XÁc nhận của hộI ĐỒng khoa học trưỜng tiểu học trần cao



tải về 3.74 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.74 Mb.
#35499
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13





XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN CAO

Điểm…………….Xếp loại……………….

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG



(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PHÒNG GD & ĐT PHÙ CỪ

Điểm…….…..….Xếp loại……………..

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH- TRƯỞNG PHÒNG



(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC

STT

NỘI DUNG

TRANG




A. PHẦN MỞ ĐẦU

4

I

Lý do chọn đề tài

4

II

Mục đích nghiên cứu

6

III

Đối tượng nghiên cứu

6

IV

Phạm vi nghiên cứu

6

V

Khách thể nghiên cứu

6

VI

Nhiệm vụ nghiên cứu

7

VII

Phương pháp nghiên cứu

7

VIII

Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo giải pháp

7

IX

Ý nghĩa của đề tài

7




B. NỘI DUNG

8

Chương I

Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn vẽ tranh

8

I

Mục đích yêu cầu nghiên cứu thực trang

8

II

Điều tra thực trạng

9

Chương II

Một số kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

12

I

Mục tiêu chung

12

II

Các biện pháp thực hiện và ví dụ minh họa

13

III

Kết quả

33




C. KẾT LUẬN

34

I

Bài học kinh nghiệm

34

II

Những vấn đề bỏ ngỏ

35

III

Điều kiện thực hiện đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài

36

IV

Kiến nghị và đề xuất

36

V

Kết luận chung

36


A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận

Như chúng ta đã biết giáo dục con người cần giáo dục toàn diện Lao- đức - trí- thể- mĩ do vậy môn Mĩ thuật có một vị trí, vai trò quan trọng. Giáo dục mĩ thuật góp phần quyết định trong việc thực hiện giáo dục thẩm mĩ cho con người. nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện.



Giáo dục thẩm mĩ mang tính chất hai mặt: vừa là một môn học, vừa là một môn nghệ thuật, môn Mĩ thuật có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thẩm mỹ nói chung, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ nói riêng cho học sinh. Sống và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp là bản chất của con người. Dạy học mĩ thuật không nhằm đào tạo ra các họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà mục đích là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy việc phát triển và bồi dưỡng ngay từ bậc tiểu học là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng cải tiến về nội dung, đổi mới về phương pháp để khuyến khích học sinh say mê học tập, nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới.

Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mĩ thuật cũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy bản chất của Mĩ thuật sẽ ngấm sâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta. Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên Mĩ thuật chúng ta cần phải thực hiện. Trong môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học các em được làm quen với rất nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh đề tài là một phân môn rất quan trọng. Vẽ tranh là tổng hợp của tất cả các phân môn, vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và rèn luyện vẽ đúng đề tài đã khó, kích thích sự say mê sáng tạo nâng cao kỹ năng của các em càng khó hơn. Không phải cứ lúc nào giáo viên hướng dẫn và nêu yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức, kĩ năng thực hành vì đối tượng học sinh không đồng nhất.



Việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở Tiểu học có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua dạy vẽ tranh đề tài giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng vẽ hình, tìm ra cách vẽ hình dễ nhất và gây hứng thú cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy Mĩ thuật Tiểu học. Cũng thông qua cách vẽ đơn giản mà sáng tạo ấy sẽ có tác dụng thúc đấy phát triển tư duy logic, rèn luyện bàn tay tài hoa, khả năng sáng tạo mĩ thuật của học sinh. Muốn nâng cao chất lượng dạy vẽ tranh thì trước hết phải xây dựng được một nội dung dạy học hợp lý, khoa học và những phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút học sinh tham gia, qua đó phát triển được khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh.

Vì thế giáo viên phải thường xuyên cập nhật các hình thức và phương pháp dạy học mới. Hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh. Nắm bắt được nhu cầu hứng thú trong học tập, sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của học sinh. Qua đó, rèn luyện, kích thích tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh. Nhằm rèn luyện thói quen, đổi mới dạy học tạo hứng thú cho cả giáo viên và học sinh tôi đã nghiên cứu và áp dụng Kinh nghiệm rèn luyện và năng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học.

2. Cơ sở thực tiễn

Từ thực tiễn giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi tự nhận thấy rằng: phân môn vẽ tranh đề tài chỉ thực sự được các em học sinh có năng khiếu yêu thích, còn lại học sinh thường làm qua quýt cho xong. Bài vẽ thường kém chất lượng, hình méo mó, màu sắc vẽ ẩu kém chất lượng. Thái độ học tập của các em rất hời hợt, ể oải không mấy tập trung, hào hứng tham gia.

Phân môn vẽ tranh là phân môn khó nhất trong môn Mĩ thuật. Vẽ tranh đòi hỏi người học cần có tư duy sáng tạo, bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.

Như vậy, tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài thực hành là rất quan trọng. Hội hoạ đối với các em là cả một thế giới muôn hình muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động, các em không nhất thiết vẽ theo một quy luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trường thẩm mỹ tạo nên chứ không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống. Các em thường vẽ theo trí nhớ vẽ theo các biểu tượng được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo mẫu thực. Chính vì những lí do trên, tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm giảng dạy, cộng với chuyên đề Mĩ thuật mới của Đan Mạch vừa chuyển giao. Tôi đã mạnh dạn áp dụng một vài nội dung dạy học phù hợp, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.

Qua thực tế chứng minh, chất lượng phân môn vẽ tranh luôn thấp hơn so với các phân môn khác của môn Mĩ thuật. Lí do là hầu hết học sinh nhận thức chậm, kỹ năng thực hành chưa tốt thì về nhà không hoàn thành tiếp bài hoặc làm bài ẩu cho xong . Nguyên nhân là các em kỹ năng thực hành chưa tốt, hình vẽ méo mó, mang tính khuôn mấu kém sức sáng tạo tìm ra cái mới. Phần nữa cũng là do các em chưa thực sự hào hứng trong học tập. Vì thế tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng thực hành và khám phá những cách thực hành mới để tạo hứng thú cho học sinh là vô cùng quan trọng. Đây cũng là mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh trong môn Mĩ thuật.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng dạy phân môn vẽ tranh ở trường Tiểu học Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các biện pháp dạy vẽ tranh đề tài hay và hấp dẫn nhất, tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung.



III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tôi tiến hành nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng một số phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm vào dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật đối với học sinh tại trường Tiểu học Trần Cao.



IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng một số phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm vào dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật đối với học sinh tại trường Tiểu học Trần Cao- Phù Cừ- Hưng yên.

V. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Giáo viên Mĩ thuật và học sinh trường Tiểu học Trần Cao – Phù Cừ - Hưng Yên.

VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật, thực hành xác định phương pháp, hình thức tổ chức và các kiến thức cần thiết. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập ở phân môn. Từ đó thực nghiệm các phương pháp phù hợp, tạo hứng thú trong quá trình giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh cho học sinh.

VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp đọc tài liệu.

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp thực nghiệm.

- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

VIII. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VÀ THỜI GIAN TẠO GIẢI PHÁP

1. Các biện pháp tiến hành

. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh.

. Kích thích tư duy sáng tạo của học sinh qua phương pháp dạy vẽ con vật.

. Tạo hứng thú cho học sinh với phương pháp dạy phối màu tranh đề tài.

. Xây dựng cách vẽ hình tự tin tạo bố cục tranh đề tài cho học sinh.

. Nâng cao kỹ năng thực hành vẽ tranh cho học sinh.

2. Thời gian thực hiện

Với đề tài này, tôi nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm trong năm học 2015- 2016. Tôi đã nghiên cứu, thu thập tư liệu và áp dụng những biện pháp tích cực vào giảng dạy nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình và tạo ra hứng thú mới lạ nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn vẽ tranh.



IX. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học. Tôi đề ra và


đưa vào thực nghiệm những phương pháp rèn luyện và năng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học. Hướng các em vào các hoạt động nhóm, cá nhân độc lập, làm cho các em phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động nhiệt tình trong hoạt động học tập. Kích thích các em tiếp cận với các phương pháp dạy học mới của Đan Mạch, học mà chơi, chơi mà học sáng tạo tranh đề tài theo ý tưởng riêng, mới lạ. Những phương pháp mà tôi áp dụng không chỉ rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh mà còn tạo ra những hứng thú mới, tìm thấy sự say mê cho cho học sinh khi học, chất lượng phân môn vẽ tranh được năng lên rõ rệt. Những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng nó mang lại ý nghĩa to lớn, tích cực cho cả người dạy và người học.

Đối với giáo viên: Tạo thói quen tìm tòi và nghiên cứu thường xuyên. Củng thêm nhiều kiến thức mới. Soạn giảng chu đáo hơn. Rèn luyện các kỹ năng dạy học, chuẩn bị bài, đồ dùng chu đáo hơn trước khi lên lớp. Hào hứng và khẳng định được vai trò của người thầy hơn mỗi khi minh họa bảng đưa học sinh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi vẽ hình. Thêm yêu thích công tác giảng dạy của mình hơn.

Đối với học sinh: Không chỉ được rèn luyện các kỹ năng thực hành mà còn được học hỏi thêm nhiều cách làm bài mới lạ, đơn giản. Học sinh sẽ phát triển tính sáng tạo độc lập, khám phá và chinh phục những cách thể hiện bài theo ý tưởng mới. Thấy hứng khởi, tự tin, say mê, yêu thích vẽ tranh.

*********************



B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

- Xác định rõ thực trạng, cách thức day học phân môn vẽ tranh ở những năm học trước.

- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực của thực trạng, làm cơ sở cần để thực hiện chương hai của đề tài nghiên cứu.

Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu: Tính kế hoạch, nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo, dân chủ, tập trung và sự chuẩn bị chu đáo.



II. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

1. Đặc điểm tình hình dạy học Mĩ thuật tại trường Tiểu học Trần Cao

1.1. Thuận lợi

- Trường Tiểu học Trần Cao chỉ có 1 điểm trường được xây dựng nằm ở trung tâm thị trấn Trần Cao huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Trường Tiểu học Trần Cao là trường thị trấn, giao thông thuận tiện. Trường có một khu nên việc giảng dạy và thống nhất chương trình thuận lợi. Là trường chuẩn Quốc gia nhiều năm nên có bề dày trong dạy học. Phong trào học tập và các hoạt động đoàn thể của trường luôn là đơn vị dẫn đầu trong huyện.

- Địa bàn thị trấn có Trung tâm thương mại nên hầu hết dân cư sống bằng nghề buôn bán. Gia đình có kinh tế khá giả, học sinh được mua sắm, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ và chu đáo.

- Môn học Mĩ thuật là môn học độc lập có kiểm tra, đánh giá. Là một trong những tiêu chí để xét lên lớp hay hoàn thành chương trình Tiểu học.

- Các tiết dạy học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng được học sinh chuẩn bị và làm bài đầy đủ.

1.2.Khó khăn

- Về phía nhà trường: Đồ dùng, tranh ảnh minh họa cho các đề tài còn hạn chế. Chưa có đủ máy chiếu đa năng phục vụ trong các phòng học. số lượng lớp học đông mà cơ sở vật chất lại yếu, không có đủ phòng học nên cũng chưa có phòng nghệ thuật riêng điều đó có phần hạn chế trong quá trình học.

- Đối với giáo viên: Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi. Sự áp đặt vẫn chưa thể một sớm một chiều xóa được nên thường hướng dẫn qua trên sách vở, không sử dụng nhiều các phương pháp và hình thức tổ chức học tập mới mà chủ yếu là sử dụng phương pháp gợi mở và vấn đáp. Sự minh họa bài trên bảng còn hạn chế, chưa thực sự đi sâu nghiên cứu những phương pháp dạy học mới để tạo hứng thú nâng cao chất lượng môn học. Chính điều đó làm cho các đối tượng học sinh tham gia học tập chưa đồng đều.

- Phía gia đình và học sinh: phụ huynh có ý còn coi nhẹ môn học, cho rằng đây là môn học phụ không quan trọng. Chủ yếu hướng con em mình vào những môn học chính. Học sinh bị áp lực ảnh hưởng tư tưởng của cha mẹ, cộng với sự phức tạp đòi hỏi tính kiên nhẫn, sáng tạo từ phân môn vẽ tranh nên hầu như những học sinh vẽ chưa đẹp làm bài qua quýt cho xong, những học sinh vẽ tốt thì làm bài theo lối mòn. Từ những nguyên nhân trên tác động trực tiếp đến cách học của học sinh. Hầu như các em không hào hứng khi thể hiện tranh đề tài. Hình vẽ chệch choạc, màu vẽ ẩu, nhiều học sinh làm bài mang tính hình thức chống đối cho có bài. Những yếu tố đó đã tác động trực tiếp đến cả thầy và trò không mấy hào hứng làm cho chất lượng phân môn vẽ tranh không cao.

Để nắm bắt sát thực, tôi đã tiến hành khảo sát nhận thức thực tiễn của học sinh lớp 4 về vẽ tranh đề tài. Tôi đã cho các em vẽ một vài đề tài khác nhau.

2. Kết quả điều tra.

2.1. Kết quả điều tra.( Lớp 4 trong toàn trường có 101 học sinh)


Nội dung bài học

Hoàn thành

Cần bổ sung chỉnh sửa thêm

Vẽ tranh đề tài Con vật

89/101= 88,1%

12/101= 11.9%

Vẽ tranh đề tài Trường em

87/101= 86,1%

14/101= 13,9%

Vẽ tranh đề tài Phong cảnh

75/101= 74,3%

26/101= 25,7%


2.2. Phân tích kết quả thực trạng:

Qua điều tra thực tế tôi nhận thấy học sinh vẽ đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn cả là các bài vẽ tranh về đề tài Con vật (89%), các bài vẽ tranh về đề tài Trường em có số lượng học sinh hoàn thành thứ hai và sau cùng vẽ tranh về đề tài Phong cảnh (75%) các em vẽ cần phải chỉnh sửa nhiều hơn. Kết quả như vậy cũng không làm tôi bất ngờ, từ thực tế giảng dạy và qua chất lượng các bài vẽ của học sinh tôi rút ra các nguyên nhân sau:



Nguyên nhân khách quan

- Học sinh chưa có điều kiện đi thăm quan nhiều phong cảnh để cảm nhận vẻ đẹp của nó và quan sát sự vật hiện tượng của cuộc sống làm tư liệu phục vụ cho vẽ tranh các đề tài.

- Các em chưa được tham khảo nhiều tranh ảnh các đề tài nêu trên.

- Giáo viên chưa được giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm trong các tiết dạy mẫu của chuyên đề. Học sinh chưa được giao lưu trong các cuộc thi vẽ tranh, cơ hội vẽ theo nhóm ít nên không học hỏi được nhiều từ những người bạn có năng khiếu.

- Môn Mĩ thuật chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn.

Nguyên nhân chủ quan

- Việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cho chương trình phân môn, Kế hoạch công tác năm học của môn Mĩ thuật thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề tạo hứng thú, kích thích học sinh học tập, hướng cho các em tham gia chưa đi sâu một cách đúng mức.

- Do một số học sinh chưa thấy hết tầm quan trọng của phân môn vẽ tranh nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung trong hoạt động giáo dục nhà trường.

- Một số học sinh đồ dùng còn thiếu nên không hoàn thành bài.

- Phần nữa, trình độ học sinh còn hạn chế; hình thức động viên khen thưởng và nhắc nhở phê bình của giáo viên còn thiếu phong phú. Học sinh chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động học tập trên lớp, chưa thấy rõ vai trò của việc dạy và học trên lớp.

- Kỹ năng vẽ hình của học sinh còn hạn chế là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng bài vẽ tranh chưa cao:

+ Để hoàn thành bài vẽ về các đề tài sinh hoạt đòi hỏi các em phải biết vẽ dáng người. Nhưng thực tế hầu như các em chỉ biết vẽ các dáng người đứng hoặc chưa biết vẽ dáng người cho đẹp, hình vẽ méo mó, chưa đúng tỉ lệ cơ thể (thường vẽ chân tay bị ngắn). Chưa biết tạo dáng khác nhau để tạo thành bố cục tranh. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho các em khó khăn trong việc hoàn thành bài mặc dù các em rất muốn được vẽ.

+ Khả năng tư duy sáng tạo chưa cao. Khi gặp phải tranh đề tài về các con vật học sinh chỉ quen với những con vật cô giáo đã hướng dẫn và vẽ theo lối mòn không có sức sáng tạo tìm ra cái mới. Hình vẽ đơn giản thiếu sự đa dạng, phong phú làm cho bài vẽ không sinh động, nhạt nhẽo mang tính chất vẽ để hoàn thành bài.

+ Phần nhiều các bài vẽ hình đã yếu nhưng màu lại chưa vẽ cẩn thận nên bài kém chất lượng. Nhiều học sinh vẽ hình rất tốt nhưng khi hoàn thành bài thì chất lượng bài vẽ không cao vì thiếu tính kiên nhẫn vẽ màu ẩu. Một số học sinh nhà có điều kiên, các em đã mua màu nước nhưng không dám mang đi vì sợ bẩn nên tự phát vẽ ở nhà làm cho bài vẽ màu bị dày và chờm hết vào hình dẫn đến bài vẽ bị hỏng,

chất lượng kém.

+ Nhiều bài vẽ hình và màu cũng rất cẩn thận nhưng bài thiếu sự đậm đà hấp dẫn có lẽ các em còn nhút nhát, thiếu tự tin trong việc thể hiện bài.

+ Với những dạng bài vẽ tranh đề tài tự chọn. Học sinh rất lúng túng vì tìm đề tài đã khó mà khi thực hành lại khó khăn hơn vì các em không có cơ hội tham khảo bài của bạn nên hình vẽ không phong phú. Thực hành cá nhân nên rất dề gây nhàn chán cho học sinh khi làm bài, không phát huy hết khả năng sáng tạo và tinh thần thân thiện đoàn kết của các em.



Kết luận: Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên nên hiệu quả của việc dạy học Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng ở trường Tiểu học Trần Cao chưa cao. Bằng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả phân môn, tôi đã có một số biện pháp mới nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của vấn đề này, rèn luyện cho các em khả năng vẽ hình tự tin, giúp các em hào hứng, say mê, mạnh dạn hơn trong các bài vẽ tranh đề tài qua đó nâng cao chất lượng môn học.

*********************



CHƯƠNG II

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG

VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

  1. MỤC TIÊU CHUNG

Kinh nghiệm rèn luyện và năng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học mà tôi chia sẻ là được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn mĩ thuật ở trường Tiểu học để đề ra các biện pháp áp dụng hiệu quả tốt.

- Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn vẽ tranh nói riêng và cho môn mĩ thuật nói chung, mặt khác cũng là để tạo sự đam mê hứng thú với phân môn vẽ tranh vốn được cho là khó và không mấy thích thú khi học.

- Tạo tâm thế hứng khởi, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện thói quen tự học và sáng tạo trong mỗi giáo viên.

- Giúp học sinh có năng khiếu phát huy tối đa sức sáng tạo, thực nghiệm những phương pháp và cách thức tiến hành vẽ tranh mới.

- Rèn và nâng cao kỹ năng thực hành đơn giản, dễ thực hiện, tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành tốt các bài vẽ tranh, nâng cao chất lượng môn học.

- Xây dựng niềm đam mê và sự lạc quan thích thú cho các học sinh còn lúng túng, qua đó các em tìm ra cách vẽ phù hợp với khả năng của mình để đạt được mục tiêu bài học.

- Tạo cho các em cảm giác học mà chơi- chơi mà học thân thiện, gần gũi với mọi người xung quanh.

II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

1. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh

1.1 Mục đích

- Học sinh tìm hiểu và biết được các bộ phận chính của cơ thể người khi hoạt động.

- Giúp học sinh vẽ người tốt thì biết cách tạo dáng nhanh, chính xác và xây dựng bố cục đề tài đẹp hơn.

- Tạo hứng thú cho học sinh chưa vẽ người thành thạo biết vẽ dáng đúng với tỉ lệ cơ thể, thấy tự tin hơn vì vẽ người cũng rất đơn giản.

- Giúp các em biết tạo những dáng người từ đơn giản đến phức tạp.

1.2. Nội dung và cách thực hiện

Đây là cách dạy học tích cực, giúp các em học sinh tìm ra cách vẽ người phù hợp với khả năng của mình. Tạo cho các em hứng thú mới, các em thấy vẽ người không hề khó mà còn cảm thấy thú vị và thích thú hơn. Tranh đề tài thì hầu hết là vẽ về các cảnh sinh hoạt của con người. Vì Mĩ thuật là môn học đồng tâm nên từ chương trình Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 hầu như các em gặp các đề tài giống nhau. Cái khó chung cho hầu hết học sinh là vẽ người. Mặc dù đã hướng dẫn cụ thể như giáo trình nhưng vẫn gặp phải những câu thắc mắc của học sinh như: ” Cô ơi! Em không biết vẽ người”, ” Thưa cô, cái thân vẽ cúi( ngồi) thì làm thế nào”, ” Thưa cô bạn ấy vẽ người như rôbốt ấy ạ”....Để giải quyết vấn đề này, cũng là thực hiện mục tiêu trên, giáo viên có thể thực hiện các cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vẽ người như sau:



Cách thứ nhất: Dạy vẽ người dáng hình que





Dạy theo phương pháp vẽ hình này hầu hết học sinh đều làm theo được và cảm thấy rất dễ dàng khi vẽ người. Dáng người que là sau khi xác định dáng mình muốn vẽ thì hướng dẫn cho học sinh tạo dáng người cơ bản theo các đường trục chính như xương đầu, xương sống, xương tay, chân bằng một nét vẽ kéo dài. Chú ý uốn ngay các nét vẽ theo dáng muốn vẽ như cúi thì lưng cong, ngồi thì lưng cong chân tay gập lại. Chiều dài các bộ phận trên cơ thể phải vẽ sao cho phù hợp cân đối nhau. Với những học sinh vẽ còn yếu thì nên hướng dẫn kỹ hơn về tỉ lệ các bộ phận thế nào là hợp lý, hướng các em nên vẽ phác toàn bộ dáng người hình que trước rồi từ đó vẽ chi tiết trang phục sau.

Bước 1 Bước 2

Khi phác xong dáng người que như ý muốn. Giáo viên nên tạo những tình huống câu hỏi có vấn đề để học sinh tự khám phá và cũng là để tạo hứng thú cho học sinh.

- Vẽ dáng người theo cách của cô có dễ không? ( Học sinh sẽ cảm nhận được dáng người vẽ rất dễ)

- Theo em làm thế nào để thành dáng người đầy đủ, đẹp hơn?( Học sinh sẽ tìm ra cách vẽ trang phục theo các dáng để dáng người đẹp và hoàn chỉnh hơn)

Lưu ý cho các em: có thể vẽ hết các dáng người que đế xây dựng thành bố cục theo đề tài rồi sửa sau hình chi tiết sau. Trong một bài vẽ nên tạo những dáng người khác nhau cho phong phú.




Каталог: Data -> hungyen -> hungyen -> Attachments -> SKKN -> SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016
Data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
Data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
Data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
Data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
Data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
Data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016 -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt hưng yên sáng kiến kinh nghiệM
SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016 -> Nguyễn Thị Tuyết Đơn vị: Tiểu học Hiệp Cường

tải về 3.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương