Kèm theo Tờ trình số /TTr-byt


II. ƯỚC TÍNH SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2013-2020



tải về 1.03 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.03 Mb.
#31316
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

II. ƯỚC TÍNH SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2013-2020

1. Số kinh phí thiếu hụt


Hiện tại tổng kinh phí từ nguồn viện trợ quốc tế đã có cam kết đến năm 2018 là 2.923 tỷ đồng. Khả năng kinh phí trung ương cung cấp (thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) là: 2.956 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước ở địa phương có thể huy động được khoảng: 2.725 tỷ đồng; BHYT chi trả 400 tỷ đồng; doanh nghiệp tự chi trả (cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp): 330 tỷ đồng và người dân tự chi trả: 617 tỷ đồng.

Như vậy, tổng kinh phí có thể huy động từ các nguồn hiện có trong giai đoạn 2013-2020 là 9.952 tỷ đồng, mới chỉ đáp đáp ứng được 37% tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn này (xem phần trên). Thêm vào đó, các nguồn kinh phí này đều không chắc chắn, trong đó nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách nhà nước cũng phải tùy thuộc vào cân đối thu chi của Chính phủ và của chính quyền các địa phương. Ví dụ, kinh phí nhà nước ở trung ương dự kiến chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 chỉ là 207 tỷ đồng giảm 38 tỷ đồng so với năm 2012, thấp hơn nhiều so với lộ trình tăng kinh phí đã được đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2016. Hay các nguồn viện trợ quốc tế cho dù đã cam kết cũng có thể bị cắt giảm tùy thuộc vào khả năng huy động của các nhà tài trợ.



  1. Ước tính thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Nguồn kinh phí

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cả giai đoạn

2013-2020

I

Số kinh phí cần huy động từ các nguồn để đáp ứng tổng nhu cầu

2.335

2.644

2.955

3.189

3.444

3.763

4.101

4.452

26.882

1

NSNN TƯ

450

540

648

778

933

1.120

1.344

1.612

7.425

2

NSNN ĐP

350

420

504

605

726

871

1.045

1.254

5.775

3

Viện trợ quốc tế

1.100

935

795

676

574

488

415

353

5.335

4

Bảo hiểm y tế

110

150

194

248

313

389

479

585

2.468

5

Doanh nghiệp

210

238

266

287

310

339

369

401

2.419

6

Người dân tự chi trả

114

361

548

596

588

556

449

247

3.460

II

Khả năng huy động được (qua các cam kết đã có)

1.658

1.330

1.468

1.030

1.045

1.128

1.094

1.198

9.952

1

NSNN TƯ

245

282

328

344

379

416

458

504

2.956

2

NSNN ĐP

215

237

334

351

369

387

406

427

2.725

3

Viện trợ quốc tế(*)

1.100

700

679

188

128

128

-

-

2.923

4

Bảo hiểm y tế(**)

50

50

50

50

50

50

50

50

400

5

Doanh nghiệp

20

24

29

35

41

50

60

72

330

6

Người dân tự chi trả(***)

28

37

49

62

78

97

120

146

617

III

Thiếu hụt

(III=I-II)

- cần phải huy động được



677

1.313

1.487

2.159

2.399

2.634

3.007

3.253

16.930

1

NSNN TƯ

205

258

320

433

555

703

886

1.109

4.468

2

NSNN ĐP

135

183

170

254

357

484

639

827

3.049

3

Viên trợ quốc tế



235

116

488

446

360

415

353

2.412

4

Bảo hiểm y tế

60

100

144

198

263

339

429

535

2.068

5

Doanh nghiệp

190

214

237

252

268

289

309

329

2.089

6

Người dân tự chi trả

87

324

499

534

510

459

329

101

2.843

Ghi chú: (*): Nguồn viện trợ dựa trên cam kết của nhà tài trợ; (**): Nguồn bảo hiểm y tế trên cơ sở tính toán của Dự thảo đề án Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV giai đoạn 2012-2015; (***): Ước tính khả năng huy động từ hộ gia đình được tính trên cơ sở phân tích của Báo cáo đánh giá chi tiêu AIDS quốc gia 2008-2010.

2. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020


Các khoảng trống thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện khi nhu cầu đầu tư tăng nhanh do yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động/các dịch vụ để ứng phó với tình hình dịch HIV/AIDS ngày càng lan rộng và phức tạp; số bệnh nhân cần được điều trị ngày càng nhiều kết hợp với các nguồn tài chính đang hỗ trợ cho chương trình, đặc biệt nguồn chủ yếu là từ viện trợ quốc tế lại đang suy giảm mạnh.

2.1 Khủng hoảng kinh tế và hệ quả sụt giảm các nguồn viện trợ quốc tế sau khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đã ảnh hưởng nhiều đến huy động và sử dụng nguồn lực

Khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới ảnh hưởng lớn tới việc huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS không chỉ từ các nguồn viện trợ quốc tế mà cả từ các nguồn trong nước. Một số quỹ tài trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS như Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét được hình thành từ sự đóng góp của các nước đang phát triển do vậy khủng hoảng kinh tế thế giới đã kéo theo việc sụt giảm mạnh các khoản đóng góp cho Quỹ này. Đề xuất hỗ trợ kinh phí của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bị trì hoãn hoặc cắt giảm do Quỹ này gặp khó khăn trong huy động nguồn lực.

Cũng do khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại. Nguồn vốn huy động trong năm 2011 chỉ đạt 35% GDP, giảm 5% so với mức độ huy động của các năm trước (40% GDP). Với quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé kèm theo các yêu cầu ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực an sinh xã hội khác nên nguồn lực đầu tư của nhà nước cho y tế nói chung và cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói riêng càng bị ảnh hưởng.

Khủng hoảng kinh tế dẫn tới khó khăn không chỉ của nền kinh tế nói chung, mà còn ảnh hướng đến tận các hộ gia đình trong đó có người nhiễm HIV. Hơn thế, người nhiễm HIV/AIDS phần lớn là những người có hành vi nguy cơ cao, dễ bị tổn thương và đa số thuộc diện hộ nghèo nên khả năng chi trả từ “tiền túi” của họ cho chăm sóc, điều trị ngày càng bị thu hẹp lại.



2.2 Nhu cầu đầu tư chương trình tăng cao do phải mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động để ứng phó với tình hình dịch đang ngày càng lan rộng và có tính chất phức tạp

Tuy đã khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn có xu hướng gia tăng về số lượng và lan rộng về địa dư. Mặt khác, do chăm sóc điều trị tốt, giảm nhanh số lượng tử vong, trong khi số người mới nhiễm HIV chưa giảm nhiều, làm cho tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống cần được điều trị ngày càng tăng và điều trị bằng ARV là loại điều trị suốt đời nên việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS càng phải mở rộng, đến tận các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tất cả những yếu tố đó yêu cầu phải có mức độ đầu tư kinh phí cao hơn các giai đoạn trước. Ngoài ra, việc mở rộng chương trình còn kéo theo sự đầu tư nhiều hơn về nhân lực, về cơ sở hạ tầng, và các yếu tố “đầu vào” khác khiến cho kinh phí đầu tư cho chương trình tăng nhanh.

Tốc độ mở rộng nhanh chóng của chương trình điều trị HIV/AIDS, chương trình Methadone, chương trình phân phát bơm kim tiêm và bao cao su dẫn tới cần phải có một nguồn lực lớn, tập trung trong một giai đoạn nhất định. Trong khi đó, các nhà tài trợ có xu hướng cắt giảm đầu tư cho cung cấp dịch vụ trực tiếp, chuyển sang hỗ trợ kỹ thuật làm thiếu hụt một lượng kinh phí lớn cho thuốc ARV, thuốc methadone, sinh phẩm xét nghiệm cũng các vật tư, trang thiết bị khác cho phòng, chống HIV/AIDS.

Hội nhập quốc tế và khu vực yêu cầu Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế và cam kết giữa các nước trong khu vực về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các cam kết về “tiếp cận phổ cập đối với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS”; “tiếp cận toàn diện trong chăm sóc và điều trị”; “Hướng tới mục tiêu “Ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS”; “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015””; xây dựng các mô hình thí điểm như “Sáng kiến điều trị 2.0” hay “Thành phố 3.0”... Nhu cầu kinh phí để thực hiện các cam kết này cũng rất đáng kể.


3. Tác động của thiếu hụt kinh phí đến công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2013-2020


Nguồn kinh phí đầu tư của thế giới cho phòng, chống HIV/AIDS bắt đầu tăng nhanh kể từ những năm 1990. Nếu như năm 1996 chỉ có 300 triệu đô la Mỹ được chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thì đến năm 2008 thế giới đã chi khoảng 15,6 tỷ đô la Mỹ cho các hoạt động này.

Đầu tư cho HIV/AIDS trên thế giới đã có xu hướng đi ngang bắt đầu từ năm 2009 và đã tạo ra khoảng trống thiếu hụt ngân sách 7,7 tỷ đô la Mỹ trong năm 2009 so với khoảng thiếu hụt 6,5 tỷ đô la Mỹ của năm 2008. Đến năm 2010, các nhà tài trợ đã cắt giảm 10% các khoản đóng góp, việc cắt giảm này phẩn lớn do tác động của khủng hoảng kinh tế. Kinh phí huy động được trong năm 2010 là 6,9 tỷ đô la Mỹ so với 7,6 tỷ đô la Mỹ của năm 20099. Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, dịch HIV/AIDS lan tràn có thể tàn phá nền kinh tế của một quốc gia. Người ta ước tính rằng nếu tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS vẫn duy trì ở 13 nước châu Phi như hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước này không thể nào tăng quá 1%10.

Năm 2006, thế giới đã phát hiện ra 4 triệu ca nhiễm mới HIV, đa phần là dân các nước đang phát triển. Thế giới đã tiến hành rất nhiều phương án can thiệp, tuy nhiên chỉ có rất ít trong số người nhiễm HIV/AIDS (khoảng 20%) được tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, chủ yếu là do không đủ kinh phí. Nếu vẫn giữ mức đầu tư như hiện nay, thế giới sẽ có khoảng 60 triệu người nhiễm HIV/AIDS còn sống vào năm 2015. Tuy nhiên con số này sẽ giảm đi một nửa nếu các nước tăng mức đầu tư cho các can thiệp dự phòng hiệu quả11.

Nhiều quốc gia thuộc Châu Mỹ la tinh đã mở rộng chương trình điều trị HIV/AIDS trong những năm gần đây. Theo số liệu của UNAIDS, 70% người nhiễm HIV có đủ tiêu chuẩn điều trị đã được tham gia điều trị đến cuối năm 2011. Tiếp cận điều trị rộng rãi đã góp phần làm giảm số người tử vong do AIDS ở khu vực này xuống còn 57.000 người/năm so với 63.000 người/năm của một thập kỷ trước đây.

Trong bối cảnh chung như nhiều nước khác nêu trên, khoảng trống thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam sẽ ngày càng rộng ra, đặc biệt là từ sau năm 2015. Tác động của việc thiếu hụt sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động như sau:

3.1 Đối với hoạt động truyền thông:

Lây nhiễm HIV xảy ra chủ yếu là do hành vi không an toàn của con người, như sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục có nguy cơ mà không dùng bao cao su; hay không thực hành dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...trong khi các hành vi này của con người chỉ có thể thay đổi được thông qua các tác động truyền thông và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thay đổi hành vi thích hợp. Như vậy, nếu không có đủ kinh phí cho truyền thông chắc chắn việc lây nhiễm mới HIV sẽ không được kiểm soát. Thế giới hiện vẫn coi truyền thông là biện pháp dự phòng quan trọng nhất, là vắc xin hữu hiệu trong phòng, chống HIV/AIDS. Chi phí cho hoạt động truyền thông cần phải được đạt mức bình quân 01 đô la Mỹ/đầu người để đảm bảo tác động hiệu quả của hoạt động này.

Can thiệp sớm, bao gồm điều trị dự phòng bằng ARV có thể làm giảm 70% khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Các can thiệp sớm đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ mức bình quân là 35% xuống còn dưới 2%12, tương đương với việc gần 2.000 trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV ở Việt Nam sẽ được cứu khỏi nhiễm HIV mỗi năm.

Kỳ thị và phân biệt đối xử không giảm hoặc tăng lên nếu không làm tốt truyền thông thay đổi hành vi và hậu quả là rào cản lớn đối với những người có hành vi nguy cơ hoặc người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và mục tiêu “Không còn kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS” cũng sẽ không thực hiện được.



3.2 Đối với chăm sóc, điều trị HIV/AIDS:

Tại Hội nghị AIDS toàn cầu lần thứ XIX năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo điều trị ARV có thể giúp chặn đứng và chấm dứt dịch HIV. Tháng 7/2011, Chương trình Phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và WHO đã công bố hiệu quả của điều trị sớm nhiễm HIV bằng thuốc ARV làm giảm tới 96% tỷ lệ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Ngoài ra điều trị ARV cũng giúp ngăn ngừa đến 90% các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Do đó nếu thiếu hụt kinh phí cho điều trị, các ca tử vong sẽ tăng từ 1,9 triệu người năm 2005 lên tới 10 triệu người và số ca nhiễm mới sẽ tang thêm 14 triệu trong vòng năm năm sau đó13.

Hiện nay, các nhà tài trợ quốc tế đang đóng góp 90% nguồn thuốc ARV tại Việt Nam. Tuy nhiên nguồn thuốc này sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2015 trong khi đó với 120.000 bệnh nhân có nhu cầu điều trị, khoảng thiếu hụt ngân sách sẽ lên tới hơn 27 triệu đô la Mỹ tương ứng với 550 tỷ đồng Việt Nam riêng trong năm 2015. Trong trường hợp không có đủ nguồn thuốc ARV, 120.000 bệnh nhân sẽ bị gián đoạn điều trị14. Điều trị ARV là điều trị liên tục và suốt đời do đó việc đảm bảo bệnh nhân được điều trị liên tục, tránh gián đoạn điều trị là vô cùng quan trọng. Thiếu thuốc ARV và gián đoạn điều trị sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và bệnh nhân sẽ phải chuyển sang các phác đồ điều trị đắt tiền hơn. Một nghiên cứu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 cho thấy chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân AIDS với phác đồ bậc 1 là khoảng 4-5 triệu đồng/năm. Tuy nhiên chi phí này sẽ tăng lên khoảng 6 lần nếu bệnh nhân phải chuyển sang điều trị bằng phác đồ bậc 2. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy nếu bệnh nhân được điều trị sớm, chi phí cho điều trị nhiễm trùng cơ hội sẽ giảm đến 50%15. Như vậy nếu không đảm bảo được nguồn thuốc ARV cho 120.000 bệnh nhân vào năm 2015, chi phí mà chương trình sẽ phải tiêu tốn trong những năm tiếp theo sẽ là 3.300 tỷ đồng thay vì mức 550 tỷ đồng của năm 2015.

Bằng chứng thực tế và các nghiên cứu gần đây đã cho thấy điều trị bằng thuốc kháng HIV không chỉ giảm tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV mà còn dự phòng các trường hợp nhiễm mới HIV. Việc dự phòng sớm bằng thuốc kháng HIV đã làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm xuống còn dưới 2% ở nhiều quốc gia. Chính vì hiệu quả này mà vào tháng 7/2012, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các quốc gia nên điều trị ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng phác đồ kết hợp 3 loại thuốc ARV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhằm loại trừ hoàn toàn trẻ nhiễm HIV từ mẹ. Cũng trong năm 2012, kết quả từ một nghiên cứu đa quốc gia (HPT052), đã cho thấy việc điều trị bằng thuốc kháng HIV có thể dự phòng được 96% nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục ở các cặp bạn tình dị nhiễm HIV. Từ kết quả nghiên cứu này, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo điều trị bằng thuốc kháng HIV như là một biện pháp hữu hiệu trong việc dự phòng các trường hợp nhiễm HIV mới qua quan hệ tình dục.

Một nghiên cứu được tiến hành ở Nam Phi cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa việc tăng độ bao phủ của điều trị bằng thuốc kháng HIV thì sẽ giảm các trường hợp nhiễm HIV mới. Cứ tăng thêm 10% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV thì sẽ giảm được 17% ca nhiễm HIV mới.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng việc điều trị bằng thuốc ARV đã làm giảm 65% tỷ lệ mắc bệnh lao. Kết quả này cho thấy rằng điều trị sớm bằng thuốc kháng HIV là một biện pháp hữu hiệu trong việc dự phòng bệnh lao, đặc biệt ở những nơi mà có tỷ lệ lao lưu hành cao.

Lợi ích về chi phí điều trị của thuốc kháng HIV cũng đã được chứng minh. Khi tính về chi phí hiệu quả của thuốc ARV tại các nước có nguồn lực hạn chế đã cho thấy nếu điều trị bằng thuốc kháng HIV cho 10.000 người thì sẽ cứu được 6.500 trường hợp tử vong vì HIV. Ước tính về chi phí và chi phí hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng HIV tại Nam Phi giai đoạn 2011 – 2050 cho thấy nếu mở rộng việc tiếp cận điều trị với CD4 dưới 350 tế bào/mm3 thì sẽ giảm được 265.000 người nhiễm HIV mới trong 5 năm và 1,4 triệu người trong vòng 40 năm.

Tại Việt Nam với việc mở rộng điều trị bằng thuốc ARV từ năm 2005, số các trường hợp tử vong bởi HIV đã giảm rõ rệt. Số người tử vong đã giảm từ 7.956 trường hợp vào năm 2008 xuống còn 2.149 trường hợp vào năm 2012. Số các trường hợp nhiễm HIV mới ước tính vào cuối năm 2011 đã giảm 30% so với vào năm 2001.



3.3 Đối với hoạt động can thiệp

Sự thiếu hụt kinh phí sẽ làm giảm độ bao phủ của các chương trình cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm (chương trình BKT), cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su (Chương trình BCS), điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Chương trình điều trị thay thế). Từ đó sẽ giảm số lượng người có hành vi nguy cơ cao tiếp cận được với các chương trình này. Do vậy, thành quả kiểm soát được tình hình dịch HIV đã đạt được trong giai đoạn trước (đã trình bày ở trên) có khả năng không giữ được và dịch có khả năng bùng phát trở lại. Báo cáo về các giải pháp tài chính bền vững cho Việt Nam năm 2011 cho thấy, thế giới đã thống kê được nếu đầu tư 01 đô la Mỹ cho công tác dự phòng sẽ tiết kiệm được 08 đô la Mỹ cho điều trị. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, nếu chi 01 Đô la Mỹ cho chương trình Methadone sẽ tiết kiệm được 07 Đô la Mỹ để chi cho các vấn đề khác phát sinh như vấn đề pháp luật, y tế.

Riêng Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone được triển khai từ năm 2008 đã làm giảm tỷ lệ sử dụng ma túy, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, giảm tình hình phạm tội liên quan đến ma túy và đã tiết kiệm cho mỗi bệnh nhân trung bình là 80 triệu đồng/năm (vốn được dùng để mua ma túy). Nếu đến năm 2015, có đủ kinh phí để điều trị cho 80.000 người sử dụng ma túy thì tổng kinh phí sẽ tiết kiệm được cho các bệnh nhân và gia đình họ lên tới khoảng 6.400 tỷ đồng/năm. Mặt khác, nếu không có kinh phí duy trì và mở rộng chương trình, bệnh nhân sẽ phải dừng điều trị, gây ra những hậu quả không lường về mặt an ninh, xã hội và các thiệt hại về kinh tế do số bệnh nhân đang điều trị quay trở lại sử dụng ma túy16.

3.4 Đối với hoạt động theo dõi, giám sát chương trình:

Giám sát dịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch, quản lý và triển khai thực hiện chương trình. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, kinh phí chi cho hoạt động này phải chiếm từ khoảng 5-10% tổng chi phí cho các hoạt động phòng., chống HIV/AIDS.

Về độ bao phủ hoạt động giám sát, ngoại trừ giám sát phát hiện (63/63 tỉnh), giám sát trọng điểm (40/63 tỉnh) đang được triển khai định kỳ và trên phạm vi toàn quốc, các hoạt động giám sát/điều tra hành vi đang được triển khai rất hạn chế (điều tra hành vi trong nhóm nghiện chích ma túy mới được tiến hành ở 24/63 tỉnh, điều tra hành vi trong nhóm nữ bán dâm ở 15/63 tỉnh, nam quan hệ tình dục đồng giới nam 3/63 tỉnh, bạn tình của nhóm nguy cơ cao 3/63 tỉnh, người mua dâm 7/63 tỉnh). Các hoạt động giám sát/điều tra hành vi mới chỉ tập trung trong nhóm nguy cơ cao và tại các tỉnh, thành có triển khai dự án quốc tế. Hiện tại, ngân sách trong nước chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu để đảm bảo triển khai giám sát phát hiện HIV và giám sát trọng điểm HIV/STI. Ngân sách cho các giám sát/điều tra hành vi như đã nêu trên đều do các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Do đó, khi các nguồn kinh phí hỗ trợ giảm đi, kinh phí để tiếp tục duy trì, nhân rộng hoạt động giám sát là rất khó khăn.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương