Tiếng Việt từ thời lm de Rhodes Kinh Lạy Cha



tải về 6.53 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích6.53 Mb.
#37940
1   2   3   4   5   6   7   8

Bồ Hán Từ Điển 葡漢辭典

Bản năm 1632 có 70 chữ. Tuy không thấy LM de Rhodes đề cập trực tiếp đến nội dung KLC trong các tác phẩm của ông, nhưng VBL/PGTN lại ghi tất cả các từ liên hệ đến KLC như cha/chưng/danh/chúng tôi/kẻ/tai/dữ … nhất là các đoạn quan trọng:

a. Ở trên trời (mục trên/tlên VBL 809)

b. Cha chúng tôi ở trên trời, Lạy9 Cha chúng tôi ở trên trời (BBC trang 19)

c. Danh cha cả sáng ("danh ĐCT cả sáng" PGTN trang 319)

d. Hàng ngày dùng đủ (ghi lại hai lần: mục dùng và mục đủ - VBL)

e. Mà tha nợ chúng tôi (mục nợ VBL trang 564)

f. Ít (nghĩa là cũng như - một cách dùng đặc biệt vào thời LM de Rhodes - VBL trang 352)



Danh dùng thay vì tên trong KLC vì nét nghĩa rộng hàm ý tiếng tăm, cách sống/đạo đức ... Chữ danh 名 có các cách đọc (thanh mẫu minh 明 vận mẫu thanh/khai 清開 bình thanh 平聲, khai khẩu tam đẳng 開口三等) theo phiên thiết: 武幷切 vũ tịnh thiết (TVGT, ĐV, QV), 彌成切 di thành thiết (NT, TTTH), 眉兵切,音詺 mi binh thiết, âm danh (CV, TVi) TVi ghi âm minh 音明, 彌幷切 di tịnh thiết (TV, LT), 彌正切 di chánh thiết (TV, LT)

TNAV ghi cùng vận bộ 庚青 canh thanh (dương bình)

CV ghi cùng vần/bình thanh 明 朙 眀 盟 鳴 䳟 名 洺 銘 冥 暝 瞑 覭 螟 蓂 溟 鄍 (minh danh)

CV ghi cùng vần/khứ thanh 命 鳴 詺 名 暝 冥 瞑 䒌 (mệnh minh/mính *danh)

彌延切,音綿 di diên thiết, âm miên (TVi, KH) TVi ghi âm miên 音眠, 莫陽切 mạc dương thiết (TVi) 音厖 âm mang - CTT ghi âm mãng 音莽, 眉病切 mi bịnh/bệnh thiết (TVi), 忙經切 mang kinh thiết (LT), 必仞切,音儐 tất nhận thiết, âm tân/tấn (TVi, KH) - CTT chỉ ghi cách đọc khác là 音儐 âm tấn/tân, 眉平切, 音明 mi bình thiết, âm minh (CTT) ...v.v... Giọng BK bây giờ là míng so với giọng Quảng Đông ming4 meng4 meng2 và các giọng Mân Nam 客家话: [沙头角腔] miang2 [海陆丰腔] miang2 [梅县腔] miang2 [东莞腔] miang2 [客英字典] miang2 [台湾四县腔] miang2 [客语拼音字汇] miang2 [陆丰腔] miang3 [宝安腔] miang2, giọng Mân Nam/Đài Loan beng5, tiếng Nhật mei myou và tiếng Hàn myeng. Dạng *minh của danh còn vết tích trong cách đọc mính 茗 (trà hái muộn) và là cây dành dành (loài trà) hay minh 銘 (ghi nhớ). Cách đọc *tân/tấn của chữ danh còn có thể là *tiên, đây cũng chính là một cách kí âm bằng chữ Nôm của tên: dùng chữ tiên 先 hay tiên hợp với danh 𠸜 cho rõ nghĩa hơn, tiếng Việt không thấy dùng dạng *tến. Hỗ trợ cho tương quan danh-tân/tấn-*tiên-tên là liên hệ giữa âm tiễn 箭 (đọc là 作殿切/TVi tác điện thiết, một biến âm của điện là là đền) - tiếng Việt còn duy trì dạng tên. Cả hai dạng danhtên đều hiện diện vào thời VBL: ‘tên xấu’ và ‘xấu danh ~ xấu tiếng’ (VBL trang 158, 730): "Vấn danh là tiệc hỏi tên" Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa, 44a, "Đặt tên mới gọi ả Điêu Thuyền" Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập 18a.

Chưng xuất hiện bốn lần trong KLC 1632: VBL giải thích là một phụ từ làm cho câu thêm đầy đủ (particula expletiva/L), cũng như giải thích của LM Béhaine/Taberd (particula auxiliaris/L ~ phụ từ). Chưng có một dạng chữ Nôm là trưng 徵 hay 烝 蒸 (một trong nhiều nét nghĩa của chưng là cất, hấp/chưng):"Bằng tôi nào thửa ích chưng dân" Nguyễn Trãi, Ức Trai Thi Tập 15b, "Tôi bỗng một mình lạc đến chưng đây" Thiên Nam Ngữ Lục 63b ... Kí ức tập thể của dân gian qua câu ca dao sau đây cho thấy chưng đã từng được dùng thường:

Tôi đi tìm bạn tôi đây

Bạn thấy tôi khó chưng nay chẳng chào

Một từ khác đáng chú ý là quốc (cuốc/VBL) nghĩa là nước (quốc gia) trong cách dùng "Quốc cha trị đến": cả hai chữ nước và quốc HV 國 đều hiện diện vào thời VBL, nhưng nước dùng nhiều hơn như nước Ngô (PGTN trang 12, 111), nước Đại Minh (PGTN trang 104, 112,126), nước Judaea (PGTN trang 164, 144, 125, 173 ...), nước Israel (PGTN trang 271). Một số từ HV có thể được dùng khá tự do như quốc, tiểu, trở, thậm, vô, cùng ... "giảng tin lành sự quốc trên trời" PGTN trang 182, "quốc trên trời đã đến gần" PGTN trang 177, "mà chẳng có khi nào làm việc tiểu gì lành" PGTN trang 254, "Thiên Trúc quốc" PGTN trang 105, 108, 109, 110 ... Nước India (PGTN trang 105, tức là nước Thiên Trúc 天竺, Ấn Độ - NCT), LM de Rhodes và cộng sự viên có khuynh hướng giữ nguyên dạng tiếng gốc thay vì kí âm gần đúng bằng tiếng Việt (chữ quốc ngữ): LM Maiorica thì dùng nhiều tiếng Việt kí âm hơn. Lại có lúc dùng nước và quốc trong cùng một đoạn văn như "nước Thiên Trúc" PGTN trang 110, so với các bản Nôm của Maiorica "phần ở miệng kẻ còn ở nước Thiên Trúc" CTTr trang 109, 112, 114 … "Quốc (Cuốc) cha trị đến " TCTGKM trang 98, 99 - có khi hai cách dùng quốc và nước đều hiện diện trong cùng một đoạn văn (trang 99). Từ thời vua Trần Nhân Tông (1208-1358), quốc 國 (quốc gia) đã hiện diện so với nước (chất lỏng):" Chơi nước biếc, ẩn non xanh … Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãn cong quê Hà hữu. Kinh xem ba bận, ngồi ngơi mái quốc Tân La10" Cư Trần Lạc Đạo hội thứ nhất và thứ năm. Quân quốc (exercitus/L) là quân lính/quân đội của nước, thường gặp trong các văn bản chữ Nôm/Quốc Ngữ thời LM de Rhodes: "có đại thần cả và nước và quân quốc đều cùng thiên hạ đi cùng" PGTN trang 21, "liền sai những quân quốc giết các trẻ" CTTr trang 149, "vua và quân quốc nước I Chi Tô" KNLMPS trang 15. Lại có lúc dùng làm ẩn dụ:"làm dấu Câu-Rút trên mình cho thiên hạ được biết ta là quân quốc về vua cả trên hết các vua" TCTGKM trang 23. Quân quốc là cách dùng Việt hóa của quốc quân HV 國軍, một cụm từ đã có từ đời Đường và trước đó, như trong Bắc Sử (soạn năm 659) quyển thập cửu, Ngụy hiến văn lục vương truyện, Bành Thành vương hiệp truyện:"tích văn quốc quân hoạch thắng, mỗi phùng vân vũ, kim phá tân dã, Nam Dương, cập tồi thử tặc, quả hàng thì nhuận, thành tai tư ngôn" 北史, 卷十九, 魏獻文六王傳, 彭城王勰傳 :"昔聞國軍獲勝, 每逢雲雨, 今破新野, 南陽, 及摧此賊, 果降時潤,誠哉斯言".

Một điểm nên nhắc ở đây là vào thời VBL/PGTN và TCTGKM chưa thấy dùng tên Kinh Lạy Cha, nhưng có những cách gọi khác như

a. Kinh Chúa (per Orationem Dominicam/L - PGTN trang 306):"mà quỳ gối nguyện một kinh Chúa. Lại nguyện một kinh Ave, xin cùng rất thánh đồng thân Maria" PGTN trang 306. Xem cách dùng Chúa/Chủ Kinh 主經 của bản chữ Hán năm 1713 bên dưới (hình chụp).

b. Kinh ĐCGS (est Orationis Dominica/L - PGTN trang 133):"Vì vậy thì nên trao kinh ĐCGS và kinh đức Chúa Bà Maria, cùng kinh mười hai đầy tớ cả, cho học thuộc lòng" PGTN trang 133

c. Kinh Tại Thiên dùng 7 lần trong TCTGKM:"Khi ấy dạy tôi Kinh Tại Thiên, A-Ve cùng Kinh Tin Đức Yếu Đoan" trang 18.



2.2 KLC từ cuốn "Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông"/TCTGKM

LM Maiorica dành một số trang để giải thích căn kẽ từng câu và chữ quan trọng trong KLC: từ trang 96 đến trang 107 trong TCTGKM. Từ các phần này, KLC thời LM Maiorica có thể được phục hồi như sau (dịch từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ hiện đại/NCT). Các chữ in đậm là trích từ TCTGKM, các chữ khác là thêm vào cho rõ nghĩa dựa vào bản 1632 (NCT).




Cha chúng tôi ở trên trời, chúng tôi nguyện danh Cha cả sáng. Quốc cha trị đến, ý Cha vâng dưới đất bằng chưng trời vậy. Chúng tôi trông Cha rày cho hàng ngày dùng đủ, mà tha nợ chúng tôi bằng chúng tôi cùng tha nợ (kẻ có nợ chúng tôi vậy). Lại chớ để chúng tôi sa chưng cám dỗ, bèn chữa chưng sự dữ. A-men.

Trong văn bản Nôm, LM Maiorica thường viết là Kinh Tại Thiên 經在天, có thể do ảnh hưởng tài liệu của các giáo sĩ dòng Tên tiên phong như LM Matteo Ricci (1552-1610) chẳng hạn. KLC được LM Ricci dịch ra như sau



在天我等父者 Tại thiên ngã đẳng phụ giả

我等願爾名見聖 Ngã đẳng nguyện nhĩ danh kiến thánh...

Thành ra, khi đọc kinh này, ta thường nhớ mấy chữ đầu11 (tại thiên ~ ở trên trời) và kết quả là gọi tên kinh này là Kinh Tại Thiên (nghĩa đen là kinh ở trên trời). Hai câu trên của KLC theo tiếng Trung (Hoa) thời này là



我們的天父 Ngã môn đích thiên phụ

願祢的名受顯揚 Nguyện nể đích danh thụ hiển dương...

2.3 KLC vào khoảng 1700-1750 (có tất cả 79 chữ)


Chúng tôi lậy thiên địa chân chúa ở trên blời là cha chúng tôi. Chúng tôi nguyện danh [cha] cả sáng. Cuốc cha trị đến. Vâng ý Cha [làm] dưới đất bằng trên blời vậy. Chúng tôi xin cha rày [cho] chúng tôi hằng ngày dùng đủ. Mà tha nợ chúng tôi bằng chúng tôi cũ tha kẻ có nợ chúng tôi vậy. Xin chớ để chúng tôi sa chưng cám dỗ. Bèn chữa chúng tôi chưng sự dữ.



Каталог: 2018
2018 -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1256/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1284/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1298/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1357/qd-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2018 -> V/v khắc phục những bất cập trong tổ chức giao thông trên tuyến ql18 và tl. 295B
2018 -> V/v chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải
2018 -> TL. chủ TỊch chánh văn phòNG
2018 -> TL. chủ TỊch kt. Chánh văn phòng phó Chánh văn phòNG
2018 -> V/v tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01
2018 -> Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-cp ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

tải về 6.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương