ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


Hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi - Mam và viên đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai



tải về 1.61 Mb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1.61 Mb.
#32997
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi - Mam và viên đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai





      1. Về hàm lượng Hemoglobin

PNCT thường bị thiếu dinh dưỡng do nhu cầu phát triển của thai nhi. Ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình, nhiều phụ nữ với chế độ ăn có hàm lượng thấp các vitamin và khoáng chất thấp cũng như phải lao động vất vả, bên cạnh đó còn hay mắc các bệnh nhiễm trùng tái phát làm cho sự thiếu hụt dinh dưỡng càng trầm trọng. Do đó cung cấp đủ dinh dưỡng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe kém của họ. Bổ sung sắt và acid folic đã được khuyến cáo rộng rãi. Mặc dù vậy, xác định can thiệp tối ưu để cung cấp sắt và các vi chất dinh dưỡng khác trong thời kỳ mang thai là một câu hỏi về sức khỏe cộng đồng và lâm sàng quan trọng trong dinh dưỡng bà mẹ đến sức khỏe thai nhi và người mẹ. Khó khăn của chương trình đối với bổ sung vi chất dinh dưỡng trước khi sinh đó là sự tuân thủ kém và sinh khả dụng thấp của các chế phẩm khác nhau dẫn đến sự phát triển sản phẩm Hebi - Mam trong thai kỳ. Các can thiệp đánh giá hiệu quả của sản phẩm này trên trẻ em < 5 tuổi đã chứng minh Hebi-Mam là có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng như thiếu máu ở trẻ nhỏ, do đó có thể có ích cho PNCT.

Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của bổ sung Hebi - Mam có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng với bổ sung viên sắt - acid folic và viên đavi chất. Sau 6 tháng can thiệp trên tổng số 398 đối tượng PNCT, kết quả cho thấy hàm lượng Hb trung bình của ba nhóm đều tăng lên có ý nghĩa thống kê (bảng 3.23). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng Hb ở nhóm được bổ sung Hebi-Mam so với nhóm được bổ sung đa vi chất và nhóm được bổ sung sắt-acid folic (p > 0,05). Mức chênh về hàm lượng Hb trước và sau can thiệp cao nhất ở nhóm PNCT sử dung sắt - acid folic (3,3 ± 13,8 g/L), tiếp đến là nhóm Hebi-Mam (3,1 ± 12,8 g/L) và nhóm UNIMMAP (2,7 ± 14,0 g/L), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điều này chứng tỏ hỗn hợp (premix) đa vi chất được tăng cường vào sản phẩm Hebi - Mam đã giúp cải thiện tình trạng Hb và cũng có hiệu quả không kém gì so với bổ sung viên đa vi chất hoặc viên sắt - acid folic trong việc cải thiện tình trạng Hb ở PNCT.

So sánh với các nghiên cứu về hiệu quả của các thực phẩm bổ sung được tăng cường vi chất, cho thấy đều có hiệu quả trong việc cải thiện hàm lượng Hb của PNCT. Ví dụ như thử nghiệm bổ sung nước uống tăng cường đa vi chất dinh dưỡng ở Tanzania hoặc trong nghiên cứu trước đó bổ sung sữa bột có tăng cường vi chất ở Chile . Nghiên cứu tại Tanzania đánh giá hiệu quả của nước uống bổ sung được tăng cường 11 vi chất dinh dưỡng (iron, iodine, zinc, vitamin A, vitamin C, niacin, riboflavin, folate, vitamin B -12, vitamin B - 6 and vitamin E) cho 259 PNCT 8 - 34 tuần trong 8 tuần. Kết quả bổ sung nước uống có tăng cường vi chất cho thấy nồng độ Hb của nhóm được bổ sung cao hơn 4,16 g/L . Nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng retinol huyết thanh ban đầu có tương quan dương tính đến mức tăng nồng độ Hb, trong khí đó Nồng độ Hb và CRP và hàm lượng Ferritin huyết thanh < 30 g/L có tương quan âm tính đến sự tăng nồng độ Hb, tức là những PNCT có nồng độ Hb ban đầu thấp và có hàm lượng Ferritin < 30 g/L có mức tăng nồng độ Hb cao hơn . Nghiên cứu tại Chilê bổ sung sữa bột có tăng cường vi chất dinh dưỡng cho PNCT 20 tuần bị thiếu năng lượng trường diễn, nhóm chứng được bổ sung sữa bột không được tăng cường vi chất. Kết quả đánh giá tại tuần thai 38 cho thấy hàm lượng Hb của nhóm can thiệp (126 ± 11 g/L) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (119 ± 12 g/L) . Chúng tôi chỉ tìm thấy 1 nghiên cứu nhỏ về bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng/chất béo có tăng cường vi chất. Đó là một thử nghiệm nhỏ ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện tại Ấn Độ trên 20 PNCT. Thử nghiệm này bổ sung thực phẩm giàu năng lượng cho PNCT (30 g protein và 417 kcal) trong quý 3 thai kỳ. Kết quả cho thấy nhóm can thiệp có hàm lượng Hb tăng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (19,7 g/L so với 1,7 g/L) . Kết quả này cho thấy bổ sung thực phẩm cao năng lượng có hiệu quả đến cải thiện tình trạng Hb của PNCT. Như vậy có sự khác biệt ở các nghiên cứu này so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi vì ở các nghiên cứu này nhóm chứng đều là nhóm không được bổ sung sắt-acid folic hoặc đa vi chất mà chỉ được bổ sung một lượng thực phẩm bổ sung tương đương mà không có vi chất, do đó sự khác biệt về hàm lượng Hb giữa hai nhóm cũng là hợp lý.

Tuy nhiên khi so sánh với các nghiên cứu bổ sung bột đa vi chất (dạng Sprinkles) với các bổ sung sắt-acid folic hoặc viên đa vi chất, lại thấy kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Ví dụ nghiên cứu so sánh hiệu quả của bổ sung bột đa vi chất (sprinkles) với sắt-acid folic trên 478 PNCT 14 - 22 tuần tại vùng nông thôn miền trung Banglades cũng cho kết quả tương tự. Kết quả cho thấy sau thời gian can thiệp (đánh giá lúc thai 32 tuần), nồng độ Hb của PNCT nhận bột đa vi chất không có sự khác biệt so với PNCT nhận viên sắt-acid folic (109,5 ± 12,9 so với 112,0 ± 11,2 g/L; 95% CI, -0,757 đến 5,716). Nghiên cứu cũng cho thấy PNCT tuân thủ uống viên sắt-acid folic tốt hơn là dùng bột vi chất dinh dưỡng (76,0 ± 13,7%, so với 57,5 ± 22,5%với 95% CI, -22,39 -12,94 đến). Tuy nhiên, ở cả hai nhóm, sự tuân thủ cao tương quan đương với nồng độ hemoglobin . Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu bổ sung bột đa vi chất và bổ sung viên đa vi chất tại vùng nông thôn Mexico trên 694 PNCT. Kết quả đánh giá tại thời điểm thai 37 tuần, cũng cho thấy không có sự khác biệt về hàm lượng Hb giữa nhóm được bổ sung bột đa vi chất có chứa sắt-acid folic và nhóm được bổ sung viên đa vi chất (sự khác biệt trung bình 1,0 g/L, 95% CI -1.77 to 3.77) . So sánh với một nghiên cứu tổng hợp tử 7 thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất với bổ sung sắt acid folic đến tình trạng Hb và thiếu máu mẹ. Kết quả cho thấy không có khác biệt giữa bổ sung đa vi chất dinh dưỡng so với bổ sung sắt acid folic đến thiếu máu mẹ ở quý III thai kỳ (nguy cơ tương đối RR = 1.03 [95% CI 0.94, 1.12]). Kết quả tương tự với nồng độ hemoglobin, không có tác dụng đáng kể giữa nhóm được bổ sung đa vi chất so với nhóm được bổ sung sắt-acid folic (khác biệt trung bình chuẩn = -0.01 [95% CI -0,08,0.06]). Tóm lại, nhiều vi chất dinh dưỡng có tác dụng tương tự trên thiếu máu mẹ so với việc bổ sung sắt folate . Trong 7 nghiên cứu này, bốn nghiên cứu sử dụng đa vi chất bổ sung là UNIMMAP, trong đó bao gồm 30 mgsắt, 400 mg axit folic, 15 mg kẽm, 2 mg đồng, 65 mg selen, 800 mg RE vitamin A, 1,4 mg vitamin B1,1,4 mg vitamin B2, 18 mg niacin, 1,9 mg vitamin B6,2,6 mg vitamin B12, 70 mg vitamin C, 5 mg vitamin D,10 mg vitamin E và 150 mg iốt. Các công thức được sử dụng trong các nghiên cứu còn lại tương tự như UNIMMAP ngoại trừ sự thay đổi nhỏ trong liều sắt-acid folic sử dụng.Tất cả các nghiên cứu, việc bổ sung được bắt đầu muộn nhất là ở tuần thứ 28 .

Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, mặc dù sau can thiệp, hàm lượng Hb ở nhóm PNCT bị thiếu máu ở thời điểm trước khi can thiệp được cải thiện tốt hơn (trung bình tăng 9,7 g/L ở cả ba nhóm) và hàm lượng Hb trung bình ở nhóm PNCT không bị thiếu máu trước khi can thiệp được cải thiện ít hơn (cao nhất là nhóm Hebi-Mam 1,3 ± 1,4 g/L; nhóm Sắt-acid folic là 1,3 ± 1,4 g/L và nhóm đa vi chất 0,8 ± 1,5 g/L) thì cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng Hb trung bình giữa nhóm được bổ sung Hebi - Mam và hai nhóm còn lại. Điều này cũng chứng tỏ sản phẩm Hebi - Mam không chỉ có hiệu quả cải thiện nồng độ Hb ở PNCT bị thiếu máu mà ở nhóm PNCT không bị thiếu máu cũng có hiệu quả tương tự như bổ sung đa vi chất và Sắt - acid folic. Điều này cũng phù hợp với tương quan tuyến tính giữa nồng độ Hb ban đầu với sự cải thiện hàm lượng Hb sau thời gian can thiệp trong các nghiên cứu khác .

Về tỷ lệ thiếu máu sau can thiệp, kết quả ở bảng 3.24 cho thấy, tỷ lệ thiếu máu của cả 3 nhóm đều có xu hướng tăng lên tuy nhiên không có sự khác biệt so với thời điểm đánh giá trước can thiệp. Tỷ lệ thiếu máu được đánh giá tại tuần thai thứ 36 cho thấy, nhóm được bổ sung Hebi - Mam là 24,5 % không có sự khác biệt có ý nghĩa so với hai nhóm còn lại (nhóm Sắt -acid folic là 26,1 %, nhóm đa vi chất là 24,8 %).

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả tổng hợp từ 15 thử nghiệm so sánh bổ sung đa vi chất có sắt và acid folic so với bổ sung sắt có hoặc không có acid folic. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về thiếu máu mẹ ở quý III thai kỳ (RR 0.98, 95% CI 0.86 to 1.11) . So sánh với kết quả bổ sung bột đa vi chất với sắt acid folic tại Banglades và bổ sung bột đa vi chất với viên đa vi chất tại Mexico cũng cho thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu tại Banglades cho thấy, tại tuần thai thứ 32 tỷ lệ thiếu máu chung (được định nghĩa là hàm lượng Hb <110 g/L) không có sự khác biệt giữa hai nhóm (RR 1.25; 95% CI 1.00 đến 1.57) và thiếu máu nhẹ (được định nghĩa là khi nồng độ Hb nằm trong khoảng 100-109 g/L) (RR 1.03; 95% CI 0.75 đến 1.42). Tuy nhiên tỷ lệ thiếu máu ở mức độ trung bình (được định nghĩa khi nồng độ Hb nằm trong khoảng 70-99 g/L) thì nhóm bổ sung bột đa vi chất lại cao hơn so với nhóm sắt-acid folic (RR 1.75; 95% CI 1.11 đến 2.77). Nghiên cứu tại Mexico cho thấytỷ lệ thiếu máu của 3 nhóm, nhóm bổ sung nước uống tăng cường vi chất, nhóm bổ sung vên nén đa vi chất và nhóm bổ sung bột đa vi chất (sprinkles) không có sự khác biệt có ý nghĩa tại thời điểm thai 37 tuần (19,6%; 15%; 17%) .



Về hàm lượng Ferritin, sau can thiệp hàm lượng Ferritin của cả ba nhóm đều giảm xuống có ý nghĩa thống kê với p<0,0001 so với trước can thiệp, trong đó nhóm đa vi chất giảm nhiều nhất (-41,4 ± 43,5 µg/L) và nhóm sắt-acid folic giảm ít nhất (-34,7 ± 47,3) (p>0,05).

Nồng độ Ferritin huyết thanh được coi là một chỉ số hữu ích về tình trạng dự trữ sắt, nó thường được đánh giá đồng thời cùng với Hb, sắt huyết thanh và transferring huyết thanh. Trong quý đầu của thai kỳ, lượng sắt và ferritin huyết thanh tăng lên đáng kể so với những người phụ nữ không mang thai. Trong quý thứ 2 và 3 của thai kỳ, lượng sắt và ferritin huyết thanh giảm đáng kể. Tại thời điểm sinh, mức sắt trong huyết thanh trong máu dây rốn cao gấp đôi so với trong máu người mẹ và nồng độ ferritin huyết thanh trong máu dây rốn cao hơn so với trong máu người mẹ khoảng 10 lần . Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mức ferritin huyết thanh có xu hướng giảm xuống trong quá trình mang thai . Điều đó cũng chứng tỏ cuối thai kỳ dự trữ sắt của bà mẹ giảm xuống. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ PNCT có dự trữ sắt thấp và và dự trữ sắt cạn kiệt tăng lên ở cuối thai kỳ ở cả ba nhóm. Cụ thể, tỷ lệ đối tượng có dự trữ sắt thấp của ba nhóm sau can thiệp đều tăng lên đáng kể, trước can thiệp tỷ lệ dự trữ sắt thấp là 13,8% ở nhóm Sắt-acid folic, 12,4% ở nhóm đa vi chất và thấp nhất ở nhóm Hebi-mam là 11,5%. Tuy nhiên sau can thiệp tỷ lệ PNCT có dự trữ sắt thấp ở nhóm Sắt-acid folic là 45,7%, ở nhóm đa vi chất là 71,1% và nhóm Hebi-mam là 56,8%. Điều này chứng tỏ trong những tháng cuối của thai kỳ có sự huy động sắt lớn để sản xuất tế bào hồng cầu mới. Bên cạnh đó tỷ lệ đối tượng có dự trữ sắt cạn kiệt (Hàm lượng Ferritin <15 µg/L) cũng tăng lên đáng kể sau can thiệp, tại thời điểm trước can thiệp, nhóm sắt – acid folic và nhóm sử dụng Hebi – Mam có tỷ lệ PNCT có dự trữ sắt cạn kiệt là 2,9%, nhóm đa vi chất là 0,8%. Tại thời điểm đánh giá sau can thiệp, nhóm sử dụng sắt – acid folic thấp nhất (17,4%), nhóm Hebi- Mam có tỷ lệ PNCT dự trữ sắt cạn kiệt cao nhất (23,0%), nhóm đa vi chất 21,5%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Điều này cũng hợp lý vì hàm lượng sắt bổ sung trong nhóm sắt-acid folic là cao nhất 60 mg trong khi nhóm đa vi chất và nhóm Hebi-Mam là 30 mg.

Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng bổ sung sắt nguyên tố hàng ngày từ 60-120 mg, làm giảm sự suy giảm nồng độ ferritin này. Trong các phân tích nêu trên, Sloan và cộng sự đã nhận thấy rằng, trong các báo cáo nghiên cứu kết quả ferritin, bổ sung sắt một mình (132±77 mg) làm tăng hàm lượng ferritin tới 9,48 µg/L và hàm lượng Hb tới 8,7 g/L. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, chỉ có nhóm sắt-acid folic được bổ sung 60 mg sắt nguyên tố còn nhóm đa vi chất và Hebi-Mam chỉ có 30 mg, do đó hàm lượng Ferritin có xu hướng giảm xuống cũng là hợp lý.

So sánh với các nghiên cứu hiệu quả của các sản phẩm bổ sung tăng cường vi chất dinh dưỡng cho thấy nhóm can thiệp đều có hàm lượng ferritin cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Nghiên cứu tại Tanzania đánh giá hiệu quả của nước uống bổ sung được tăng cường 11 vi chất dinh dưỡng (iron, iodine, zinc, vitamin A, vitamin C, niacin, riboflavin, folate, vitamin B-12, vitamin B-6 and vitamin E) cho 259 PNCT 8-34 tuần. Kết quả sau 8 tuần bổ sung nước uống có tăng cường vi chất cho thấy nồng hàm lượng Ferritin của nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa 3 µg/L còn nhóm chứng tăng không có ý nghĩa 2 µg/L so với thời điểm đánh giá trước can thiệp. Tại thời điểm kết thúc can thiệp, hàm lượng feritin của nhóm can thiệp cao hơn (4,5 µg/L) có ý nghĩa so với nhóm chứng; bổ sung cũng làm giảm nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt tới 51% và 56%. Nguy cơ thiếu sắt giảm tới 70% ở những PNCT bị thiếu sắt tại thời điểm ban đầu và 90% ở những PNCT có dự trữ sắt đầy đủ . Nghiên cứu bổ sung sữa công thức tăng cường vi chất cho PNCT tại Chile cũng cho thấy nhóm can thiệp có hàm lượng ferritin huyết thanh (98 µg/L) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (77 µg/L) tại tuần thai 38 . Điều này có thể giải thích một phần là do tăng hấp thu sắt do vitamin C và tăng cường sử dụng sắt trong tổng hợp Hb do vitamin A và riboflavin . Vi chất dinh dưỡng như acid folic và vitamin B12 cũng có thể đóng góp vào sự gia tăng nồng độ Hb bằng cách sửa chữa tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ .

Trong một nghiên cứu tiến hành ở Indonesia bởi Muslimatun và cộng sự bổ sung hàng tuần với 6000RE vitamin A và 120 mg sắt nguyên tố đã cải thiện đáng kể hàm lượng ferritin huyết thanh và các tác giả tin rằng sự suy giảm ferritin huyết thanh ở nhóm vitamin A là do do tăng sử dụng sắt trong tổng hợp Hb. Hơn nữa ở đây nhóm chứng không được bổ sung vi chất dinh dưỡng vì vậy hàm lượng sắt bổ sung không thể bằng nhóm can thiệp được.

Hàm lượng TfR của cả ba nhóm sau can thiệp đều tăng so với thời điểm trước can thiệp một cách có ý nghĩa với p<0,0001. Trong đó hàm lượng TfR tại cả 2 thời điểm trước và sau can thiệp của 3 nhóm PNCT đều tương tự nhau (p>0,05).

Nồng độ TfR thấp ở giai đoạn đầu thai kỳ phản ánh giảm sản xuất tế bào hồng cầu, trong khi mức tăng nồng độ TfR từ đầu đến cuối thai kỳ phản ánh tăng sản xuất tế bào hồng cầu và cũng phản ánh cạn kiệt dự trữ sắt mô. Trong kết quả nghiên cứu này sự tăng cao một cách có ý nghĩa về hàm lượng TfR chứng tỏ vừa có sự tăng sản xuất tế bào hồng cầu và vừa phản ánh sự cạn kiệt dự trữ sắt mô.Cụ thể sau can thiệp tỷ lệ thiếu sắt mô TfR của cả ba nhóm đều tăng lên, trong đó nhóm Hebi-Mam (2,9% ở thời điểm trước can thiệp và 6,5% ở thời điểm 36 tuần thai), đa vi chất có tỷ lệ PNCT thiếu sắt mô là (2,5% ở thời điểm trước can thiệp và 8,3% ở 36 tuần thai), nhóm và nhóm sắt acid folic là 0% ở T0 và 7,2% ở T6.



Tình trạng RBP (Retinol binding Protein)

Hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng lên tình trạng vitamin A của đối tượng nghiên cứu cho thấy tại thời điểm ban đầu, nồng độ RBP huyết thanh ở nhóm PNCT sử dụng Hebi – Mam có xu hướng thấp hơn hai nhóm còn lại nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05, ANOVA test). Ở thời điểm đánh giá sau can thiệp, nồng độ RBP có xu hướng cải thiện so với đánh giá trước can thiệp, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05 vs cùng nhóm trước can thiệp (T test ghép cặp). Tỷ lệ vitamin A thấp cũng không có sự khác biệt giữa 3 nhóm. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu tại Tanzania .



    1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG
      2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

      tải về 1.61 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương