ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


Một số nghiên cứu cải thiện tình trạng cân nặng sơ sinh của trẻ



tải về 1.61 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1.61 Mb.
#32997
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Một số nghiên cứu cải thiện tình trạng cân nặng sơ sinh của trẻ


Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới mỗi năm có khoảng hơn 20 triệu trẻ em sinh ra có CNSS thấp trên toàn thế giới và phần lớn các trẻ này được sinh ra ở các nước đang phát triển . Trẻ có CNSS thấp có nguy cơ cao bị bệnh tật và tử vong so với những trẻ có CNSS bình thường và cũng có nguy cơ chậm phát triển sau khi sinh với hậu quả lâu dài là ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ . Một trong những nguyên nhân chính nhất của tình trạng CNSS thấp ở các nước đang phát triển là tình trạng nghèo dinh dưỡng của người mẹ trước và trong suốt thời kỳ mang thai, dẫn tới sự chậm phát triển của bào thai đặc biệt là trong quý thứ ba của thai kỳ .

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mẹ thiếu dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ sinh con thiếu cân [141], [160]. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người mẹ thiếu dinh dưỡng (chỉ số BMI thấp), khẩu phần ăn của người mẹ trong thời gian mang thai có liên quan đến cân nặng sơ sinh , [141] [161]. Khi có thai, cơ thể người phụ nữ sẽ tăng nhu cầu chuyển hóa và lượng các vi chất dinh dưỡng quan trọng. Chính vì vậy chế độ ăn kém chất lượng và lượng ăn vào không đủ kết hợp với nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng lên do phát triển của thai nhi và nhau thai, có thể dẫn tới thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở PNCT và góp phần làm tăng tỷ lệ CNSS thấp , [141], [161]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) ở những bà mẹ có cân nặng dưới 40 kg, tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng < 2500 g cao gấp 2,5 lần so với nhóm bình thường . Những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, được bổ sung các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ sẽ sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh [162]. Người ta ước tính phụ nữ ở các nước đang phát triển có cân nặng 44 - 55 kg sẽ có thể sinh con có CNSS > 3 kg nếu họ tăng được 10,5 kg trong suốt thai kỳ .

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy có mỗi liên quan chặt chẽ giữa tình trạng sinh hóa mẹ với CNSS của con như: Hb của PNCT 3 tháng cuối và CNSS, PNCT có mức Hb < 7,4 g/L sẽ sinh trẻ có CNSS thấp < 2500 g, nồng độ sắt, vitamin A hay homocystein của người mẹ lúc mang thai cũng dự báo nguy cơ đẻ nhẹ cân .

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, đã được khuyến cáo ở các nước thu nhập thấp và trung bình, giúp cải thiện khả năng sống, sự phát triển và sức khỏe của trẻ [156], [157], [158], [160].

Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự thực hiện tại 3 huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy bổ sung đa vi chất cho PNCT có hiệu quả hơn sắt - acid folic trong việc cải thiện tình trạng CNSS của trẻ. Cụ thể CNSS đã tăng nhiều hơn 166 g ở huyện mà PNCT được bổ sung đa vi chất. Tỷ lệ cân CNSS thấp (< 2500 g) thấp hơn ở huyện nhận được đa vi chất so với huyện mà đối tượng được bổ sung sắt - acid folic (10,6 %) (p <0,05). Không chỉ vậy, khi tiếp tục theo dõi con của các đối tượng can thiệp đến khi 2 tuổi cho thấy tại thời điểm 2 tuổi, con của nhóm được bổ sung đa vi chất trong thời kỳ có thai có chiều cao lớn hơn con của nhóm được bổ sung sắt -acid folic (82,66 cm so với 81,64 cm), và tỷ lệ thấp còi của trẻ cũng thấp hơn 10% so với nhóm bổ sung sắt - acid folic .

Một nghiên cứu đánh giá việc bổ sung đa vi chất với bổ sung sắt - acid folic cho phụ nữ mang thai ở Pakistan cho thấy có cải thiện CNSS của trẻ có mẹ được bổ sung đa vi chất so với trẻ của những mẹ bổ sung sắt-acid folic (2,95 ± 0,6 kg so với 2,88 ± 0,5 kg, p < 0,05). Điều này góp phần giảm 10 % tỷ lệ CNSS thấp ở nhóm trẻ có mẹ được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng .

Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng đến phụ nữ và trẻ sơ sinh cũng đã được báo cáo trong một đánh giá tổng quan hệ thống . Ảnh hưởng lên CNSS trung bình được báo cáo từ kết quả của 15 thử nghiệm so sánh bổ sung đa vi chất (với hàm lượng sắt khác nhau) với bổ sung sắt-acid folic hoặc chỉ uống viên sắt (lượng sắt khác nhau). Những ảnh hưởng của các thử nghiệm làm tăng cân nặng sơ sinh của trẻ khoảng từ 4g ở Mexico cho đến 251g ở Pháp. Tám thử nghiệm thấy có ảnh hưởng có ý nghĩa, 7 thử nghiệm báo cáo không tìm thấy sự khác biệt, và không thấy tác động tiêu cực của bổ sung đa vi chất. CNSS ở những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bổ sung đa vi chất cao hơn 53g so với những bà mẹ bổ sung viên sắt hoặc bổ sung viên sắt-acid folic. Một nghiên cứu so sánh bổ sung đa vi chất có chứa 30g sắt với nhóm chứng bổ sung 60g sắt và acid folic đã cho thấy tác động tương tự như nhau tới CNSS. Những tác động của việc bổ sung đa vi chất ở trong nhóm 7 thử nghiệm được bắt đầu can thiệp sau 12 tuần thai kỳ cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh với những kết quả của 8 thử nghiệm được bắt đầu can thiệp ở 3 tháng đầu của thai kỳ [52].


    1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG

      1. Đa dạng hóa bữa ăn, giáo dục truyển thông

Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng vi chất của người dân. Đa dạng hóa bữa ăn là sự kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đa dạng hóa bữa ăn đòi hỏi phải có sự thay đổi thói quen ăn uống và phải tạo được nguồn thực phẩm phong phú để các gia đình, nhất là các gia đình nghèo có khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm đó .

Đa dạng hóa bữa ăn là lựa chọn tối ưu nhưng lại mất nhiều thời gian thực hiện nhất. Chính vì thế công tác giáo dục truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng, cung cấp các thông tin cần thiết về sức khỏe và dinh dưỡng là cần thiết để tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giàu sắt cũng như các các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng khác, hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, cách chế biến thực phẩm để đảm bảo giữ lại được tối đa hàm lượng các VCDD.



      1. Tăng cường sắt/ vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Tăng cường vi chất vào thực phẩm là đưa thêm các chất dinh dưỡng vào thực phẩm nhằm duy trì hay cải thiện chất lượng thực phẩm. Tăng cường vi chất vào thực phẩm có một vị trí quan trọng trong chiến lược phòng chống thiếu VCDD như thiếu i-ốt, vitaminA, sắt, kẽm,.. Đây là giải pháp đã được chứng minh là hiệu quả, bền vững cao để thanh toán tình trạng thiếu VCDD ở cộng đồng vì có thể đến được các đối tượng cần, nhất là dân nghèo [148], [152].

Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công chương trình bổ sung VCDD vào thực phẩm [149] như tăng cường sắt vào gạo ở Philipines, vào bột mỳ khi xay ở Chi Lê, vào nước mắm ở Thái Lan , vào xì dầu ở trung Quốc .

Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ kinh phí từ tổ chức GAIN (Global Alliance for Improved Nutrition: Liên minh toàn cầu nhằm cải thiện dinh dưỡng), Viện Dinh dưỡng đang triển khai Dự án “Chương trình bổ sung vi chất vào thực phẩm”. Các vi chất được tăng cường vào thực phẩm bao gồm vitamin A vào dầu ăn, sắt vào nước mắm, nước tương, hạt nêm và kẽm vào hạt nêm. Dự án đã đạt được những tiến bộ đáng kể hỗ trợ cho một trong các mục tiêu của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu VCDD của người dân đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ tuổi sinh đẻ.


      1. Phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng

Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm khuẩn cũng là một trong những giải pháp phòng chống thiếu máu và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em [159].

Khi tình trạng nhiễm giun móc là phổ biến và tỷ lệ thiếu máu cao thì nhiễm giun móc có thể là nguyên nhân quan trọng của thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu vừa và nặng. Nhiễm giun móc ảnh hưởng đến 44,3 triệu phụ nữ có thai ở các nước đang phát triển.

Ở những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm giun cao thì việc tẩy giun phải được thực hiện cho tất cả những đối tượng bị thiếu máu nặng. Tẩy giun cho trẻ em đi học mà không cần sàng lọc hiện nay cũng đã được khuyến nghị tại nhà trường và tẩy giun phối hợp với bổ sung sắt được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. Việc phối hợp này sẽ giúp tăng cường đáp ứng của hemoglobin với sắt được bổ sung. Loại trừ nhiễm giun móc bằng cách sử dụng hố xí hợp vệ sinh và đi giày dép là cách tốt nhất. Tẩy giun là một can thiệp tình thế trong phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đặc biệt ở những nước nhiệt đới có làm nồng nghiệp. Menbendazone, Albendazone là các thuốc tẩy giun an toàn và có thể dùng nhắc lại nhiều lần và có thể dùng cho phụ nữ có thai .


      1. Bổ sung sắt/ đa vi chất dinh dưỡng

Đây là biện pháp cấp bách nhằm cải thiện nhanh tình trạng thiếu VCDD ở cộng đồng ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao đã được xác định rõ và ở những nơi mà tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng còn ở tỷ lệ cao [160].

Khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới bổ sung sắt acid folic cho phụ nữ

Khuyến nghị gần đây nhất của WHO năm 2011 về bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai: bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên (60 mg sắt nguyên tố; 2800 µg folic acid (2,8 mg) trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm. Áp dụng cho những vùng có tỷ lệ thiếu máu ≥ 20 %.

Khuyến nghị gần đây nhất của WHO năm 2012 về bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ có thai thiếu máu: bổ sung sắt/acid folic mỗi ngày một viên (30 - 60 mg sắt nguyên tố và 400 µg folic acid) trong suốt thời gian mang thai. Đối với phụ nữ có thai không thiếu máu: bổ sung mỗi tuần một viên 120 mg sắt nguyên tố và 2800 µg folic acid (2,8 mg) acid folic trong suốt thời kỳ mang thai, ngay khi phát hiện có thai .

Các chế phẩm bổ sung khác có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể được xây dựng theo hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc (United Nations International Multiple Micronutrient Preparation - UNIMMAP) để khắc phục tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng khác cho bà mẹ và cải thiện cân nặng sơ sinh cho trẻ [60], [160], [163].


Bảng 1.3. Thành phần của viên đa vi chất

Vitamin và khoáng chất

Phụ nữ có thai/cho con bú

Vitamin và khoáng chất

Phụ nữ có thai/cho con bú

Vitamin A (µg)

800

Vitamin B12 (µg)

2.6

Vitamin D (µg)

5

Acid folic (µg)

400

Vitamin E (mg)

10

Sắt (mg)

30

Vitamin C (mg)

70

Kẽm (mg)

15

Vitamin B1 (mg)

1,4

Đồng (mg)

2

Riboflavin (mg)

1,4

Selen (µg)

65

Niacin (mg)

18

I ốt (µg)

150

Vitamin B6 (mg)

1,9







Cơ sở lý luận của việc phòng chống thiếu máu bằng bổ sung vi chất dinh dưỡng là thiếu đơn độc một vi chất là rất hiếm gặp, trong khi đó thiếu nhiều loại vi chất đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ nhất là phụ nữ có thai. Khi thiếu nhiều loại vi chất dinh dưỡng thì việc bổ sung chỉ một loại vi chất có thể sẽ không đủ cho cải thiện sự phát triển của cơ thể. Tác động tương hỗ qua lại lẫn nhau của các vi chất trong cơ chế ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu cũng cho thấy việc bổ sung đa vi chất là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của can thiệp [160].

Hiện nay, bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho PNCT đang được xem xét và triển khai ở một số quốc gia cũng cho thấy hiệu quả tích cực thay vì bổ sung các vi chất đơn lẻ như trước đây [56].



    1. CÁC NGHIÊN CỨU BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI

      1. Các nghiên cứu bổ sung viên sắt acid folic

TCYTTG đã khuyến nghị bổ sung sắt acid folic cho PNCT ở các nước đang phát triển. Hiệu quả của bổ sung viên sắt acid folic cho PNCT đã được rất nhiều các nghiên cứu chứng minh và được cho là có hiệu lực. Gần đây, trong một tổng quan gồm 25 nghiên cứu đã khẳng định rằng việc bổ sung sắt hàng tuần liên tục tuy cải thiện nồng độ Hb chỉ ở mức độ nhất định, nhưng lại có ít tác dụng phụ, an toàn, chính vì thế phác đồ này ngày càng được nhiều người áp dụng, do đó rất có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu của một bộ phận lớn dân số . Năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra khuyến nghị bổ sung sắt dự phòng gián đoạn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở những khu vực có tỷ lệ thiếu máu trên 20 % .

Nghiên cứu của Haidar J (2003) bổ sung sắt theo phác đồ hàng ngày (60 mg sắt nguyên tố, 400 µg acid folic) và hàng tuần (l viên 60 mg sắt nguyên tố và 400 µg acid folic) cho phụ nữ tuổi sinh đẻ Etiopia cho thấy cải thiện tỷ lệ thiếu máu tương đương ở hai phác đồ, giảm 5,3 % (6,9 % xuống 1,6 %) ở phác đồ hàng ngày, giảm 5 % (từ 6,7 % xuống 1,7 %) ở phác đồ hàng tuần, nhưng ở phác đồ bổ sung sắt hàng ngày cải thiện nồng độ Ferritin huyết thanh tốt hơn phác đồ hàng tuần, tuy không có ý nghĩa thống kê .

Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu bổ sung viên sắt/ acid folic cho các đối tượng khác nhau trong chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt với sự hợp tác của UNICEF và VDD. Nghiên cứu của Phạm Thúy Hòa cho thấy tình trạng thiếu máu thiếu sắt được cải thiện rõ rệt ở hai nhóm được bổ sung sắt (nhóm bổ sung sữa sắt và nhóm bổ sung viên sắt/acid folic), nhưng hiệu quả nhất là ở nhóm bổ sung viên sắt/acid folic . Nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hoa với hai phác đồ bổ sung sắt/ acid folic hàng tuần liên tục trong 16 tuần và hàng tuần ngắt quãng trong 28 tuần đều có hiệu quả tương tự đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ thiếu máu, tăng hàm lượng Ferritin và giảm tỷ lệ dự trữ sắt thấp. Sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê là ở 2 chỉ số Hb và Ferritin .


      1. Các nghiên cứu bổ sung viên đa vi chất

Trong thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu lớn đã được công bố về hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng trong thời kỳ có thai.

Hầu hết các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất cho phụ nữ trong thời kỳ có thai đều cho thấy bổ sung đa vi chất có hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu mẹ và các kết quả thai nghén. Một nghiên cứu quan sát bổ sung đa vi chất cho PNCT sớm ở nhóm phụ nữ có thu nhập thấp ở Mỹ, cho thấy người được bổ sung đa vi chất giảm nguy cơ sinh non và CNSS thấp gấp 2 lần và bắt đầu bổ sung từ quý 1 thì giảm nguy cơ cao hơn so với bắt đầu bổ sung từ quý thứ 2. Tuy nhiên đây không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và những PN được chọn để bổ sung có thể có nguy cơ thấp hơn so với nhóm không được bổ sung . Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhỏ ở Pháp chỉ ra rằng, PNCT được bổ sung đa vi chất từ khoảng thai 14 tuần có sự cải thiện tình trạng vi chất và trẻ sinh ra có cân nặng trung bình cao hơn 10 % so với nhóm placebo .

Nhóm nghiên cứu Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ (MMSS) mới đây cũng đã tiến hành một phân tích tổng hợp của 12 nghiên cứu bổ sung đa vi chất dinh dưỡng trong thời kỳ có thai. Các nghiên cứu này sử dụng viên đa vi chất UNIMMAP (United Nations International Multiple Micronutrient Preparation) được xây dựng bởi một nhóm các chuyên gia và sản phẩm có chứa 15 vitamin và khoáng chất, bao gồm 30 mg sắt và 400 mcg acid folic. Cỡ mẫu phân tích của nghiên cứu meta này là lớn hơn nhiều hơn so với phân tích meta trước đó, cụ thể là > 52.000 PNCT. Phân tích này cho thấy có sự gia tăng đáng kể trọng lượng sơ sinh (22,4 g CI 8,3 - 36,4) và giảm 11% trong tỷ lệ cân nặng sơ sinh thấp (RR 0,89 CI 0,81 - 0,97) .

So sánh với một nghiên cứu tổng hợp tử 7 thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất với bổ sung sắt acid folic đến tình trạng Hb và thiếu máu mẹ. Kết quả cho thấy không có khác biệt giữa bổ sung đa vi chất dinh dưỡng so với bổ sung sắt acid folic đến thiếu máu mẹ ở quý III thai kỳ (nguy cơ tương đối RR= 1,03 [95 % CI 0,94, 1,12]). Kết quả tương tự với nồng độ hemoglobin, không có tác dụng đáng kể giữa nhóm được bổ sung đa vi chất so với nhóm được bổ sung sắt-acid folic (khác biệt trung bình chuẩn = -0,01 [95 % CI -0,08, 0,06]). Tóm lại, nhiều vi chất dinh dưỡng có tác dụng tương tự trên thiếu máu mẹ so với việc bổ sung sắt folate . Trong 7 nghiên cứu này, bốn nghiên cứu sử dụng đa vi chất bổ sung là UNIMMAP, trong đó bao gồm 30 mg sắt, 400 mg axit folic, 15 mg kẽm, 2 mg đồng, 65 mg selen, 800 mg RE vitamin A, 1,4 mg vitamin B1, 1,4 mg vitamin B2, 18 mg niacin, 1,9 mg vitamin B6, 2,6 mg vitamin B12, 70 mg vitamin C, 5 mg vitamin D, 10 mg vitamin E và 150 mg iốt. Các công thức được sử dụng trong các nghiên cứu còn lại tương tự như UNIMMAP ngoại trừ sự thay đổi nhỏ trong liều sắt-acid folic sử dụng. Tất cả các nghiên cứu, việc bổ sung được bắt đầu muộn nhất là ở tuần thứ 28 .

Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trương Hồng Sơn cho thấy bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tại Kom Tum và Lai Châu đã giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng một cách rõ rệt ở phụ nữ mang thai, thể hiện ở giảm tỷ lệ thiếu máu và tỷ lệ thiếu các vi chất, đồng thời cải thiện hàm lượng hemoglobin, ferritin, kẽm, retinol huyết thanh ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng . Nghiên cứu mới đây bổ sung viên đa vi chất hàng ngày cho phụ nữ có thai từ 8 - 12 tuần tuổi trong khoảng thời gian từ 25 đến 29 tuần tại một số xã thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cho thấy bổ sung đa vi chất đã có hiệu quả cải thiện cân nặng sơ sinh tương tự bổ sung sắt acid folic, nhưng chiều dài sơ sinh ở nhóm bổ sung đa vi chất cải thiện một cách có ý nghĩa so với bổ sung sắt acid folic.

Viên đa vi chất (UNIMMAP, Davin mama): UNICEF/WHO/UN đã đề xuất bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ trước khi sinh bằng chế phẩm UNIMMAP có chứa 15 VCDD bao gồm cả sắt, acid folic, và cung cấp 100% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của mỗi loại vi chất. Người ta hy vọng rằng viên đa vi chất có khả năng thay thế bổ sung sắt - acid folic chuẩn cho phụ nữ trong thời kỳ có thai ở các nước có thu nhập thấp và trung bình . Các vi chất ở dạng phức hợp này có thể phối hợp nhau để tạo hiệu quả hơn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của mẹ và con và là chiến lược hiệu quả đối với thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở các nước đang phát triển.

Viên đa vi chất do Công ty Dược MEDIPLATEX sản xuất có tên là Davin mama. Thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng dựa vào công thức của UNIMMAP (United Nations International Multiple Micronutrient Preparation) (đáp ứng khoảng 100 % nhu cầu khuyến nghị (DRI) của WHO cho PNCT . Mỗi viên nén 500 mg có chứa thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:



Bảng 1.4: Thành phần các chất dinh dưỡng của viên đa vi chất

Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Retinol

800 µg

Acid folic

400 µg

Vitamin E

10 mg

Vitamin C

70 mg

Vitamin B12

2,6 µg

Sắt

30 mg

Vitamin D

6 µg

Kẽm

15 mg

Vitamin B1

1,4 mg

Đồng

2 mg

Vitamin B2

1,4 mg

Selen

65 μg

Niacin

18 mg

I ốt

150 µg

Vitamin B6

1,9 mg







      1. Các nghiên cứu bổ sung thực phẩm ăn liền

Ngoài các biện pháp bổ sung thì tăng cường vi chất vào thực phẩm là biện pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng mang lại hiệu quả cao cho cộng đồng nói chung và phụ nữ nói riêng. Một tổng quan hệ thống trên 79 nghiên cứu về tác động của tăng cường vi chất vào thực phẩm với tình trạng vi chất của phụ nữ đã cho thấy tăng cường vi chất sắt dẫn đến một sự gia tăng đáng kể nồng độ ferritin huyết thanh và hemoglobin trong máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai. Tăng cường folate cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh như thiếu một phần não, đốt sống cột sống và các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Tương tự như vậy, việc tăng cường muối I-ốt giảm tỷ lệ suy giáp và dẫn đến nồng độ i-ốt niệu trung vị cao hơn. Bằng chứng này cho thấy việc sử dụng các thực phẩm có bổ sung vi chất có hiệu quả và mang lại lợi ích sức khỏe cho phụ nữ .

Thực phẩm bổ sung ăn liền tăng cường vitamin và khoáng chất (RUSF PLW): Sản phẩm dùng trong nghiên cứu là HEBI-Mam, do Viện Dinh Dưỡng quốc gia, UNICEF và Viện Nghiên cứu phát triển Cộng hòa Pháp (IRD) đồng kết hợp nghiên cứu phát triển sản xuất. Sản phẩm sử dụng các nguyên liệu truyền thống bao gồm đậu tương, đậu xanh, sữa bột tách béo, đường kính, maltodextrin, chất béo thực vật, dầu thực vật, và hỗn hợp vitamin và khoáng chất. Hỗn hợp vitamin và khoáng chất phù hợp với các tiêu chí của sản phẩm thực phẩm bổ sung ăn liền (RUSF) tiêu chuẩn. Thành phẩn vitamin và khoáng chất trong thực phẩm RUSF Hebi-mam cho PNCT (Bảng 1.5) được xây dựng với sự hỗ trợ của Nhóm chuyên gia Tư vấn kỹ thuật tăng cường vi chất dinh dưỡng thực phẩm (Forrtification Technical Asistance Group) (để đáp ứng ít nhất 50% nhu cầu khuyến nghị về vitamin và khoáng chất cho PNCT và cho con bú của WHO và Bộ Y tế . Theo hướng dẫn của nhóm chuyên gia WHO/FAO/UNU về nhu cầu năng lượng, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cần bổ sung 85 kcal, 3 tháng giữa cần bổ sung 360 kcal/ngày, 3 tháng cuối 475 kcal/ngày và phải đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất . Như vậy, khẩu phần khuyến nghị thực phẩm bổ sung ăn liền cho PNCT trong nghiên cứu là 4 miếng/ngày (tương đương 46 g/ngày), cung cấp 225 kcal/ngày và ít nhất 50 % nhu cầu khuyến nghị về các chất dinh dưỡng cho PNCT. Sắt và acid folic cung cấp 100 % nhu cầu khuyến nghị cho PNCT . Mỗi gói HEBI-Mam có trọng lượng là 92 gam, gồm 8 viên ép gần giống viên bánh đậu xanh. Sản phẩm HEBI-Mam được sản xuất tại Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng NINFood thuộc Viện Dinh Dưỡng, với nhà máy sản xuất được chứng nhận tiêu chuẩn HACCP và đạt tiêu chuẩn hệ thống ISO 22000.

Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
2017 -> TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG
2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương