Kèm theo Tờ trình số /TTr-byt



tải về 1.03 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.03 Mb.
#31316
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
BỘ Y TẾ


ĐỀ ÁN

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH

HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

GIAI ĐOẠN 2013-2020

(Kèm theo Tờ trình số /TTr-BYT


ngày /03/2013 của Bộ Y tế)

HÀ NỘI, 2013

MỤC LỤC

PHẦN I 1

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1

I. TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS, KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ 1

1. Tình hình đáp ứng với dịch HIV/AIDS 1

2. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam 2

3. Kết quả sử dụng kinh phí 5

4. Những khó khăn, thách thức 7

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 9

III. PHẠM VI ĐỀ ÁN 10

PHẦN II 12

ƯỚC TÍNH NHU CẦU VÀ SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC 12

HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2013-2020 12

I. ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2013-2020 12

II. ƯỚC TÍNH SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2013-2020 12

1. Số kinh phí thiếu hụt 12

2. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020 14

3. Tác động của thiếu hụt kinh phí đến công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2013-2020 16

III. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 21

1. Tăng cường tìm kiếm các nguồn kinh phí mới 21

2. Hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia điều trị thông qua một số cơ chế ưu đãi 22

3. Đẩy mạnh sự tham gia của bảo hiểm y tế trong việc chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS 22

IV. DỰ KIẾN SỐ KINH PHÍ CẦN HUY ĐỘNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2020 ĐỂ BÙ ĐẮP KHOẢNG TRỐNG THIẾU HỤT 23

PHẦN III 25

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2020 25

I. BỐI CẢNH CHUNG 25

1. Bối cảnh trong nước 25

2. Bối cảnh quốc tế 26

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, GIAI ĐOẠN 2013-2020 26

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 27

1. Mục tiêu chung 27

2. Mục tiêu cụ thể: 27

IV. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 28

36

PHỤ LỤC I. BẢNG ƯỚC TÍNH KINH PHÍ TRUYỀN THÔNG 37

PHỤ LỤC III. ƯỚC TÍNH KINH PHÍ CAN THIỆP 44

PHỤ LỤC III. ƯỚC TÍNH KINH PHÍ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON 46

PHỤ LỤC IV. ƯỚC TÍNH KINH PHÍ TVXN, GIÁM SAT, THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ 48

PHỤ LỤC V. ƯỚC TÍNH KINH PHÍ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC 50

PHỤ LỤC VI. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÁC 56

Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 56

Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015. 56





PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS, KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ

1. Tình hình đáp ứng với dịch HIV/AIDS


Việt Nam đã đương đầu với dịch HIV/AIDS được hơn 20 năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành, đầu tư ngân sách của Nhà nước; sự tham gia của các ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân cả nước, Việt Nam đã kiềm chế được tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư. Đồng thời Việt Nam đã đạt được “ba giảm”, đó là: Giảm số người mới được phát hiện nhiễm HIV; Giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS; giảm số người tử vong do AIDS.

Tuy nhiên, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn chưa được khống chế, thể hiện ở số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong năm 2012 là 14.127 người (bình quân mỗi tháng phát hiện được gần 1.200 người nhiễm HIV). Đồng thời với sự tiếp tục gia tăng về số lượng, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam cũng tiếp tục lan rộng về địa dư, đến hết tháng 12 năm 2012 đã có hơn 79% số xã, phường; hơn 98% số quận, huyện và 100% tỉnh, thành phố trong cả nước đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS. Mặt khác, sự lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đang có xu hướng gia tăng cảnh báo sự lây lan của dịch trong cộng đồng dân cư, bao gồm cả những nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp, làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, đến nay, dù đã có rất nhiều cố gắng và có sự tài trợ cao của các dự án quốc tế nhưng độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta vẫn còn ở mức độ thấp, tính đến hết năm 2012, mới chỉ đạt trung bình khoảng 50-60% số đối tượng của chương trình bơm kim tiêm; 40-50% số đối tượng của chương trình bao cao su; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mới có 60 cơ sở, với 12.253 người được điều trị (so với mục tiêu 80.000 đến năm 2015); mới có 25% số huyện có cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS bằng ARV khiến độ bao phủ của chương trình chỉ đạt 70% và 20% số huyện có dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Như vậy so với hai mục tiêu quan trọng nhất liên quan đến HIV mà Việt Nam rất khó có thể đạt được đến năm 2015 để hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) là: (i) mục tiêu 6A: giảm 50% số người nhiễm HIV mới so với năm 2001. Mục tiêu này rất khó hoàn thành khi lệ hiện nhiễm trong nhóm tuổi 15 - 49 đến năm 2015 là 0.45%, tăng gấp đôi so với năm 2001 (0.25%); (ii) mục tiêu 6B: phổ cập (80%) điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị cũng rất khó hoàn thành vì tỷ lệ bao phủ của chương trình năm 2012 mới chỉ đạt 70%.

Trước những khó khăn và thách thức trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó nhấn mạnh “HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc”.

Nhằm triển khai thực hiện Chiến lược một cách có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra trong bối cảnh nguồn lực từ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS ngày càng suy giảm việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020” là rất cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ và chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.


2. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam


Giai đoạn 2008-2012 tổng kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS đã được cam kết là 7.170 tỷ đồng tương đương 358 triệu USD, trong đó ngân sách nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS là 853 tỷ đồng (chiếm 12% tổng kinh phí), ngân sách địa phương ước đạt 1.081 tỷ đồng (15%)1, quỹ BHYT chi trả 179 tỷ đồng (3%)2, người dân tự chi trả 1.572 tỷ đồng (22%)3, nguồn viện trợ quốc tế là 3.484 tỷ đồng (49%)4.

2.1. Nguồn ngân sách nhà nước ở trung ương:


Tổng ngân sách nhà nước ở trung ương đầu tư cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008-2012 là 853 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này hiện đang tăng dần từng năm, năm sau cao hơn năm trước từ 18-25%, riêng năm 2013 bị cắt giảm 38 tỷ đồng (15,5%) so với năm 2012

2.2. Nguồn ngân sách nhà nước ở địa phương


Phần ngân sách nhà nước ở địa phương chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS rất hạn chế và không được thống kê, báo cáo đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, báo cáo kết quả nghiên cứu chi tiêu AIDS quốc gia cho thấy, ngân sách địa phương chi cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008-2012 là 1.081 tỷ đồng, bao gồm cả chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS.

2.3. Nguồn viện trợ nước ngoài


Nguồn song phương: Chính phủ một số nước tài trợ thông qua các tổ chức phát triển của mình hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, như Chính phủ Hoa Kỳ (qua PEPFAR), Australia (qua AusAID), Chính phủ Anh, Chính phủ Na Uy (qua Bộ Phát triển quốc tế Anh phối hợp với Bộ Ngoại giao Na Uy), Chính phủ Hà Lan (đóng góp cùng AusAID); Chính phủ Thụy Điển.

Các tổ chức đa phương có tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, bao gồm: 1) Các tổ chức phát triển của Liên hợp Quốc: UNDP, UNFPA, UNAIDS, WHO, UNICEF, UNODC; 2) Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét; 3) Các tổ chức tài chính Quốc tế: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB).

Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài: Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI), Quỹ Bill Clinton, Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế (PSI), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh quốc (SCUK), Pathfinder.l

Giai đoạn 2010-2012, tổng kinh phí huy động từ các dự án quốc tế do Bộ Y tế trực tiếp quản lý là 120,3 triệu USD, trong đó kinh phí hỗ trợ bằng tiền là 100,4 triệu USD (chiếm 83%), kinh phí hỗ trợ bằng hiện vật là thuốc ARV, Methadone, sinh phẩm tương đương 20 triệu USD (chiếm 17% tổng kinh phí viện trợ).

Tỷ lệ đóng góp kinh phí của từng nhà tài trợ theo số liệu thống kê giai đoạn năm 2008-2010 cho thấy, PEPFAR chiếm nhiều nhất là 68% tổng số tiền viện trợ (nêu trên); tiếp theo WB và DFID: 9%; Quỹ Toàn cầu: 7%; ADB: 6%; Chính phủ Đan Mạch, Chính phủ Úc và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan: 4%; các tổ chức UN: 1% và các nhà tài trợ khác là: 5%5. (Số liệu thống kê về tỷ lệ kinh phí của từng nhà tài trợ cho giai đoạn 2011-2012 chưa được tổng hợp đầy đủ).

2.4. Nguồn Bảo hiểm y tế chi trả


Trong bối cảnh các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS chủ yếu vẫn được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước (bao gồm cả viện trợ quốc tế) nên hiện nay chi phí điều trị liên quan đến HIV/AIDS do quỹ BHYT thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT chỉ được thanh toán chi phí một số dịch vụ điều trị nội trú. Việc tổ chức khám chữa bệnh để thanh toán các dịch vụ điều trị ngoại trú cho bệnh nhân AIDS hầu như chưa được thực hiện.

2.5. Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV


Nguồn kinh phí từ người bệnh chủ yếu là để chi trả cho việc đi lại để khám chữa bệnh; mua các loại thuốc bổ sung cần thiết trong quá trình điều trị hoặc chi xét nghiệm HIV, xét nghiệm CD4, đo tải lượng vi rút và xét nghiệm cơ bản cho điều trị ARV tại những cơ sở y tế không có các dự án viện trợ.

2.6. Nguồn khác


Ngày 07 tháng 5 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 60/2007/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS để hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS khám, chữa bệnh.

Hiện tại đã thành lập được Quỹ ở tuyến trung ương (do Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế trực tiếp quản lý) và tại 20 tỉnh/thành phố.

Kinh phí huy động được tại Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS ở tuyến Trung ương mới đạt trung bình 1-1,5 tỷ đồng/năm.

Kinh phí huy động và hoạt động của Quỹ tại tuyến địa phương hầu như chưa đáng kể.


3. Kết quả sử dụng kinh phí


Ngay từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên, Chính phủ đã có những giải pháp khống chế dịch cũng như quan tâm đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS.

Kết quả đầu tư của Chính phủ cũng như của những nguồn viện trợ để triển khai các hoạt động truyền thông, can thiệp dự phòng, điều trị đã có tác động khống chế, không cho dịch HIV/AIDS lây lan nhanh như những năm trước 2007.

Trong giai đoạn 2008-2012, với việc tập trung đầu tư nguồn kinh phí trong nước và quốc tế cho một số chương trình can thiệp, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định. Báo cáo đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 cho thấy, số trường hợp nhiễm mới HIV, số bệnh nhân AIDS và số tử vong do HIV/AIDS đều giảm đáng kể từ năm 2007 trở lại đây. Trong đó:

- Số người mới được phát hiện nhiễm HIV hàng năm giảm mạnh, từ “mức đỉnh” là 30.846 ca vào năm 2007, xuống 16.086 ca vào năm 2009 và còn 14.125 ca vào năm 2011. Trong khi số mẫu xét nghiệm tăng từ 761.143 mẫu vào năm 2007, lên 866.065 năm 2009 và lên tới 1.476.642 năm 2011.

- Số người mới được phát hiện nhiễm HIV hàng năm giảm mạnh, từ “mức đỉnh” là 30.846 ca vào năm 2007, xuống 16.603 ca vào năm 2010 và còn 14.127 ca vào năm 2011.

- Số người nhiễm HIV chuyển qua giai đoạn AIDS giảm từ 13.073 năm 2007 xuống 8.959 người năm 2010 và xuống còn hơn 6.700 vào năm 2011.

- Số người tử vong do AIDS cũng giảm mạnh, từ gần 4.500 người vào năm 2007, xuống còn hơn 3.300 người vào năm 2010 và chỉ còn khoảng hơn 2.000 người vào năm 2011.

Sự suy giảm của số người mới được phát hiện nhiễm HIV, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và số người tử vong do AIDS từ sau năm 2007 (nêu trên) là kết quả của việc thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS (có hiệu lực từ 01/01/2007), trong đó có sự gia tăng mạnh mẽ sự đầu tư kinh phí của Chính phủ và của các nhà tài trợ, đặc biệt là các dự án lớn như PEPFAR, Quỹ Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, DFID...đều khởi động, tập huấn, thí điểm vào những năm 2005, 2006 và chính thức hoạt động từ năm 2006, 2007 (xem bảng dưới đây)



  1. So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm




2007

2008

2009

2010

2011

Số phát hiện HIV

30,846

22,270

18,353

16,603

17,780

Số phát hiện AIDS

13,073

16,935

11,933

8,958

9,138

Tử vong do HIV/AIDS

4,488

7,956

5,134

3,326

3,287

Đầu tư (tỷ đồng)

1.027

1.121

1.212

1.464

1.743



Việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS đồng thời với việc tăng dần mức đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS đã có tác động rõ rệt đến tất cả các lĩnh vực của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là đối với các chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; chương trình chăm sóc điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Việc mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại (CTGTH) đã làm cho tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT) và nữ bán dâm (NBD) giảm rõ rệt qua các năm, thể hiện qua 02 biểu đồ dưới đây:









  1. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT qua các năm



  1. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NBD qua các năm

Trước khi chương trình CTGTH được triển khai trên diện rộng, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT tăng nhanh từ 10,9% năm 1996 lên 29,3% vào năm 2002. Sau khi các hoạt động CTGTH được triển khai trên diện rộng với sự đầu tư của một số dự án quốc tế từ năm 2005, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đã giảm dần: từ 28,6% vào năm 2004 xuống còn 13,4% vào năm 2011. Tương tự đối với nhóm NBD, tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh từ 0,6% (năm 1994), cao nhất là 5,95% (năm 2002) và đang có xu hướng giảm dần xuống còn 2,9% (năm 2011).

Cũng nhờ tăng cường đầu tư, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã được thí điểm thành công và hiện đang được nhân rộng tại các tỉnh, thành phố với các kết quả đáng ghi nhận: tỷ lệ tuân thủ điều trị cao (93%), chỉ có 15,87% số bệnh nhân vẫn còn sử dụng heroin sau 24 tháng điều trị, tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với GBD của những người tham gia điều trị là 96,77% và với bạn tình thường xuyên tăng từ 37% lên 44%. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị Methadone được cải thiện rõ rệt, tỉ lệ có công ăn việc làm cũng gia tăng từ 64% lên 76%; Tỷ lệ bệnh nhân có những hành vi vi phạm pháp luật giảm nhanh chóng từ 90,36% trước điều trị xuống còn 2,27% sau 24 tháng điều trị.

Với việc mở rộng điều trị ARV vào năm 2005, số người nhiễm HIV được cứu sống tăng dần qua các năm. Đến hết tháng 12/2012, nhờ được điều trị bằng ARV, ước tính có 18.294 người nhiễm HIV đã thoát khỏi tử vong bởi HIV/AIDS. Chương trình điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam đã đạt hiệu quả cao hơn so với yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới (80% bệnh nhân còn sống sau 12 tháng điều trị)6.

4. Những khó khăn, thách thức

4.1. Về huy động kinh phí


Trong tổng chi cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008-2012, nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế vẫn chiếm phần lớn (khoảng 49%), trong đó 56% từ viện trợ song phương và 16% từ viện trợ đa phương. Ngân sách chính phủ, bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đóng góp khoảng 27%; khu vực tư nhân (chủ yếu là các hộ gia đình) và thanh toán qua BHYT chiếm khoảng 25%.

Tình hình trên cho thấy, để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Việt Nam đứng trước thách thức lớn về tài chính khi nguồn tài trợ từ nước ngoài cắt giảm.


4.2. Về quản lý kinh phí


Phòng, chống HIV/AIDS là một công tác liên ngành, do đó có rất nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị ở tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể tham gia và được phân bổ/tiếp nhận kinh phí phòng, chống HIV/AIDS từ nhiều nguồn khác nhau. Bộ Y tế được giao là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả quản lý, điều phối các nguồn lực cho lĩnh vực này, nhưng trên thực tế (như đã đề cập ở trên) Bộ Y tế chỉ được quyết định 35% tổng số kinh phí .

Hai chương trình “trụ cột” của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS là Chương trình Dự phòng và Chương trình Điều trị hiện đang lệ thuộc về mặt tài chính chủ yếu vào nguồn viện trợ quốc tế (chiếm 60-80%) 7.



Những bất cập trong công tác quản lý các nguồn kinh phí chi cho phòng, chống HIV/AIDS có thể kể đến bao gồm:

  • Tính chủ động trong điều phối nguồn kinh phí, đặc biệt là kinh phí từ nguồn tài trợ quốc tế còn hạn chế: Bộ Y tế chỉ chủ động quản lý và điều phối được đối với nguồn kinh phí của các dự án viện trợ quốc tế do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, không thể kiểm soát được về mặt tài chính đối với các dự án mà nhà tài trợ làm việc trực tiếp với các Bộ, ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội khác.

  • Sự khác biệt lớn về cơ chế vận hành và quản lý giữa các nguồn kinh phí, dẫn tới khó thống nhất trong cách thức lập kế hoạch, phân bổ, thanh quyết toán kinh phí giữa các dự án hoạt động bằng nguồn vốn trong nước và quốc tế.

  • Quá trình phân bổ kinh phí cho các lĩnh vực hoạt động cũng còn nhiều bất hợp lý và phụ thuộc vào chủ quan của các nhà tài trợ, trong khi trong vài năm trở lại đây các nhà tài trợ có xu hướng giảm dần sự hỗ trợ cho cung cấp các dịch vụ trực tiếp, thay vào đó là ưu tiên hơn cho các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.

  • Định hướng phân bổ ngân sách còn chưa dựa vào các ưu tiên đầu tư, trong đó có đặc điểm tình hình dịch, điều kiện kinh tế xã hội, khả năng tự đảm bảo ngân sách của địa phương, đơn vị thụ hưởng.

  • Cách tổ chức, vận hành các dự án còn thiếu tính thống nhất do có nhiều đầu mối quản lý dự án tại cả trung ương lẫn địa phương dẫn tới kinh phí cho quản lý chương trình còn rất cao, đặc biệt là đối với các dự án quốc tế (chiếm tới 30%).

  • Hệ thống thông tin, báo cáo và cơ sở dữ liệu về các nguồn kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, đặc biệt đối với nguồn viện trợ nước ngoài còn chưa định hình và chưa thực sự phục vụ được cho công tác xây dựng kế hoạch, điều phối và nâng cao hiệu quả của các hoạt động.

  • Năng lực quản lý tài chính và quản lý mua sắm, đấu thầu, đặc biệt là ở địa phương còn hạn chế, trong đó nhiều địa phương chưa tuân thủ đúng quy định về mua sắm đấu thầu. Các vật tư phục vụ cho một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đang được mua với giá rất khác nhau giữa các địa phương .

4.3. Về tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn


  • Các chương trình dự án đang tạo ra các mô hình cung cấp dịch vụ mang tính độc lập, thiếu bền vững do chưa lồng ghép vào các hệ thống, thiết chế hiện có, bao gồm hệ thống y tế là tuyến y tế cơ sở. Nhân sự làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phần lớn là theo cơ chế thuê khoán không phải là biên chế nhà nước kiêm nhiệm, khó có khả năng duy trì nguồn nhân lực này làm việc sau khi các dự án kết thúc. Mặt khác, các dịch vụ do các dự án viện trợ thường được thiết kế ở mức tối đa, có chi phí cao, thiếu tính đồng nhất giữa các chương trình và địa phương điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho địa phương trong việc duy trì mô hình hoặc tiếp nhận chuyển giao mô hình sau khi các nhà tài trợ rút đi.

  • Việc tổ chức các mô hình cung cấp dịch vụ còn thiếu tính kết nối giữa các dịch vụ, chưa phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội làm hạn chế khả năng tiếp cận sớm của người bệnh. Chưa thiết kế được các mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện, dịch vụ vệ tinh, phân phát thuốc ARV, methadone tại các vùng có tình hình dịch cao, trung bình và thấp nhằm tối ưu hóa hiệu quả nguồn lực sẵn có.

  • Công tác lập kế hoạch can thiệp dựa vào bằng chứng còn nhiều hạn chế. Các dự án thường chỉ tập trung tăng cường năng lực nhân sự trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trực tiếp mà chưa đầu tư nhiều cho tăng cường năng lực cán bộ trong lĩnh vực lập kế hoạch và quản lý, giám sát, điều hành.

  • Trước áp lực phải hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra hàng năm, các chương trình, dự án đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ ở mức tối đa tuy nhiên việc cung cấp dịch vụ còn mang nặng tính bao cấp và chưa thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương