ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


Lựa chọn cộng tác viên và trách nhiệm của cộng tác viên



tải về 1.61 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1.61 Mb.
#32997
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

2.4.5. Lựa chọn cộng tác viên và trách nhiệm của cộng tác viên


Lựa chọn cộng tác viên: mỗi thôn chọn một cộng tác viên (y tế thôn), tham gia nghiên cứu với tiêu chuẩn đủ sức khỏe, nhiệt tình và có trách nhiệm.

Tập huấn cộng tác viên: về nội dung cần kiểm tra khi đến thăm hộ gia đình đối tượng; tần suất đến thăm hộ gia đình đối tượng; hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản thuốc/ thực phẩm; theo dõi các dấu hiệu bệnh tật và ghi chép sổ sách.

Trách nhiệm của cộng tác viên: phụ trách 4 - 6 đối tượng ở cùng thôn với mình. Theo dõi đối tượng trong suốt thời gian nghiên cứu để trạm y tế xã cập nhật và thông báo kịp thời cho nhóm nghiên cứu để hướng dẫn và nhwasc nhở phụ nữ có thai sử dụng thuốc thực phẩm nghiên cứu đúng thời điểm và số lượng theo hướng dẫn; Theo dõi, phát hiện và ghi chép tình hình sức khỏe phụ nữ có thai và các trường hợp đối tượng có biểu hiện của tác dụng phụ; Báo cáo với trạm y tế hoặc giám sát viên khi cần thiết; Chịu sự giám sát thường xuyên của trạm trưởng trạm y tế, nghiên cứu viên và các giám sát viên.

2.4.6. Lựa chọn giám sát viên và nhiệm vụ của giám sát viên


Người chịu trách nhiệm giám sát chính trong quá trình can thiệp là nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của trạm trưởng trạm y tế các xã, cán bộ Trung tâm Y tế huyện An Lão và 2 cán bộ của khoa Vi chất dinh dưỡng.

Nhiệm vụ của giám sát viên:

- Giám sát thường xuyên các hoạt động của cộng tác viên: 1 tháng/lần giám sát viên đã họp với toàn bộ cộng tác viên, xem xét việc ghi chép sổ sách, nghe phản ánh về tình hình sử dụng thuốc/thực phẩm nghiên cứu và tình hình bệnh tật.

- Giám sát ngẫu nhiên ít nhất 10% đối tượng trong diện can thiệp. Giám sát viên và cộng tác viên thăm gia đình đối tượng, phỏng vấn và đối chiếu lại các thông tin đã được ghi trong sổ. Nếu các thông tin không thống nhất, giám sát viên và cộng tác viên đã thảo luận, kiểm chứng và điều chỉnh thông tin phù hợp nhất.



2.4.7. Phân phối sản phẩm

Việc phát thuốc và thực phẩm nghiên cứu được thực hiện tại trạm y tế hàng tuần. Nữ hộ sinh của trạm y tế phát thuốc (viên sắt acid folic hoặc viên đa vi chất UNIMMAP) hoặc thực phẩm nghiên cứu (RUSF) cho từng đối tượng PNCT tham gia nghiên cứu theo nhóm chỉ định. Thuốc hoặc thực phẩm nghiên cứu được đựng trong một hộp nhựa có nắp kín. Thuốc hoặc thực phẩm nghiên cứu được nữ hộ sinh hướng dẫn cho từng đối tượng cách sử dụng theo liều quy định cho mỗi loại sản phẩm nghiên cứu. Đối tượng được yêu cầu đến trạm y tế để khám lại hàng tuần.



2.4.8. Theo dõi sử dụng sản phẩm

Hàng tuần, các đối tượng được nhận viên sắt acid folic hoặc viên đa vi chất hoặc thực phẩm nghiên cứu với số lượng đủ uống trong 1 tuần tại trạm y tế xã. Tại mỗi lần khám lại, PNCT được nữ hộ sinh/cộng tác viên phỏng vấn hồi cứu số lượng, tình hình sử dụng thuốc/thực phẩm đã sử dụng trong tuần (số lượng thuốc/thực phẩm nghiên cứu đã sử dụng, số lượng còn thừa) (Phụ lục 6: Mẫu 4), và các biểu hiện bệnh tật hoặc tác dụng phụ trong tuần qua (tiêu chảy, sốt, nhiễm khuẩn hô hấp, dị ứng, đầy bụng, nôn, táo bón) theo biểu mẫu thiết kế sẵn (Phụ lục 7: Mẫu 5).

Tuần đầu tiên khi đối tượng bắt đầu tham gia nghiên cứu, cộng tác viên dinh dưỡng đến nhà đối tượng hai lần để kiểm tra theo dõi lượng thuốc/ thực phẩm mà đối tượng đã sử dụng, cách sử dụng, bảo quản sản phẩm và ghi chép vào biểu mẫu đã thiết kế sẵn. Hai tuần tiếp theo, việc kiểm tra theo dõi được thực hiện một tuần một lần. Sau đó, mỗi tháng một lần, cộng tác viên dinh dưỡng đến nhà đối tượng kiểm tra theo dõi lượng thuốc/thực phẩm mà đối tượng đã sử dụng, cách sử dụng, bảo quản sản phẩm và ghi chép vào biểu mẫu thiết kế sẵn (Phụ lục 8: Mẫu 6).

2.4.9. Theo dõi đánh giá tình trạng thiếu vi chất và cân nặng của phụ nữ có thai, cân nặng sơ sinh

Các PNCT được theo dõi cân nặng (Phụ lục 7: Mẫu 5) tại trạm y tế 4 tuần một lần từ khi bắt đầu tham gia nghiên cứu cho đến trước khi sinh.

Các PNCT được lấy mẫu máu xét nghiệm để theo dõi tình trạng thiếu máu, thiếu sắt tại thời điểm tuyển chọn vào nghiên cứu (điều tra ban đầu) thai 6 - 16 tuần và đánh giá kết thúc tại thời điểm thai 36 - 37 tuần. Thu thập số liệu về cân nặng sơ sinh của trẻ: Kiểm tra cân (kiểm tra tính chính xác) của cân được thực hiện trước mỗi lần cân trẻ. Tính chính xác của cân được xác định bằng cách dùng các quả cân chuẩn trong khoảng trọng lượng dự kiến của trẻ sơ sinh. Dùng cân lòng máng SECA, chính xác đến + 10 gam, để cân trọng lượng trẻ sơ sinh. Cởi áo quần của trẻ và cân khi trẻ không mặc gì. Nếu dùng chăn hay khăn để quấn cho trẻ, thì cân được trừ bì khối lượng của chăn hay khăn. Đặt trẻ ở giữa bề mặt cân, điều chỉnh quả cân cho đến khi 2 đầu thăng bằng cân bằng nhau. Đọc kết quả chính xác thể hiện bằng số ghi ở cạnh quả cân ở trên đòn cân. Tất cả các nữ hộ sinh của các trạm y tế xã, Bệnh viện huyện An Lão được tập huấn đo cân nặng cho trẻ sơ sinh trước khi tham gia nghiên cứu.

Cân nặng sơ sinh của trẻ, giới, ngày sinh của trẻ được nữ hộ sinh thu thập thông qua sổ đẻ ghi chép tình trạng đẻ của bà mẹ và phỏng vấn bà mẹ sau khi đẻ để kiểm tra đối chiếu lại thông tin.



2.4.10. Theo dõi giám sát triển khai nghiên cứu

Các đối tượng của nghiên cứu được uống thuốc theo danh sách ngẫu nhiên của Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp và Viện Dinh dưỡng chuẩn bị để tránh nhầm lẫn với các đối tượng khác. Các đối tượng thuộc nhóm nghiên cứu được nữ hộ sinh/cộng tác viên theo dõi số lượng thuốc uống/thực phẩm ăn được, ghi chép lại số lượng đã sử dụng hàng ngày bằng cách phỏng vấn hồi cứu theo biểu mẫu đã được thiết kế sẵn dưới sự giám sát và theo dõi của nghiên cứu sinh và các cán bộ thuộc nhóm nghiên cứu.

Trạm y tế báo cáo tình hình đối tượng uống thuốc cho Trung tâm Y tế huyện trong các buổi giao ban tại huyện hàng tháng.

Để đảm bảo chất lượng triển khai nghiên cứu, nghiên cứu sinh và cán bộ nhóm nghiên cứu Viện Dinh dưỡng thường xuyên giám sát việc triển khai tại xã (nghiên cứu sinh và cán bộ VDD: 1 tuần/1 lần trong 2 tuần đầu và sau đó là 1 tháng 1 lần; Cán bộ y tế huyện giám sát hàng tháng để giải quyết các vướng mắc, tránh nhầm lẫn và sai sót trong quá trình triển khai nghiên cứu.



2.5. Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu

2.5.1. Các biến số nghiên cứu

2.5.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 1: Mô tả tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và một số yếu tố liên quan tại 10 xã của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

Các biến số về tình trạng dinh dưỡng: Nghiên cứu sử dụng cân điện tử TANITA có độ chính xác tới 0,1 kg, thước gỗ 3 mảnh của Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em có độ chính xác tới 0,1 mm và thước đo chu vi vòng cánh tay của UNICEF có độ chính xác tới 1 mm.

  • Nhân trắc (Cân nặng trung bình, chiều cao trung bình, chu vi vòng cánh tay)

  • Tỷ lệ cân nặng thấp ≤ 45 kg; chiều cao thấp < 145 cm

  • Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn trước mang thai

  • Tỷ lệ phụ nữ có thai có chu vi vòng cánh tay < 23 cm

  • Chỉ số BMI trước khi mang thai

  • Số kg tăng và mức tăng cân trong thời gian nghiên cứu và trong thời gian mang thai

Các biến số về tình trạng thiếu máu: Xét nghiệm Hemoglobin huyết thanh bằng phương pháp Cyanmethemoglobin (WHO, 2001); Xét nghiệm ferritin và TfR huyết thanh bằng phương pháp ELISA

  • Tỷ lệ thiếu máu chung, thiếu máu theo nhóm tuổi

  • Mức độ thiếu máu

  • Hàm lượng Hb trung bình

  • Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt, dự trữ sắt cạn kiệt theo nhóm tuổi

  • Tỷ lệ thiếu sắt, tỷ lệ thiếu sắt theo nhóm tuổi

Các biến số về tình trạng thiếu vitamin A: Xét nghiệm hàm lượng RBP huyết thanh bằng phương pháp ELISA.

  • Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng, nguy cơ thiếu vitamin A tiền lâm sàng

  • Hàm lượng RBP huyết thanh trung bình

  • Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng theo nhóm tuổi

2.5.1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2: Đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi-Mam hoặc viên đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu và thiếu một số vi chất của phụ nữ có thai tại 10 xã của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

Các biến số về tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai gồm:

  • Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai.

  • Hàm lượng Hb, ferritin, TfR trung bình của phụ nữ có thai.

  • Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt và thiếu sắt của phụ nữ có thai.

Các biến số về tình trạng vitamin A của phụ nữ có thai gồm:

  • Hàm lượng RBP huyết thanh trung bình của phụ nữ có thai.

  • Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng của phụ nữ có thai.

2.5.1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3: Đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi-Mam hoặc viên đa vi chất đến cải thiện cân nặng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh

Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai

  • Nhân trắc (Cân nặng, chu vi vòng cánh tay phụ nữ có thai, mức tăng cân trong thời gian nghiên cứu và trong thời gian mang thai).

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh

  • Cân nặng sơ sinh trung bình, tỷ lệ cân nặng sơ sinh thấp.

2.5.2. Các chỉ số nghiên cứu

- Tỷ lệ phần trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế, số con.

- Tỷ lệ phần trăm thiếu máu, mức độ thiếu máu, giá trị trung bình của hàm lượng Hb.

- Tỷ lệ phần trăm dự trữ sắt cạn kiệt, thiếu sắt, mức độ thiếu sắt, giá trị trung bình của hàm lượng ferritin và TfR.

- Tỷ lệ phần trăm thiếu vitamin A, mức độ thiếu, giá trị trung bình của hàm lượng RBP huyết thanh.

- Tỷ lệ phần trăm trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, cân nặng sơ sinh trung bình của trẻ khi sinh.



2.6. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được làm sạch trước và sau khi nhập số liệu. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 (SPSS Inc, Chicago). Các đối tượng uống đủ liều quy định được đưa vào phân tích số liệu (> 70 % liều quy định).

Kiểm tra phân bố chuẩn của các biến liên tục trước khi phân tích thống kê. Số liệu được trình bày ở dạng số và tỷ lệ phần trăm. Biến liên tục, trình bày ở dạng Mean ± SD. Số liệu phân bố chuẩn: Sự khác biệt trung bình của các biến liên tục giữa các nhóm tại thời điểm điều tra được thực hiện sử dụng ANOVA test. Số liệu không phân bố chuẩn dụng test thống kê phi tham số.

Số liệu khẩu phần được nhập và phân tích bằng chương trình ACCESS. Xác định năng lượng khẩu phần và hàm lượng chất dinh dưỡng dựa trên Bảng thành phần thức ăn Việt Nam sau đó chuyển sang phần mềm SPSS để phân tích.

Số liệu mức tăng cân trong thời gian có thai của phụ nữ có thai được tính toán bằng cách lấy cân nặng trước sinh trừ đi cân nặng của bà mẹ trước khi có thai. Số liệu mức tăng cân trong thời gian có thai của phụ nữ có thai được tính toán bằng cách lấy cân nặng trước sinh trừ đi cân nặng lúc bắt đầu tham gia nghiên cứu.

Các thuật toán dùng để phân tích số liệu gồm: test χ2 được sử dụng để xác định sự khác biệt về tỷ lệ (ví dụ: tỷ lệ thiếu máu, dự trữ sắt cạn kiệt, thiếu sắt). T- test ghép cặp để so sánh hai giá trị trung bình (mean), và chỉ so sánh ghép cặp với nhau với các giá trị có cả trước và sau can thiệp. Tương quan tuyến tính (Pearson test) được sử dụng để kiểm định tương quan tuyến tính giữa các biến liên tục; Hồi qui logistic được sử dụng để dự đoán các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bệnh có kiểm soát các yếu tố nhiễu. Do nồng độ ferritin dao động nhiều nên được logarit hóa để chuyển thành dạng phân bố chuẩn để tính toán thống kê sau đó lại chuyển về giá trị tuyệt đối bằng cách đối logarit (anti Ln) khi trình bày kết quả.

Phân tích số liệu đã được tiến hành tại thời điểm điều tra ban đầu và thai 36 tuần. So sánh giữa các nhóm về các chỉ số nhân trắc, sinh hoá. Phân tích số liệu được tiến hành khi các đối tượng uống đủ liều thuốc hoặc thực phẩm bổ sung, các mẫu xét nghiệm được lấy theo quy định.

2.7. Các biện pháp khống chế sai số

Các số liệu nhân trắc: Sử dụng điều tra viên cố định tham gia cân, đo từ đầu đến cuối nghiên cứu, sử dụng cùng loại cân thước. Trước khi tham gia nghiên cứu, các điều tra viên được tập huấn, thống nhất phương pháp. Sử dụng các công cụ chuẩn (cân, thước) và sử dụng kỹ thuật chuẩn xác, thực hiện đúng theo thường quy và thống nhất phương pháp điều tra trong tất cả điều tra viên để tránh sai số do người đo và dụng cụ.

Các xét nghiệm sinh hoá: Tuân thủ quy trình lấy mẫu, quá trình bảo quản mẫu,các phép đo đều được phân tích bằng phương pháp chuẩn, đảm bảo độ tin cậy giữa các lần xét nghiệm, giữa các đợt xét nghiệm. Các xét nghiệm có kiểm tra chất lượng của các tổ chức chuyên ngành.

Số liệu phỏng vấn hoặc phiếu ghi chép: cán bộ y tế xã, thôn được tập huấn cách phỏng vấn hồi cứu số lượng thực phẩm/ thuốc đối tượng đã sử dụng trong tuần qua, tình hình mắc một số biểu hiện như tiêu chảy, dị ứng. Nghiên cứu viên, giám sát viên kiểm tra lạicác phiếu ghi chép hàng tuần của cán bộ y tế xã, thôn và yêu cầu PNCT bổ sung thông tin nếu thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác.

Số liệu được làm sạch trước khi nhập máy tính. Các số liệu không thích hợp được loại trừ hoặc được hỏi lại đối tượng (qua điện thoại). Trong quá trình xử lý số liệu, sử dụng các phép phân tích thống kê để kiểm soát các yếu tố nhiễu và sai số.

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương được thông qua Hội đồng nghiên cứu khoa học và Hội đồng đạo đức của Viện Dinh dưỡng. Đối tượng được giải thích rõ về mục đích, nội dung thực hiện và quyền lợi của đối tượng trước khi tham gia nghiên cứu, đồng thời họ ký giấy tình nguyện tham trước khi tham gia. Những thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được mã hóa và nghiên cứu viên sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ mục đích nào khác.

Phụ nữ có hàm lượng Hb < 80 g/L tại thời điểm điều tra được tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe và chuyển Bệnh viện huyện để điều trị. Phụ nữ có BMI trước khi mang thai ≥ 23 loại ra khỏi nghiên cứu.

Phương pháp lấy mẫu máu và kỹ thuật phân tích chỉ tiêu sinh hóa đã được chuẩn hóa. Điều tra viên lấy máu là các kỹ thuật viên được tập huấn và có kỹ năng tốt. Dụng cụ lấy máu cho các đối tượng nghiên cứu đều đảm bảo theo đúng quy định và chỉ sử dụng 1 lần. Đối tượng được giải thích về lới ích của việc xét nghiệm, cách thức tiến hành, các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Việc điều tra, và lấy mẫu xét nghiệm chỉ được thực hiện sau khi có sự cam kết đồng ý của đối tượng.



Kết quả xét nghiệm máu của đối tượng được thông báo cho các đối tượng và Trung tâm y tế sau khi kết thúc nghiên cứu. Các đối tượng có chỉ số bất thường được tư vấn và chuyển tới bệnh viện để được điều trị.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1. MÔ TẢ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

  1. Thông tin chung của quần thể đối tượng đánh giá trước can thiệp

  1. Số phụ nữ có thai tham gia đánh giá trước can thiệp phân theo xã

STT

Tên xã

n

Tỷ lệ (%)

1

An Thái

54

10,7

2

An Thắng

57

11,3

3

An Tiến

59

11,7

4

Mỹ Đức

63

12,5

5

Quang Hưng

50

9,9

6

Tân Dân

48

9,5

7

Tân Viên

48

9,5

8

Trường Sơn

46

9,1

9

Trường Thành

43

8,5

10

Thị trấn An Lão

36

7,1




Tổng cộng

504

100,0*

*: p>0,05 giữa các xã (2 test).

Bảng 3.1 mô tả số lượng phụ nữ có thai tham gia đánh giá trước can thiệp phân theo xã. Kết quả cho thấy phân bố đối tượng tham gia đánh giá trước can thiệp ở các xã khá đồng đều. Số phụ nữ có thai tham gia đánh giá trước can thiệp tại 10 xã là 504 đối tượng, dao động từ 36 (Thị trấn An Lão) đến 63 đối tượng/xã (Xã Mỹ Đức) chiếm từ 7,1% đến 12,5%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.



  1. Phân bố tuổi của phụ nữ có thai tham gia đánh giá trước can thiệp theo xã

Tên xã


Nhóm tuổi 18 - 24 tuổi*

Nhóm tuổi 25 - 45 tuổi*

n

%

n

%

An Thái

24

44,4

30

55,6

An Thắng

31

54,4

26

45,6

An Tiến

27

45,8

32

54,2

Mỹ Đức

32

50,8

31

54,2

Quang Hưng

18

36,0

32

64,0

Tân Dân

19

39,6

29

60,4

Tân Viên

24

50,0

24

50,0

Trường Sơn

14

30,4

32

69,6

Trường Thành

19

44,2

24

55,8

Thị trấn An Lão

13

36,1

23

63,9

Tổng cộng

221

43,8

283

56,2

*: p>0,05 giữa các xã/cùng nhóm tuổi (2 test cho các giá trị tỷ lệ).

Bảng 3.2 mô tả phân bố tuổi của PNCT tham gia đánh giá trước can thiệp theo xã. Kết quả cho thấy số PNCT tham gia nghiên cứu chia đều trong mỗi xã theo 2 nhóm tuổi 18 - 24 tuổi (221 đối tượng) và 25 - 45 tuổi (283 đối tượng). PNCT có độ tuổi từ 18 - 24 chiếm 43,8% số đối tượng, số còn lại là PNCT từ 25 - 45 tuổi (56,2%). Tỷ lệ PNCT tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 25 - 45 có xu hướng cao hơn nhóm tuổi 18 - 24, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê giữa các xã trong cùng nhóm tuổi với p > 0,05.



  1. Tình trạng dinh dưỡng của quần thể đối tượng đánh giá trước can thiệp

  1. Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi có thai

STT

Chỉ số

n

Giá trị



Cân nặng trung bình (kg, X  SD)

504

46,7 ± 5,5



Tỷ lệ PNCT có cân nặng trước khi có thai (< 45kg) (%)

190/504

37,7



Chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu (cm, X  SD)

504

154,9 ± 5,1



Tỷ lệ PNCT có chiều cao thấp (< 150 cm) (%)

46/504

9,1



BMI trung bình trước khi mang thai (kg/m2) (X  SD)

504

19,3 ± 2,0



Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn







Tỷ lệ CED độ 1 (BMI: 17 - 18,49) (%)

142/504

28,2

Tỷ lệ CED độ 2 (BMI: 16 - 16,99) (%)

42/504

8,3

Tỷ lệ CED độ 3 (BMI < 16) (%)

12/504

2,4

(*) Số liệu phỏng vấn hồi cứu phụ nữ có thai

Kết quả bảng 3.3 về chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi có thai cho thấy: cân nặng trung bình tự báo cáo của phụ nữ trước khi có thai là 46,7 ± 5,5 kg và có tới 37,7% số phụ nữ có cân nặng dưới 45 kg. Chiều cao trung bình của các đối tượng là 154,9 ± 5,1 cm và có 9,1% số đối tượng có chiều cao thấp dưới 150cm. BMI trung bình của phụ nữ trước khi mang thai là 19,3, có tới 28,2% số phụ nữ bị CED độ 1; 8,3% bị CED độ 2; 2,4 % bị CED độ 3.



  1. Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (T0)

Chỉ số nhân trắc

n

Giá trị

(X  SD)


Tuổi thai trung bình

504

12,3 ± 3,1

Cân nặng PNCT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (kg)

504

48,8 ± 6,4

MUAC của PNCT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (cm)

504

23,8 ± 2,3

Kết quả bảng 3.4 về các chỉ số nhân trắc của PNCT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu cho thấy cân nặng trung bình của PNCT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 48,8 ± 6,4 kg. Chỉ số trung bình chu vi vòng cánh tay của PNCT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 23,8 ± 2,3 cm. Tuổi thai trung bình của phụ nữ bắt đầu tham gia nghiên cứu là 12,3 ± 3,1 tuần.

  1. Tình trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

  1. Tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai tại thời điểm đánh giá (T0)

  1. Nồng độ Hemoglobin, Ferritin, TfR, và RBP ở phụ nữ có thai tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Chỉ số

Giá trị (X  SD)

(n= 504)

Nồng độ Hemoglobin (g/L)

116,3 ± 10,0

Nồng độ TfR HT (µg/L)

3,78±1,54

Dự trữ sắt cơ thể (mg/kg trọng lượng)

8,91 ± 2,78

Nồng độ RBP HT (µg/L)

1,72 ± 0,49

Chỉ số

Giá trị

(Trung vị; 25th -75th )



(n= 504)

Nồng độ Ferritin HT (µg/L)

61,7; 38,5 – 98,7

Kết quả bảng 3.5 cho thấy nồng độ Hemoglobin của PNCT ở thời điểm đánh giá trước can thiệp là 116,3 ± 10,0 g/L, nồng độ Ferritin huyết thanh là 61,7; 38,5 – 98,7µg/L, nồng độ TfR huyết thanh là 3,78 ± 1,54 µg/L lượng dự trữ sắt trong cơ thể của PNCT trung bình là 8,91 ± 2,78 (mg/kg trọng lượng cơ thể), nồng độ RBP huyết thanh trung bình là 1,72 ± 0,49µg/L.

  1. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu vitamin A ở phụ nữ có thai tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Chỉ số

Giá trị

n,%

(n= 504 )

Tỷ lệ PNCT thiếu máu n, (%)




Thiếu máu chung (Hb<110 g/L)

115 (22,8)

Nặng (Hb< 70 g/L)

0 (0)

Trung bình (7 g/L ≤ Hb < 100 g/L)

27 (5,3)

Nhẹ (100 g/L ≤ Hb < 110 g/L)

88 (17,5)

Tỷ lệ PNCT có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin HT <15µg/L) n, (%)

13 (2,6)

Tỷ lệ PNCT có Ferritin HT thấp (Ferritin HT <30 µg/L) n, (%)

68, (13,5)

Tỷ lệ PNCT có TfR HT cao (> 8,6 µg/L) n, (%)

8 (1,6)

Tỷ lệ PNCT vitamin A thấp (RBP < 1,05 µmol/L) n, (%)

20 (4,0)

Tỷ lệ PNCT nhiễm trùng cấp tính (CRP > 5 mg/L) n, (%)

36 (7,1)

Tỷ lệ PNCT nhiễm trùng mãn tính (AGP > 1 g/L) n, (%)

115 (22,8)

Kết quả bảng 3.6 cho thấy tại thời điểm đánh giá trước can thiệp tỷ lệ PNCT bị thiếu máu là 22,8 % trong đó tỷ lệ thiếu máu trung bình là 5,3%, thiếu máu nhẹ là 17,5%, không có PNCT nào bị thiếu máu nặng. 2,6% PNCT có dự trữ sắt cạn kiệt, 13,5% PNCT có lượng Ferritin huyết thanh thấp, 1,6% PNCT có TfR huyết thanh cao. Kết quả bảng 3.6 cũng cho thấy tỷ lệ vitamin A thấp ở PNCT là 4,0%. 7,1% PNCT mắc các nhiễm trùng cấp tính và 22,8% PNCT mắc các bệnh nhiễm trùng mạn tính.

  1. Tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai theo nhóm tuổi tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Nhóm tuổi

N

Thiếu máu

(Hb < 110 g/L)

Tỷ lệ (%)*

Trung bình Hb** (g/l)a

PNCT ≤ 23 tuổi

189

40

21,2

115,9 ± 9,9

PNCT 24 – 28 tuổi

177

53

29,9

116,7 ± 10,7

PNCT ≥ 29 tuổi

138

22

15,9

117,7 ± 9,6

Tổng cộng

504

115

22,8

116,3 ± 10,0

* 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p <0,05;

** ANOVA test so sánh 3 giá trị trung bình với p>0,05; a: X ± SD

Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 cho thấy tại thời điểm đánh giá trước can thiệp thì số PNCT bị thiếu máu là 22,8% ( trong đó chia theo nhóm tuổi lần lượt như sau: nhóm PNCT ≤ 23 tuổi là 21,2%; 24-28 tuổi: 29,9%; ≥ 29 tuổi là 15,9%). Tỷ lệ thiếu máu của PNCT ở 3 nhóm tuổi này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 test cho các giá trị p < 0,05. Giá trị trung bình Hb ở PNCT là 116,3 ± 10,0 g/L. Không có sự khác biệt về nồng độ Hb trung bình của PNCT ở 3 nhóm tuổi nói trên khi sử dụng ANOVA test so sánh 3 giá trị trung bình, với p > 0,05.



  1. Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt theo nhóm tuổi tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Nhóm tuổi

N

Dự trữ sắt cạn kiệt

(Ferritin huyết thanh)** <15 µg/L)

Tỷ lệ (%)*

Trung vị (Ferritin huyết thanh)** (µg/L)a

PNCT ≤ 23 tuổi

189

7

3,7

58,4

(37,9; 105,3)



PNCT 24 – 28 tuổi

177

3

1,7

65,7

(42,9; 101,5)



PNCT ≥ 29 tuổi

138

3

2,2

77,8

(50,7; 105,3)



Tổng cộng

504

13

2,6

61,7

(38,5 – 98,7)



* 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p > 0,05

** Kruskal-Wallis test so sánh 3 giá trị trung vị với p > 0,05;

a: Trung vị (25th, 75th)

Kết quả bảng 3.8 cho thấy trong 504 đối tượng tham gia nghiên cứu có 2,6% PNCT có mức dự trữ sắt cạn kiệt trong đó có 3,7% nhóm PNCT ≤ 23 tuổi, 1,7 % nhóm PNCT 24 – 28 tuổi và 2,2% ở nhóm PNCT ≥ 29 tuổi. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng 2 test cho các giá trị tỷ lệ, p > 0,05. Giá trị trung vị nồng độ ferritin huyết thanh ở ba nhóm tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05, Kruskal-Wallis test so sánh 3 giá trị trung vị).



  1. Tình trạng dự trữ sắt thấp của phụ nữ có thai theo nhóm tuổi tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Nhóm tuổi

N

Tình trạng dự trữ sắt thấp (Ferritin huyết thanh <30 µg/L)

Tỷ lệ (%)*

PNCT ≤ 23 tuổi

189

24

12,7

PNCT 24 – 28 tuổi

177

24

13,6

PNCT ≥ 29 tuổi

138

20

14,5

Tổng cộng

504

68

13,5

*2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p >0,05;

Kết quả nghiên cứu bảng 3.9 về tình trạng dự trữ sắt thấp (Ferritin < 30 µg/L) của PNCT theo nhóm tuổi tại thời điểm đánh giá trước can thiệp cho thấy có 13,5% PNCT có tình trạng dự trữ sắt thấp, tập trung cao nhất ở nhóm PNCT ≥ 29 tuổi (14,5%), và thấp nhất ở nhóm PNCT ≤ 23 tuổi (12,7%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p > 0,05.



  1. Tỷ lệ thiếu vitamin A theo nhóm tuổi của phụ nữ có thai tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Nhóm tuổi

n

Thiếu vitamin A

Tỷ lệ (%)*

Trung bình RBP**

(p > 0,05)

PNCT <25 tuổi

221

9

4,1

1,71 ± 0,53

PNCT 25 – 29 tuổi

173

9

5,2

1,72 ± 0,52

PNCT ≥ 30 tuổi

110

2

1,8

1,72 ± 0,40

Tổng cộng

504

20

4,0

1,72 ± 0,50

* 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p > 0,05;

**ANOVA test so sánh 3 giá trị trung bình với p>0,05; a: X ± SD

Kết quả nghiên cứu bảng 3.10 về tỷ lệ thiếu vitamin A theo nhóm tuổi của PNCT tại thời điểm đánh giá trước can thiệp cho thấy 4,0% PNCT bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng, trong đó có xu hướng cao hơn ở nhóm PNCT 25 – 29 tuổi (5,2%), PNCT <25 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng chiếm 4,1%, 1,8% PNCT ≥ 30 tuổi bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p > 0,05. Không có sự khác biệt có ý ngĩa thống kê về giá trị trung vị nồng độ RBP huyết thanh giữa các phụ nữ có thai tại thời điểm đánh giá trước can thiệp (ANOVA test so sánh 3 giá trị trung vị với p > 0,05).



  1. Kiến thức và thực hành bổ sung viên sắt hoặc đa vi chất của phụ nữ có thai

Kiến thức và thực hành

Phân loại

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đã từng uống viên sắt 6 tháng trước khi có thai lần có thai này



45

8,9

Không

459

91,1

Nếu có, thời gian uống trung bình (tháng)




1,66 ± 1*




Đã từng uống viên đa vi chất 6 tháng trước khi có thai lần có thai này



8

1,6

Không

496

98,4

Nếu có, thời gian uống trung bình




1,98 ± 0,1*




Đã từng uống viên sắt khi có thai lần này



357

70,8

Không

147

29,2

Uống sữa tại thời điểm ban đầu

Sữa dành cho bà bầu

207

41,1

Sữa khác

100

19,8

Không uống

197

39,1

Tẩy giun trong 1 năm qua



113

22,4

Không

391

77,6

Nếu có, số lần tẩy giun




1,04 ± 0,2*




Trực tiếp nghe cán bộ y tế, cộng tác viên giải thích về chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho PN trong 6 tháng qua



195

38,2

Không

316

61,8

*) TB ± SD

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy chỉ có 8,9% PNCT đã từng uống viên sắt 6 tháng trước khi có thai lần có thai này, thời gian uống trung bình là 1,66 ± 1; số PNCT đã từng uống viên đa vi chất 6 tháng trước khi có thai lần có thai này cũng chỉ có 1,6 %, thời gian uống trung bình là 1,98 ± 0,1. Số lượng PCT đã từng uống viên sắt khi có thai lần này là 70,8 % trong đó đa số PNCT bắt đầu uống viên sắt trong giai đoạn từ 0 - 3 tháng chiếm 55,2 %. Tỷ lệ PNCT uống sữa dành cho bà bầu tại thời điểm đánh giá trước can thiệp là 41,1%, các sữa khác là 19,8 %, PNCT không uống sữa chiếm tới 39,1%. Tỷ lệ PNCT được tẩy giun trong 1 năm qua còn thấp chiếm 22,4% số lần tẩy giun trung bình là 1,04 ± 0,2. Tỷ lệ PNCT được trực tiếp nghe CBYT giải thích về chăm sóc, dinh dưỡng cho PN trong 6 tháng qua là 38,2%.



  1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai

  1. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự đoán một số yếu tố liên quan đến hàm lượng hemoglobin của PNCT tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Các yếu tố

Beta

95% CI

p

BMI phụ nữ trước mang thai

-0,04

-0,19 - 0,55

> 0,05

Tuổi thai khi tham gia nghiên cứu

-0,265

-1,195 – -0,554

< 0,001

Ferritin huyết thanh

-0,046

-0,029 – 0,009

> 0,05

TfR huyết thanh

-0,102

-1,22 - -0,11

< 0,05

RBP huyết thanh

0,130

0,907 – 4,444

< 0,01

AGP huyết thanh

0,153

3,14 – 16,96

< 0,01

CRP huyết thanh

-0,64

-0,47 – 0,11

> 0,05

Tình trạng kinh tế xã hội

0,032

-3,22 – 7,07

> 0,05

Phân tích mô hình hồi qui tuyến tính đa biến về một số yếu tố ảnh hưởng tới sự cải thiện nồng độ hemoglobin tại thời điểm trước can thiệp (Bảng 3.12) cho thấy: một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến nồng độ hemoglobin tại thời điểm trước can thiệp là nồng độ TfR (p < 0,05), RBP (p < 0,01) trước can thiệp, dự trữ sắt cạn kiệt (p < 0,05), tuần thai khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (p < 0,001) và tình trạng nhiễm trùng mãn tính (p < 0,01) có mối tương quan với nồng độ hemoglobin trước can thiệp.



  1. Mô hình hồi qui logistic dự đoán một số yếu tố liên quan đến tình trạng dự trữ sắt thấp của PNCT tại thời điểm đánh giá trước can thiệp

Các yếu tố trong mô hình

(Biến độc lập)

OR

(Hiệu chỉnh)

95% CI

p

Nghề nghiệp










Công nhân

3,52

1,026 – 12,074

< 0,05

Khác*

1







Tình trạng kinh tế xã hội










Nghèo và cận nghèo

4,60

1,26 – 16,74

< 0,05

Bình thường*

1







BMI trước mang thai










CED

1,49

0,736 – 3,034

> 0,05

Bình thường*

1







CRP>5












1,25

0,64 - 2,29

> 0,06

Không*

1







Thiếu vitamin A












1,55

0,407 - 5,929

> 0,05

Không*

1







PNCT tham gia nghiên cứu khi tuổi thai ở quý 2












3,24

1,79 – 5,86

< 0,001

Không*

1







Cỡ mẫu phân tích (n) = 504 * = Nhóm so sánh

Phân tích mô hình về mô hình hồi qui logistic dự đoán các yếu tố liên quan đến tình trạng dự trữ sắt thấp (Ferr < 30 µg/L) của PNCT tại thời điểm đánh giá trước can thiệp (Bảng 3.13) cho thấy tình trạng dự trữ sắt thấp có mối liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội, nghề nghiệp, và thời gian bắt đầu tham gia nghiên cứu. PNCT tham gia nghiên cứu khi tuổi thai ở quý 2 cũng làm giảm nguy cơ dự trữ sắt thấp ở thời điểm đánh giá trước can thiệp lên 3,24 lần (p < 0,001). Phụ nữ có thai có tình trạng kinh tế xã hội nghèo và cận nghèo tăng nguy cơ 4,6 lần (p < 0,05) và nữ công nhân tăng nguy cơ 3,52 lần (p < 0,05)



3.2. ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN VÀ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN SẢN PHẨM

      1. Đặc điểm của việc tiêu thụ RUSF

  1. Tỷ lệ phụ nữ có thai miễn cưỡng đem sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng về nhà (%)




Thời gian nghiên cứu

Nhóm sắt acid folic (n = 150)

Nhóm ĐVC

(n = 129)

Nhóm Hebi-Mam (n = 152)

n

%

n

%

n

%

Tuần 1 - 4 (n=)

3

1,8

14

8,4

23

13,6

Tuần 5 - 8 (n=)

0

0

4

2,5

32

19,3

Tuần 9 - 12 (n=)

0

0

14

9,1

22

13,7

Tuần 13 - 16 (n=)

0

0

4

3,1

9

6,0

Tuần 17 - 20 (n=)

0

0

5

4,1

3

2,3

* χ 2 test, p<0,05.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.14 về tỷ lệ phụ nữ có thai miễn cưỡng đem sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng về nhà cho thấy nhóm PNCT sử dụng sản phầm Hebi-Mam có tỷ lệ miễn cưỡng đem sản phẩm về nhà cao hơn nhóm PNCT sử dụng đa vi chất. Nhóm PNCT sử dụng sắt acid folic hầu như không có tình trạng miễn cưỡng đem sản phẩm về nhà. Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi sử dụng kiểm định χ 2 với p < 0,05. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm đi một cách đáng kể theo thời gian.



      1. Sử dụng sản phẩm


Biểu đồ 3.1. Cách thức sử dụng Hebi - Mam của phụ nữ có thai (%)

Kết quả biểu đồ 3.1 về cách thức sử dụng Hebi - Mam của phụ nữ có thai cho thấy có tới 68,6 % PNCT sử dụng sản phẩm uống cùng với nước, 15,2% PNCT ăn trực tiếp, 12,5 % PNCT dùng sản phẩm xong thì uống nước, còn lại 3,8% PNCT trộn sản phẩm với nước uống.





Biểu đồ 3.2. Thời điểm trong ngày phụ nữ có thai sử dụng sản phẩm vi chất

Biểu đồ 3.2 về thời điểm trong ngày phụ nữ có thai sử dụng sản phẩm vi chất cho thấy PNCT sử dụng sản phẩm vi chất chủ yếu vào thời gian sáng và tối. Sản phẩm Hebi-Mam sử dụng chủ yếu vào buổi tối (94,7%). Sản phẩm đa vi chất được sử dụng chủ yếu vào buồi tối 56,3%, rải rác vào buổi sáng (34,7%). Sắt và acid folic được sử dụng chủ yếu vào buổi tối và sáng (67,3% và 27,4%).



      1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
        Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
        Documents -> TỔng cục dạy nghề
        Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
        Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
        Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
        Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
        2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG
        2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

        tải về 1.61 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương