Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Phủ Lý



tải về 414.68 Kb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích414.68 Kb.
#22511
  1   2   3   4   5   6   7   8   9

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 610/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 25 tháng 4 năm 2012



QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện

bằng thuốc Methadone tại thành phố Phủ Lý



CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo Công văn số 1088/BYT-AIDS ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2013-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 14/TTr-SYT ngày 16 tháng 4 năm 2012 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Phủ Lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Phủ Lý.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.







KT. CHỦ TỊCH




PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Nga


CHƯƠNG TRÌNH

Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện

bằng thuốc methadone tại thành phố Phủ Lý

(Ban hành kèm theo Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 25/4/2012

của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)




Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH



I. TÌNH HÌNH MA TÚY, DỊCH HIV/AIDS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÁC

1. Tình hình ma tuý và dịch HIV/AIDS tại tỉnh Hà Nam.

Năm 2011, tình hình tệ nạn ma tuý tuy đã kiềm chế cả về quy mô và cường độ hoạt động xong số người nghiện ma tuý vẫn có chiều hướng gia tăng. Hoạt động về tội phạm ma tuý có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp. Tính đến hết năm 2011 toàn tỉnh có 1.359 người nghiện có hồ sơ kiểm soát, tăng 76 người so với năm 2010. Trong đó nam: 1.340 người, nữ 19 người. 100% số người nghiện sử dụng heroine, 95% sử dụng tiêm chích và hút, hít chiếm 5%. Trong 1.359 người nghiện có 146 người đang bị giam giữ trong trại tạm giam và 269 người trong cơ sở cai nghiện của tỉnh; 944 người ở ngoài xã hội, có 157 người thường xuyên vắng mặt tại địa phương đi làm ăn ở nơi khác; 787 người đang sinh sống, làm việc ở 105/116 xã, phường, thị trấn (chiếm 90,52%); 3/556 cơ quan đơn vị (chiếm 0,54%); 3/294 trường học (chiếm 1,02%). Độ tuổi <18 tuổi: 2 (chiếm 0,15%) <30 tuổi: 527 (chiếm 38,78%); <45 tuổi: 735 (chiếm 54,82%); >45 tuổi: 85 (chiếm 6,25%). Qua đánh giá, tỷ lệ tái nghiện của các đối tượng cai nghiện ma túy là rất cao, ước tính cả tỉnh có khoảng 4.267 người nghiện chích.

Dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tập trung và đang tiếp tục gia tăng, phần lớn các ca nhiễm HIV/AIDS liên quan đến nghiện chích ma túy. Tính đến 30/3/2012, tích lũy các trường hợp nhiễm HIV trên toàn tỉnh là 1.298 trường hợp, số còn sống là 855 trường hợp. Trong số đó có 669 trường hợp nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích ma túy (chiếm 51,54%). Đã có 720 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang AIDS (277 bệnh nhân AIDS hiện còn sống) và 443 người nhiễm HIV đã tử vong.

Trong quý I năm 2012, tổng số các trường hợp nhiễm mới là 26 trường hợp, nhóm tuổi từ 20 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 88,47% (23/26); số trường hợp nhiễm HIV ở phụ nữ phát hiện ngày một gia tăng với tổng số 11/26 trường hợp nhiễm HIV là thuộc nhóm nghiện chích ma tuý (chiếm 42,3% tổng số ca nhiễm mới). Thành phố Phủ Lý là đại bàn có số người nhiễm phát hiện cao (chiếm 19,2% trong tổng số ca nhiễm mới).



2. Dự báo dịch HIV tại Hà Nam trong thời gian tới.

- Tổng số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ước tính mỗi năm khoảng 110 trường hợp/năm.

- Luỹ tích số nhiễm HIV tính đến 31/12/2011 là 1.272 người và ước tính con số này tăng lên khoảng 1.382 người đến cuối năm 2012, trong đó số người nhiễm HIV/AIDS còn sống khoảng 882 người.

- Số bệnh nhân nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS mới hàng năm tăng khoảng 80 bệnh nhân và ước tính đến cuối năm 2012 có khoảng 360 bệnh nhân AIDS còn sống.

- Số tử vong do AIDS hàng năm tăng khoảng 50 bệnh nhân năm và ước tính đến cuối năm 2012 luỹ tích khoảng 500 người nhiễm HIV tử vong.

3. Tình hình ma tuý và dịch HIV/AIDS tại thành phố Phủ Lý.

Tính đến ngày 31/12/2011, thành phố Phủ Lý có tổng số 251 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý, số người nghiện ma tuý có ở 12/12 xã, phường. Ước tính có khoảng 926 người nghiện chích ma tuý hiện có trên địa bàn. Qua số liệu trên cho thấy số người nghiện ma tuý tại thành phố Phủ Lý là cao nhất trong 06 huyện, thành phố.

Dịch HIV/AIDS tại thành phố Phủ Lý trong giai đoạn tập trung. Tính đến ngày 30/3/2012, lũy tích số ca nhiễm HIV tại thành phố Phủ Lý là 408 trường hợp, 254 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, 187 trường hợp tử vong do AIDS. Đối tượng chủ yếu là nhóm nghiện chích ma tuý với 234 người chiếm 57,4%. Đây là địa bàn rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ bùng nổ đại dịch HIV/AIDS.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH.

1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

2. Luật Phòng chống ma tuý năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma tuý;

3. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

4. Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

5. Quyết định số 34/2007/QĐ-BYT ngày 26/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV giai đoạn 2007-2010;

6. Quyết định số 5146/QĐ-BYT ngày 27/12/2010 của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án “Sản xuất và sử dụng thuốc Methadone tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015”;

7. Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

8. Quyết định số 5076/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và Hướng dẫn tổ chức thực hiện;

III. THỰC TIỄN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ BẰNG THUỐC METHADONE.

1. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone ở một số nước trên thế giới.

Trên thế giới điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (gọi tắt là điều trị Methadone) không phải là một giải pháp mới trong các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV mà đã được triển khai trên 70 quốc gia trên thế giới như Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông… điều trị cho khoảng 580,000 bệnh nhân tại khu vực Châu Âu và hơn 200.000 bệnh nhân tại khu vực Châu Á. Tại những nước đã triển khai, chương trình điều trị Methadone đã góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm, giảm sự lây truyền HIV trong nhóm NCMT và từ nhóm NCMT ra cộng đồng.

Các nghiên cứu quốc tế đã đưa ra các bằng chứng thống nhất là điều trị thay thế bằng Methadone giúp người nghiện các CDTP giảm tần suất sử dụng các CDTP, ma túy bất hợp pháp, giảm các hành vi tội phạm liên quan đến ma túy, giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng ma tuý quá liều, tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều trị thay thế bằng Methadone đường uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các CDTP do ngừng hoặc giảm tiêm chích và giảm sử dụng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone còn đem lại hiệu quả chi phí lớn liên quan đến luật pháp, hành pháp, y tế, xã hội...

Tại Hoa Kỳ: các chuyên gia của Văn phòng Tổng thống cho biết hiện tại Hoa Kỳ đang điều trị cho 260.000 người trong tổng số gần một triệu người nghiện ma túy tại 1.200 cơ sở điều trị Methadone. Hiệu quả của Chương trình điều trị Methadone tại Hoa Kỳ là rất lớn, chi phí cho 1 bệnh nhân trong 1 ngày là dưới 1 USD. Chương trình còn giúp bệnh nhân tham gia điều trị cải thiện đáng kể về tình hình sức khỏe của bệnh nhân, giảm tội phạm, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV.

Trên toàn lãnh thổ Hồng Kông có 20 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động. Tổng số người đăng ký tham gia chương trình là 8.159 người. Trung bình hàng ngày có khoảng 6.214 trường hợp tham gia điều trị. Chương trình Methadone tại Hồng Kông đã điều trị cho khoảng 60% tổng số người nghiện các CDTP. Theo đó, đã giúp 70% bệnh nhân có việc làm, tỷ lệ tội phạm giảm đáng kể (từ 26% trước điều trị xuống còn 4% sau điều trị), tỷ lệ tiêm chích ma túy cũng giảm từ 40% xuống còn dưới 10%... Tỷ lệ nhiễm HIV tính đến nay chỉ là 0,3% trong nhóm sử dụng Methadone. Chi phí trung bình cho một bệnh nhân tham gia điều trị Methadone là 23 đô la Hồng Kông/ngày (tương đương khoảng 2,5 USD).

Tại Trung Quốc: đầu năm 2004, Trung Quốc đã triển khai thí điểm Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone tại 8 phòng khám ở 5 tỉnh. Tính đến thời điểm năm 2008, trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã thiết lập 500 cơ sở, điều trị cho trên 60.000 bệnh nhân. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Gouhong tại Jiangsu cho thấy tỷ lệ ngừng điều trị sau 1 năm chỉ là 28,8%.



2. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại Việt Nam.

2.1. Thực tế triển khai.

Căn cứ trên những bài học thực tiễn của các nước trên thế giới, được sự chấp thuận của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Quyết định số 5073/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 phê duyệt Đề án “Triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại Tp. Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh”. Đây là hai địa phương có nhiều người NCMT và cũng là nơi mà quần thể người NCMT chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch HIV.

Kết quả đánh giá bước đầu Đề án triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh do Bộ Y tế tiến hành ghi nhận những kết quả hết sức tích cực, đặc biệt là tại 2 thành phố, Đề án đều nhận được sự ủng hộ của nhân dân địa phương đặc biệt nhân dân sống tại quận/huyện triển khai điều trị. Ghi nhận một số kết quả chính của Đề án:

- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng ma túy bất hợp pháp giảm đi đáng kể về cả tần suất và số lượng; trước khi tham gia điều trị 100% bệnh nhân sử dụng các CDTP, nhưng sau tháng đầu tiên điều trị tỷ lệ này đã giảm xuống 57%, sau tháng thứ hai còn 30% và sau 3 tháng điều trị chỉ còn 10%. Ngay cả những bệnh nhân còn sử dụng thì tần suất sử dụng cũng đã giảm rõ rệt (trung bình 60 lần/tháng trước điều trị thì sau 3 tháng điều trị, tần suất sử dụng heroin của bệnh nhân trung bình chỉ còn 1-2 lần/tháng);

- 100% bệnh nhân sử dụng bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích ma túy (trước điều trị tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích là 24% tại Hải Phòng và 44% tại TP. Hồ Chí Minh); tỷ lệ dùng bao cao su khi quan hệ tình dục đã tăng đáng kể (tỷ lệ trước điều trị là 23% và sau điều trị là 42% ở thời điểm đánh giá).

- Tình hình sức khỏe của bệnh nhân tham gia điều trị đã cải thiện đáng kể (74,8% tăng 2-4 kg sau 3 tháng điều trị; thang đo chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy điểm sức khỏe của nhóm bệnh nhân tham gia điều trị đã tăng từ 69 lên 81 điểm), nhiều bệnh nhân còn có chuyển biến về tinh thần và xã hội: tìm kiếm việc làm, chăm lo cho gia đình.

- Về an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư nơi có người NCMT cũng được cải thiện đáng kể (tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40% xuống dưới 3% sau 9 tháng tham gia Chương trình). Theo báo cáo của Công an quận Lê Chân - Tp.Hải Phòng, chỉ sau 6 tháng triển khai Chương trình Methadone, số vụ trộm cắp vặt liên quan đến nhóm NCMT tại khu vực bệnh viện Việt Tiệp giảm 60-70%, số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy tại khu vực chợ Sắt cũng giảm hơn 70%.

- Những mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm mạnh khi bệnh nhân tham gia điều trị Methadone (từ 20% trước điều trị xuống còn 3,5% sau 9 tháng tham gia điều trị).

Tính đến hết tháng 3/2011, trên toàn quốc đã thiết lập được 21 cơ sở điều trị Methadone tại 8 tỉnh/thành phố gồm: Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Điện Biên, điều trị cho 3,017 người nghiện chích ma túy.

Căn cứ kết quả triển khai Đề án giai đoạn thí điểm và được sự chấp thuân của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định số 5146/QĐ-BYT ngày 27/12/2010 phê duyệt Đề án “Sản xuất và sử dụng thuốc Methadone tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015”. Theo Đề án này, đến năm 2015 sẽ điều trị bằng thuốc Methadone cho 80,000 người NCMT trên toàn quốc vào năm 2015 và Hà Nam là một trong 30 tỉnh/thành phố được phép triển khai điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone theo Đề án này.

2.2. Khó khăn trong quá trình triển khai Đề án:

a) Về quan điểm và nhận thức:

- Khái niệm về điều trị thay thế bằng Methadone cũng như hiệu quả của chương trình còn mới mẻ với người dân, quan điểm, nhận thức về chương trình chưa thống nhất. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người NCMT, người nhiễm HIV, người tái hòa nhập cộng đồng từ các cơ sở chữa bệnh và kể cả đối với đồng đẳng viên thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng làm cho hoạt động của chương trình gặp nhiều khó khăn.

- Khi triển khai các hoạt động điều trị thay thế bằng Methadone, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể có liên quan còn hạn chế.

b) Chế độ, chính sách:

- Các quy định về việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong đó có biện pháp điều trị thay thế bằng Methadone chưa được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống ma túy và mại dâm.

- Cán bộ công tác tại các cơ sở điều trị Methadone phải làm việc tất cả các ngày trong tuần, đối tượng phức tạp, môi trường độc hại... nhưng chưa có quy định cụ thể về các chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước. Do vậy, rất khó tuyển cán bộ và nhân viên vào làm việc tại các cơ sở này.

c) Nguồn lực và đầu tư kinh phí:

- Thiếu bác sỹ làm công tác điều trị và thiếu dược sỹ làm công tác quản lý thuốc Methadone tại các cơ sở điều trị Methadone. Trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm và lúng túng trong việc triển khai điều trị Methadone đặc biệt trong giai đoạn dò liều.

- Hiện tại thuốc Methadone sử dụng tại Việt Nam là hoàn toàn nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu mất rất nhiều thời gian do đó không chủ động được trong việc cung cấp thuốc điều trị cho người bệnh.

- Kinh phí dành cho chương trình còn hạn chế. Hiện nay các hoạt động được triển khai tại cộng đồng chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế dù chi phí bình quân một năm cho một cơ sở điều trị cho 250 bệnh nhân chỉ là 1.259.704.000 đồng, trong đó tiền thuốc cho 01 người bệnh là 7.350 đồng/ngày.



Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 414.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương