BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ



tải về 1.31 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.31 Mb.
#1777
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11



BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2015

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2015


DANH MỤC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

(Tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015 của ngành GTVT)

TT

Tên báo cáo chuyên đề

Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo

1

Báo cáo Tổng kết công tác Năm An toàn giao thông 2014 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2015

Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia

2

Báo cáo Tổng kết Năm Kỷ cương - Chất lượng - Tiến độ công trình giao thông 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý các Ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát” và triển khai nhiệm vụ năm 2015

Cục QLXD&CLCTGT

(Bộ GTVT)



3

Báo cáo về kết quả hoạt động năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015 của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương

Văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương

4

Báo cáo kết quả thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp năm 2014, kế hoạch năm 2015 của Bộ GTVT

Vụ QLDN

(Bộ GTVT)



5

Báo cáo kết quả thực hiện cải cách hành chính năm 2014; Phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2015

Vụ TCCB

(Bộ GTVT)



6

Báo cáo về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ hàng không năm 2014; mục tiêu, giải pháp thực hiện năm 2015

Cục Hàng không Việt Nam

(Bộ GTVT)



7

Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015

Thanh tra Bộ GTVT

8

Báo cáo tổng kết công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014, nhiệm vụ công tác năm 2015 của Bộ GTVT

Vụ Tài chính

(Bộ GTVT)



9

Báo cáo kết quả công tác giải quyết việc làm, đời sống và thực hiện các chế độ chính sách đối với CNVCLĐ năm 2014, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2015

Công đoàn GTVT Việt Nam

10

Danh mục các văn bản QPPL, chiến lược, quy hoạch và các đề án khác ban hành, phê duyệt năm 2014, kế hoạch xây dựng năm 2015

Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ GTVT


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2014
VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015

(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia)
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông", Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 1/3/2013 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành Kế hoạch số 500/KH-UBATGTQG ngày 30/12/2013 triển khai Năm an toàn giao thông 2014 với chủ đề Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, đề ra mục tiêu phấn đấu giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người bị thương và số người chết do tai nạn giao thông (TNGT), giảm số vụ ùn tắc giao thông ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh so với năm 2013. Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia báo cáo tình hình triển khai, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) “Năm An toàn giao thông 2014”, như sau:


Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2014


I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Năm 2014, công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được duy trì thường xuyên, liên tục, có diện rộng trên cả nước và tất cả các lĩnh vực liên quan, có điểm nhấn theo chuyên đề và đi vào giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây TNGT. Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát, chất vấn trực tiếp, đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương đã có nhiều cuộc giám sát theo chuyên đề hoặc gắn với nội dung các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội, đã tạo được sự quan tâm, cũng như đồng thuận xã hội trong việc triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT. Việc chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia tạo sự quan tâm, sự vào cuộc liên tục và hiệu quả của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, đã ban hành nhiều chỉ thị, công điện, điện, văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực để triển khai công tác đảm bảo TTATGT, qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao trong công tác bảo đảm TTATGT năm 2014.



II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

1. Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, đề án chiến lược, quy hoạch, chính sách về bảo đảm TTATGT

Năm 2014, Chính phủ, các Bộ, ngành đã khẩn trương rà soát, sửa đổi và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chính sách trong công tác bảo đảm TTATGT, cụ thể: Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng, đồng thời, Chính phủ ban hành 06 Nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Quyết định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT.

Bộ GTVT đã ban hành 87 Thông tư, trong đó, có 32 Thông tư liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT; Bộ Công an ban hành 06 Thông tư quy định về công tác bảo đảm TTATGT trên lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Ngoài ra, các Bộ, ngành Trung ương là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng văn bản QPPL và Chương trình xây dựng các đề án, chiến lược, quy hoạch trong công tác bảo đảm TTATGT.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT

Năm 2014, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tiếp tục được tăng cường và có nhiều đổi mới. Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với quy mô cả nước, tạo được dấu ấn và sự quan tâm của xã hội đến công tác đảm bảo TTATGT, bên cạnh đó, Ban ATGT các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT năm 2014 với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó, tập trung vào chủ đề “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; các tỉnh, thành phố đã chú trọng và đẩy mạnh tuyên truyền ATGT bằng hình thức lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, đến các thôn, bản và tăng cường thông báo vi phạm về TTATGT về nơi cưu trú, nơi công tác của người vi phạm.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, TTKS xử lý vi phạm TTATGT

Công tác thanh tra, kiểm tra, TTKS và xử lý vi phạm tiếp tục được tăng cường và có nhiều đổi mới. Bộ Công an đã tổ chức nhiều đợt cao điểm TTKS, xử lý vi phạm theo các chuyên đề trên các tuyến giao thông trọng điểm, địa bàn phức tạp về TTATGT, trong đó, đã chỉ đạo triển khai trong toàn quốc mô hình huy động lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động phối hợp với CSGT tập trung xử lý vi phạm TTATGT và trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật hình sự trên các tuyến giao thông; tăng cường lực lượng CSGT và huy động các lực lượng khác tham gia hướng dẫn, điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến giải toả ùn tắc giao thông;

Thanh tra Bộ GTVT, Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ GTVT, các Sở Giao thông vận tải đã triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, tập trung vào các lĩnh vực: điều kiện kinh doanh vận tải; kiểm soát tải trọng phương tiện; hoạt động đăng kiểm; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; kết cấu hạ tầng giao thông; đảm bảo TTATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các dự án cải tạo, nâng cấp đường bộ.

4. Công tác quản lý vận tải, phương tiện và người lái

Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo thực hiện Quyết định số 318 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với trọng tâm là tái cơ cấu thị trường vận tải, tăng cường kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa và hàng không để giảm áp lực cho vận tải đường bộ, ổn định giá cước, kiểm soát chi phí vận tải, góp phần kéo giảm TNGT; phát động thực hiện phong trào 4 xin, 4 luôntrong toàn Ngành.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa Trung tâm tích hợp dữ liệu thiết bị giám sát hành trình vào hoạt động, đã có 63 tỉnh, thành phố truyền dữ liệu của 80.000 phương tiện về máy chủ của Tổng cục, việc xử lý các vi phạm bước đầu đã có tác động tích cực đến công tác quản lý lái xe, phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải, góp phần bảo đảm TTATGT và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Một số địa phương làm tốt công tác này như: Hải Phòng, An Giang, Bình Phước, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.

Bộ GTVT đã chỉ đạo các Sở GTVT tiến hành kiểm tra đồng loạt sức khỏe lái xe của các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn 63/63 tỉnh, thành phố, các địa phương, doanh nghiệp đã kiên quyết xử lý đối với các trường hợp lái xe có xét nghiệm dương tính với ma túy, các doanh nghiệp đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với các đối tượng này, bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị số 08 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện GTVT, ngoài ra, Bộ Công an đang chỉ đạo thực hiện giai đoạn II ứng dụng Hệ thống quản lý, đăng ký xe mô tô cho công an cấp huyện; tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý xe mang biển số NN, NG và biển số 80 hiện địa phương đang quản lý, sử dụng; xử lý nghiêm các trường hợp xe ô tô mang biển số NN, NG đã bán cho người Việt Nam sử dụng không đúng quy định.



5. Công tác đầu tư xây dựng, quản lý bảo trì và khai thác KCHTGT

Trong năm 2014, đã hoàn thành đưa vào khai thác 76 công trình, dự án, kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tăng cường thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác bảo trì, bảo dưỡng và bảo đảm TTATGT đối với các công trình giao thông hiện có, tiếp tục xoá bỏ các vị trí điểm đen, vị trí mất ATGT, thẩm định ATGT đối với các tuyến đường xây dựng mới đưa vào khai thác; phê duyệt và triển khai Kế hoạch bảo trì đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải năm 2014, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức giao thông, lắp đặt giải phân cách, hộ lan, phân tách làn phương tiện, triển khai công tác rà soát, điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ, biển tải trọng cầu, biển hạn chế tốc độ dưới 40 km/h trên các tuyến quốc lộ. Bộ đã phê duyệt trước và triển khai thi công 186 cầu treo dân sinh với tổng vốn đầu tư khoảng 931,7 tỷ đồng trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, dự kiến hoàn thành trước tháng 7/2015; đã triển khai thi công và phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác 86 cầu trước Tết Nguyên Đán năm 2015.



6. Phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm soát tải trọng xe

Các đơn vị chức năng của Bộ GTVT, Bộ Công an và Công an địa phương, Sở GTVT, đã phối hợp Ủy ban ATGT Quốc gia, cơ quan Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, các hiệp hội nghề nghiệp và cơ quan thông tin đại chúng, tích cực tuyên truyền, vận động tạo được sự đồng thuận của doanh nghiệp và người dân đối với chủ trương kiểm soát tải trọng phương tiện. Bên cạnh đó, hai ngành Công an và GTVT đã triển khai quyết liệt Kế hoạch phối hợp số 12593, đưa vào hoạt động 63 trạm KTTTX lưu động theo chế độ 24/24h các ngày trong tuần và tích hợp dữ liệu qua phần mềm giám sát quản lý dữ liệu tải trọng xe. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả công tác KSTTX, từ ngày 1/4/2014, các địa phương đã tăng cường sử dụng cân điện tử xách tay để mở rộng mạng lưới KSTTX, ngăn chặn tình trạng xe né trạm KTTTX chạy vào các tuyến đường tỉnh, đường huyện. Bộ GTVT đã chỉ đạo xử lý xe cải tạo trái phép kích thước thùng chở hàng: từ ngày 01/8/2014 đến 31/12/2014, đã kiểm tra 6.281/13.485 xe của 1.046 doanh nghiệp, dự án (trên tổng số 4.320 doanh nghiệp, dự án có sử dụng xe ô tô tự đổ) tại 56 địa phương; trong đó, vi phạm 1.169 xe, cắt thùng tại chỗ 342 xe, giữ tem kiểm định 256 xe, yêu cầu tự khắc phục 555 xe. Ngoài ra, Bộ GTVT đã yêu cầu các doanh nghiệp khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa ký cam kết không xếp hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép. Các Sở GTVT và Công an địa phương đã tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn ký cam kết không chở quá tải và hướng dẫn thực hiện việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định. Đồng thời, Bộ GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông của 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (địa phương có cảng, bến) phối hợp với các cảng vụ hàng hải, đường thủy nội địa và lực lượng chức năng trên địa bàn đồng loạt triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm về xếp hàng, chở quá tải trọng cho phép trong và ngoài khu vực cảng, bến.



7. Tình hình tai nạn giao thông năm 2014

Tai nạn giao thông (tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/12/2014), toàn quốc xảy ra 25.322 vụ, làm chết 8.996 người, làm bị thương 24.417 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 4063 vụ (-13,8%), giảm 373 người chết (-4%), giảm 5.083 người bị thương (-17,2%). Trong đó, có 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì TNGT, trong đó 10 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Cao Bằng, Nam Định, Cà Mau, Bắc Giang, Đà Nẵng, Lạng Sơn. Có 9 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, đặc biệt, có 5 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Trị, KonTum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre.



III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Với sự chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tình hình ùn tắc giao thông tiếp tục có nhiều cải thiện. Đặc biệt, với chủ trương nghỉ Tết sớm của Chính phủ và nghỉ Lễ 4 ngày trong dịp 30/4 và 1/5; Quốc khánh 2/9 đã khiến lưu lượng và mật độ phương tiện lưu thông tại 02 thành phố giãn ra, không còn tình trạng ùn tắc cục bộ trong những ngày cận Tết như những năm trước. Đặc biệt, Thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai một số các giải pháp nhằm mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thủ đô như: thí điểm cấp phù hiệu riêng cho xe taxi thuộc địa bàn thành phố để tăng cường công tác quản lý hoạt động xe taxi; đưa tuyến xe buýt điện tử vào hoạt động nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của xe buýt và sự tiện lợi cho hành khách; đưa Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông vào hoạt động góp phần quan trọng trong công tác kiểm soát, điều khiển linh hoạt tất cả các nút đèn tín hiệu, triển khai xử phạt vi phạm TTATGT qua hình ảnh.



Bên cạnh đó, hai thành phố lớn triển khai thực hiện văn bản số 148 ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ: xây dựng Đề án cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu trung tâm thành phố, đẩy mạnh xã hội hóa xe buýt, điều tiết giữa các phương thức vận tải… để từng bước giảm thiểu phương tiện cá nhân tham gia giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông.

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG


tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương