ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


Khả năng chấp nhận Hebi - Mam và viên đa vi chất Davin mama ở phụ nữ có thai



tải về 1.61 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1.61 Mb.
#32997
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Khả năng chấp nhận Hebi - Mam và viên đa vi chất Davin mama ở phụ nữ có thai


Kết quả Bảng 3.14 đánh giá sự chấp nhận sản phẩm (sử dụng trên 75 % sản phẩm nghiên cứu trong thời gian can thiệp) cho thấy hầu hết phụ nữ có thai tham gia nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn chấp nhận (sử dụng hết lượng sản phẩm > 75 % thời gian can thiệp. Tỷ lệ chấp nhận chung của 3 nhóm đạt 91,5 %. Trong đó, tỷ lệ chấp nhận ở nhóm đối chứng (sử dụng viên sắt acid folic) là 96,2 % tương tự với nhóm sử dụng Hebi - Mam là 95,6 %. Tỷ lệ phụ nữ có thai chấp nhận sản phẩm viên đa vi chất là thấp nhất (81,1 %). Tỷ lệ phụ nữ có thai chấp nhận sản phẩm ở nhóm sử dụng viên sắt acid folic và nhóm Hebi - Mam cao hơn so với nhóm đa vi chất một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Mặc dù không có nghiên cứu nào so sánh kết quả đánh giá khả năng chấp nhận của sản phẩm bổ sung tăng cường vi chất với viên đa vi chất và viên sắt - acid folic. Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá khả năng chấp nhận viên đa vi chất và viên sắt - acid folic đã được chứng minh là không có sự khác biệt, việc tuân thủ bổ sung viên đa vi chất còn cho thấy một tỷ lệ cao hơn trong một nghiên cứu khác so sánh khả năng chấp nhận sản phẩm viên đa vi chất và viên sắt - acid folic được tiến hành tại Mali. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về đánh giá của bà mẹ về kích thước, màu sắc, mùi, vị của hai sản phẩm bổ sung này mặc dù tỷ lệ tuân thủ uống/bổ sung viên đa vi chất (95,4 %) cao hơn so với việc tuân thủ bổ sung viên sắt - acid folic (92,2 %). Cụ thể, tỷ lệ đối tượng chấp nhận của nhóm đa vi chất và nhóm sắt - acid folic tương ứng về kích thước sản phẩm là 97 % và 91 %; về vị của sản phẩm là 83 % và 91 %; về màu sắc của sản phẩm là 90 % và 91 % và về mùi của sản phẩm là 97 % và 83 % .

Bên cạnh đó khi so sánh với nghiên cứu đánh giá khả năng chấp nhận ba sản phẩm sprinkles, viên đa vi chất và thực phẩm bổ sung vi chất Nutrivida của tác giả Sera L. Young tiến hành trên PNCT tại Mexico theo thang điểm 5 Likert. Kết quả đánh giá 5 đặc tính cảm quan của sản phẩm bao gồm vị, mùi, cấu trúc và màu sắc đều cho thấy sản phẩm bổ sung tăng cường vi chất Nutrivida có tỷ lệ chấp nhận thấp hơn so với 2 nhóm sprinkles và viên đa vi chất. Cụ thể tỷ lệ chấp nhận vị của sản phẩm Nutrivida chỉ có 19,0 % thấp hơn so với tỷ lệ chấp nhận vị của sản phẩm sprinkles là 43,8 % và sản phẩm viên đa vi chất là 85,7 %; Tỷ lệ chấp nhận mùi của sản phẩm Nutrivida là 47,8 % thấp hơn so với tỷ lệ chấp nhận mùi của sản phẩm sprinkles là 75,8 % và sản phẩm viên đa vi chất là 94,1 %. Tỷ lệ chấp nhận cấu trúc của sản phẩm Nutrivida là 57,1 % cũng thấp hơn so với sản phẩm sprinkles là 64,0 % và viên đa vi chất là 100 %. Tỷ lệ chấp nhận màu sắc của sản phẩm Nutrivida và viên đa vi chất là 0 %, còn sprinkles là. Lý do cho tỷ lệ chấp nhận thấp ở sản phẩm Nutrivida được tác giả cho rằng liên quan đến tính tiện lợi của sản phẩm, bao gồm cách đóng gói sản phẩm, việc chuẩn bị khi dùng sản phẩm, kích cỡ của sản phẩm và việc cất giữa và bảo quản của sản phẩm Nutrivida dường như là mất nhiều thời gian và khó khăn hơn hai sản phẩm còn lại. Kết quả đánh giá khả năng chấp nhận về việc dễ dàng sử dụng sản phẩm cho thấy, tỷ lệ chấp nhận về đóng gói, chuẩn bị, kích cỡ sản phẩm, bảo quản sản phẩm của sản phẩm Nutrivida cũng là thấp nhất. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng có đánh giá thêm về các tác dụng phụ khi sử dụng ba loại sản phẩm này. Nhóm sử dụng viên đa vi chất cho thấy có tỷ lệ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe lớn hơn so với hai nhóm sprinkles hoặc nhóm Nutrivida . Trong một báo cáo đánh giá hiệu quả của viên đa vi chất và sắt Acid Folic của Nuzhat cũng cho thấy phần lớn bà mẹ mang thai (92,6 %) sẵn sàng sử dụng cũng như mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng đó cho dù vẫn có một vài sự bất tiện về vị, mùi.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận sản phẩm trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sự hợp lý trong kết quả. Theo kết quả bảng 3.14 tỷ lệ PNCT miễn cưỡng mang sản phẩm về nhà ở nhóm Hebi - Mam là cao nhất, tuy nhiên sau đó có giảm dần. Điều này cho thấy viên sắt-acid folic đã quen thuộc và được sử dùng từ nhiều năm nay, còn viên đa vi chất đặc biệt là sản phẩm Hebi-mam thì có thể đây là lần đầu tiên mà PNCT ở được tiếp cận, do đó sự hoài nghi ban đầu cùng với việc miễn cưỡng mang sản phẩm về là điều dễ hiểu. Ngoài ra, cách sử dụng những sản phẩm vi chất dinh dưỡng không hợp lý cũng tiềm năng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng miễn cưỡng sử dụng sản phẩm. Có tới 68,6 % đối tượng sử dụng sai sản phẩm Hebi - Man khi họ trộn chúng với nước. Đây không phải là trường hợp ít gặp vì trước đó, theo nghiên cứu của Nuzhat và cộng sự thì đối tượng nghiên cứu sử dụng rất nhiều cách sử dụng bột đa vi chất không đúng với hướng dẫn ban đầu như dùng với cơm, cà ri, chuối và bánh qui nghiền . Điều này đã làm thay đổi khá lớn cảm quan của sản phẩm, dẫn tới tình trạng phụ nữ có thai e ngại khi sử dụng.

Nhưng sau thời gian sử dụng thì tỷ lệ PNCT miễn cưỡng mang sản phẩm về nhà càng ngày càng giảm đi và đến tuần 17 - 20 thì tỷ lệ này chỉ còn 2,3 % thấp hơn cả nhóm ĐVC là 4,1 %. Điều này cho thấy sau một thời gian dài sử dụng đối tượng đã nhận thấy những tác dụng tốt của sản phẩm và chấp nhận sản phẩm nhiều hơn nên tỷ lệ này giảm đi.

Chỉ có một số ít phụ nữ có thai phàn nàn về sản phẩm RUSF quá to hoặc quá béo/buồn nôn. Những kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Nuzhat và cs. khi những đối tượng nghiên cứu đều phản hồi rằng sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có mùi chán (8,3 %), vị chán (42,7 %) . Những sản phẩm quá béo/ ngậy thường gây ra sự bất tiện cho người sử dụng từ đó ảnh hưởng tới điểm cảm quan của đối tượng nghiên cứu. Trong báo cáo nghiên cứu của Laura Hansen và cs. đã cho thấy khả năng chấp nhận cảm quan của bột mỳ bị ảnh hưởng bởi lượng acid béo trong thực phẩm đó. Cụ thể, mức độ chấp nhận về vị và mùi của hai sản phẩm bột mỳ có mối liên quan nghịch với sự gia tăng về tình trạng ôi của acid béo trong sản phẩm theo thời gian .

Mặc dù nghiên cứu cũng cho thấy việc lưu trữ bảo quan Hebi - Mam là khó khăn hơn (bảo quản trong tủ lạnh) so với hai sản phẩm còn lại, tuy nhiên điều kiện của đối tượng tham gia nghiên cứu ở đây cũng khá tốt do đó tỷ lệ cất giữ sản phẩm Hebi - Mam trong tủ lạnh tới 65,5 % và điều này cũng không phải là khó khăn lắm đối với điều kiện của các đối tượng tham gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong tuần đầu sử dụng sản phẩm nhóm Hebi - Mam ít có các tác dụng phụ hơn so với hai nhóm còn lại như nôn và táo bón là hai tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng viên sắt-acid folic hoặc viên đa vi chất, tuy nhiên sử dụng sản phẩm Hebi - Mam lại cho thấy hai tác dụng phụ này thấp hơn (Biểu đồ 3.4). Tại thời điểm đánh giá kết thúc, theo báo cáo của đối tượng sử dụng sản phẩm thì các tác dụng phụ như nôn, tiêu chảy và táo bón ở các nhóm sử dụng các loại sản phẩm này cũng không có sự khác biệt đáng kể (Biểu đồ 3.5).

Táo bón là tác dụng phụ được nhiều đối tượng trong cả ba nhóm nghiên cứu báo cáo nhất, theo sau đó là nôn. Những triệu chứng này cũng đã được báo cáo trong nghiên cứu trước đây của Nuzhat và cộng sự năm 2006 khi tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên ở cả hai nhóm, trong khi tình trạng nôn và tiêu chảy xảy ra ít hơn . Điều này cũng có tác động đáng kể đến khả năng chấp nhận sản phẩm của đối tượng sử dụng.

Đánh giá cảm quan: Sử dụng thang đo lường 9 điểm Hedonic để đánh giá cảm quan sản phẩm vi chất ở PNCT bằng việc nếm thử 1 viên RUSF hoặc 1 thanh UNIMAP hoặc IFA. Cấu trúc thang 9 điểm như sau: 9 ''Vô cùng thích'', 8 "Rất thích", 7 "Khá thích", 6 "Hơi thích", 5 ''Bình thường'', 4 "Hơi không thích", 3 "Khá không thích", 2 "Rất không thích",1 ''Vô cùng không thích''. Điểm 6 “hơi thích” được chấp nhận như một ngưỡng đầu tiên về tính có thể chấp nhận được của sản phẩm.

Bảng 3.16 thể hiện kết quả đánh giá sản phẩm vi chất theo thang Hedonic của PNCT tại thời điểm đánh giá ban đầu. Kết quả cho thấy điểm cảm quan trung bình của cả ba nhóm về các đặc tính: sự ưa thích sản phẩm, mùi, màu, vị, kích cỡ sản phẩm, kết cấu và sự ngon miệng đều > 6 điểm. Điều này cho thấy có sự chấp nhận cao về đặc tính cảm quan của cả ba sản phẩm.Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa ba nhóm về mức độ ưa thích chung (p > 0,05) mặc dù Hebi - Mam và UNIMMAP có điểm cảm quan trung bình (6,6) cao hơn so với viên sắt acid folic (6,3). Điểm trung bình về cảm quan vị, kích cỡ, kết cấu, mức độ ngon miệng cũng không có sự khác biệt giữa ba nhóm (p > 0,05). Riêng điểm cảm quan về mùi, màu của Hebi-Mam (màu 6,7 và mùi là 6,8) cao hơn có ý nghĩa so với điểm cảm quan trung bình về mùi và máu của nhóm sắt - acid folic (6,2 điểm và 6,4 điểm) với p < 0,05. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm tại thời điểm đánh giá kết thúc, kết quả ở bảng 3.17 cho thấy sau một thời gian 6 tháng sử dụng sản phẩm, điểm cảm quan trung bình của các sản phẩm cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể vẫn ở mức > 6 điểm, chỉ có điểm cảm quan trung bình về đặc tính kích cỡ của sản phẩm ĐVC là giảm xuống còn 5,8 điểm. Các điểm cảm quan trung bình của các nhóm sản phẩm đã có sự thay đổi so với thời điểm ban đầu (sau khi được sử dụng sản phẩm có 1 tuần). Kết quả ở bảng 3.17 điểm cảm quan trung bình về mức độ ưa thích sản phẩm, mùi, màu, vị, kết cấu và mức độ ngon miệng của ba nhóm sản phẩm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Riêng chỉ có điểm cảm quan trung bình về kích cỡ của viên ĐVC là (5,8 điểm) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với điểm cảm quan của viên sắt acid folic (6,5 điểm) và Hebi-Mam (6,4 điểm) (Bonferroni post hoc test; p < 0,0001).

Bảng 3.18 và biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ đối tượng đối tượng thích và rất thích các đặc tính cảm quan của sản phẩm ở ba nhóm. Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng thích và rất thích (4,5 điểm) đặc tính cảm quan của sản phẩm là cao nhất, còn tỷ lệ đối tượng không thích và rất không thích (1,2 điểm) chiếm tỷ lệ thấp nhất. Còn tỷ lệ đối tượng cho điểm 3 (bình thường) đối với các đặc tinhsa cảm quan của sản phẩm cũng chỉ dao động trong khoảng < 30 %, tùy từng đặc tính. Về cảm quan mùi, màu Hebi-Mam có xu hướng được yêu thích hơn (điểm 4,5 chiếm 77,4 % và 82,4 %), cảm quan vị sản phẩm đa vi chất có xu hướng được yêu thích hơn (điểm 4,5 chiếm 76,3 %), cảm quan về kích cỡ, cấu trúc, sự hấp dẫn thì sản phẩm sắt acid folic có xu hướng được yêu thích hơn (điểm 4,5 chiếm 75,6 %; 76,3 %; 72,4 %). Tuy nhiên nhìn chung cũng không có sự khác biệt nhiều giữa ba nhóm sản phẩm về mức đô ưa thích sản phẩm. Hebi - Mam được xây dựng sử dung các nguyên liệu trong nước (thành phần gồm có đậu tương, đậu xanh, sữa bột tách béo, đường kính, maltodextrin, chất béo thực vật, dầu thực vật, hỗn hợp vitamin và khoáng chất) do đó khi ăn sản phẩm sẽ có cảm như ăn bánh đậu xanh do vậy mùi, màu của nó cũng hấp dẫn hơn viên ĐVC hoặc viên sắt cũng là dễ hiểu. Sự chấp nhận về vị của sản phẩm có liên quan tới sự chấp nhận sản phẩm dinh dưỡng đó . Viên sắt-acid folic được sản xuất dưới dạng viên nén, có kích thước nhỏ, khi sử dụng thường là nuốt chửng cùng với nước do đó người sử dụng gần như chưa cảm thấy mùi vị gì, kích cỡ lại nhỏ dễ nuốt do đó tỷ lệ đối tượng sử dụng yêu thích kích cỡ và cấu trúc của nó cũng là lẽ đương nhiên. Sản phẩm này cũng đã được đa số PNCT sử dụng trong nhiều năm nay để phòng chống thiếu máu thiếu sắt, được y tế truyền thông thường xuyên do đó cũng được nhiều người quan tâm chú ý và được yêu thích hơn.

Đánh giá thị hiếu của người sử dụng sản phẩm, kết quả ở biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ yêu thích sản phẩm ở ba nhóm không có sự khác biệt nhiều. Tỷ lệ đối tượng thích và rất thích sản phẩm Hebi-Mam là 55,3 + 15,1= 70,4 %; sản phẩm ĐVC là 57,7 + 6,4 = 64,1 % và sản phẩm sắt acid folic là cao nhất 61,5 + 13,5 = 75,0 %. Như vậy sản phẩm sắt-acid folic vẫn là sản phẩm được yêu thích hơn cả. Điều này một lần nữa chứng tỏ sản phẩm sắt - acid folic đã được truyền thông và sử dụng trong nhiều năm nay do đó được mợi người tin dung và yêu thích hơn. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy mặc dù là sản phẩm mới nhưng hebi-mam cũng đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình, cũng có tỷ lệ người sử dụng yêu thích không kém gì so với sản phẩm ĐVC và sắt acid folic. Trong nghiên cứu này của chúng tôi muốn so sánh khả năng chấp nhận và các đặc tính cảm quan của sản phẩm Hebi - Mam so với hai sản phẩm viên đa vi chất và viên sắt - acid folic. Kết quả đánh gia khi kết thúc can thiệp (có thể nói rằng sau một thời gian dài sử dụng sản phẩm sẽ cho kết quả đánh giá chính xác hơn so đánh giá ban đầu) cho thấy ngoài đặc tính về kích cỡ của viên đa vi chất ít được chấp nhận hơn so với hai sản phẩm là viên sắt - acid folic và Hebi - Mam thì tất cả các đặc tính còn lại của ba sản phẩm đều được chấp nhận ở mức độ như nhau và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.



    1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG
      2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

      tải về 1.61 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương