thế giới sửng sốt đều được chế từ Mỹ, và rằng những cố gắng của Pháp trong việc tạo ra loại thuốc kháng sinh cho riêng mình đều thất bại bẽ bàng18. Họ cũng tự hào về những gì học được trong trường: các nhà khoa học tiên phong của Việt Nam, bao gồm cả những tên tuổi đã được ghi danh như Giáo sư Đặng Văn Ngữ - người trở lại Việt Nam năm 1948, sau 5 năm nghiên cứu các phương pháp chế biến dược phẩm ở Nhật, cuốc bộ vượt qua vùng đất nguy hiểm do quân thù chiếm giữ để gia nhập Việt Minh, với hình ảnh nổi tiếng “chẳng có gì ngoài trái tim nồng” và một lọ nấm mà với nó ông đã thành công trong việc tìm ra phương thức chế tạo penicilin từ ngô.

Ngoài tất cả những tình cảnh túng quẫn và nguy hiểm phải chịu, những người cung cấp tin tức của tôi cũng nhớ lại các vùng nông thôn thời chiến này như những điểm đến dẫn họ vào một thế giới rộng lớn hơn, nơi họ được dạy làm chủ chính mình khi giành được tự do. Chúng chắc chắn được xây dựng thành những vùng toàn cầu hoá chứ không phải là khu cai trị thực dân nhỏ hẹp. Đây là điểm truyền cảm hứng sức mạnh cho thanh niên thời đó, khiến họ nghĩ về quá khứ hào hùng của mình khi hát vang các bài hát Thiếu niên Tiền phong và lắng nghe trong các phòng học và các hội nghị Đảng vào buổi tối về thế giới xã hội chủ nghĩa rộng lớn, trong đó Việt Nam và cuộc cách mạng của Việt Nam được tôn vinh và cổ vũ bởi các đồng chí cách mạng nước ngoài. Nhiều người tham gia cuộc hành quân gian khổ bằng đường bộ dọc đất nước tới Quế Lâm ở tây nam Trung Quốc để học tại một trong những trường của người Việt được thành lập với sự giúp đỡ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhằm đào tạo kỹ năng cho các giáo viên và chuyên gia để tạo ra một Việt Nam mới.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa này dĩ nhiên là một không gian của những giá trị riêng biệt cũng như giá trị chung sâu sắc. Nhưng vì tính chất phức tạp và đa dạng của nó, nên những gì tôi muốn nhấn mạnh trong việc sử dụng thuật ngữ này là tính chất không gian toàn cầu rộng lớn, trong đó những chủ thể của thuộc địa cũ có thể tự phát triển và tiếp thu từ những thông lệ của một thế giới rộng lớn hơn chứ không phải nằm dưới sự cai trị của bất kỳ một đế chế đơn lẻ nào. Với những người thường xuyên đi lại trong khu vực đó như sinh viên, các chuyên gia phát triển, các thành viên đoàn đại biểu và những người lưu trú xuyên quốc gia, nó tổ chức các cuộc gặp gỡ với những mô hình chính trị văn hoá đa dạng, từ hai lực lượng siêu cường cách mạng lớn và các khu vực lân cận đến những ý tưởng phát triển như Tanzania của Nyerere, Ấn Độ của Nehru, Indonesia của Sukarno và các nước châu Phi thuộc cánh hữu đã nói ở trên. Không nước nào bị cô lập riêng biệt, tất cả đều hội nhập và tất cả đều đại diện cho những sứ mệnh làm chủ truyền thống mới và cũ của chủ nghĩa xã hội được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống và qua những thành tựu của các nhà khoa học và các tên tuổi hiện đại khác, mang lại cho nhiều người cơ hội giao lưu thực tiễn nhưng khó tin qua những tình huống giảng dạy kết hợp nhiều điểm tham khảo chứ không phải là những luận điểm của của một nước hậu thuộc địa đơn lẻ.

Khái niệm hệ thống xã hội chủ nghĩa được minh hoạ rõ bởi công trình Sanskritist Sheldon Pollock về “chủ nghĩa thế giới bản địa” của vùng nam và đông nam châu Á cổ xưa hơn là ý tưởng thế giới “tư bản chủ nghĩa hậu sinh” của các trào lưu không đại diện, các ý tưởng pha trộn như đề xuất của các nhà học thuyết toàn cầu hoá đương đại.19 Do đó loại hiệp hội tôi tìm kiếm để mô tả là một trong những khởi xướng và phương thức trao đổi có mục đích, một hình thái chủ nghĩa thế giới được xác định bằng những ý tưởng và kinh nghiệm của một cộng đồng tinh thần rộng khắp được rèn giũa bởi nhà nước và các cá nhân dựa trên sự đoàn kết bền vững và quan hệ hữu nghị xã hội chủ nghĩa. Như đã đề xuất ở trên, đó đôi khi là những buổi gặp gỡ không hài hoà, đại diện của họ vốn bình thường có những hành động hy sinh quên mình thì đôi khi lại ganh đua và khó có thể đàm phán được với những người có trách nhiệm làm gương trong đời sống đạo đức cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước. Điều này không làm họ bớt đi những đặc điểm đặc trưng của một người theo thế giới chủ nghĩa; ngược lại, chính trong những cuộc ganh đua cũng như trong sự hợp tác thì hệ thống khu vực mới có thể được phác thảo và thử nghiệm.



Các câu chuyện gia đình và tính hiện đại thuộc địa

Nỗ lực của tôi trong việc kết hợp nghiên cứu các viễn cảnh chủ nghĩa xã hội hay hậu thời kỳ thuộc địa với những chuyên gia về chủ nghĩa thực dân đã đến ngày hái quả dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt qua việc dễ dàng nhận ra phạm vi và ranh giới của những đàm phán này, như trong trường hợp những người bạn trí thức của tôi - những người nói về kiến thức thời thơ ấu của họ bằng tiếng Pháp như một thành tựu của những đứa trẻ cách mạng, cũng như những thiên phú hoàn hảo đối với những người truyền bá tính hiện đại của chủ nghĩa xã hội đến những nơi có nhu cầu như Algeria và Madagascar. Khi học ở nhà và với các giáo viên vùng liên khu có trình độ cấp 3 của Pháp, họ nói rằng biết tiếng Pháp là một món quà thiên phú, đó không chỉ là ngôn ngữ của quá khứ thuộc địa mà còn là ngôn ngữ mang tính cách mạng và hiện đại. Một người cung cấp tin tức cho tôi nói rằng trong những ngày ông ở liên khu, báu vật lớn nhất của ông là bản copy cuốn Dictionnaire Larousse. Đây là một trong rất ít các cuốn sách chuyên ngành mà cha mẹ ông mang theo từ những ngày còn ở Hà Nội. Ông nói rằng đó là một cuốn sách ông đọc lúc rảnh rỗi, đặc biệt là những dòng tiểu sử vắn tắt của những tên tuổi lớn: Goethe, Edison, Marie Curie. Một người con trai khác của cán bộ Việt Minh kể cho tôi nghe về niềm hứng khởi của ông khi còn là một học sinh khi ông thấy quyển sách tái bản Guernica trong cuốn từ điển bách khoa trẻ em bằng tiếng Pháp được một trong những hiệu trưởng vùng liên khu của ông mang theo từ Hà Nội. Những tri thức về các anh hùng và các nhà đổi mới của thế giới đều được cha mẹ và giáo viên Việt Minh của họ ủng hộ. Vì vậy sự ngưỡng mộ của họ dành cho những nhân vật vĩ đại trong văn học như Flaubert và Victor Hugo – những người theo như họ được dạy là các nhà phê bình xã hội có tầm nhìn xa hiện đại – có thể được sử dụng cho mục đích đấu tranh vì tự do của họ, giống như những nhà văn, nghệ sỹ và khoa học hiện đại của Việt Nam.20 Và dĩ nhiên đối với những người học tiếng Pháp từ các giáo viên vùng liên khu, hiệu trưởng của họ rất thông hiểu tiếng Việt và có một niềm cảm hứng say mê với di sản văn học nghệ thuật nước nhà. Một trong những câu chuyện kể gia đình tôi được nghe từ những người cung cấp tin tức của mình là chuyện tản cư của một người đàn ông từ Hà Nội đến vùng liên khu lúc bắt đầu cuộc kháng chiến. Ông và anh trai sống một mình với người mẹ biết nói tiếng Pháp trôi chảy, và họ vẫn nhớ sự lẩn tránh khéo léo của bà trước những biệt đội Pháp đi tuần dọc tuyến đường bộ nguy hiểm của họ. Với giọng Pháp chuẩn nói với những người lính hào hoa bản ngữ, bạn tôi nói, mẹ ông tự tin trong các câu chuyện nhỏ làm cứu cánh, trong đó bà thể hiện mình là một cựu nữ sinh đáng trọng của một gia đình “trung thành” đi cùng với các con về làng quê chồng một cách minh bạch. Các sỹ quan thậm chí còn tôn trọng gọi bà là “vous” chứ không gọi suồng sã một cách khinh miệt là “tu”.

Người cung cấp tin tức của tôi rất thích câu chuyện về ngôn ngữ của những tên thực dân được coi như một tấm giấy thông hành bảo vệ và phương tiện đánh lạc hướng tai mắt sát sao của sỹ quan Pháp. Rất ít thanh niên Hà Nội ngày nay biết tiếng Pháp, nhưng rõ ràng là những người lứa tuổi ấy đã từng nghe câu chuyện này đều hiểu được ý nghĩa của nó. Những câu chuyện trao đổi như vậy tạo nên đời sống tinh thần tiếp diễn trong một gia đình trí thức như là một biểu hiện của lòng dũng cảm tiếp nối tinh thần tập thể trong việc truyền tin và sử dụng trí thông minh.

Vấn đề tôi bắt đầu giải quyết trong những nghiên cứu gần đây là loại di sản gia đình này sẽ được truyền lại như thế nào trong điều kiện cơ chế thị trường ngày nay khi lựa chọn cuộc sống và nghề nghiệp của giới trẻ đôi khi bắt đầu trở nên khác biệt lớn so với những truyền thống vốn có của quỹ đạo đời sống trí thức. Đặc biệt ấn tượng với lòng kính trọng đối với câu chuyện kể với sự di chuyển kiên định và đầy toan tính về thời gian và không gian là những trường hợp của giới trẻ - khi việc làm ở khu vực công đã ít hấp dẫn hơn nghề nghiệp ở khu vực tư nhân. Ở nơi làm việc mới của tôi, tôi đang tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một thế hệ hoàn toàn mới định cư ở nước ngoài, tận dụng ưu thế thành viên ASEAN và hội nhập APEC gần đây để tìm kiếm nghề nghiệp mới và các cơ hội đầu tư ở những nơi vượt ra ngoài phạm vi của hệ thống xã hội chủ nghĩa, cả ở những nước tư bản chủ nghĩa được mệnh danh là “con hổ Đông Nam Á”, và ở những nước mới thiết lập như Nigieria và Gulf, nơi có những viễn cảnh rủi ro nhưng hấp dẫn cho những người trẻ Việt Nam được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng.



Các thế hệ đi trước đã lớn lên trong truyền thống chương trình “chuyên gia” xã hội chủ nghĩa rất khác biệt lại không chỉ trích những hành trình mạo hiểm như vậy vào thế giới tư bản chủ nghĩa, và các phương tiện truyền thông chính thức hiện nay thường ca ngợi những bước khởi nghiệp như vậy như là một sự tiếp nối “tình hữu nghị truyền thống” được thiết lập bởi thế hệ trước khi từng làm việc với tư cách là chuyên gia hoặc hợp tác lao động ở những nước có nhu cầu trong những năm trước Đổi mới. Nhưng tôi vẫn chưa gặp gỡ người nào trong giới trí thức Hà Nội mà cuộc sống thời liên minh xã hội chủ nghĩa lại hết ý nghĩa quan trọng sâu sắc với họ và những người đã từng thực hiện các cuộc di chuyển xuyên thời gian và không gian đã cống hiến cuộc sống và tinh thần cho bản sắc quốc gia và gia đình. Câu hỏi của tôi về nơi thực địa tương lai là: Liệu những khác biệt sâu sắc cuối cùng có được hình thành hay không, và liệu sẽ có những thay đổi vượt ngoài tầm kiểm soát như vậy trong đời sống người Hà Nội cả ở trong nước và nước ngoài hay không và những tác động của di sản phong kiến và toàn cầu mà tôi đã đề cập trong bài này có làm mất đi sức mạnh khó tin và có sức ảnh hưởng lớn của họ không? Nhưng những gì tôi thấy cho đến nay là mặc dù có nhiều điểm khác biệt giữa cuộc sống hiện tại và quá khứ của các gia đình trí thức Hà Nội, với việc giới trẻ ngày nay lựa chọn nghề nghiệp ở khu vực tư nhân để đưa họ vào những thế giới khác với thế giới quen thuộc của thế hệ trước, nhưng vẫn có những mối liên kết quan trọng trong đời sống của họ. Do đó những gì tôi đã chứng kiến trong công việc của mình ở Hà Nội ngập tràn một cảm giác hy vọng và lạc quan về con đường kế thừa truyền thống học hỏi và trau dồi sẽ còn tiếp tục được coi trọng như một tài sản và một điểm tham khảo để đánh giá và xây dựng, như chiến lược phát triển công dân và chính phủ Việt Nam để thích ứng với guồng biến đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay.
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương