ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN



tải về 1.61 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1.61 Mb.
#32997
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

  1. Tình trạng dinh dưỡng của quần thể đối tượng tại thời điểm đánh giá trước can thiệp


Nghiên cứu được thực hiện trên 504 đối tượng là phụ nữ có thai tại 10 xã thuộc huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Theo kết quả nghiên cứu, cân nặng trung bình của các đối tượng trước khi có thai là 46,7 kg, tỷ lệ PNCT có cân nặng dưới 45 kg trước khi có thai là 37,7 %; Chiều cao trung bình của các đối tượng là 154,9 cm, tỷ lệ PNCT có chiều cao thấp (< 150 cm) là 9,1 %. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn trước khi mang thai (BMI < 18,5) của các đối tượng tại địa bàn nghiên cứu là 38,9 % (chủ yếu là thiếu ở mức độ nhẹ với 28,2 %; CED độ 2: 8,3 % và CED độ 3 chiếm 2 %). So với phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ này ở mức cao.

Khi so sánh với nghiên cứu của Đinh Phương Hoa và cộng sự tại Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và nghiên cứu của Tú Anh thực hiện trên nữ công nhân tại một số nhà máy của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng ở mức cao và cũng tương đương kết quả của nghiên cứu này. Điều tra trên phụ nữ có thai ở một số xã dân tộc Mường ở Hòa bình năm 2009 thì phụ nữ các xã trong nghiên cứu này có tỷ lệ TNLTD khi bước vào thời kỳ mang thai thấp hơn (38,9 %) so với 51,9 % trong nghiên cứu ở Hòa Bình .

Tuy nhiên, tỷ lệ TNLTD của các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 trên nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ (19,6 %) và cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ vùng nông thôn (17,9 %) theo kết qủa mới nhất của điều tra dinh dưỡng năm 2014.

Tỷ lệ TNLTD ở phụ nữ tuổi sinh đẻ của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonexia và Campuchia cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi .

Sở dĩ tỷ lệ TNLTD của các đối tượng trước khi có thai ở nghiên cứu của chúng tôi còn ở mức cao một phần là do cân nặng trung bình của phụ nữ trước khi có thai thấp, với hơn một phần ba đối tượng có cân nặng trước khi mang thai dưới 45 kg. Mặt khác, nghiên cứu này được triển khai tại những địa bàn có điều kiện kinh tế chưa cao, phần lớn các đối tượng đi làm công nhân ở các khu công nghiệp nơi có thu nhập bình quân hàng tháng thấp, thời gian làm việc kéo dài và khẩu phần ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng .

Một nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Banglades cho thấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội và khó khăn về địa lý . Có tới 75 % phụ nữ lao động nặng như xây dựng, 32,2 % phụ nữ làm vườn và làm việc nhà ở Rajasthan, Ấn Độ bị thiếu năng lượng trường diễn . Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ là trình độ văn hóa kém, thu nhập của hộ gia đình thấp, khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế.

Hậu quả của TNLTD đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ là sức khỏe giảm sút, giảm năng suất lao động. Thiếu năng lượng trường diễn còn dẫn đến những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như sinh ra những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, sảy thai, thai chết lưu, đẻ non và những biến chứng trong khi sinh. Tình trạng BMI của các bà mẹ trước khi mang thai liên quan chặt chẽ với sinh con nhẹ cân. Nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân ở những người mẹ có BMI thấp hoặc có cân nặng thấp trước khi mang thai là rất cao. Những nước có tỷ lệ phụ nữ có chỉ số BMI thấp (< 18,5) tỷ lệ thuận với tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

Tỷ lệ TNLTD cao ở các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi thực sự là nguy cơ đối với sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.38 về mối tương quan tuyến tính giữa CNSS với các chỉ số dinh dưỡng và sinh hóa của phụ nữ có thai tuần thứ 36 -37 chỉ ra rằng cân nặng của phụ nữ trước khi mang thai, cân nặng của PNCT tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, chiều cao và BMI của mẹ trước khi mang thai có mối tương quan với CNSS.


      1. Tình trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan tại thời điểm đánh giá trước can thiệp


Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng nào đó trong quá trình tạo máu bất kể lý do gì. Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng đến cả những quốc gia đã phát triển và kém phát triển với các hậu quả chủ yếu lên sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế, xã hội. Thiếu máu xuất hiện ở tất cả các giai đoạn trong cuộc đời nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Theo các ước tính năm 2011, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT trên toàn thế giới là 38 % (95 % CI 33 % - 43 %), ảnh hưởng đến khoảng 32 triệu phụ nữ có thai (28 - 36 triệu) .

Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức Hemoglobin trung bình của các đối tượng là 116,3 ± 10,0 g/L, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai tại thời điểm điều tra ban đầu là 22,8 % và chủ yếu là thiếu máu ở mức độ nhẹ (17,5 %). Kết quả này thấp hơn so với kết quả điều tra gần đây của Viện Dinh dưỡng tiến hành năm 2014 với tỷ lệ thiếu máu của PNCT toàn quốc là 32,8 %. Tuy nhiên một nhận định chung được rút ra từ kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự như điều tra thiếu máu toàn quốc là địa bàn nghiên cứu nằm trong ngưỡng phân loại thiếu máu ở mức trung bình theo ngưỡng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (thiếu máu ở cộng đồng từ 20 đến dưới 40 %).

So sánh với kết quả một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ thiếu máu của PNCT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Nghiên cứu của Phạm Thị Đan Thanh về tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bạc Liêu, cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 36,7 %. Kết quả nghiên cứu của Trương Hồng Sơn được thu thập từ 545 phụ nữ mang thai của 2 tỉnh Lai Châu và Kon Tum năm 2012 cho thấy thiếu máu vẫn là vấn đề đáng quan tâm với 36,9 % PNCT bị thiếu máu . Tuy nhiên, tỷ lệ PNCT bị thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn tỷ lệ thiếu máu của PNCT tại thành phố Hồ Chí Minh (17,5 %) . Lý do giải thích cho sự khác biệt này là thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn nhiều so với địa bàn nghiên cứu của chúng tôi, trong khi đó Lai Châu và Kon Tum là các tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

So với các nước trong khu vực thì tỉ lệ thiếu máu ở PNCT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ này ở Singapore (15,3 %) , nhưng lại thấp hơn nhiều so với Malaysia (38%) , Thailand (30%) và Cambodia (51,4%) .

Về mức độ thiếu máu, chủ yếu các đối tượng trong nghiên cứu này thiếu máu ở mức độ nhẹ (17,5%), thiếu máu trung bình chiếm 5,3% và không có PNCT nào bị thiếu máu nặng. Xu hướng này cũng tương tự với các kết luận trong các nghiên cứu gần đây ở phụ nữ có thai ở cả trong nước và trên thế giới, thiếu máu ở mức độ nhẹ phổ biến nhất, tiếp đến là thiếu máu vừa .

Về các chỉ số liên quan đến tới tình trạng thiếu máu cho thấy, hàm lượng ferrritin huyết thanh trung bình là 61,7 µg/L, tỷ lệ ferritin trong huyết thanh thấp của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu là 13,5 % và chỉ có 2,6 % đối tượng có mức dự trữ sắt cạn kiệt. Kết quả tỷ lệ ferritin huyết thanh thấp trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Trương Hồng Sơn (35,8 %), và so sánh với kết quả của điều tra vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh năm 2009 chúng tôi nhận thấy kết quả của nghiên cứu này cao hơn về hàm lượng ferritin (61,7 µg/L so với điều tra 6 tỉnh là 28,8 µg/L), tỷ lệ thiếu sắt thấp hơn (13,5 % so với điều tra 6 tỉnh là 27,8 %). Điều này cho thấy sắt dự trữ của phụ nữ mang thai tại Hải Phòng là khá hơn, và cơ hội cho việc cải thiện tình trạng thiếu máu là có cơ sở nếu nhóm đối tượng này được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất trong suốt thời kỳ mang thai.

Tại Việt Nam, theo dõi diễn biến thiếu máu theo thời gian cho thấy tỷ lệ thiếu máu hiện nay đã giảm một cách đáng kể so với những năm 90, nhưng từ năm 2000 thì tỷ lệ thiếu máu không có sự biến đổi nhiều và đến năm 2008 thì tỷ lệ thiếu máu lại có xu hướng tăng lên (28,8 % PNTSĐ và 36,5 % PNCT bị thiếu máu) . Sở dĩ có tình trạng như vậy là do chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng không còn bổ sung viên sắt/acid folic miễn phí cho PNTSĐ và PNCT nữa. Kết quả điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2014 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở PNTSĐ và PNCT lần lượt là 25,5 % và 32,8 %, chủ yếu là thiếu máu nhẹ và vừa. Tỷ lệ thiếu máu có giảm song mức giảm còn thấp và so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và PNCT ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao, thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu trong đó thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thai kỳ. Thiếu máu trong thời kỳ mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân . Nó cũng làm tăng nguy cơ tử vong mẹ . Thiếu máu còn có thể do thiếu một số chất dinh dưỡng, do mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Nguyên nhân thiếu máu do thiếu các chất dinh dưỡng có thể là thiếu vitamin A, vitamin B12, folate, riboflavin, đồng. Nguyên nhân thiếu máu do mắc các bệnh cấp và mạn tính có thể là nhiễm giun sán, sốt rét, ung thư, lao, HIV.

Một số kết quả nghiên cứu gần đây còn cho thấy thiếu vitamin A cũng góp phần gây thiếu máu thiếu sắt. Một vài cơ chế có thể giải thích ảnh hưởng của tình trạng vitamin A tới tình trạng thiếu máu: 1) Thiếu vitamin A làm giảm khả năng chống nhiễm trùng do đó làm tăng khả năng nhiễm khuẩn do thiếu máu; 2) Thiếu vitamin A ảnh hưởng tới hấp thu, dự trữ, vận chuyển và đưa sắt đến tủy xương để tạo hồng cầu; 3) Thiếu vitamin A ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo hồng cầu . Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cao ở các nước đang phát triển là do tình trạng thiếu vitamin A làm giảm chức năng miễn dịch.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đánh giá nồng độ retinol trong huyết thanh của các đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, khi đánh giá gián tiếp mức độ thiếu vitamin A của PNCT dựa trên nồng độ protein vận chuyển retinol (RBP < 1.05 µmol/L) thì tỷ lệ thiếu vitamin A chiếm 4,0 %. Tỷ lệ PNCT mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cao với 7,1 % PNCT mắc các nhiễm trùng cấp tính và 22,8% PNCT mắc các bệnh nhiễm trùng mạn tính.

Kết quả bảng 3.12 về mô hình hồi qui tuyến tính đa biến dự đoán một số yếu tố liên quan đến hàm lượng Hb của PNCT tại thời điểm điều tra ban đầu cho thấy nồng độ Ferritin, TfR, RBP huyết thanh, tuổi thai của PNCT tại thời điểm điều tra ban đầu liên quan tới hàm lượng Hb. Điều này có thể lý giải rằng những PNCT tham gia nghiên cứu từ khi tuổi thai còn nhỏ sẽ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sớm hơn, được tư vấn cũng như hướng dẫn sử dụng các sản phẩm bổ sung để phòng tránh thiếu máu từ khi thai còn nhỏ từ đó góp phần phòng tránh thiếu máu có hiệu quả hơn so với những đối tượng tham gia nghiên cứu khi tuần thai lớn hơn. Kết quả bảng 3.13 mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng sắt thấp cho thấy phụ nữ là công nhân, tình trạng kinh tế xã hội ở mức nghèo và cận nghèo và phụ nữ có thai bắt đầu tham gia nghiên cứu từ quý 2 của thai kỳ có nguy cơ có tình trạng thiếu sắt. Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tú Anh thực hiện trên nữ công nhân tại một số nhà máy của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 [90]. Kết quả này cho thấy cần quan tâm hơn nữa đến việc phòng chống thiếu máu cho nữ công nhân trong các khu công nghiệp, vùng nghèo.

Với đặc điểm thiếu máu thiếu sắt trong các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam và trên thế giới, cần tiếp tục theo dõi tình trạng thiếu sắt và tìm hiểu căn nguyên thiếu máu từ nhiều yếu tố khác chứ không đơn thuần chỉ do thiếu sắt.



    1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG
      2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

      tải về 1.61 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương