ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


Hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi-Mam và viên đa vi chất đến cải thiện cân nặng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh



tải về 1.61 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1.61 Mb.
#32997
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi-Mam và viên đa vi chất đến cải thiện cân nặng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh


  1. Về tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ

Sau can thiệp tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ đều được cải thiện có ý nghĩa (p<0,0001), thể hiện ở mức tăng cân nặng trong thời gian can thiệp (7,5 kg ở nhóm Sắt-acid folic, 7,4 kg ở nhóm đa vi chất và 7,8 kg ở nhóm Hebi-Mam), mức tăng cân trong thời gian có thai (tăng 9,8 kg ở nhóm sắt-acid folic và Hebi-Mam còn 10,3 kg ở nhóm đa vi chất và 10,6 kg ở nhóm Hebi-Mam) và mức tăng chu vi vòng cánh tay (8,9 mm ở nhóm Sắt – acid folic, ở nhóm đa vi chất là 9,3 mm và nhóm Hebi-Mam là cao nhất 9,7 mm) theo bảng 3.33, bảng 3.34 và bảng 3.36. Điều này là hợp lý vì khi mang thai các bà mẹ đều quan tâm đến khẩu phần ăn và ăn thêm nhiều hơn so với trước khi có thai. Kết quả đánh giá khẩu phần ăn của bà mẹ cũng cho thấy mức năng lượng ăn vào của các bà mẹ ở cả ba nhóm đều tăng lên rõ rệt. Kết quả đánh giá khẩu phần của PNCT ở ba nhóm cho thấy mức năng lượng ăn vào của ba nhóm là tương đương nhau (Sắt-acid folic 1737,8 ± 364,4 kcal, đa vi chất là 1786,3±411,2 kcal, Hebi-Mam 1777,5 ±375,2 kcal) và đáp ứng khoảng 90% nhu cầu năng lượng tại thời điểm đánh giá trước can thiệp. Tại thời điểm 36 tuần, khẩu phần ăn của PNCT đều tăng lên, tuy nhiên cũng không có sự khác biệt giữa ba nhóm, nhóm sắt –acid folic (2026,6±434,6 kcal), tiếp đến là nhóm đa (1967,4 ± 328,7 kcal) cũng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu năng lượng khuyến nghị và nhóm Hebi-Mam (1877,5±281,8 kcal + 225 kcal từ Hebi-Mam bổ sung= 2102,5 kcal) cũng đáp ứng được xấp xỉ 95% nhu cầu khuyến nghị.

Mức tăng cân trong thời gian can thiệp. Mặc dù cân nặng trung bình của bà mẹ tại thời điểm thai 36 tuần không có sự khác biệt nhiều giữa 3 nhóm sử dụng sản phẩm. Mức tăng cân nặng giữa T0 và T6 ở nhóm PNCT sử dụng Hebi – Mam (7,8 ± 2,6) có xu hướng lớn hơn hai nhóm còn lại (nhóm sắt-acid folic 7,5 ± 2,7 và nhóm đa vi chất 7,4 ± 3,0 kg), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê).

Mức tăng cân trong thời gian có thai: Kết quả nghiên cứu bảng 3.34 về hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng lên mức tăng cân trong thời gian có thai (trước lúc mang thai – lúc sinh) của PNCT cho thấy sự chênh lệch cân nặng giữa hai thời điểm trước mang thai và lúc sinh ở nhóm PNCT sử dụng Hebi-Mam có xu hướng cao hơn (10,6 ± 3,0), ở hai nhóm còn lại lần lượt là 9,8 ± 3,4 và 10,3 ± 3,5 kg. Tuy nhiên sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê.

Về mức chênh lệch MUAC: Sau can thiệp, nhóm Hebi –Mam có xu hướng lớn hơn so với 2 nhóm còn lại (9,7 ± 0,7 mm), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Như vậy các chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của PNCT ở ba nhóm đều không thấy sự khác biệt. So sánh với kết quả các nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng đều cho thấy có sự cải thiện có ý nghĩa ở nhóm được bổ sung thực phẩm có tăng cường vi chất. Nghiên cứu bổ sung sữa tăng cường vi chất ở Chile cũng cho thấy mức tăng cân của bà mẹ trong thời gian mang thai của nhóm can thiệp (sữa tăng cường vi chất) là12,6±4,6 kg cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (sữa không tăng cường vi chất) 11,6±5,5 kg với p<0,005 . So sánh với kết quả can thiệp tại Gambia bổ sung bánh bích quy (năng lượng 1015 kcal, 22 gam protein, 56 gam chất béo, 47 mg canxi và 1,8 mg sắt) cho PNCT trong 20 tuần. Kết quả cho thấy nhóm chứng có mức tăng cân trong suốt thời gian có thai thấp hơn có ý nghĩa trong suốt mùa thu hoạch (7,56 kg so với 9,07 kg, p<0,001). Bổ sung cải thiện có ý nghĩa mức tăng cân nặng trong cả năm (8.78 so với 8.20 kg, P < 0.05) và suốt mùa thu hoạch (8.84 kg so với 7.56 kg, P < 0.001) nhưng không có ý nghĩa ở mùa đói (8.69 kg v 9.07 kg) . Có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do trong các nghiên cứu này không có đánh giá được khẩu phần ăn của các nhóm đối tượng hoặc là mức năng lượng bổ sung cho nhóm can thiệp (1050 kcal) cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi (225 kcal) hơn nữa đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là những PNCT bị thiếu cân hoặc là trong vụ đói vì vậy mới có sự cải thiện có ý nghĩa cân nặng của PNCT. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá khẩu phần ăn của nhóm Hebi-Mam (đã cộng thêm năng lượng từ khẩu phần bổ sung) có xu hướng cao hơn 2 nhóm không bổ sung thực phẩm.

Bổ sung thực phẩm cho mẹ trong suốt thời gian mang thai có xu hướng cải thiện sự tăng cân của bà mẹ trong thời gian mang thai trong đa số các nghiên cứu nhưng là khi cân nặng của các bà mẹ thấp ở thời điểm ban đầu . Nghiên cứu của chúng tôi cũng đánh giá mức tăng cân ở PNCT bị CED và PNCT không bị CED trước khi có thai. Kết quả cho thấy nhóm PNCT bị CED trước can thiệp có mức tăng cân nặng cao hơn so với nhóm PNCT không bị CED ở cả ba nhóm (nhóm sắt acid folic là 9,6±3,4 kg và 10,1±3,4 kg, nhóm UNIMMAP là 10,0±3,7 kg và 10,9±2,9 kg, nhóm Hebi-Mam là 10,2±3,0 kg và 11,2±3,0 kg). Kết quả này cũng cho thấy ở nhóm PNCT bị CED trước can thiệp thì nhóm được bổ sung Hebi-Mam có mức tăng cân nặng tốt nhất, kết quả này cũng phù hợp với kết quả ở 2 nghiên cứu trên và .


      1. Tình trạng dinh dưỡng của con

Cân nặng trẻ sơ sinh, kết quả nghiên cứu bảng 3.37 cho thấy CNSS của trẻ được sinh ra ở bà mẹ sử dụng Hebi-Mam (3164,9±272,6) có xu hướng nặng hơn so với 2 nhóm còn lại (Nhóm đa vi chất: 3131,4±355,3g; Nhóm sắt-acid folic: 3101,5±328,9 g;). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p >0,05. Những bà mẹ bị CED trước khi mang thai thì sinh con có xu hướng cân nặng thấp hơn những bà mẹ không bị CED trước khi mang thai. CNSS của trẻ là con của PNCT bị CED trước khi mang thai được bổ sung Hebi-Mam trong thời gian mang thai có xu hướng cao hơn so với nhóm sắt acid folic. CNSS của trẻ là con của PNCT bị CED trước khi mang thai được bổ sung Hebi-Mam trong thời gian mang thai cải thiện có ý nghĩa so với nhóm uống sắt acid folic

Bổ sung sắt-acid flic hoặc đa vi chất hoặc thực phẩm bổ sung tăng cường vi chất đều cho thấy có lợi ích trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất (thiếu máu, thiếu sắt..) ở bà mẹ và các kết quả thai nghén. Ví dụ một nghiên cứu ở vùng nông thôn Trung Quốc cho thấy nhóm được bổ sung đa vi chất tăng có ý nghĩa về cân nặng sơ sinh (42 gam), còn nhóm được bổ sung sắt-acid folic lại có sự tăng có ý nghĩa về chiều dài sơ sinh so với nhóm chỉ bổ sung acid folic (p<0,05). Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung sắt-acid folic hoặc đa vi chất làm tăng có ý nghĩa thời gian mang thai trung bình của các PNCT so với nhóm chỉ được bổ sung acid folic . Do đó, bổ sung sắt có thể có liên quan đến việc làm tăng thời gian mang thai trung bình, giảm nguy cơ sinh non là nguyên nhân làm cân nặng sơ sinh thấp. Một meta-alysis khác đánh giá trên 16 nghiên cứu so sánh bổ sung đa vi chất (được định nghĩa là có chứa ít nhất 5 vi chất, trong đó có sắt hoặc săt - acid folic) với bổ sung sắt và acid folic cũng cho thấy: 8 trong số 15 thử nghiệm cho thấy có sự cải thiện về cân nặng sơ sinh trung bình và 7 thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt. Tuy nhiên khi phân tích gộp thì thấy nhóm được bổ sung đa vi chất có cân nặng sơ sinh trung bình cao hơn nhóm bổ sung sắt-acid folic 53 gam. Bên cạnh đó hàm lượng sắt trong đa vi chất của hầu hết các nghiên cứu trong meta - alysis này đều là 30 mg, tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu có chứa 60 mg sắt và acid folic,khi phân tích tầng theo hàm lượng sắt, kết quả cũng cho thấy hiệu ứng tương tự ở cân nặng trẻ sơ sinh trong nhóm bổ sung đa vi chất .Các nghiên cứu bổ sung các thực phẩm bổ sung có tăng cường vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các sản phẩm có chứa sữa và/hoặc các acid béo cần thiết trong quá trình mang thai cũng cho thấy làm tăng có ý nghĩa cân nặng sơ sinh khoảng 60- 73 gam. Một số ít các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực phẩm bổ sung có tăng cường vi chất dinh dưỡng có tác động làm tăng thời gian mang thai và giảm sinh non. Các mức tăng cường thường dao động xung quanh 50-100% nhu cầu khuyến nghị (RNI). Sắt, kẽm, đồng, iod, selen, vitamin , D, E, C, B1, B2, B6, B12, axid folic, niacin và acid pantothenic là những vi chất dinh dưỡng quan trọng thường được tăng cường vào các thực phẩm bổ sung cho phụ nữ có thai .

Còn so sánh với các nghiên cứu bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng (sản phẩm giàu chất béo là các sản phẩm có > 35% năng lượng được cung cấp bởi chất béo hay còn gọi là LNS) là sản phẩm có chứa một lượng lớn chất béo, bao gồm các acid béo omega 3 tốt. Kết quả một nghiên cứu bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng có tăng cường vi chất được tiến hành trên 1391 PNCT (thai 20 tuần tuổi, không có các biến chứng) tại vùng nông thôn Malawi cho thấy: PNCT được cung cấp viên nang sắt - acid folic (IFA), hoặc viên nang đa vi chất (MMNs) hoặc gói 20 gam thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng SQ - LNS (LNS có chứa 118kcal, protein, carbonhydrat, các acid béo thiết yếu và 21 vi chất dinh dưỡng) . Kết quả đánh giá cho thấy cân nặng sơ sinh ở ba nhóm IFA, MMNs và LNS là 2948 6± 432, 2964± 460, và 3000 ± 447 g (p = 0.258) và chiều dài sơ sinh trung bình của trẻ tương ứng ở 3 nhóm là 49.5 ± 2.4, 49.7 ± 2.2 và 49.9 ± 2.1 cm (p = 0.104), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trước đó một thử nghiệm với LNS ở PNCT cũng được triển khi tại Burkina Faso, PNCT được nhận một liều LNS cao hơn so với nghiên cứu này (72 gam tương đương với 370 kcal). Kết quả cho thấy nhóm trẻ của các bà mẹ được nhận LNS với công thức vi chất tăng cường giống UNIMMAP có chiều dài sơ sinh cao hơn (0,5 cm) có ý nghĩa so với nhóm trẻ của các bà mẹ nhận viên nén UNIMMAP (không có nhóm IFA) . Tuy nhiên không thấy có sự khác biệt về cân nặng sơ sinh giữa hai nhóm. Như vậy kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu này.Tuy nhiên so sánh với kết quả nghiên cứu ở Gambia và Nepal lại cho thấy có sự cải thiện cân nặng sơ sinh của trẻ ở nhóm được bổ sung LNS. Nghiên cứu bổ sung bánh bích quy (năng lượng 1015 kcal, 22 gam protein, 56 gam chất béo, 47 mg canxi và 1,8 mg sắt) kết quả cho thấy nhóm được bổ sung bánh bích quy có mức tăng cân nặng sơ sinh là 201 gam (p<0,001) ở mùa đói và 94 gam ở mùa thu hoạch (p<0,01) và là 136 gam trong cả năm (p<0,001). Tuy nhiên can thiệp không ảnh hưởng đến chiều dài sơ sinh của trẻ . Tóm lại các sản phẩm bổ sung cao năng lượng có tăng cường vi chất dinh dưỡng có tác động ý nghĩa đến kết quả thai nghén (cân nặng trong nghiên cứu ở Gambia và Nepal và chiều dài sơ sinh trong nghiên cứu ở Burkina Faso) bởi vì tiêu thụ vi chất dinh dưỡng tương tự ở nhóm can thiệp và nhóm chứng .

Như vậy trong nghiên cứu này, với ba nhóm Sắt-acid folic, nhóm UNIMMAP và Hebi-Mam, nhóm Hebi-Mam ngoài việc được bổ sung đa vi chất còn được bổ sung thêm một lượng năng lượng tương đương 225 kcal hàng ngày. Tuy nhiên trong thời gian mang thai hầu hết các bà mẹ cũng có quan tâm hơn đến việc ăn uống hàng ngày, do đó nhóm PNCT được bổ sung sắt-acid folic hoặc đa vi chất cũng sẽ ăn các bữa phụ khác và cũng được bổ sung thêm một lượng năng lượng từ nguồn thức ăn khác. Kết quả đánh giá khẩu phần của PNCT ở ba nhóm cho thấy mức năng lượng ăn vào của nhóm là tương đương nhau (Sắt-acid folic 1737,8 ± 364,4 kcal, đa vi chất là 1786,3±411,2 kcal, Hebi-Mam 1777,5 ±375,2 kcal) và đáp ứng khoảng 90% nhu cầu năng lượng tại thời điểm ban đầu. Tại thời điểm 36 tuần, khẩu phần ăn của PNCT đều tăng lên, tuy nhiên cũng không có sự khác biệt giữa ba nhóm, nhóm sắt –acid folic (2026,6±434,6 kcal), nhóm đa vi chất (1967,4 ± 328,7 kcal) và xu hướng cao nhất là nhóm Hebi-Mam (1877,5±281,8 kcal + 225 kcal từ Hebi-Mam bổ sung= 2102,5 kcal) cũng đáp ứng khoảng 95% nhu cầu năng lượng khuyến nghị. Do đó không thấy có sự khác biệt về cân nặng so sinh của trẻ ở cả ba nhóm cũng là hợp lý.

Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.37) cũng cho thấy, cân nặng sơ sinh của con của các bà mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn (CED) thấp hơn so với cân nặng sơ sinh của con của các bà mẹ không bị CED trước khi mang thai ở cả ba nhóm. Kết quả này cũng là phù hợp vì kết quả can thiệp bổ sung dinh dưỡng không đồng nhất ở các nhóm đối tượng khác nhau. Điều này đã được quan sát thấy trong một số thử nghiệm trước đó với các bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, cho thấy có sự thay đổi lớn (4-95gam) trong các đánh giá tác động can thiệp UNIMMAP đến cân nặng sơ sinh trung bình . Bên cạnh đó sự không đồng nhất về địa lý, một số tác giả cũng gợi ý những thay đổi trong hiệu quả của chế độ bổ sung ở các nhóm quần thể khác nhau của các nhóm đối tượng đích. Ví dụ, trong thử nghiệm ở Burkina Faso cho thấy tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, nồng độ Hb của bà mẹ và lần mang thai làm thay đổi hiệu quả của việc bổ sung LNS. Hiệu quả can thiệp của LNS đã được quan sát thấy ở những phụ nữ thai nghén nhiều lần, những PNCT bị thiếu máu hoặc có BMI thấp nhưng ở những PNCT lần đầu lại không thấy có hiệu quả . Mặc dù, hiệu quả lớn hơn ở nhóm đối tượng bị suy dinh dưỡng nhất là hợp lý và cũng phát hiện ở các nghiên cứu khác, đặc biệt là các nghiên cứu có bổ sung protein và năng lượng nhưng điều này đã không được ghi nhận một cách nhất quán . Còn với các can thiệp đa vi chất dinh dưỡng (không có bổ sung thực phẩm), hiệu quả can thiệp lớn hơn đã thực sự được ghi nhận ở những PNCT có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn .

Về cân nặng sơ sinh thấp

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng sơ sinh thấp (<2500 gam) là rất thấp. Tỷ lệ chung là 1,8%, trong đó tỷ lệ trẻ sơ sinh có CNSS thấp ở nhóm đa vi chất là cao nhất 2,5%, còn ở nhóm Sắt-acid folic là và nhóm Hebi-Mam là 1,5%.So sánh với các nghiên cứu khác cho thấy kết quả của nghiên cứu của chúng tôi khá trái ngược. Tuy nhiên có thể do tỷ lệ trẻ có CNSS thấp quá nhỏ nên không thể đánh giá.

So sánh với các thử nghiệm bổ sung đa vi chất, kết quả của một nghiên cứu tổng quan cho thấy có 15 thử nghiệm so sánh bổ sung đa vi chất có sắt và acid folic so với bổ sung sắt có hoặc không có acid folic. Kết quả cho thấy nhóm được bổ sung đa vi chất có sự giảm có ý nghĩa về số trẻ bị SGA (nhỏ so với tuổi thai) và số trẻ có cân nặng sơ sinh thấp . Kết quả của một meta-analysis cũng cho thấy bổ sung đa vi chất làm giảm có ý nghĩa cân nặng sơ sinh thấp (RR 0.86 [95% CI 0.81, 0.91]) và nhẹ cân so với tuổi thai (RR 0.83 [95% CI 0.73, 0.95]) và tăng có ý nghĩa cân nặng sơ sinh trung bình (weighted mean difference (WMD) 52.6 g [95% CI 43.2 g, 62.0 g]) .

So sánh với các thử nghiệm bổ sung dinh dưỡng có tăng cường vi chất kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp ở nhóm PNCT được can thiệp thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Ví dụ trong nghiên cứu bổ sung sữa tăng cường vi chất ở Chile, nhóm PNCT được bổ sung sữa tăng cường vi chất có tỷ lệ trẻ có CNSS thấp (5,26%) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm PNCT được bổ sung sữa không được tăng cường vi chất (8,82%). Hoặc nghiên cứu bổ sung thực phẩm cao năng lượngở Gambia (bổ sung bánh quy có chứa lạc, bột gạo, đường, dầu lạc cung cấp 4250 kJ năng lượng, 22 g protein, 56 g chất béo, 47 mg canxi,và 1.8 mg sắt) cho PNCT ở nhóm nghiên cứu trong 20 tuần trước sinh cũng cho thấy tỷ lệ trẻ có CNSS thấp ở nhóm PNCT can thiệp (10,7% ở vụ thu hoạch và 11,6% ở vụ đói) đều thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng nhận chăm sóc thường quy (phỏng vấn; khám thai; đo huyết áp và xét nghiệm Hemoglobin, protein niệu và chỉ định điều trị nếu có bất thường) (15,9 ở vụ thu hoạch và 18,5% ở vụ đói) ở cả mùa thu hoạch và mùa đói với p<0,01 .

Trong nghiên cứu này, bổ sung Hebi-Mam cho PNCT cải thiện CNSS ở những bà mẹ có CED trước khi mang thai so với nhóm bổ sung sắt acid folic, kết quả này tương tự so với kết quả phân tích đa biến trong 16 nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ đã cho thấy cân nặng khi sinh trong nhóm bà mẹ được bổ sung dinh dưỡng đã tăng lên 73 g (95% CI: 30-117g) [141].

Như vậy bổ sung vi chất dinh dưỡng sắt và acid folic so với sắt có hoặc không có axit folic làm giảm nguy cơ nhẹ cân và nguy cơ nhỏ so với tuổi thai. Bổ sung dinh dưỡng cũng cho thấy làm giảm tỷ lệ trẻ có CNSS thấp. Một trong những con đường chính của sự giảm này là thông qua việc tăng cân nặng; cân nặng cao hơn dẫn đến tỷ lệ thấp hơn trẻ sinh ra bị nhẹ cân và nguy cơ nhỏ so với tuổi thai sinh. Hầu hết các nghiên cứu trong những phân tích chứng minh sự gia tăng trọng lượng lúc sinh như là kết quả của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng. Như chúng ta biết, trong khi mang thai, sự gia tăng trọng lượng của bào thai xảy ra chủ yếu trong quý thứ ba của thai kỳ và đây là một cửa sổ tiềm năng cơ hội để cải thiện cân nặng mà đa số đối tượng trong các nghiên cứu này đã được uống bổ sung trong quý thứ ba. Hơn nữa, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho thấy có tác động đến giảm tỷ lệ sinh non, mà là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến trọng lượng sinh thấp. Một lý do nữa là hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện ở các nước đang phát triển có mức sinh cao, tỷ lệ cao các bà mẹ có chỉ số khối cơ thể thấp, tỷ lệ cao thiếu máu thiếu sắt cao và thường xuyên thiếu hụt vi chất dinh dưỡng lâm sàng . Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể phụ nữ mang thai bị thiếu hụt nhiều vi chất dinh dưỡng cùng một lúc. Đây là lý do dẫn đến kết quả thai nghén bị kém, bao gồm cả nhẹ cân. Bên cạnh đó thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu hụt sắt cũng khá phổ biến ở PNCT là yếu tố có thể liên quan với tăng nguy cơ nhiễm trùng .

Sản phẩm dùng trong nghiên cứu là HEBI-Mam, do Viện Dinh Dưỡng quốc gia, UNICEF và Viện Nghiên cứu phát triển Cộng hòa Pháp (IRD) đồng kết hợp nghiên cứu phát triển sản xuất. Sản phẩm sử dụng các nguyên liệu truyền thống, được bổ sung thêm sữa, vitamin và khoáng chất phù hợp với các tiêu chí của sản phẩm thực phẩm bổ sung ăn liền (RUSF) tiêu chuẩn. Thành phẩn vitamin và khoáng chất trong thực phẩm RUSF Hebi-mam cho PNCT được xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia Tư vấn kỹ thuật tăng cường vi chất dinh dưỡng thực phẩm hộ gia đình (Home Forrtification Technical Asistance Group) (để đáp ứng ít nhất 50% nhu cầu khuyến nghị về vitamin và khoáng chất cho PNCT và cho con bú của WHO và Bộ Y tế. Theo hướng dẫn của nhóm chuyên gia WHO/FAO/UNU về nhu cầu năng lượng, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cần bổ sung 85 Kcal, 3 tháng giữa cần bổ sung 360 Kcal/ ngày, 3 tháng cuối 475 Kcal/ ngày và phải đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất. Như vậy, khẩu phần khuyến nghị thực phẩm bổ sung ăn liền cho PNCT trong nghiên cứu là 4 miếng/ngày (tương đương 46g/ngày), cung cấp 225 Kcal/ ngày và ít nhất 50% nhu cầu khuyến nghị về các chất dinh dưỡng cho PNCT. Sắt và acid folic cung cấp 100% nhu cầu khuyến nghị cho PNCT. Mỗi gói HEBI-Mam có trọng lượng là 92 gam, gồm 8 viên ép gần giống viên bánh đậu xanh. Sản phẩm HEBI-Mam được sản xuất tại Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng NINFood thuộc Viện Dinh Dưỡng, với nhà máy sản xuất được chứng nhận tiêu chuẩn HACCP và đạt hệ thống ISO 22000 từ tháng 4 năm 2013. Như vây, kết quả nghiên cứu cho thấy thực phẩm ăn liền Hebi-Mam tăng cường sắt, acid folic, vi chất dinh dưỡng và năng lượng được phụ nữ có thai chấp nhận sử dụng, đạt hiệu quả trong việc duy trì tình trạng Hb trong khi mang thai tương tự bổ sung sắt acid folic và duy trì tình trạng vitamin A tương tự bổ sung đa vi chất. Bổ sung Hebi-Mam có tác dụng cải thiện tình trạng CNSS của trẻ tốt hơn so với bổ sung sắt acid folic và đa vi chất. Vì vậy, RUSF Hebi-Mam có thể trở thành một sản phẩm hứa hẹn để đưa vào chương trình can thiệp của phụ nữ có thai ở Việt Nam, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong giai đoạn quan trọng của thời kỳ mang thai.


    1. Khẩu phần và thay đổi khẩu phần của phụ nữ có thai

Theo hướng dẫn của nhóm chuyên gia WHO/FAO/UNU, PNCT cần tăng nhu cầu năng lượng, cụ thể là trong 3 tháng đầu PNCT cần bổ sung 85 Kcal, 3 tháng giữa cần bổ sung 360 Kcal/ ngày, 3 tháng cuối 475 Kcal/ ngày và phải đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Trong nghiên cứu này, tại thời điểm bắt đầu can thiệp, khẩu phần năng lượng của PNCT vào khoảng 1700 kcal (1737,8 kcal ở nhóm Sắt-acid folic, 1786,3 kcal ở nhóm ĐVC và 1777,5 kcal ở nhóm Hebi-Mam) mới chỉ đáp ứng khoảng 90% NCKN. Đến thời điểm kết thúc can thiệp vào tuần thai 36 khi đánh giá lại khẩu phần của các nhóm đối tượng này mặc dù khẩu phần năng lượng đã tăng lên xung quanh 2000 kcal, tuy nhiên mức đáp ứng NCKN cũng vẫn chỉ đạt khoảng 90%. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nam Phương trên PNCT dân tộc Mường tại Hòa Bình thì thấp hơn (khẩu phần năng lượng trung bình của PNCT ở đây là khoảng 2126,1 kcal) tuy nhiên so sánh với nghiên cứu của tác giả Tuấn Mai Phương đánh giá khẩu phần của PNCT ở vùng ngoại thành Hà Nội cho thấy khẩu phần năng lượng là khoảng 2000 kcal, tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. So sánh với nghiên cứu của tác giá Hoàng Thu Nga đánh giá diễn biến khẩu phần ăn của PNCT ở huyện Cẩm Khê – Phú Thọ cho thấy trước khi có thai là 1781,7 Kcal, ở khoảng quý 2 thai kỳ là 1904,8 kcal (thai 16 tuần) và ở quý 3 thai kỳ (tuần 32) là 1975,6 kcal thì nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn một chút. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Song Tú và CS nghiên cứu trên phụ nữ có thai 26-30 tuần tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên [4], thì năng lượng khẩu phần là 2329,7 Kcal thì nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Như vậy khẩu phần năng lượng của bà mẹ tăng lên hơn 200 kcal so với trước can thiệp (quý 1 hoặc 2 thai kỳ) đến khi can thiệp (quý 3 thai kỳ). Điều này cho thấy bà mẹ khi có thai cũng đã có sự quan tâm nhất định trong việc ăn uống hàng ngày của mình.

Tuy nhiên, khẩu phần protein trung bình trước can thiệp của PNCT trong nghiên cứu này của chúng tôi vào khoảng 74 gam/ngày cũng tương đương so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Nga tại Phú Thọ ở tuổi thai 16 tuần (75,1 gam) và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh nam Phương (77,6gam) chung cho cả 3 quý thai. Tuy nhiên trong nghiên cứu của hai tác giả này tỷ lệ protein động vật chiếm 43,5% và 38,5% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là >50%. Khẩu phần protein động vật ở thời điểm quý thai thứ 2 đáp ứng >100% NCKN. Tuy nhiên, đánh giá khẩu phần protein khi kết thúc can thiệp, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khẩu phần protein của hai nhóm sắt-acid folic và nhóm ĐVC tương ứng là 85,6 gam và 80,6 gam tăng hơn so với khẩu phần trước can thiệp. Kết quả này cũng cao hơn một chút so với kết quả nghiên cứu của tác giả Tuấn Mai Phương là 81,4 gam (khẩu phần trước khi sinh), tuy nhiên chỉ đáp ứng 94,1% và 88,6% NCKN. Đối với nhóm Hebi-Mam, kết quả cho thấy khẩu phần protein có sự thay đổi so với thời điểm ban đầu (đáp ứng 88,5 % + 7,4% = 95,8% NCKN khi tính cả khẩu phần bổ sung từ Hebi-Mam). Tuy nhiên có thể do PNCT ở khu vực nghiên cứu có xu hướng tiêu thụ nhiều loại thịt các loại ở cả quý thai hai và 3 nên ảnh hưởng đến tính cân đối của khẩu phần protein. Theo mức khuyến nghị tỷ lệ protein động vật/protein tổng số cần đạt 30-35% ở cả quý 2 và quý 3 thai kỳ. Đối với nhóm Hebi-Mam nếu cộng thêm hàm lượng protein trong khẩu phần bổ sung vào là 6,7 gam thì khẩu phần protein của nhóm này là 80,5+6,7=87,2 gam cũng tương đương với NCKN và do protein trong khẩu phần Hebi-mam chủ yếu là nguồn gốc thực vật do đó làm giảm tỷ lệ protein động vật/tổng số của nhóm này xuống một chút.

Cùng với sự tăng mức năng lượng tiêu thụ, lượng lipid tiêu thụ vào thời điểm quý 3 của thai kỳ cũng có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể ở hai nhóm sắt-acid folic (35,0 gam lên 38,2 gam) và ĐVC (33,7 gam lên 35,6 gam ) và tỷ lệ lipid thực vật/lipid tổng số của 2 nhóm này cũng tăng không đáng kể (trung bình là 30%) chưa đạt đến mức NCKN hiện nay là (không vượt quá 60%). Đánh giá tỷ lệ % năng lượng do lipid cung cấp cho thấy tại thời điểm trước can thiệp tỷ lệ này ở nhóm sắt-acid folic; và nhóm ĐVC là 18,1% và 17,0% tại thời điểm trước can thiệp và 16,9% và 16,3% ở thời điểm kết thúc can thiệp. Như vậy ở cả hai thời điểm, khẩu phần lipid của PNCT vẫn không đạt so với NCKN là mức năng lượng do lipid cung cấp ở PNCT có thể lên tới 30%. Đối với nhóm Hebi-mam, tại thời điểm trước can thiệp, hàm lượng lipid trong khẩu phần là 35,7 gam chiếm 18,1% năng lượng trong tổng số, đến cuối can thiệp khẩu phần lipid được cộng thêm 11,8 gam từ khẩu phần bổ sung, do đó, khẩu phần lipid của nhóm này tăng lên 50,2 gam và mức năng lượng do lipid cung cấp của nhóm này chiếm 21,5% năng lượng tổng cao hơn so với hai nhóm còn lại. Năng lượng do lipid cung cấp ở nhóm sắt-acid folic và ĐVC mới chỉ đạt 63,0%, 61,3% so với NCKN ở thời điểm quý 2 thai kỳ và 54,8% và 58,7% so với NCKN ở thời điểm quý 3 thai kỳ; trong khi đó nhóm Hebi-Mam đạt 64,9 % ở thời điểm quý 2 và 77,3% ở thời điểm quý 3 thai kỳ. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Nga cho thấy mức năng lượng do lipid cung cấp trong tổng số năng lượng cũng chưa đạt mức 30% so với NCKN mà mới chỉ đạt 71,8% ở thời điểm quý 2 và 66,9% ở thời điểm quý 3 của thai kỳ. Năng lượng do lipid cung cấp ở nhóm Hebi-Mam là cao hơn so với hai nhóm còn lại. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến năng lượng khẩu phần ăn vào của phụ nữ mang thai không đạt so với nhu cầu khuyến nghị.

Khẩu phần các vitamin và khoáng chất của cả 3 nhóm sau can thiệp có tăng chút ít so với thời điểm trước can thiệp, tuy nhiên đều không đạt mức NCKN. Sắt là một vi chất quan trọng trong thời kỳ mang thai nhưng khẩu phần sắt mới chỉ đạt xung quanh 12-13 mg/ngày, mới chỉ đáp ứng khoảng 30% (1/3) NCKN, trong đó lượng sắt hem là loại sắt có giá trị sinh học cao/có nguồn gốc động vật thì lại rất thấp (1,8 mg ở nhóm Sắt-acid folic, tiếp đến là 2,4 mg ở nhóm Hebi-Mam và cao nhất ở nhóm ĐVC cũng chỉ có 3,3 mg). So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Tuấn Mai Phương (26,6%) có cao hơn một chút và tương đương với kết quả của tác giả Hoàng Thu Nga (29,7-32,%). Như vậy hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn của PNCT ở 3 nhóm đều thấp và có giá trị sinh học kém. Bên cạnh đó hàm lượng vitamin C trong khẩu phần của 3 nhóm đều trên 110 mg trước can thiệp, cụ thể đáp ứng 51,4% ở nhóm Sắt-acid folic, 56,2% ở nhóm Hebi-Mam và cao nhất ở nhóm ĐVC 58,1%. Sau can thiệp hàm lượng vitamin C của 3 nhóm đều tăng lên đạt mức 120 mg/ngày và đáp ứng 83,5% NCKN ở nhóm sắt-acid folic; 70,8% ở nhóm ĐVC và 57,4% ở nhóm Hebi-Mam, tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Nga (171,1%). Như vậy khẩu phần sắt nghèo nàn và đa số là sắt không hem bên cạnh đó khẩu phần vitamin C cũng vẫn chưa đạt 100% NCKN do đó có thể ảnh hưởng đến hấp thu sắt, từ đó ảnh hưởng tới tình trạng thiếu máu thiếu sắt của bà mẹ. Khẩu phần kẽm cả trước và sau can thiệp gần như không thay đổi chỉ đạt 1/2 NCKN, tương đương so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thu Nga (65,5% ở tuần thai 16 và 49,2 ở tuần thai 32) và thấp hơn so với tác giả Tuấn Mai Phương (62,3%). Khẩu phần vitamin A cũng đáp ứng khoảng 2/3 NCKN trước và sau can thiệp thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Nga (112,3%). Khẩu phần can xi, folate, vitamin B2 trước can thiệp đáp ứng khoảng ½ NCKN,sau can thiệp tăng lên đáp ứng 2/3 NCKN. Riêng vitamin B1 khá cao đáp ứng 90% trước can thiệp và xấp xỉ 100% sau can thiệp.

Năng lượng khẩu phần chưa đủ, bên cạnh đó tính cân đối trong cơ cấu sinh năng lượng từ nguồn protein, lipid và glucid P:L:G của các nhóm đối tượng nghiên cứu chưa cân đối. Tại thời điểm trước can thiệp tỷ lệ này của nhóm sắt-acid folic là 16,8:18,1:65,0; của nhóm ĐVC là 16,8: 17,0: 66,2 và của nhóm Hebi-Mam là: 16,8:18,1:65,1. Tại thời điểm kết thúc can thiệp tỷ lệ này của nhóm sắt-acid folic là 16,9:16,9:66,2; của nhóm ĐVC là 16,4:16,3:67,3 và của nhóm Hebi-Mam sau khi đã thêm khẩu phần Hebi-mam là: 16,6: 21,5:61,9. Như vậy trước can thiệp và sau can thiệp tỷ lệ năng lượng do protein đóng góp vẫn cao hơn khuyến nghị (tối đa 15%) và tỷ lệ năng lượng do Lipid cũng cấp vẫn còn thấp (theo nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế phê duyệt năm 2016 là 30%). Sau can thiệp chỉ có nhóm Hebi-Mam có tỷ lệ năng lượng do lipid cung cấp tăng lên 21,5%, tuy nhiên vẫn chưa đạt mức theo NCKN. So với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Nga thì tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả Thu Nga cân đối hơn là 15,7:23,9:60,4 tại thời điểm tuần thai 16 và 15,5:22,7:61,8 tại tuần thai thứ 32.

Kết quả bảng 3.40; 3.41; 3.42 và 3.43 về khẩu phần ăn tại thời điểm ban đầu và kết thúc cho thấy khẩu phần ăn của PNCT ở ba nhóm đều tăng lên tuy nhiên tất cả năng lượng, protein, lipid và các vitamin, khoáng chất vẫn chưa đáp ứng 100% NCKN. Nhóm Hebi-Mam được bổ sung khẩu phần 46 gam Hebi-Mam/ngày cho thấy khẩu phần protein có cao hơn một chút so với hai nhóm nhưng cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa. Về hàm lượng lipid có cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại tuy nhiên khẩu phần năng lượng vẫn tương tương so với 2 nhóm còn lại. Các vi tamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn của nhóm Hebi –Mam trước và sau can thiệp đều có xu hướng tương đương hoặc thấp hơn so với hai nhóm còn lại. Do đó khi được bổ sung Hebi-Mam cùng với lượng premix trong sản phẩm thì hàm lượng vitamin và khoáng chất của nhóm Hebi-Mam cũng tương đương so với nhóm được bổ sung ĐVC.

Chương 5. KẾT LUẬN


  1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu trên 504 phụ nữ có thai tại 10 xã thuộc huyện An Lão cho thấy:

Tỷ lệ PNCT bị thiếu máu là 22,8 %, xếp ở mức vừa về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO. Một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến nồng độ hemoglobin tại thời điểm trước can thiệp là nồng độ TfR (p<0,05), RBP (p<0,01), dự trữ sắt cạn kiệt (p<0,05), tuần thai khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (p<0,001) và tình trạng nhiễm trùng mãn tính (p<0,01). Tỷ lệ PNCT thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 4,0%. 7,1% PNCT mắc các nhiễm trùng cấp tính và 22,8% PNCT mắc các bệnh nhiễm trùng mạn tính.



  1. Đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi Mam và viên đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu và một số vi chất của bà mẹ trong thời gian mang thai.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả thực phẩm ăn liền tăng cường vi chất dinh dưỡng và cung cấp 225 kcal/ ngày lên tình trạng thiếu máu và tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai tuổi thai từ 6 đến 16 tuần hoặc đa vi chất dinh dưỡng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đa vi chất và Hebi-Mam đã có hiệu quả trong việc cải thiện nồng độ hemoglobin tại thời điểm đánh giá kết thúc nghiên cứu (thai 36 tuần), với mức tăng trung bình 3,3 g/l ở nhóm sắt acid folic, 2,7g/ l ở nhóm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và 3,1 g/l ở nhóm sử dụng thực phẩm bổ sung Hebi-Mam (p <0,01).

Tỷ lệ thiếu máu tại thời điểm kết thúc nghiên cứu ở 3 nhóm tương ứng là 26,1%, 24,8% và 24,5%. Hebi-Mam có hiệu quả tương tự bổ sung sắt acid folic và đa vi chất trong việc duy trì tình trạng Hb trong khi mang thai.

Một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự cải thiện nồng độ Hb tại thời điểm kết thúc là nồng độ Hb trước can thiệp (p<0,001), dự trữ sắt cạn kiệt (p<0,01), tuần thai khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (p<0,001) có mối tương quan nghịch với nồng độ Hb kết thúc nghiên cứu.



  1. Đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi mam và viên đa vi chất đến cải thiện cân nặng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh

PNCT bị CED trước can thiệp có mức tăng cân nặng cao hơn so với nhóm PNCT không bị CED ở cả ba nhóm (nhóm sắt acid folic là 9,6±3,4 kg và 10,1±3,4 kg, nhóm UNIMMAP là 10,0±3,7 kg và 10,9±2,9 kg, nhóm Hebi-Mam là 10,2±3,0 kg và 11,2±3,0 kg). Nhóm bổ sung Hebi-Mam bị CED trước can thiệp có mức tăng cân nặng cao hơn so với nhóm đối chứng (p<0,05).

CNSS của trẻ được sinh ra ở bà mẹ sử dụng Hebi-Mam (3164,9±272,6 g) và đa vi chất (3131,4±355,3 g) có xu hướng nặng hơn so với nhóm sắt acid folic (3101,5±328,9 g) (p>0,05). Hebi-Mam giúp cải thiện CNSS của trẻ là con của PNCT bị CED trước khi mang thai (3115,8±265,8 g) cao hơn so với nhóm sắt acid folic (2962.5±281,8 g) (p<0,05).



KHUYẾN NGHỊ

1. Sản phẩm thực phẩm ăn liền RUSF Hebi-Mam tăng cường sắt, acid folic, vi chất dinh dưỡng và năng lượng nên đưa vào chương trình can thiệp cho phụ nữ có thai ở những vùng có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao để góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong giai đoạn quan trọng của thời kỳ mang thai. Khuyến nghị đưa sản phẩm vào chương trình dinh dưỡng khẩn cấp sau thiên tai, bão lụt, mất mùa để phòng chống thiếu dinh dưỡng và giảm thiếu vi chất cho phụ nữ có thai.

2. Cần có các nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả sản phẩm trong mô hình can thiệp phòng chống thiếu dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng với quy mô rộng hơn và thời gian sớm hơn (phụ nữ tiền mang thai và quý 1 của thai kỳ) để chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm tỷ lệ thấp còi ở trẻ nhỏ, đánh giá khả năng duy trì hiệu quả và tính bền vững của can thiệp.

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.  Can thiệp bổ sung thực phẩm ăn liền tăng cường sắt, acid folic, vi chất dinh dưỡng và năng lượng cho phụ nữ có thai  là bằng chứng khoa học về giải pháp có thể áp dụng cho chương trình can thiệp phòng chống thiếu dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn tới, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao thể chất người Việt Nam.

2. Can thiệp bổ sung thực phẩm ăn liền tăng cường sắt, acid folic, vi chất dinh dưỡng và năng lượng cho phụ nữ có thai  là một phương pháp can thiệp mới. Sản phẩm có ưu điểm dễ sử dụng, dễ vận chuyển, có hiệu quả trong việc duy trì tình trạng Hb trong khi mang thai, và duy trì tình trạng vitamin A tương tự bổ sung đa vi chất. Bổ sung Hebi - Mam có tác dụng cải thiện tình trạng CNSS của trẻ tốt hơn so với bổ sung sắt acid folic và đa vi chất ở những bà mẹ thiếu năng lượng trường diễn trong thời kỳ tiền mang thai. Vì vậy, RUSF Hebi-Mam có thể trở thành một sản phẩm hứa hẹn để đưa vào chương trình can thiệp của phụ nữ có thai ở Việt Nam, góp phần cải thiện dinh dưỡng và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và bào thai trong 1000 ngày vàng,giai đoạn cửa sổ quan trọng của trẻ.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


  1. Nguyễn Đăng Trường, Trần Thúy Nga, Nguyễn Đỗ Huy, Lê Danh Tuyên, Phạm Thị Hà Trang (2016), “ Đánh giá khả năng chấp nhận và thị hiếu của một số sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai”, Tạp chí Y học thực hành (1027) - Số 11/2016.

  2. Nguyễn Đăng Trường, Trần Thúy Nga, Bùi Thị Nhung, Lê Anh Tuyên (2016), “Hiệu quả bổ sung HEBIMAM hoặc đa vi chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, số 5.2, tháng 11/2016.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

MẪU SỐ 2A: PHIẾU SÀNG LỌC ĐỐI TƯỢNG VÀ PHỎNG VẤN PHỤ NỮ CÓ THAI

1. Họ tên đối tương :..........................................

2. Địa chỉ: Thôn: .....................................Xã: ..................................Huyện An Lão - TP. Hải Phòng.

Ngày: .........../......../2014 Mã số: .......................



3. Hiện nay chị có thai không? 1. Có 2. Không




4. Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng: / / Âm lịch hay DL




5. Chị có tiền sử sảy thai 1. Có 2. Không




6. Chị có tiền sử đẻ non (Thai <37 tuần) 1. Có 2. Không




7. Chị có tiền sử thai lưu 1. Có 2. Không




8. Chị mang thai lần này là lần thứ mấy?




9. Chị có mắc các bệnh mãn tính (cao huyết áp, gan, thận, tiểu đường....)?

1. Có (loại) 2. Không

10. Ngày, tháng, năm sinh: .............................





11

Chị là người dân tộc gì? 1. Kinh 2. Khác

12

Chị có trực tiếp nghe cán bộ y tế, cộng tác viên giải thích về chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho PN trong 6 tháng qua không? 1. Có 2. Không

13

Xin cho biết chị làm nghề gì? 1. Nông dân 2. Cán bộ 3. Nghề tự do, buôn bán 4. Ở nhà, nội trợ 9. Khác

14

Trình độ học vấn của chị? 1. Mù chữ 2. Tiểu học 3. Trung học cơ sở (Cấp 2) 4. Phổ thông trung học (Cấp 3) 5. Trung cấp, cao đẳng, Đại học

15

Xin cho biết chồng chị làm nghề gì? 1. Nông dân 2. Cán bộ 3. Nghề tự do, buôn bán 4. Ở nhà, nội trợ 9. Khác

16

Trình độ học vấn của chồng chị? 1. Mù chữ 2. Tiểu học 3. Trung học cơ sở (Cấp 2) 4. Phổ thông trung học (Cấp 3) 5. Trung cấp, cao đẳng, Đại học

17

Số người chung sống trong gia đình, ăn cùng mâm? . . . . . . . . người

18

Gia đình chị được xếp loại hộ kinh tế nào? 1. Nghèo 2. Cận nghèo 3. Không nghèo

19

Tổng thu nhập của gia đình chị trong tháng qua: .................................... đ

20

Thu nhập chính của gia đình chị hiện nay từ nguồn nào? 1. Làm ruộng 2. Thủ công 3. Buôn bán 4. Lương, phụ cấp 5. Làm thuê 6. Khác (ghi rõ)

21

Chị đã có con chưa? 1. Có 2. Không

22

Nếu có, chị có mấy con? . . . . . . . . . . . . . . . con

23

Cân nặng trước khi có thai của chị:

24

Chiều cao trước khi có thai của chị:

25

Chị có tẩy giun trong 1 năm qua 1. Có 2. Không

26

Nếu có tẩy giun, mấy lần.........................

27

Trong 6 tháng trước khi có thai, chị có uống các loại thuốc sau không?

28

Sắt 1. Có (ghi rõ) Thời gian uống được bao nhiêu lâu?....................

2. Không


29

Viên đa VC 1. Có (ghi rõ) Thời gian uống được bao nhiêu lâu?......................

2. Không


30

Thuốc bổ khác 1. Có (ghi rõ) Thời gian uống được bao nhiêu lâu?..............

2. Không


31

Từ khi có thai, chị có uống các loại thuốc sau không?

32

Sắt 1. Có (ghi rõ) Thời gian uống được bao nhiêu : .......tháng Bắt đầu uống từ khi thai mấy tháng: 2. Không

33

Viên đa VC 1. Có (ghi rõ) Thời gian uống được bao nhiêu : .......tháng Bắt đầu uống từ khi thai mấy tháng: 2. Không

34

Thuốc bổ khác 1. Có (ghi rõ) Thời gian uống được bao nhiêu : .......tháng Bắt đầu uống từ khi thai mấy tháng: 2. Không

35

Hiện tại chị có uống sữa không? 1. Sữa dành cho bà bầu 2. Sữa khác 3. Không uống

Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG
2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương