XÁc nhận của hộI ĐỒng khoa học trưỜng tiểu học trần cao



tải về 3.74 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.74 Mb.
#35499
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Hoạt động 3: Thực hành (18 phút)

- Bài này chúng ta sẽ thực hành theo nhóm 6. Mỗi nhóm sẽ thống nhất xem nhóm mình định vẽ những con vật gì, vẽ bằng phương pháp nào, con vật nào sẽ là hình ảnh chính trong tranh. Nhóm cũng chuẩn bị cử người để thuyết trình về bài của nhóm mình.

- Cô muốn lưu ý những nhóm nào sử dụng màu nước thì cần dùng nước cẩn thận, có giấy hoặc giẻ lau để giữ vệ sinh bài bài nhóm và vệ sinh chung cho lớp học.

- Giáo viên bao quát, gợi mở thêm ý tưởng cho học sinh.

- Tạo không khí thi đua cho các nhóm bằng các câu động viên khích lệ: Cô thấy nhóm 1,2.... làm rất nhanh và vẽ được nhiều dáng con vật đẹp. Các nhóm còn lại hãy nhanh tay lên nhé!

- Thời gian thực hành chỉ còn một phút, các nhóm nhanh tay hoàn thiện bài để trưng bày.

- Giờ thực hành đã hết, các nhóm trưởng mang bài vẽ nhóm lên trưng bày và đại diện nhóm thuyết trình bài của nhóm mình.



- Học sinh lắng nghe, thống nhất ý kiến và thực hành theo nhóm: Vẽ tranh đề tài Các con vật quen thuộc

- Nhóm trưởng mang bài lên trưng bày và chuẩn bị thuyết trình sản phẩm.



Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5 phút)

- Các nhóm mang bài vẽ lên trưng bày theo đúng vị trí số của nhóm.

- Đại diện nhóm lên giới thiệu bài của nhóm mình như: Em đại diện cho nhóm nào? Bài nhóm em vẽ được những con vật gì?.

- Các bạn ở phía dưới lắng nghe xem bạn giới thiệu như thế nào để chúng ta nhận xét bài theo các tiêu chí sau:

+ Bài vẽ đã đúng đề tài chưa?

+ Cách sắp xếp bố cục như thế nào?

+ Hình vẽ có phong phú không?

- Sau khi đại diện các nhóm giới thiệu xong, cho lần lượt các nhóm đi một vòng thăm quan bài các nhóm.

- Em có nhận xét gì về bài của các nhóm. Em thích bài nào nhất.

- Giáo viên nhận xét bài chung cho các nhóm. Khen ngợi động viên những nhóm có nhiều hình ảnh đẹp.

-> Các em biết không, các con vật quen thuộc xung quanh ta thì mỗi con vật có những đặc điểm đáng yêu và có những ích lợi riêng, chúng ta cần biết yêu quý và chăm sóc chúng nhé.

+ Em hãy nêu một số hành động để chăm sóc bảo vệ con vật?

- Tuyên dương học sinh.



- Nhóm trưởng mang bài lên trưng bày. Đại diện cho nhóm giới thiệu bài của nhóm mình.

- Học sinh lắng nghe.


- Học sinh thăm quan bài để quan sát và nhận xét bài các nhóm.
- Học sinh nhận xét bài.
- Học sinh lắng nghe.

- Chúng ta cần chăm sóc bảo vệ vật nuôi: cho chúng ăn uống hằng ngày, không đánh đập chúng…Lên án những hành vi săn bắt, chộm cắp vật nuôi.






* Dặn dò

- Về nhà, tranh thủ các em hãy thực hành thêm những con vật quen thuộc theo ý thích vào vở vẽ nhé.

- Các em hãy tìm hiểu và sưu tầm hình ảnh các loại họa tiết trang trí dân tộc, xem trước và chuẩn bị đồ dùng chu đáo cho bài 27.

****************



III.KẾT QUẢ

Bằng sự kiên trì, tìm tòi, sáng tạo để có những điều chỉnh trong năm học. Đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Sự kiên trì bền bỉ rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh, tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh khi học phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học. Tôi cảm thấy điều đó hoàn toàn là phù hợp và đúng đắn mà đáng lẽ lên thực hiện từ sớm hơn. Nó kích thích lòng say mê ham học hỏi từ mỗi học sinh, tạo sự hứng khởi yêu nghề trong giáo viên. Chất lượng phân môn được tăng lên rõ rệt.

Giáo viên đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tích cực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề mến trẻ hơn. Qua đó khẳng định vị thế môn học, tạo cái nhìn mới về môn học cho học sinh, phụ huynh và cả đồng nghiệp. Học sinh nhuần nhuyễn, thành thạo hơn trong cách vẽ, tạo sự đam mê hứng thú hơn trong quá trình học tập, chất lượng phân môn được tăng lên đáng ghi nhận.

Khảo sát sau khi vận dụng các biện pháp mới (Vẫn với 101 học sinh lớp 4)

Nội dung bài học

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Vẽ tranh đề tài Con vật

99/101= 98%

2/101= 2%

Vẽ tranh đề tài Trường em

95/101= 94%

6/101= 6%

Vẽ tranh đề tài Phong cảnh

92/101= 91 %

9/101= 9%

Nhìn kết quả khảo sát và thực tế giảng dạy tôi thật sự vui mừng bởi học sinh đã thực hiện vẽ tranh đề tài một cách khoa học, có con mắt thẩm mĩ hơn. Với các đề tài bài vẽ của các em dần hoàn thiện hơn, bố cục tranh rõ ràng, các em phân mảng chính phụ một cách rõ nội dung đề tài, các đường nét vẽ hoạt động của con người, con vật sinh động, đúng tỉ lệ, sắc nét, gần gũi hơn. Màu sắc được thể hiện cẩn thận và tươi tắn phù hợp hơn với từng đề tài mà các em thực hiện. Điều đó chứng tỏ những biện pháp mà tôi đưa vào thực nghiệm đã không những rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh mà còn kích thích ở học sinh sự yêu thích, hào hứng và say mê tìm tòi nên đã thấy được vai trò, ý nghĩa của phân môn vẽ tranh, góp phần nâng cao chất lượng phân môn nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung.



Dưới đây là biểu đồ so sánh chất lượng những bài vẽ tốt trong phân môn vẽ tranh của trước và sau khi tôi thực hiện đề tài

*********************



C. KẾT LUẬN

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài, tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh Tiểu học. Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:



Thứ nhất: Giáo viên cần nhiệt tình tận tâm với nghề, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để hoàn thiện kỹ năng sư phạm. Tận tâm với công tác chuyên môn, tăng cường cập nhật thông tin, tự học tập, tự rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ hai: Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, phát huy vai trò của học

sinh. Cần áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhưng phù hợp với bài dạy và khả năng tiếp thu của học sinh.



Thứ ba: Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc tạo hứng thú trong học tập. Để thu hút, lôi cuốn học sinh say mê học môn mĩ thuật và thu được kết quả học tập tốt đòi hỏi người giáo viên phải hiểu đặc thù môn học. Dạy mĩ thuật là sự vun đắp tạo nguồn hứng khởi, say mê, làm được điều đó là cả một nghệ thuật của người giáo viên. Luôn tạo điều kiện thuận lợi để học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất. Sự quan tâm khích lệ của giáo viên là điều kiện quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hứng thú học tập trong mỗi học sinh. Bài vẽ của học sinh có đẹp hay không cũng phụ thuộc vào nhiều cách dạy của giáo viên. Nếu giáo viên có chuyên môn tốt, dạy vui tươi hứng khởi từ đầu sẽ làm cho các em hào hứng đó là tiền đề cho cái đẹp nảy sinh trong các em.

Thứ tư: Hướng cho học sinh các cách vẽ hình đơn giản, dễ vẽ để học sinh cảm thấy vẽ hình không khó, học mà chơi- chơi mà học. Tạo điều kiện cho các em làm quen với các cách thể hiện màu sắc khác nhau để các em thấy được màu sắc thật đa dạng, lung linh. Điều đó sẽ kích thích và phát huy trí tưởng tượng cho học sinh để các em hoàn thành tốt nội dung các bài học. Từ đó, tạo cho học sinh có hứng thú, niềm say mê trong việc khám phá, tìm tòi tư liệu và rèn các kĩ năng về mọi mặt phục vụ cho các hoạt động mĩ thuật nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung.

Thứ năm: Sưu tầm, tham khảo tài liệu. Tự làm đồ dùng dạy học. Tổng kết năm học nên tổ chức triển lãm để các em biết quan sát, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Qua đó các em thấy được giá trị của môn học được tôn vinh. Thu thập vở của học sinh có nhiều bài vẽ tốt để làm đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.

Thứ sáu: Luôn xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò. Vì mối quan hệ này có thân thiện, cởi mở, gần gũi thì việc giảng dạy và tìm hiểu các đối tượng học sinh của mới đạt hiệu quả.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ.

- Phương tiện dạy học chưa đầy đủ nên việc sử dụng giáo án điện tử chưa thường xuyên. Đây cũng là thiệt thòi cho học sinh vì nếu các em được tiếp cận với công nghệ thông tin thì các em sẽ có nhiều kênh thông tin hình ảnh hơn phục vụ hữu ích vào thực tế bài học.

- Đề tài mà tôi nghiên cứu mới chỉ dừng ở các biện pháp tạo hứng thú cho dạy

học phân môn vẽ tranh trong trường Tiểu học. Còn nhiều phân môn khác của môn Mĩ thuật như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí... tôi chưa thực hiện được.



III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

CỦA ĐỀ TÀI.

1. Điều kiện thực hiện đề tài

Với những kinh nghiệm vừa chia sẻ, tôi đã áp dụng có hiệu quả rõ rệt ở trường Tiểu học Trần Cao và đều có thể áp dụng được để giảng dạy cho học sinh ở các trường Tiểu học khác trong và ngoài tỉnh.



2. Hướng tiếp tục nghiên cứu của đề tài.

Trong thời gian tới, tôi tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ theo mẫu cho học sinh trong chương trình Mĩ thuật Tiểu học để chất lượng các phân môn được nâng cao đồng đều hơn.



IV. KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT.

- Rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để môn Mĩ thuật có nhiều đồ dùng phục vụ cho chuyên môn hơn.

- Xây dựng cơ sở vật chất cần tạo điều kiện cho có phòng Nghệ thuật để học sinh có không gian riêng cho môn học và phát triển toàn diện hơn.

- Cần tổ chức các khoá tập huấn và mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết chuyên sâu về chuyên môn. Tập huấn và dạy mẫu các chuyên đề mới để trao đổi kinh

kinh nghiệm giảng dạy, qua đó giáo viên được giao lưu học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh cho cả giáo viên và học sinh. Để khẳng định vị thế chuyên môn của giáo viên ở từng trường, từ đó khích lệ tinh thần tự học, tự vươn lên trong mỗi cá nhận và cả tập thể giáo viên chuyên Mĩ thuật.



V.KẾT LUẬN CHUNG

Hiện nay giáo dục đang được đặt lên hàng đầu, chăm lo phát triển giáo dục là phát triển tương lai cho đất nước trong công cuộc cải cách giáo dục thì môn mĩ thuật ở trường Tiểu học cũng đang được quan tâm. Từ khi ra đời đến nay đã đạt được một số thành tích nhưng bên cạnh đó cũng nhiều khó khăn về phía giáo viên, kinh phí cho dạy học và đồ dùng dạy học môn mĩ thuật.



Qua nghiên cứu và thực nghiệm như trên, tôi thấy việc dạy học Mĩ thuật nói

chung và phân môn vẽ tranh nói riêng, muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học. Để tạo được hứng thú học tập cho dạy học thì giáo viên cần không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu Tổ chức đan xen các phương pháp và hình thức dạy học. Cần lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở. Ngoài sử dụng một số phương pháp dạy truyền thống còn cần kết hợp nhiều phương pháp khác và sự hỗ trợ của thiết bị và công nghệ thông tin để tiết học sinh động hơn. Song, mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó. Theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với tri thức.



Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đánh giá được thực trạng của việc dạy học của phân môn vẽ tranh trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học. Nó cũng đã phân tích được nguyên nhân ảnh hưởng đến giáo viên và học sinh, nguyên nhân vì sao chất lượng bài vẽ của học sinh chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và thực hiện một số biện pháp để rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh, tạo hứng thú dạy học cho phân môn đó là:

. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh.

. Kích thích tư duy sáng tạo của học sinh qua phương pháp dạy vẽ con vật.

. Tạo hứng thú cho học sinh với phương pháp dạy phối màu tranh đề tài.

. Xây dựng cách vẽ hình tự tin tạo bố cục tranh đề tài cho học sinh.

. Nâng cao kỹ năng thực hành vẽ tranh cho học sinh.

Những kinh nghiệm trên tôi đúc rút ra là sự vận dụng linh hoạt, cụ thể hóa các phương pháp và hình thức cũ, mới đan xen. Nó không chỉ rèn luyệnvà nâng cao kỹ năng vẽ mà còn tạo hứng thú mới cho học sinh để nâng cao chất lượng với phân môn vẽ nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung.

Tôi cũng xin cam đoan rằng: đây là sáng kiến kinh nghiệm của riêng tôi, được đúc rút từ những kinh nghiệm dạy học thực tế, không sao chép của người khác.

Vì thời gian có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn được đồng nghiệp tham gia góp ý. Xin tiếp thu ý những kiến nhận xét của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường Tiểu học của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. 

Xin trân trọng cảm ơn!

Trần Cao, ngày 18 tháng 3 năm 2016.

Người thực hiện

Phạm Thị Lựu



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách nghệ thuật, sách thiết kế Mĩ thuật 1; 2; 3.

2. Sách giáo khoa, sách thiết kế và sách giáo viên Mĩ thuật lớp 4-5

3. Vở tập vẽ lớp 1, 2, 3, 4, 5

4. Giáo trình bố cục- Đàm Luyện, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội (2007).



5. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật- Nguyễn Thu Tuấn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội (2008).

6. Sách giáo trình tâm lí học đại cương- Nguyễn Xuân Thức

7. Em tập vẽ dáng người - Con vật đơn giản. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin









Каталог: Data -> hungyen -> hungyen -> Attachments -> SKKN -> SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016
Data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
Data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
Data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
Data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
Data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
Data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016 -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt hưng yên sáng kiến kinh nghiệM
SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016 -> Nguyễn Thị Tuyết Đơn vị: Tiểu học Hiệp Cường

tải về 3.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương