1. giải thích từ ngữ: Các thuật ngữ sử dụng cho Ô tô thân liền



tải về 151.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích151.59 Kb.
#20387
Hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc

(Kèm theo báo cáo số 2619 /ĐKVN-VAQ ngày 07/07/2014)
1. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

1.1. Các thuật ngữ sử dụng cho Ô tô thân liền:

1.1.1. Khối lượng bản thân: là khối lượng khô của ô tô cộng thêm khối lượng của những chi tiết và thành phần sau:

Chất lỏng làm mát; dầu mỡ bôi trơn; chất lỏng rửa kính; nhiên liệu (nhiên liệu trong thùng chứa ít nhất là 90% thể tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất); lốp dự phòng (nếu có, theo quy định của nhà sản xuất); bình dập lửa; phụ tùng dự trữ theo tiêu chuẩn.

1.1.2. Khối lượng của số người cho phép chở: là khối lượng của tổng số người cho phép chở, kể cả người lái. Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg/người.

1.1.3. Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế: (với ô tô đầu kéo giá trị này là khối lượng tác dụng lên cơ cấu kéo) được xác định theo giá trị nêu trong tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật;

1.1.4. Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT không phải xin phép: là giá trị đã được điều chỉnh của Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế để thỏa mãn quy định hiện hành, cụ thể là thỏa mãn về các nội dung sau:

- Khối lượng toàn bộ CPTGGT;

- Giới hạn tải trọng trục CPTGGT;

1.1.5. Khối lượng toàn bộ theo thiết kế: là giá trị Khối lượng toàn bộ theo thiết kế của nhà sản xuất, được thể hiện trong các tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật (được tính toán như sau: Khối lượng toàn bộ = Khối lượng bản thân + Khối lượng của số người cho phép chở + Khối lượng hàng chuyên chở).

1.1.6. Khối lượng toàn bộ CPTGGT không phải xin phép: là giá trị đã được điều chỉnh của Khối lượng toàn bộ theo thiết kế để thỏa mãn các quy định hiện hành.

1.1.7. Khối lượng kéo theo cho phép (thiết kế): là giá trị Khối lượng kéo theo cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất, được thể hiện trong các tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật.

1.1.8. Khối lượng kéo theo CPTGGT: là giá trị đã được điều chỉnh của Khối lượng kéo theo cho phép (thiết kế) để thỏa mãn các quy định hiện hành.

1.2. Các thuật ngữ sử dụng cho Sơ mi rơ moóc:

Các thuật ngữ sử dụng cho SMRM tương tự như đối với ô tô thân liền đã nêu trên, nhưng không có khối lượng của số người cho phép chở, nhiên liệu và các loại chất lỏng khác.



2. GIỚI HẠN TẢI TRỌNG TRỤC VÀ KHỐI LƯỢNG TOÀN BỘ CHO PHÉP THAM GIA GIAO THÔNG (CPTGGT):

Giới hạn khối lượng toàn bộ CPTGGT phụ thuộc vào tổng số trục xe, giới hạn tải trọng trục xe Trục đơn: Tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục. Cụm trục kép: phụ thuộc vào khoảng cách của hai tâm trục (d) như hình mô tả dưới đây:




Trục đơn

Cụm trục kép

Cụm trục ba









Khoảng cách trục (d)

Các giới hạn khối lượng CPTGGT được nêu trong các thông tư 07, 03 (văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGTVT ngày 07/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải). Tham khảo Phụ lục 6 để biết chi tiết.



3. GIẢI THÍCH VỀ KHỐI LƯỢNG VÀ CÁC GIỚI HẠN KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA ĐOÀN XE (TỔ HỢP XE)

Khi tham gia giao thông đoàn xe là một tổ hợp xe vì vậy theo quy định nó chịu giới hạn của cả ô tô đầu kéo, tải trọng trục của ô tô đầu kéo, SMRM và tải trọng trục của SMRM đồng thời chịu giới hạn khối lượng toàn bộ của cả đoàn xe. Vì vậy khá phức tạp khi tính toán khối lượng CPTGGT cho trường hợp này.

Có nhiều người quan niệm rằng giới hạn CPTGGT của đoàn xe theo văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGTVT chỉ là 44000 kg với đoàn xe 5 trục và 48000 kg với đoàn xe 6 trục. Tuy nhiên theo quy định trong các thông tư trên đoàn xe còn chịu các giới hạn của xe thân liền (ô tô đầu kéo) và SMRM như đã nêu trên.

Khi tính toán để thỏa mãn tất cả các giới hạn nêu trên thì giá trị tổng khối lượng CPTGGT của đoàn xe bị phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật như: chiều dài cơ sở, vị trí đặt mâm kéo của ô tô đầu kéo, vị trí chốt kéo của SMRM, vị trí cụm trục sau, khoảng cách d của các trục SMRM, vị trí trọng tâm hàng hóa (OS)… Kết quả là giá trị sau khi tính toán phần lớn thấp hơn giá trị giới hạn cả đoàn xe (44000 05 trục và 48000 06 trục), chỉ có trường hợp phương tiện có thiết kế tối ưu các thông số kỹ thuật nêu trên mới đạt được giá trị tối đa như mong muốn. Xem hình mô tả cụ thể cho đoàn xe 5 trục như sau (tham khảo phụ lục 4 ghép mẫu một đoàn xe cụ thể để hiểu rõ hơn):





Khi tính toán Khối lượng CPTGGT đoàn xe phải thỏa mãn tất cả các giá trị giới hạn như hình mô tả

4. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN ĐẦU KÉO PHÙ HỢP VỚI SMRM.

Đầu kéo được lựa chọn phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:



1. Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT của đầu kéo (tương ứng với giá trị khối lượng toàn bộ phân bố lên chốt kéo của SMRM được kéo theo);

2. Khối lượng kéo theo CPTGGT (tương ứng với Khối lượng toàn bộ CPTGGT của SMRM);

3. Tổng khối lượng đoàn xe (phụ thuộc vào tổng số trục của đoàn xe: 44 tấn - 5 trục; 48 tấn -6 trục).

Kết luận: lựa chọn đầu kéo có khối lượng bản thân thấp, khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT, khối lượng kéo theo CPTGGT cao và có số trục nhiều (03 trục), sẽ tối ưu được khối lượng cho phép chở của đoàn xe.

Chi tiết tham khảo Phụ lục 1 Phương pháp lựa chọn đầu kéo phù hợp với sơ mi rơ moóc.



5. PHƯƠNG PHÁP XẾP TẢI TRÊN SMRM:

Khi tham gia giao thông SMRM phải thỏa mãn các điều kiện sau:



1. Khối lượng toàn bộ CPTGGT của SMRM: giá trị này được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định.

2. Khối lượng toàn bộ CPTGGT của đoàn xe: (Phải lựa chọn đầu kéo phù hợp) được tính toán xác định như mục 3 nêu trên.

3. Giới hạn tải trọng trục xe: (xem mục 2 nêu trên và phụ lục 6): Cách xếp tải theo điều kiện tải trọng trục tham khảo Phụ lục 2: Phương pháp xếp tải trên Sơ mi rơ moóc để thỏa mãn điều kiện giới hạn tải trọng trục xe.

4. Giới hạn Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT của đầu kéo: (tương ứng với giá trị khối lượng toàn bộ phân bố lên chốt kéo của SMRM) Xác định theo mục 1 của Phụ lục 1.

Nguyên nhân khối lượng CPTGGT của SMRM thấp hơn nhiều so với thiết kế là do thiết kế không tối ưu vị trí chốt kéo, vị trí trục xe và chiều dài cơ sở theo các giới hạn tải trọng trục CPTGGT… tham khảo Phụ lục 3: Giải thích nguyên nhân các giá trị khối lượng CPTGGT trong các giấy chứng nhận Đăng kiểm của các SMRM bị thấp bất thường.

6. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN XE THÂN LIỀN PHÙ HỢP

Với ô tô tải thân liền khi lựa chọn người sử dụng chỉ cần quan tâm tới giá trị khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT được ghi trên chứng chỉ Đăng kiểm. Giá trị này đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam tính toán để thỏa mãn các quy định hiện hành.





Khi tham gia giao thông, xe thân liền chịu các giới hạn như hình mô tả

Phương pháp lựa chọn xe thân liền theo sơ đồ bố trí trục xe tham khảo Phụ lục 5



Phụ lục 1

Phương pháp lựa chọn đầu kéo phù hợp với sơ mi rơ moóc

(Kèm theo hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc)
1. Lựa chọn đầu kéo theo giá trị Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT không phải xin phép: giá trị này được xác định căn cứ vào giá trị Khối lượng toàn bộ CPTGGT không phải xin phép của SMRM (GSM) trừ đi giá trị phân bố lên cụm trục sau của SMRM kéo theo (G3). Cách xác định đơn giản nhất như sau:


Ví dụ: SMRM (loại 3 trục có khoảng cách (d) giữa các trục là 1310) có giá trị Khối lượng toàn bộ CPTGGT ghi trong giấy chứng nhận kiểm định là 38.000 kg. Giá trị giới hạn tải trọng trục xe của SMRM được xác định theo mục 2.1 nêu trên là: - Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

Như vậy: Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT phân bố lên mâm kéo của ô tô đầu kéo được tính như sau: Q = 38000 - 24000 = 14000 kg

Kết luận: với SMRM trên có thể chọn đầu kéo có giá trị Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT không phải xin phép: ≥ 14000 kg.



*Chú ý: Phương pháp tính toán này chỉ sử dụng cho trường hợp SMRM đã được cục ĐKVN tính toán và ghi nhận giá trị Khối lượng toàn bộ CPTGGT trong các chứng chỉ Đăng kiểm. Các SMRM chưa được tính toán có thể sử dụng phương pháp cân thực tế để xác định khối lượng phân bố lên chốt kéo.

2. Lựa chọn đầu kéo theo giá trị Khối lượng kéo theo CPTGGT:

Như ví dụ trên phải chọn đầu kéo có giá trị Khối lượng kéo theo CPTGGT của ô tô đầu kéo lớn hơn hoặc bằng giá trị Khối lượng toàn bộ CPTGGT của SMRM là 38.000 kg.

Giá trị Khối lượng kéo theo CPTGGT (GCCP) của ô tô đầu kéo được tính toán như sau:

a) GCCP1 = Khối lượng toàn bộ CPTGGT của đoàn xe - Khối lượng bản thân của đầu kéo - số người cho phép chở của đầu kéo

b) GCCP2 = Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT (của xe đầu kéo) + Giới hạn Tải trọng cụm trục sau của SMRM

Giá trị GCCP được lựa chọn là giá trị nhỏ hơn trong 2 giá trị GCCP1 GCCP2 nêu trên nhưng không được lớn hơn Khối lượng kéo theo theo thiết kế của nhà sản xuất.



Ví dụ cụ thể: Đoàn xe 05 trục bao gồm: Ô tô đầu kéo (2 trục) có khối lượng bản thân: 7000 kg, khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT: 8700 kg, khối lượng kéo theo theo thiết kế: 40000 kg số người cho phép chở (02 x 65 = 130kg). Kéo theo SMRM 03 trục như ví dụ trên (có giới hạn tải trọng cụm trục sau: 24000 kg)




a) GCCP1 = 44000 - 7000 - 130 = 36870 kg

b) GCCP2 = 8700 + 24000 = 32700 kg

Như vậy: GCCP = min( 36870,32700,40000) = 32700 kg
3. Lựa chọn đầu kéo theo giá trị tổng khối lượng đoàn xe (khối lượng bản thân đầu kéo và số trục xe):

Khi tham gia giao thông Đoàn xe còn chịu giới hạn Đối với tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ móc giá trị này được xác định như sau:



Khối lượng toàn bộ của đoàn xe = Khối lượng bản thân của đầu kéo + số người cho phép chở của đầu kéo + Khối lượng toàn bộ CPTGGT của SMRM

Ví dụ: ô tô đầu kéo như ví dụ trên (loại 2 trục chở 02 người (65x3=130kg) có khối lượng bản thân 7000 kg) với SMRM được nêu ở ví dụ trên Khối lượng đoàn xe (KLĐX) được tính toán như sau:

KLĐX = 7000 + 130 + 38000 = 45130 kg

Giá trị giới hạn KL toàn bộ CPTGGT của đoàn xe được xác định theo mục 2.2 nêu trên: - Có tổng số trục bằng năm, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 44 tấn;

Như vậy: tổ hợp đoàn xe nêu trên bị vượt quá giá trị giới hạn đoàn xe Có tổng số trục bằng năm, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 44 tấn; đồng thời khối lượng toàn bộ của SMRM cũng bị vượt quá khối lượng kéo theo CPTGGT của ô tô đầu kéo (38000 > 32700) kg, để có thể lưu thông trên đường chủ phương tiện phải giảm khối lượng hàng chuyên chở của SMRM cho phù hợp cụ thể là:

+ Giảm theo Theo tổng KL đoàn xe là: 45130 - 44000 = 1130 kg

+ Giảm Theo KL kéo theo CPTGGT của đầu kéo: 38000 - 32700 = 5300 kg

Hoặc chọn đầu kéo khác (có 03 trục và có các khối lượng CPTGGT phù hợp theo phương pháp tính toán nêu trên).

Phụ lục 2

Phương pháp xếp tải trên Sơ mi rơ moóc để thỏa mãn điều kiện giới hạn tải trọng trục xe

(Kèm theo hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc)
Thông thường Giá trị khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT trong giấy chứng nhận kiểm định đã được cục Đăng kiểm Việt Nam tính toán xác định để thỏa mãn các quy định về giới hạn tải trọng trục xe. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều loại SMRM không rõ nguồn gốc (KRNG) hoặc các SMRM đã bị cải tạo, gia cố trong quá trình sử dụng có thể gây ra sai lệch giá trị khối lượng phân bố tải trọng lên các trục xe. Các trường hợp này cần tính toán xác định lại giá trị khối lượng CPTGGT cho phù hợp. Giá trị này có thể được xác định theo phương pháp tính toán lý thuyết bằng cách lập phương trình cân bằng mô men để tính toán (tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp cần người có chuyên môn thực hiện) hoặc xác định theo các phương pháp đơn giản và phù hợp với thực tế sử dụng là xếp tải và cân thực tế như sau:

1. Trường hợp xác định cho SMRM chở các loại hàng hóa bắt buộc phải xếp tải dàn đều trên toàn bộ chiều dài thùng chở hàng, thực hiện như sau:

+ Xếp đầy tải lên SMRM (căn cứ vào giá trị khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT trong giấy chứng nhận kiểm định) theo nguyên tắc dàn đều suốt chiều dài thùng chở hàng, không xếp lệch về một phía (có thể sử dụng bao cát hoặc vật liệu rời khác làm tải trọng giả);

+ Đưa SMRM và đầu kéo tới trạm cân khối lượng. Tiến hành cân cụm trục sau của SMRM ở trạng thái SMRM được gắn với đầu kéo;




Hình 1: Sơ đồ cân cụm trục sau SMRM phù hợp


Hình 2: Sơ đồ cân SMRM có mặt bằng cân không phù hợp

+ Chú ý: khi cân chỉ có cụm trục sau của SMRM được đặt trên bàn cân còn ô tô đầu kéo nằm ngoài bàn cân, phải đảm bảo sao cho đầu kéo và SMRM cùng nằm trên một mặt phẳng (như hình 1). Không cân xe tại các trạm cân mà mặt bằng bên ngoài bàn cân (vị trí đỗ ô tô đầu kéo) có độ dốc (như hình 2);

+ Ghi nhận giá trị phân bố lên cụm trục sau của SMRM (G2), nếu giá trị này vượt quá giá trị Giới hạn tải trọng trục xe (theo mục 2.1 nêu trên) thì tiến hành hạ tải trên SMRM theo nguyên tắc dỡ đều theo chiều dài thùng chở hàng tới khi thỏa mãn giá trị tải trọng trục giới hạn;

+ Ghi nhận lại giá trị khối lượng hàng còn lại trên xe phù hợp. Sử dụng giá trị khối lượng này để xếp tải khi tham gia giao thông;

2. Trường hợp xác định cho SMRM chở các loại hàng hóa nguyên khối có thể thay đổi vị trí xếp tải, xác định vị trí xếp tải phù hợp như sau:

+ Xếp đầy tải lên SMRM theo giá trị khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT trong giấy chứng nhận kiểm định (ví dụ: cuộn thép hoặc các kiện hàng nguyên khối);


Hình 3: Sơ đồ cân SMRM để xác định vị trí chất tải (os) phù hợp

+ Đưa SMRM và đầu kéo vào cân như hình 3, trường hợp này nếu giá trị tải trọng cụm trục sau của SMRM (G2) vượt quá giá trị Giới hạn tải trọng trục xe theo mục 2.1 thì tiến hành dịch chuyển dần khối tải trọng (Q) đặt trên SMRM về phía đầu kéo tới khi phù hợp (hoặc ngược lại nếu giá trị này nhỏ hơn thì dịch chuyển khối hàng hóa về phía sau);

+ Chú ý: nếu không thể tiếp tục di chuyển được khối tải trọng do giới hạn chiều dài thùng chở hàng thì phải tiến hành giảm bớt khối lượng hàng chuyên chở (Q) của SMRM;


+ Sau khi tìm được vị trí hàng hóa (os) phù hợp với giá trị tải trọng trục sau tiến hành đổi vị trí của SMRM với ô tô đầu kéo để cân xác định giá trị Khối lượng toàn bộ của ô tô đầu kéo nếu giá trị này vượt quá Khối lượng toàn bộ CPTGGT của ô tô đầu kéo thì phải giảm bớt khối lượng hàng chuyên chở của SMRM hoặc thay thế loại ô tô đầu kéo có Khối lượng toàn bộ CPTGGT phù hợp;

+ Ghi nhận lại vị trí trọng tâm hàng hóa (đánh dấu trên sàn SMRM) sử dụng vị trí này để xếp tải khi tham gia giao thông.

Phụ lục 3

Giải thích nguyên nhân các giá trị khối lượng CPTGGT trong các giấy chứng nhận Đăng kiểm của các SMRM bị thấp bất thường

(Kèm theo hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc)

Qua công tác kiểm tra rà soát và tìm hiểu nguyên nhân, Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận thấy: do chưa có các quy định chi tiết về thiết kế kiểu loại và khối lượng hàng chuyên chở của Sơ mi rơ moóc tải (chở container), đồng thời trước đây chưa có sự giám sát chặt chẽ về khối lượng CPTGGT của các Trạm cân kiểm tra tải trọng xe trên đường nên các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp SXLR cố tình đặt hàng nhập khẩu hoặc sản xuất các loại SMRM để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo tiêu chí:

- Chở hàng đa năng (vừa chở hàng sắt thép, vật liệu v.v.v và trở container - xem hình vẽ kèm theo), các SMRM này được thiết kế kiểu kết cấu khung xương gắn với kết cấu sàn thép có khối lượng bản thân lớn 7 - 9 tấn (khó đáp ứng được việc chở container có tổng khối lượng lớn nhất theo công ước quốc tế về container); rất ít SMRM thiết kế chuyên để trở contaner có thiết kế kết cấu dạng khung xương không có sàn thép (có khối lượng bản thân thân nhỏ 3 - 6 tấn); vì vậy loại chở hàng đa năng có tự trọng lớn và khả năng chuyên chở hàng bị giảm đi 4 - 6 tấn ;

- Thiết kế không tối ưu vị trí chốt kéo và vị trí trục xe theo các giá trị giới hạn tải trọng trục CPTGGT;

- Thiết kế phân bố khối lượng lên mâm kéo của xe đầu kéo thấp để chở hàng quá tải mà không ảnh hưởng tới đầu kéo (các SMRM không phù hợp có khối lượng phân bố lên mâm kéo nhỏ hơn 11 tấn có trường hợp đặc biệt giá trị này nhỏ hơn 6 tấn, trong khi giá trị tối ưu phân bố lên mâm kéo là khoảng 13,5 - 15,5 tấn);

- Thiết kế đẩy cụm trục sau lên phía trước (chiều dài cơ sở ngắn) nhằm mục đích dồn phần lớn tải trọng phân bố lên cụm trục sau của SMRM để chở hàng quá tải dẫn đến vượt quá giá trị giới hạn tải trọng trục CPTGGT, mặc dù chở đúng khối lượng hàng chuyên chở;












Phụ lục 4

Ví dụ cụ thể về ghép mẫu một Đoàn xe (tổ hợp xe) thực tế thỏa mãn quy định

(Kèm theo hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc)

Đoàn xe có 06 trục, ô tô đầu kéo + SMRM chở container 40ft tiêu chuẩn có khối lượng toàn bộ của container là 30480 kg


Ô tô đầu kéo

(HYUNDAI HD1000)



Khối lượng bản thân

G0

8930

Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT

(khối lượng đặt lên mâm kéo)

Q

13295

Khối lượng toàn bộ của ô tô đầu kéo

Phân bố lên cầu trước

GA1

5578

Phân bố lên cụm cầu sau

GA2

16777

Tổng

(khối lượng toàn bộ của ô tô đầu kéo)

GA1+ GA2

22355

SMRM

(CIMC THT9370TJZ01)



Khối lượng bản thân

G0SM

6800

Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT

(Khối lượng toàn bộ của container)

Phân bố lên mâm kéo của ô tô đầu kéo

QC1

12145

Phân bố lên cụm cầu sau của SMRM

QC2

18335

Tổng

(khối lượng toàn bộ của container)

QC

30480

Khối lượng toàn bộ của SMRM

Phân bố lên mâm kéo của đầu kéo

G4

13295

Phân bố lên cụm cầu sau

G3

23985

Tổng

(khối lượng toàn bộ của SMRM)

G3+G4

37280

Đoàn xe

(Ô tô+SMRM)

Khối lượng toàn bộ

Phân bố lên cầu trước của ô tô đầu kéo

GC1

5578

Phân bố lên cụm cầu sau của ô tô đầu kéo

GC2

16777

Phân bố lên cụm cầu sau của SMRM

G3

23985

Tổng khối lượng của đoàn xe

GC1+ GC2+G3

46340

Thông số kích thước

Đầu kéo

Kích thước bao

6725 x 2495 x 3130

Chiều dài cơ sở

3050+1300

Offset

260

ROH+OS

1790

SMRM

Kích thước bao

12391 x 2480 x 1565

Chiều dài cơ sở

7160+1310+1310

Offset

3375

FOH

1113

Phụ lục 5

Phương pháp lựa chọn xe thân liền theo sơ đồ bố trí trục xe

(Kèm theo hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc)
Một số phương án bố trí trục các loại xe phổ biến trên thị trường Việt nam hiện nay: (sơ đồ mô tả cho trường hợp cụm trục tối ưu có d>1,3m)

1)


3)

2)

Trường hợp này giá trị khối lượng đạt tương đương trường hợp 3. Tuy nhiên khi sử dụng hay bị mòn lốp ở cầu giữa vì thiết kế trục xe kiểu nâng hạ khó tối ưu được động học lái.



4)

Trường hợp này giá trị Khối lượng toàn bộ CPTGGT bị giảm nhiều do cụm trục sau là trục đơn 10t (vì khối lượng hàng hóa Q phân bố phần lớn lên cụm trục sau).



5)

6)

Trường hợp này cần chú ý khoảng cách trục d vì có nhiều trường hợp cụm trục này có d = 1,3m giá trị giới hạn của cụm trục này chỉ được 21t, dẫn đến khối lượng toàn bộ chỉ đạt khoảng 30t





Phụ lục 6

Giới hạn tải trọng trục và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông

(Kèm theo hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc)

Theo Thông tư số 06/VBHN-BGTVT ngày 7/2/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT



1. Giới hạn tải trọng trục xe:

a) Trục đơn: Tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục.

b) Cụm trục kép (hai trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:

- Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;

- Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;

- Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.

c) Cụm trục ba hoặc lớn hơn, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:

- Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;

- Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

2. Khối lượng toàn bộ CPTGGT:

a) Đối với xe thân liền:

- Có tổng số trục bằng hai, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 16 tấn;

- Có tổng số trục bằng ba, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 24 tấn;

- Có tổng số trục bằng bốn, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 30 tấn;

- Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 34 tấn;

b) Đối với tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ móc:

- Có tổng số trục bằng ba, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 26 tấn;

- Có tổng số trục bằng bốn, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 34 tấn;

- Có tổng số trục bằng năm, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 44 tấn;

- Có tổng số trục bằng sáu hoặc lớn hơn, khối lượng toàn bộ CPTGGT của xe ≤ 48 tấn.
3. Tham khảo giới hạn tải trọng xe của các nước trên thế giới

Xem các bảng dưới đây:


Bảng 1: Ô tô tảỉ và ô tô chở người (xe thân liền):


Quốc gia

Tải trọng trục đơn (tấn)

Tải trọng trục kép (tấn)

2 trục

3 trục

Đức (DIN), Mỹ (FMVSS)

10

18

25

Áo, Rumani, Thổ nhĩ kỳ

10

16

22

Tiệp, Anh

10

16

24

Pháp, Bỉ

13

19

26

Thụy sĩ

10

16

19

Ý

12

18

24

Hung

8

16

20

Balan

8

16

24

Tây ban nha

13

20

26

Thụy điển

10

20

26


Bảng 2: Khối lượng toàn bộ đoàn xe cho phép tối đa với các quốc gia khác nhau:


Quốc gia

Tải trọng trục đơn (tấn)

Khối lượng toàn bộ max cho phép đối với toàn bộ đoàn xe (tấn)

Xe + 1

Rơ moóc


Xe + Sơ mi rơ moóc

3 trục

4 trục

5 trục

Đức

Áo

Thụy sĩ



Thổ nhĩ kỳ

Nam tư


Tiệp

Italia


Anh

Hung


Pháp

Bỉ

Tâybannha



Thụy điển

10

10

10



10

10

10



12

10

8



13

13

13



10

38

38

31



38

40

48



44

32,5


36

38

44



38

51,5


26

38

21



26

26

26



21,4

24

24



32

32

38



26

38

38

21



32

32

32



40

32,5


30,5

38

38



38

32


38

38

21



38

38

40



44

32,5


34,5

38

38



38

38






tải về 151.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương