Tiếng Việt từ thời lm de Rhodes Kinh Lạy Cha



tải về 6.53 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích6.53 Mb.
#37940
  1   2   3   4   5   6   7   8


Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha (phần 5A)

Nguyễn Cung Thông1



Phần này bàn về Kinh Lạy Cha (KLC) qua các dạng ghi nhận trong văn bản từ thời bình minh của chữ quốc ngữ. Phân tách kỹ hơn KLC sẽ tìm ra các dấu ấn của tiếng Việt cổ, sự thay đổi cách dùng trong tiếng Việt và ngay cả ảnh hưởng chính trị và thời cuộc. Cũng vào thời gian soạn phần 5A này, các vị giám mục Pháp đã quyết định đổi một chữ trong KLC "Ne nous soumets pas à la tentation" thành "Ne nous laisse pas entrer en tentation" (so với KLC tiếng Việt 2017 "Xin chớ2 để chúng con sa chước cám dỗ", tiếng Anh "lead us not into temptation"). Điều này đức Giáo Hoàng Francis cũng đề cập đến trong một buổi phỏng vấn gần đây (BBC News3 8/12/2017). Các động từ soumettre (Pháp) và lead (Anh) đều có thể hàm ý bị dẫn đến (thể thụ động/passive), hay hàm ý chính Thiên Chúa dẫn dụ con người (sa cám dỗ): không đúng theo ý của nguyên bản Hi Lạp. Tiếng Việt không bị trường hợp tối nghĩa như trên vì ảnh hưởng phần nào từ tiếng Bồ-Đào-Nha khi dịch (xem các bản KLC phần dưới). Do đó tùy theo từng giáo hội và ở những thời kỳ khác nhau mà KLC có thể thay đổi, điều này làm quá trình tìm hiểu KLC trở nên rất thú vị nhưng không nằm trong phạm vi bài viết này. Các tương quan ngữ âm ghi nhận trong bài viết không nhất thiết khẳng định nguồn gốc (Việt, Khme hay Hán cổ …) của các từ này. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false . Các chữ viết tắt khác là NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), PG (Phật Giáo), CG (Công Giáo), ĐCT (Đức Chúa Trời), ĐCGS (Đức Chúa Giê Su), TCTGKM (Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông), KNLMPS (Kinh Những Lễ Mùa Phục Sinh), LM (Linh Mục), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK), ĐCT (Đức Chúa Trời), ĐCGS (Đức Chúa Giê Su). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tiếng Trung (Hoa) gọi KLC là Thiên Chúa Kinh 天主經 hay Chúa/Chủ Đảo Văn 主禱文, có lẽ không rõ nghĩa so với các tên gọi kinh này trong tiếng Việt như Kinh Tại Thiên, Kinh Lạy Cha (KLC) ... KLC tiếng Anh là "Lord’s Prayer" (Lời cầu của ĐCT) hay "Our Father" (Cha chúng ta) hay có lúc dùng tiếng La Tinh Oratio Dominica (lời cầu của ĐCT, Oraison Dominicale tiếng Pháp) hay Pater Noster (Cha chúng ta, Notre Père tiếng Pháp). Bản La Tinh (Vulgate):"Pater noster, qui es in caelis, sanctificetur nomen tuum, adveniat regnum tuum, fiat voluntas tua, sicut in caelo, et in terra. Panem nostrum supersubstantialem da nobis hodie; et dimitte nobis debita nostra, sicut et nos dimittimus debitoribus nostris; et ne inducas nos in tentationem; sed libera nos a Malo.". Bản này có 49 chữ và dùng vài chữ4 (khi dịch từ bản Hi Lạp cổ) đáng chú ý như supersubstantialem (hàng ngày), debita (nợ). Debita/L (< debitum/L) không hẳn chỉ nợ về tiền bạc, còn có thể chỉ tội lỗi/sai trái dựa vào các ngôn ngữ cổ (td. tiếng Aramaic). Tiếng Anh có lúc dùng trespass (vi phạm) so với debt (nợ), tiếng Pháp dùng chữ offense (xúc phạm): bản KLC 1992 dùng "tội/lỗi", KLC năm 1925/1934 dùng "phạm tội nghịch" so với bản KLC năm 1891 dùng "mếch lòng" với nét nghĩa mở rộng (xem các hình chụp lại ở dưới). Bản La Tinh trên sẽ được dùng để làm bản gốc để so sánh với các bản dịch của bài này (cũng như các ngôn ngữ khác tiếng Việt).

1. KLC dùng làm dụng cụ so sánh ngôn ngữ (đồng đại lịch đại)

Trong quá trình truyền đạo CG, dịch KLC là một trong những công việc chuyển ngữ đầu tiên và cần thiết trước Kinh Thánh rất lâu. Điều này dễ hiểu vì KLC tóm tắt hầu như tất cả nội dung của Kinh Thánh, các yếu tố thần học quan trọng như tin/xin/giữ/chịu/làm5, cũng như là lời cầu nguyện của chính ĐCGS truyền lại6. Từ giữa thế kỷ XVI, KLC đã được xuất bản qua 22 ngôn ngữ trong cuốn (1555) "Mithridates. De differentiis linguarum" của học giả Thụy Sĩ Conrad Gessner (1516-1565). Học giả Đức Hieronymus Megiser (1554-1618) cũng thu lượm các cách dịch KLC từ các ngôn ngữ khác nhau để ra sách. Học giả người Anh Dan Brown (1713) viết cuốn "The Lord’s Prayer in above 100 Languages, Versions and Characters" (KLC dịch ra hơn 100 thứ tiếng - hình bìa chụp lại ở bên dưới), xem trang này chẳng hạn http://www.fromoldbooks.org/oratiodominica/ . Ngay cả đến thời buổi bây giờ, ta có thể tra cứu KLC đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên mạng (Internet) như http://www.krassotkin.ru/sites/prayer.su/other/all-languages.html ...v.v... Do đó, KLC có thể được dùng như một dụng cụ đơn giản và tiện lợi để so sánh các ngôn ngữ cùng thời (đồng đại/synchronic) hay các thay đổi theo thời gian (lịch đại/diachronic). Một thí dụ dùng KLC để khảo sát thay đổi theo thời gian trong tiếng Anh là bài viết (2012) "The Lord's Prayer through the Centuries: A Case Study" (tạm dịch/NCT: KLC qua bao thế kỷ - trường hợp tiếng Anh). Có thể đọc toàn bài trang này chẳng hạn http://devastashasportfolio.blogspot.com.au/2012/03/lords-prayer-through-centuries-case.html ...v.v...









The Lord’s Prayer in above 100 Languages, Versions and Characters”



2.1 Kinh Lạy Cha - bản 1632 (trang dưới trích từ “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội công giáo Việt Nam" Roland Jacques). Vài nhận xét sơ khởi là cách viết ciúm ~ chúng (dùng tám lần trong KLC) cũng giống như cách kí âm trong Bồ Hán Từ Điển 葡漢辭典 (1579) của các LM Michele Ruggieri/‎Matteo Ricci7 - xem hình chụp một trang bên dưới: động 動 kí âm là tum (so với dòng BK theo pinyin hiện nay) …v.v… Do đó, ta có thể giải thích được các tương quan bum ~ vâng (liên hệ b-v vào thời VBL khá rõ nét trong tiếng Việt - xem thêm chữ bẽi ~ vậy), sam ~ sáng, bum ~ vâng (liên hệ b-v), bàm ~ bằng (dùng hai lần), cium ~ chưng (dùng bốn lần), tlom ~ trông, hàm ~ hằng/hàng, dum ~ dùng.

Cách viết cia ~ cha cũng từ thời LM Ruggieri, LM Ricci đổi ci- thành ch-, xem hình chụp bên dưới. VBL hoàn toàn dùng ch- thay vì ci-.

Thời VBL vẫn còn dùng dạng bl- như blời ~ trời (VBL không ghi trời), và cả hai dạng tlêntrên.

Cách dùng chữ ít khá lạ, theo VBL nghĩa là cũng là (etiam/L). Ít có một dạng chữ Nôm là 𠃝 dựa vào âm ất 乙 và chữ thiểu/thiếu 少 biểu ý. Không thấy văn bản nào dùng ít theo nghĩa này sau đó, có thể vì soạn ở Áo Môn và ảnh hưởng của chữ Hán (như dùng các chữ quốc, danh) nên có thể ít là một dạng của diệc8 HV 亦.





Каталог: 2018
2018 -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1256/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1284/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1298/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1357/qd-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> V/v khắc phục những bất cập trong tổ chức giao thông trên tuyến ql18 và tl. 295B
2018 -> V/v chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải
2018 -> TL. chủ TỊch chánh văn phòNG
2018 -> TL. chủ TỊch kt. Chánh văn phòng phó Chánh văn phòNG
2018 -> V/v tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01
2018 -> Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-cp ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

tải về 6.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương