Tình hình hợp tác đầu tư Việt Nam châu Phi



tải về 50.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích50.76 Kb.
#14003

Tình hình hợp tác đầu tư Việt Nam - châu Phi


Theo Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2013, Việt Nam đã cấp 18 giấy phép cho các doanh nghiệp đầu tư sang 10 nước châu Phi với tổng số vốn 729.044.341 USD. Các dự án này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí (tại An-giê-ri, Madagascar, Congo), viễn thông (Mozambique, Cameroon), nông nghiệp, thăm dò khoáng sản và sản xuất hàng tiêu dùng (Angola, Tanzania)...
Đầu tư của Việt Nam sang châu Phi (tính đến hết năm 2013)


TT

Quốc gia/vùng lãnh thổ

Số dự án

Vốn đầu tư của dự án ở nước ngoài (USD)

Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD)

Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD)

1

Mozambique

1

493,790,000

345,653,000

345,653,000

2

Angiêri

1

562,400,000

224,960,000

224,960,000

3

Madagascar

1

117,360,000

117,360,000

117,360,000

4

Công gô

1

223,280,000

22,830,000

22,830,000

5

Cameroon

2

42,785,714

10,913,800

10,913,800

6

Angola

6

5,332,387

4,532,387

4,532,387

7

Nam Phi

2

1,665,000

1,665,000

950,000

8

Cộng hòa Ghana

2

2,010,154

810,154

810,154

9

Tanzania

1

300,000

300,000

300,000

10

Mauritius

1

20,000

20,000

20,000

Tổng cộng

18

1,448,943,255




729,044,341


728,329,341




Đầu năm 2014, Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình thuộc Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành vừa hoàn thành quá trình khảo sát, đàm phán đầu tư Nhà máy Thủy điện công suất 2.000 MW và xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng 5 triệu tấn/năm tại Cameroon.

Theo chiều ngược lại, cũng đã có 9 quốc gia châu Phi đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 292,38 triệu USD trong đó 185,63 triệu USD là vốn điều lệ (tính đến hết tháng 3/2014). Đứng đầu trong danh sách các nhà đầu tư vào Việt Nam là Mauritius với 35 dự án, tổng số vốn đăng ký là 235,19 triệu USD, tiếp đến là Seychelles 10 dự án với 51 triệu USD, Nigeria 19 dự án với 2,28 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chính gồm công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, dịch vụ lưu trú và tư vấn.




TT

Đối tác đầu tư

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)





Vốn điều lệ
(Triệu USD)


1

Mauritius

35

235,19

161,87

2

CH Seychelles

10

51,09

19,19

3

Nigeria

19

2,28

2,28

4

Guinea Bissau

1

1,19

0,53

5

Ma rốc

1

1,00

0,25

6

Maurice

1

1,00

1,00

7

Ai Cập

1

0,40

0,40

8

Nam Phi

3

0,18

0,08

9

Sierra Leone

1







 

Tổng số

72

292,38

185,63


Nhìn chung, đa số các dự án tập trung tại các tỉnh thành phía Nam có cơ sở hạ tầng phát triển như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
Châu Phi ngày càng thu hút đầu tư

Hội nghị thường niên lần thứ 24 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về châu Phi tổ chức tại Abuja, Nigeria (7-9/5), đã thu hút được hơn 68 tỷ USD tiền đầu tư vào các dự án thúc đẩy nông nghiệp, cải thiện hạ tầng cơ sở, giáo dục, phát triển kỹ năng và công nghệ thông tin,... Trong số này có 16 tỷ USD của một công ty Nigeria cam kết đầu tư trong vòng bốn năm tới, tạo ra 180.000 việc làm và 1 tỷ USD của một công ty khác đầu tư trong vòng 10 năm, tạo ra 20.000 việc làm. 

Trong khi đó, khoản cam kết 2 tỷ USD từ các cơ quan tài trợ sẽ được rót vào nâng cấp hệ thống cung cấp điện tại Nigeria và 700 triệu USD dành cho chương trình tiêm chủng.

Giám đốc điều hành WEF, Philipp Rosler cho biết khoản đầu tư trên là cơ hội cải thiện tại các quốc gia ở châu Phi đồng thời nhấn mạnh rằng hàng triệu người đã nhận thức được tầm quan trọng của châu lục này trong nền kinh tế toàn cầu.

Với chủ đề "Thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm", WEF lần đầu tiên được tổ chức tại quốc gia Tây Phi này, thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu. Nigeria, n

ước chủ nhà của WEF năm nay đồng thời là nền kinh tế lớn nhất tại châu Phi, cũng đã đặt mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển nền kinh tế, đưa quốc gia Tây Phi này vào danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2020


Theo các chuyên gia, để đầu tư thành công vào châu Phi, doanh nghiệp cần lưu ý:

Thứ nhất, cần nghiên cứu rất kĩ thị trường để nắm được tất cả các thông tin thị trường, về lĩnh vực mình đang định đầu tư.

Thứ hai là tạo lập được một mối quan hệ tốt với lãnh đạo cao cấp của nước sở tại, nhất là đối với các dự án đầu tư lớn. Việc tiếp xúc với chính quyền địa phương các nước châu Phi không phải là quá khó khăn.

Thứ ba, cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ chất lượng và nhiệt huyết để có thể làm việc ở một nơi xa xôi như châu Phi (biết ngoại ngữ, văn hóa địa phương, cách làm việc của người bản địa…). Điều này cũng góp phần tạo được thiện cảm tốt với Chính phủ và người dân của nước sở tại./.


Hoàng Đức Nhuận


Каталог: Images -> editor -> files
files -> PHỤ LỤc I danh mục các tthc công bố BỔ sung
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc
files -> TRƯỜng đÀo tạO, BỒi dưỠng cán bộ CÔng thưƠng trung ưƠNG
files -> BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ
files -> THỐng kê SỐ liệu chậm hủy chuyến bay của các hàng hkvn
files -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ giao thông vận tảI
files -> Danh sách cấp giấy phép sản xuất phân bón vô CƠ
files -> CHƯƠng trình hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm
files -> BẢn tin thị trưỜng tháng 3/2014 I/ Tình hình thị trường tháng 2/2014

tải về 50.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương